Kinh Khổ
Bài Viết Nhân “Ngày Nhà Giáo Việt Nam” - by Mai Thị Mùi / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Không
có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước Việt Nam ta?!
Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng! Quân đội, công an, luật
sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ... Tất tật phải cố đặt ra một
ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh.
“Ngày Nhà Giáo Việt Nam” (Ngày 20 tháng 11) có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để “PHẢI” nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái.
Tôi hỏi quý vị đồng nghiệp: “Quý vị hãnh diện và hân hoan chào đón cái ngày này để làm gì? Một năm 365 ngày, được ‘tôn vinh’ một ngày rồi cả xã hội phỉ nhổ 364 ngày có đáng không quý vị?”
Tôi
nhìn quý vị xúng xính váy áo, ôm những bó hoa mua bằng máu và nước mắt
của phụ huynh nghèo, quý vị nghiêng vai nghiêng cổ cho ra những “pô” hình để “up phây (FB),”
rồi sau đó ngồi vào những mâm cỗ từ quỹ “tự nguyện” đóng góp của “Phụ
huymh Học Sinh” mà tôi thấy như ăn phải miếng thịt ôi, chỉ chực nôn ra
cho bằng sạch.
Một đất nước không cần có “Ngày Người Cao Tuổi,” chỉ cần ở đất nước ấy người già không phải đi bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn hay bươi rác.
Một đất nước không cần “Ngày Trẻ Em,” miễn là đừng có trẻ em bị ấu dâm, trẻ bỏ học đi kiếm sống, trẻ bị bạo hành, trẻ bị lạm dụng.
Một đất nước văn minh không cần có “Ngày Phụ Nữ,” chỉ cần họ không bị bạo hành, phân biệt đối xử.
Một đất nước không nên có các “Bà mẹ Anh Hùng,”
ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ. Chúng mày có thương mẹ
thì để mẹ sống yên bình bên các con mẹ. Chứ chúng mày tạo chiến tranh
rồi bắt con mẹ lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân làm gì. Để
rồi con mẹ mất, mẹ sống với nỗi đau thắt ruột rồi chúng mày cấp cho cho
mẹ cái bằng “Mẹ Việt Nam Anh Hùng,” mỗi dịp kỷ niệm ngày cướp
chính quyền thì chúng mày lại đem mét rưỡi vải đỏ với cái hình thằng
diệt chủng đến dí vào tay mẹ. Phụ nữ Việt Nam không cần anh hùng, họ chỉ
cần cuộc sống an nhiên với chồng, với con thôi. Chúng mày không tạo ra
chiến tranh tức là công đức vô lượng rồi.
Một người thầy cũng không cần đến “Ngày Tôn Vinh Nhà Giáo.”
Chỉ cần cái ngành giáo dục trả lương cho họ đủ sống để họ không phải
bắt học sinh đi học thêm, chỉ cần họ không dí học sinh đóng tiền học,
chỉ cần họ không hối phụ huynh đóng quỹ lớp, chỉ cần họ không “vận động”
phụ huynh đưa con đi chích VAC, họ chỉ cần chuyên tâm vào công việc
chuyên môn thì tự khắc cả xã hội kính trọng họ, kính trọng từ ngày này
sang tháng khác, từ năm này qua năm nọ, từ đời này đến đời kia. Chứ đâu
chỉ có 1 ngày hoa trái, quà cáp, phong bì, hộp nơ, rồi những tháng còn
lại trong năm nhìn nhau theo mối quan hệ mua bán con chữ, kinh doanh tri
thức.
Quý vị hiểu mình cần phải làm gì rồi chứ? Muốn người khác
tôn trọng trước hết mình phải có tự trọng. Lòng tự trọng từ đâu mà có?
Tự trọng là không đủ tri thức không đứng trên bục giảng; Tự trọng là
thấy nghề giáo không đủ sống mạnh dạn bước ra khỏi ngành chứ không phải
cào cấu phụ huynh cho đầy hũ gạo nhà mình; Tự trọng là thấy sai trái,
bất công phải lên tiếng chứ không hùa theo lũ lãnh đạo bóp cổ Phụ Huynh
và Học Sinh; Tự trọng là bị cử đi làm “nhiệm vụ chính trị” phải biết
phản đối; Tự trọng là thấy trường lạm thu phải đứng về phía phụ huynh;
Tự trọng là không câm lặng nghe và làm theo những điều dối trá, sai quấy
của cấp trên cốt để yên thân, vững ghế.
Chỉ cần quý vị làm được
những điều trên, mỗi năm xã hội sẽ tôