Cà Kê Dê Ngỗng
Bạc Hy Lai: Quyền lực, chính trị và sự sụp đổ
Ông Bạc Hy Lai với vẻ mệt mỏi, lo lắng, mất tập trung trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc hồi tháng 3 (Ảnh: AP) |
Tờ Financial Times gần đây đã có bài phân tích, xâu chuỗi các sự việc về vụ bê bối liên quan đến ông Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Bài báo cho hay, ngày 15/11/2011, người ta tìm thấy thi thể doanh nhân người Anh Neil Heywood tại một phòng trong khách sạn ba sao Lucky Holiday tại một khu nghỉ dưỡng ở Trùng Khánh. Đây là khách sạn mà bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, thường xuyên đến nghỉ.
Neil Heywood sinh ra tại Anh trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, ông đã được theo học tại trường Harrow, nơi mà cố thủ tướng Anh Winston Churchill từng học tập. Sau này, khi đã tham gia vào nhiều công việc với một gia đình chính trị thế lực bậc nhất Trung Quốc, ông thừa biết rằng họ sẽ làm gì đối với những người muốn qua mặt họ. Nhưng ông cho rằng, đối với một người nước ngoài như ông thì việc đó không dễ dàng như vậy.
Heywood không thể tưởng tượng được người hạ sát mình lại châm ngòi cho một vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong hai thập kỉ qua, làm rung chuyển Đảng cộng sản Trung Quốc. Hơn hai mươi năm sống tại Trung Quốc, Neil Heywood chỉ được biết đến như một nhà tư vấn kinh doanh. Và cái chết của ông đã bị cảnh sát Trùng Khánh ém nhẹ đi chỉ với nguyên nhân “do uống rượu quá mức” và thi thể nhanh chóng được hỏa táng.
Người vợ Trung Quốc của Heywood đã buộc phải đồng ý nhanh chóng hỏa táng thi thể chồng mình. Còn các nhân viên tại khách sạn Lucky Holiday cũng nhanh chóng được thay thế, các nhân viên mới được dặn dò không bàn luận đến cái chết của Heywood.
Tại Anh, những người tham gia an táng Heywood tỏ ra nghi ngờ tính chân thực về nguyên nhân cái chết của Heywood, những người thân của Heywood được thông báo rằng, ông chết do bệnh tim, mà cha ông cũng đã qua đời ở tuổi 63 do căn bệnh này. Một người tham dự đám tang cho hay, “người mà cậu ấy (Heywood) liên lạc ở Trung Quốc không đơn giản như vậy”.
“Quý tộc đỏ”
Nếu có một gia đình cách mạng nào ở Trung Quốc được coi là quý tộc thì đó là gia đình của Bạc Hy Lai. Cha ông, Bạc Nhất Ba, một trong những người có ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc trong những năm 1980-1990 của thế kỉ trước.
Ông Bạc Hy Lai sinh năm 1949, được học trường Trung học số 4, một trường danh giá tại Bắc Kinh. So với các anh chị em trong nhà, ông Bạc được coi là người “hiền lành hơn, lịch sự hơn cả”.
Nhưng khi “bè lũ bốn tên” dưới thời Mao Trạch Đông đưa ra “Cách mạng văn hóa”, thì Bạc Hy Lai và các anh em của ông đều tham gia vào một nhóm cực đoan , họ tin vào lý thuyết “huyết thống”, cho rằng họ sinh ra là để cai trị Trung Quốc, là con cháu của các “quý tộc đỏ”. Theo một người từng biết Bạc Hy Lai tại thời điểm đó và cả thời gian học đại học, thì ông Bạc là người “đấu tranh công khai chống lại cha mình”, đến cả “họ hàng thân thích cũng không nhận”.
Ông Bạc Nhất Ba bị giam giữ và bị tra tấn, còn mẹ ông Bạc Hy Lai, nghe đồn là đã tự tử. Sau đó, làn sóng hỗn loạn đã quay lưng lại với con cái của những cán bộ cách mạng, Bạc Hy Lai bị tống giam năm 17 tuổi. Ông bị nhốt ở trại 789, một trại cải tạo dành cho con em các cán bộ lãnh đạo. Năm 1972, ông được phóng thích và đến làm việc tại một nhà máy.
Những người biết ông Bạc thì nói rằng, với ông Bạc, những ngày tháng đó quả là cay đắng, nhưng niềm tin vào một tương lai ở vị trí lãnh đạo ở ông thì không bao giờ bị lung lay.
Ông đã kết hôn vào giữa những năm 1970, và năm 1977, ông Bạc học tại Đại học Bắc Kinh chuyên ngành lịch sử. Người ta vẫn đồn rằng, chính trong thời gian đi học này, ông đã có cuộc tình ngoài hôn nhân rất lãng mạn với bà Cốc Khai Lai, người trở thành vợ ông sau này.
Bà Cốc Khai Lai cũng được sinh ra trong một gia đình danh giá, cha của bà, ông Cốc Cảnh Sinh là một trong những vị tướng có ảnh hưởng lớn đến giới quân sự Trung Quốc.
Xây dựng hình ảnh một chính trị gia kiểu mẫu
Sau khi tốt nghiệp, ông Bạc đã đến công tác tại tỉnh Liêu Ninh, một tỉnh xa xôi vùng Đông Bắc Trung Quốc, với một chức vụ rất bình thường. Ông ra rời bỏ người vợ đầu tiên để cưới bà Cốc Khai Lai, và họ có một người con trai vào năm 1987. Năm 1993, ông Bạc được giữ chức thị trưởng thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. Thời gian này, ông Bạc bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình trên chính trường. Luôn phong độ, nhưng cũng rất dễ gần, là người của quần chúng, ông đã có được danh tiếng cho mình và nhận được sự ủng hộ của người dân Đại Liên. Người dân Đại Liên cho biết, họ “không hiểu cụ thể về những gì đã xảy đến với ông Bạc”, nhưng với họ, ông Bạc là người “đã làm được rất nhiều cho thành phố này”.
Với người dân, ông Bạc là một nhà lãnh đạo tích cực, nhưng với cấp dưới và nhiều nhà chính trị khác, ông lại bị thù ghét. Một nguời từng làm việc cho ông Bạc tại Đại Liên cho biết, trước mặt quan khách, trước ống kính, ông luôn mỉm cười, nhưng với các nhân viên thì ông lại một “bạo chúa”.
Chính tại Đại Liên, vào giữa những năm 1990, Neil Heywood đã gặp ông Bạc Hy Lai, một ngôi sao chính trị đang lên, và người vợ quyến rũ của ông Bạc, bà Cốc Khai Lai. Với vai trò là một nhà tư vấn kinh doanh, Heywood gửi thư giới thiệu đến các quan chức chính phủ, nỗ lực kết nối với tầng lớp thượng lưu Trung Quốc.
Sau này Heywood đã trở thành người bạn của gia đình ông Bạc, là chuyên gia nước ngoài cố vấn cho bà Cốc trong những dự án kinh doanh ở nước ngoài.
Sau này, với sự giúp đỡ của cha mình, ông Bạc đã được thăng chức làm chủ tịch tỉnh Liêu Ninh vào năm 2001, và năm 2004, ông được làm Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc. Với mức lương 120 nghìn Nhân dân tệ một năm, nhưng ông Bạc sống trong một biệt thự xa hoa tại Bắc Kinh, ngoài chiếc xe do nhà nước cấp, ông Bạc còn đi chiếc Jaguar đời mới nhất, con trai ông, Bạc Qua Qua được học trong một ngôi trường danh giá tại Anh với mức học phí 30.000 Bảng một năm.
Kể từ khi ông Bạc bị tước bỏ mọi chức vụ hồi tháng 4/2012, các tài liệu cho thấy, ông và những người thân trong gia đình có liên quan đến khối tài sản khổng lồ lên đến 120 triệu USD. Nhưng những người gần gũi với gia đình ông thì cho rằng, con số thực tế còn lớn hơn nhiều. Nhưng không có bằng chứng nào chứng minh những sai sót liên quan đến anh chị em ruột của ông Bạc.
Chiến dịch “Đả Hắc” và phong trào “Hát Nhạc Đỏ”
Cuối năm 2007, ông Bạc được điều chuyển Bộ thương mại đến giữ chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố trực thuộc trung ương nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc. Khi đó, Trùng Khánh đang nổi cộm với vấn đề ô nhiễm, tình trạng thất nghiệp, tội phạm có tổ chức ngang ngược, vấn nạn tham nhũng và bong bóng bất động sản mới.
Ông Bạc đã nhanh chóng áp dụng chiến dịch “Đả Hắc” để dẹp bỏ tội phạm có tổ chức, trồng nhiều cây xanh, xây mới nhiều công trình kiến trúc, tạo nhiều đường cao tốc, nhiều đường hầm và sân bay giống như ông đã từng áp dụng tại Đại Liên.
Trong chiến dịch “Đả Hắc”, phải kể đến Vương Lập Quân, nguyên giám đốc công an Trùng Khánh. Vương Lập Quân từng có được những thành tích nổi bật khi còn làm công an tại Liêu Ninh, được Bạc Hy Lai kéo về Trùng Khánh năm 2008. Sau đó, Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã đưa ra chiến dịch “Đả Hắc”, dẹp bỏ nhiều băng đảng xã hội đen, xét xử hàng chục kẻ cầm đầu băng đảng và hàng trăm tên tội phạm, tịch thu khối tài sản lên đến hàng tỉ Nhân dân tệ. Hành động này đã nhận được sự hoan nghênh của người dân Trùng Khánh và Vương Lập Quân được mệnh danh “Anh hùng đả hắc”. Nhưng sau này, chính Vương Lập Quân là người đã đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô để trốn tránh Bạc Hy Lai hồi tháng 2/2012, hé mở những thông tin gây nên vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong 20 năm qua.
Một lá chắn khác được ông Bạc sử dụng nhằm tạo dựng hồ sơ tốt đẹp để tranh cử vào chức vụ lãnh đạo đất nước là gây dựng phong trào “Hát Nhạc Đỏ”, làm sống lại đạo đức cộng sản truyền thống. Cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp được khuyến khích chi một khoản tiền lớn để tổ chức phòng trào hát nhạc đỏ như thời kì Cách mạng văn hóa. Đài truyền hình phát chương trình nhạc đỏ vào nhiều thời điểm trong tuần, các khu vực sinh hoạt công cộng, các công viên, quảng trường, đâu đâu người ta cũng thấy có người hát nhạc đỏ. Mãi sau này, khi ông Bạc sụp đổ, đài truyền hình Trùng Khánh mới rút thời lượng phát chương trình hát nhạc đỏ xuống còn 30 phút một tuần.
Sai lầm
Trong cuộc trò chuyện với một người bạn vào ngày 13/11/2011, chỉ hai ngày trước khi chết tại Trùng Khánh, Neil Heywood cho biết khá lo lắng vì gia đình ông Bạc gọi ông đến Trùng Khánh để gặp bà Cốc, nhưng ông Heywood không hề đề cấp gì đến việc lo lắng cho tính mạng của mình.
Cảnh sát cho rằng, bà Cốc có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, vì ông này yêu cầu một khoản hoa hồng lớn để chuyển tiền ra nước ngoài trái phép, đe dọa để lộ các thông tin bí mật nếu bà Cốc từ chối.
Theo những người quen thì bà Cốc Khai Lai đã trở nên hoang tưởng và trầm cảm khi biết rằng mình là trung tâm của những vụ điều tra do những người không ủng hộ ông Bạc thực hiện.
Các cơ quan hữu quan cũng đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến những sai phạm của Vương Lập Quân khi còn đang công tác tại tỉnh Liêu Ninh.
Những người thân của Neil Heywood cho rằng, Heywood chắc chắn không hề biết việc bà Cốc Khai Lai và Vương Lập Quân đang bị điều tra, và ông không thể ngờ sự đe dọa của ông đã khiến bà Cốc có hành động quyết liệt hơn-sát hại Heywood. Thi thể của Heywood được tìm thấy tại một phòng khách sạn và bị nghi là bị đầu độc.
Một nguồn tin cho hay, Vương Lập Quân đã biết có một nhân viên cảnh sát không muốn kí vào biên bản hỏa táng thi thể Neil Heywood vò không có biên bản khám nghiệm tử thi. Và Vương Lập Quân đã lấy mẫu tóc, da và máu của Neil Heywood trước khi thi thể doanh nhân này được hỏa táng. Có nguồn tin cho rằng, ở thời điểm này, Vương Lập Quân đã biết bà Cốc có liên quan đến cái chết của Heywood, nhưng với cai trò là giám đốc công an thành phố, ông đã đồng ý giúp bà Cốc che giấu sự thật.
Nhưng hồi tháng 1/2012, Vương Lập Quân bày tỏ với ông Bạc những nghi ngờ về việc bà Cốc Khai Lai chủ mưu sát hại Neil Heywood, và ông Bạc đã thẳng tay tát Vương Lập Quân.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, tại sao Vương Lập Quân lại đến chỗ Bạc Hy Lai với những bằng chứng về vụ giết người. Có thể là Vương Lập Quân muốn trao đổi với ông Bạc để ông Bạc đảm bảo an toàn của mình khi bị điều tra về những vụ việc tại Liêu Ninh trước kia.
Nếu ông Bạc đồng ý với Vương Lập Quân giải quyết giúp Vương về những vụ việc sai trái tại Liêu Ninh, để cho quá khứ khép lại thì tình tiết về cái chết của Neil Heywood không được hé mở, và ông Bạc có thể tham gia tranh cử vào mùa thu tới. Nhiều người cho rằng, “nếu ông Bạc bình tĩnh hơn, ông có thể sẽ xử lý những vướng mắc của Vương Lập Quân. Nhưng với ông Bạc, Vương chỉ là một công cụ, một quân xanh quân đỏ nên muốn dẹp bỏ Vương, đó chính là sai lầm lớn nhất của ông Bạc”. Ông đã quá kiêu ngạo.
Không lâu sau, ngày 2/2/2012, Vương Lập Quân bị thôi giữ chức giám đốc công an thành phố, được điều động giưc chức Phó chủ tịch thành phố Trùng Khánh, phụ trách văn hóa, thể thao, giáo dục. Và ngày 6/2, Vương Lập Quân đã tự mình lái xe vượt hơn 300 cây số, đem những chứng cứ về vụ án Heywood đưa cho lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
“Ngai vàng sụp đổ”
Thay vì đến Bắc Kinh để giải thích lý do tại sao lại điều đội cảnh vệ của mình đuổi theo Vương Lập Quân đến Thành Đô, thì Bạc Hy Lai lại bay đến thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam để nhờ sự can thiệp từ lực lượng quân đội tại đây. Chuyến đi này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Bạc với lực lượng quân đội, cung như quan hệ giữ ông với những nhà lãnh đạo khác, và chính vì thế ông Bạc không lo lắng gì về Vương Lập Quân. Hồi đầu tháng 3/2012, tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội), trước mặt các đại biểu khác và nhà báo, người ta thấy ông Bạc vẫn trong dáng phong độ, nhưng trong các cuộc họp nội bộ chính phủ, ông lại mệt mỏi. Ông cố tìm cách đổ lỗi cho Vương Lập Quân, cho rằng việc Vương đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là do “lực lượng phản động nước ngoài xúi giục”. Sau đó, ông Bạc còn tổ chức cuộc họp báo kéo dài hơn 2 tiếng để trả lời về vấn đề này.
Trong cuộc họp, ông đã bác bỏ nghi ngờ về việc ông đang bị điều tra hoặc gặp bất kì rắc rối chính trị nào. Bốn ngày sau, trong phiên bế mạc Đại hội, ông Bạc xuất hiện trong dáng vẻ mệt mỏi và mất tập trung. Ngay sau khi buổi họp kết thúc, ông Bạc đi nhanh ra ngoài, ở đó, lực lượng an ninh đã chờ sẵn. Cùng lúc đó, vợ ông, bà Cốc Khai Lai, và những kẻ thân tin khác cung bị bắt giữ, và hiện đang được giam giữ tại những địa điểm bí mật trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Chờ ngày khai đình
Trung Quốc đang chuẩn bị mọi mặt cho việc xét xử ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai và ông Vương Lập Quân. Thường thì các cuộc xét xử trước đây được tổ chức một cách không công khai, và chỉ công khai kết quả xét xử.
Patrick Henri Devillers cũng là một cố vấn người nước ngoài của gia đình ông Bạc. Ông từng giúp đỡ để bà Cốc Khai Lai một nơi cư trú tại thành phố Bournemouth ở Anh từ năm 2000 đến năm 2003. Kiến trúc sư người Pháp này đã bị bắt tại Campuchia hồi tháng 6 theo yêu cầu từ phía Trung Quốc, và tuần trước ông Patrick Henri Devillers đã bay tới Bắc Kinh để làm chứng trong vụ xét xử ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai với sự đảm bảo từ phía Trung Quốc rằng ông sẽ được miễn truy tố.
Nhưng, ông Bạc lại là người được nhiều người dân biết đến, nếu quá trình xét xử không được công khai thì nhiều người sẽ cho rằng, việc lật đổ ông Bạc là một âm mưu chính trị. Còn nếu các chứng cứ về tội danh giết người, tham nhũng, nhận hối lộ của ông Bạc và người thân quá đầy đủ, chi tiết, thì người ta lại đặt câu hỏi là tại sao một người như ông Bạc lại có thể nhanh chóng thăng tiến trên con đường chính trị. Và như vậy, việc chất vấn và giám sát của người dân lại quay sang các nhà lãnh đạo khác.
Một quan chức cấp cao tại Trùng Khánh, người từng công tác với ông Bạc cho biết: “Ông Bạc và những tham vọng của ông bị xem là lực lượng nguy hiểm nhất trong nền chính trị Trung Quốc, và mọi người thường ví ông với Hít-le”. Cũng theo quan chức này thì điều trớ trêu là, nếu ông Bạc tham gia tranh cử vào mùa thu tới, “người dân Trung Quốc rất có thể sẽ bầu ông làm chủ tịch nước”.
Hòa Phong
Tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bạc Hy Lai: Quyền lực, chính trị và sự sụp đổ
Ông Bạc Hy Lai với vẻ mệt mỏi, lo lắng, mất tập trung trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc hồi tháng 3 (Ảnh: AP) |
Tờ Financial Times gần đây đã có bài phân tích, xâu chuỗi các sự việc về vụ bê bối liên quan đến ông Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Bài báo cho hay, ngày 15/11/2011, người ta tìm thấy thi thể doanh nhân người Anh Neil Heywood tại một phòng trong khách sạn ba sao Lucky Holiday tại một khu nghỉ dưỡng ở Trùng Khánh. Đây là khách sạn mà bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, thường xuyên đến nghỉ.
Neil Heywood sinh ra tại Anh trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, ông đã được theo học tại trường Harrow, nơi mà cố thủ tướng Anh Winston Churchill từng học tập. Sau này, khi đã tham gia vào nhiều công việc với một gia đình chính trị thế lực bậc nhất Trung Quốc, ông thừa biết rằng họ sẽ làm gì đối với những người muốn qua mặt họ. Nhưng ông cho rằng, đối với một người nước ngoài như ông thì việc đó không dễ dàng như vậy.
Heywood không thể tưởng tượng được người hạ sát mình lại châm ngòi cho một vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong hai thập kỉ qua, làm rung chuyển Đảng cộng sản Trung Quốc. Hơn hai mươi năm sống tại Trung Quốc, Neil Heywood chỉ được biết đến như một nhà tư vấn kinh doanh. Và cái chết của ông đã bị cảnh sát Trùng Khánh ém nhẹ đi chỉ với nguyên nhân “do uống rượu quá mức” và thi thể nhanh chóng được hỏa táng.
Người vợ Trung Quốc của Heywood đã buộc phải đồng ý nhanh chóng hỏa táng thi thể chồng mình. Còn các nhân viên tại khách sạn Lucky Holiday cũng nhanh chóng được thay thế, các nhân viên mới được dặn dò không bàn luận đến cái chết của Heywood.
Tại Anh, những người tham gia an táng Heywood tỏ ra nghi ngờ tính chân thực về nguyên nhân cái chết của Heywood, những người thân của Heywood được thông báo rằng, ông chết do bệnh tim, mà cha ông cũng đã qua đời ở tuổi 63 do căn bệnh này. Một người tham dự đám tang cho hay, “người mà cậu ấy (Heywood) liên lạc ở Trung Quốc không đơn giản như vậy”.
“Quý tộc đỏ”
Nếu có một gia đình cách mạng nào ở Trung Quốc được coi là quý tộc thì đó là gia đình của Bạc Hy Lai. Cha ông, Bạc Nhất Ba, một trong những người có ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc trong những năm 1980-1990 của thế kỉ trước.
Ông Bạc Hy Lai sinh năm 1949, được học trường Trung học số 4, một trường danh giá tại Bắc Kinh. So với các anh chị em trong nhà, ông Bạc được coi là người “hiền lành hơn, lịch sự hơn cả”.
Nhưng khi “bè lũ bốn tên” dưới thời Mao Trạch Đông đưa ra “Cách mạng văn hóa”, thì Bạc Hy Lai và các anh em của ông đều tham gia vào một nhóm cực đoan , họ tin vào lý thuyết “huyết thống”, cho rằng họ sinh ra là để cai trị Trung Quốc, là con cháu của các “quý tộc đỏ”. Theo một người từng biết Bạc Hy Lai tại thời điểm đó và cả thời gian học đại học, thì ông Bạc là người “đấu tranh công khai chống lại cha mình”, đến cả “họ hàng thân thích cũng không nhận”.
Ông Bạc Nhất Ba bị giam giữ và bị tra tấn, còn mẹ ông Bạc Hy Lai, nghe đồn là đã tự tử. Sau đó, làn sóng hỗn loạn đã quay lưng lại với con cái của những cán bộ cách mạng, Bạc Hy Lai bị tống giam năm 17 tuổi. Ông bị nhốt ở trại 789, một trại cải tạo dành cho con em các cán bộ lãnh đạo. Năm 1972, ông được phóng thích và đến làm việc tại một nhà máy.
Những người biết ông Bạc thì nói rằng, với ông Bạc, những ngày tháng đó quả là cay đắng, nhưng niềm tin vào một tương lai ở vị trí lãnh đạo ở ông thì không bao giờ bị lung lay.
Ông đã kết hôn vào giữa những năm 1970, và năm 1977, ông Bạc học tại Đại học Bắc Kinh chuyên ngành lịch sử. Người ta vẫn đồn rằng, chính trong thời gian đi học này, ông đã có cuộc tình ngoài hôn nhân rất lãng mạn với bà Cốc Khai Lai, người trở thành vợ ông sau này.
Bà Cốc Khai Lai cũng được sinh ra trong một gia đình danh giá, cha của bà, ông Cốc Cảnh Sinh là một trong những vị tướng có ảnh hưởng lớn đến giới quân sự Trung Quốc.
Xây dựng hình ảnh một chính trị gia kiểu mẫu
Sau khi tốt nghiệp, ông Bạc đã đến công tác tại tỉnh Liêu Ninh, một tỉnh xa xôi vùng Đông Bắc Trung Quốc, với một chức vụ rất bình thường. Ông ra rời bỏ người vợ đầu tiên để cưới bà Cốc Khai Lai, và họ có một người con trai vào năm 1987. Năm 1993, ông Bạc được giữ chức thị trưởng thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. Thời gian này, ông Bạc bắt đầu xây dựng hình ảnh của mình trên chính trường. Luôn phong độ, nhưng cũng rất dễ gần, là người của quần chúng, ông đã có được danh tiếng cho mình và nhận được sự ủng hộ của người dân Đại Liên. Người dân Đại Liên cho biết, họ “không hiểu cụ thể về những gì đã xảy đến với ông Bạc”, nhưng với họ, ông Bạc là người “đã làm được rất nhiều cho thành phố này”.
Với người dân, ông Bạc là một nhà lãnh đạo tích cực, nhưng với cấp dưới và nhiều nhà chính trị khác, ông lại bị thù ghét. Một nguời từng làm việc cho ông Bạc tại Đại Liên cho biết, trước mặt quan khách, trước ống kính, ông luôn mỉm cười, nhưng với các nhân viên thì ông lại một “bạo chúa”.
Chính tại Đại Liên, vào giữa những năm 1990, Neil Heywood đã gặp ông Bạc Hy Lai, một ngôi sao chính trị đang lên, và người vợ quyến rũ của ông Bạc, bà Cốc Khai Lai. Với vai trò là một nhà tư vấn kinh doanh, Heywood gửi thư giới thiệu đến các quan chức chính phủ, nỗ lực kết nối với tầng lớp thượng lưu Trung Quốc.
Sau này Heywood đã trở thành người bạn của gia đình ông Bạc, là chuyên gia nước ngoài cố vấn cho bà Cốc trong những dự án kinh doanh ở nước ngoài.
Sau này, với sự giúp đỡ của cha mình, ông Bạc đã được thăng chức làm chủ tịch tỉnh Liêu Ninh vào năm 2001, và năm 2004, ông được làm Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc. Với mức lương 120 nghìn Nhân dân tệ một năm, nhưng ông Bạc sống trong một biệt thự xa hoa tại Bắc Kinh, ngoài chiếc xe do nhà nước cấp, ông Bạc còn đi chiếc Jaguar đời mới nhất, con trai ông, Bạc Qua Qua được học trong một ngôi trường danh giá tại Anh với mức học phí 30.000 Bảng một năm.
Kể từ khi ông Bạc bị tước bỏ mọi chức vụ hồi tháng 4/2012, các tài liệu cho thấy, ông và những người thân trong gia đình có liên quan đến khối tài sản khổng lồ lên đến 120 triệu USD. Nhưng những người gần gũi với gia đình ông thì cho rằng, con số thực tế còn lớn hơn nhiều. Nhưng không có bằng chứng nào chứng minh những sai sót liên quan đến anh chị em ruột của ông Bạc.
Chiến dịch “Đả Hắc” và phong trào “Hát Nhạc Đỏ”
Cuối năm 2007, ông Bạc được điều chuyển Bộ thương mại đến giữ chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một thành phố trực thuộc trung ương nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc. Khi đó, Trùng Khánh đang nổi cộm với vấn đề ô nhiễm, tình trạng thất nghiệp, tội phạm có tổ chức ngang ngược, vấn nạn tham nhũng và bong bóng bất động sản mới.
Ông Bạc đã nhanh chóng áp dụng chiến dịch “Đả Hắc” để dẹp bỏ tội phạm có tổ chức, trồng nhiều cây xanh, xây mới nhiều công trình kiến trúc, tạo nhiều đường cao tốc, nhiều đường hầm và sân bay giống như ông đã từng áp dụng tại Đại Liên.
Trong chiến dịch “Đả Hắc”, phải kể đến Vương Lập Quân, nguyên giám đốc công an Trùng Khánh. Vương Lập Quân từng có được những thành tích nổi bật khi còn làm công an tại Liêu Ninh, được Bạc Hy Lai kéo về Trùng Khánh năm 2008. Sau đó, Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đã đưa ra chiến dịch “Đả Hắc”, dẹp bỏ nhiều băng đảng xã hội đen, xét xử hàng chục kẻ cầm đầu băng đảng và hàng trăm tên tội phạm, tịch thu khối tài sản lên đến hàng tỉ Nhân dân tệ. Hành động này đã nhận được sự hoan nghênh của người dân Trùng Khánh và Vương Lập Quân được mệnh danh “Anh hùng đả hắc”. Nhưng sau này, chính Vương Lập Quân là người đã đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô để trốn tránh Bạc Hy Lai hồi tháng 2/2012, hé mở những thông tin gây nên vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong 20 năm qua.
Một lá chắn khác được ông Bạc sử dụng nhằm tạo dựng hồ sơ tốt đẹp để tranh cử vào chức vụ lãnh đạo đất nước là gây dựng phong trào “Hát Nhạc Đỏ”, làm sống lại đạo đức cộng sản truyền thống. Cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp được khuyến khích chi một khoản tiền lớn để tổ chức phòng trào hát nhạc đỏ như thời kì Cách mạng văn hóa. Đài truyền hình phát chương trình nhạc đỏ vào nhiều thời điểm trong tuần, các khu vực sinh hoạt công cộng, các công viên, quảng trường, đâu đâu người ta cũng thấy có người hát nhạc đỏ. Mãi sau này, khi ông Bạc sụp đổ, đài truyền hình Trùng Khánh mới rút thời lượng phát chương trình hát nhạc đỏ xuống còn 30 phút một tuần.
Sai lầm
Trong cuộc trò chuyện với một người bạn vào ngày 13/11/2011, chỉ hai ngày trước khi chết tại Trùng Khánh, Neil Heywood cho biết khá lo lắng vì gia đình ông Bạc gọi ông đến Trùng Khánh để gặp bà Cốc, nhưng ông Heywood không hề đề cấp gì đến việc lo lắng cho tính mạng của mình.
Cảnh sát cho rằng, bà Cốc có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, vì ông này yêu cầu một khoản hoa hồng lớn để chuyển tiền ra nước ngoài trái phép, đe dọa để lộ các thông tin bí mật nếu bà Cốc từ chối.
Theo những người quen thì bà Cốc Khai Lai đã trở nên hoang tưởng và trầm cảm khi biết rằng mình là trung tâm của những vụ điều tra do những người không ủng hộ ông Bạc thực hiện.
Các cơ quan hữu quan cũng đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến những sai phạm của Vương Lập Quân khi còn đang công tác tại tỉnh Liêu Ninh.
Những người thân của Neil Heywood cho rằng, Heywood chắc chắn không hề biết việc bà Cốc Khai Lai và Vương Lập Quân đang bị điều tra, và ông không thể ngờ sự đe dọa của ông đã khiến bà Cốc có hành động quyết liệt hơn-sát hại Heywood. Thi thể của Heywood được tìm thấy tại một phòng khách sạn và bị nghi là bị đầu độc.
Một nguồn tin cho hay, Vương Lập Quân đã biết có một nhân viên cảnh sát không muốn kí vào biên bản hỏa táng thi thể Neil Heywood vò không có biên bản khám nghiệm tử thi. Và Vương Lập Quân đã lấy mẫu tóc, da và máu của Neil Heywood trước khi thi thể doanh nhân này được hỏa táng. Có nguồn tin cho rằng, ở thời điểm này, Vương Lập Quân đã biết bà Cốc có liên quan đến cái chết của Heywood, nhưng với cai trò là giám đốc công an thành phố, ông đã đồng ý giúp bà Cốc che giấu sự thật.
Nhưng hồi tháng 1/2012, Vương Lập Quân bày tỏ với ông Bạc những nghi ngờ về việc bà Cốc Khai Lai chủ mưu sát hại Neil Heywood, và ông Bạc đã thẳng tay tát Vương Lập Quân.
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, tại sao Vương Lập Quân lại đến chỗ Bạc Hy Lai với những bằng chứng về vụ giết người. Có thể là Vương Lập Quân muốn trao đổi với ông Bạc để ông Bạc đảm bảo an toàn của mình khi bị điều tra về những vụ việc tại Liêu Ninh trước kia.
Nếu ông Bạc đồng ý với Vương Lập Quân giải quyết giúp Vương về những vụ việc sai trái tại Liêu Ninh, để cho quá khứ khép lại thì tình tiết về cái chết của Neil Heywood không được hé mở, và ông Bạc có thể tham gia tranh cử vào mùa thu tới. Nhiều người cho rằng, “nếu ông Bạc bình tĩnh hơn, ông có thể sẽ xử lý những vướng mắc của Vương Lập Quân. Nhưng với ông Bạc, Vương chỉ là một công cụ, một quân xanh quân đỏ nên muốn dẹp bỏ Vương, đó chính là sai lầm lớn nhất của ông Bạc”. Ông đã quá kiêu ngạo.
Không lâu sau, ngày 2/2/2012, Vương Lập Quân bị thôi giữ chức giám đốc công an thành phố, được điều động giưc chức Phó chủ tịch thành phố Trùng Khánh, phụ trách văn hóa, thể thao, giáo dục. Và ngày 6/2, Vương Lập Quân đã tự mình lái xe vượt hơn 300 cây số, đem những chứng cứ về vụ án Heywood đưa cho lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
“Ngai vàng sụp đổ”
Thay vì đến Bắc Kinh để giải thích lý do tại sao lại điều đội cảnh vệ của mình đuổi theo Vương Lập Quân đến Thành Đô, thì Bạc Hy Lai lại bay đến thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam để nhờ sự can thiệp từ lực lượng quân đội tại đây. Chuyến đi này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Bạc với lực lượng quân đội, cung như quan hệ giữ ông với những nhà lãnh đạo khác, và chính vì thế ông Bạc không lo lắng gì về Vương Lập Quân. Hồi đầu tháng 3/2012, tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội), trước mặt các đại biểu khác và nhà báo, người ta thấy ông Bạc vẫn trong dáng phong độ, nhưng trong các cuộc họp nội bộ chính phủ, ông lại mệt mỏi. Ông cố tìm cách đổ lỗi cho Vương Lập Quân, cho rằng việc Vương đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô là do “lực lượng phản động nước ngoài xúi giục”. Sau đó, ông Bạc còn tổ chức cuộc họp báo kéo dài hơn 2 tiếng để trả lời về vấn đề này.
Trong cuộc họp, ông đã bác bỏ nghi ngờ về việc ông đang bị điều tra hoặc gặp bất kì rắc rối chính trị nào. Bốn ngày sau, trong phiên bế mạc Đại hội, ông Bạc xuất hiện trong dáng vẻ mệt mỏi và mất tập trung. Ngay sau khi buổi họp kết thúc, ông Bạc đi nhanh ra ngoài, ở đó, lực lượng an ninh đã chờ sẵn. Cùng lúc đó, vợ ông, bà Cốc Khai Lai, và những kẻ thân tin khác cung bị bắt giữ, và hiện đang được giam giữ tại những địa điểm bí mật trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.
Chờ ngày khai đình
Trung Quốc đang chuẩn bị mọi mặt cho việc xét xử ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai và ông Vương Lập Quân. Thường thì các cuộc xét xử trước đây được tổ chức một cách không công khai, và chỉ công khai kết quả xét xử.
Patrick Henri Devillers cũng là một cố vấn người nước ngoài của gia đình ông Bạc. Ông từng giúp đỡ để bà Cốc Khai Lai một nơi cư trú tại thành phố Bournemouth ở Anh từ năm 2000 đến năm 2003. Kiến trúc sư người Pháp này đã bị bắt tại Campuchia hồi tháng 6 theo yêu cầu từ phía Trung Quốc, và tuần trước ông Patrick Henri Devillers đã bay tới Bắc Kinh để làm chứng trong vụ xét xử ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai với sự đảm bảo từ phía Trung Quốc rằng ông sẽ được miễn truy tố.
Nhưng, ông Bạc lại là người được nhiều người dân biết đến, nếu quá trình xét xử không được công khai thì nhiều người sẽ cho rằng, việc lật đổ ông Bạc là một âm mưu chính trị. Còn nếu các chứng cứ về tội danh giết người, tham nhũng, nhận hối lộ của ông Bạc và người thân quá đầy đủ, chi tiết, thì người ta lại đặt câu hỏi là tại sao một người như ông Bạc lại có thể nhanh chóng thăng tiến trên con đường chính trị. Và như vậy, việc chất vấn và giám sát của người dân lại quay sang các nhà lãnh đạo khác.
Một quan chức cấp cao tại Trùng Khánh, người từng công tác với ông Bạc cho biết: “Ông Bạc và những tham vọng của ông bị xem là lực lượng nguy hiểm nhất trong nền chính trị Trung Quốc, và mọi người thường ví ông với Hít-le”. Cũng theo quan chức này thì điều trớ trêu là, nếu ông Bạc tham gia tranh cử vào mùa thu tới, “người dân Trung Quốc rất có thể sẽ bầu ông làm chủ tịch nước”.
Hòa Phong
Tổng hợp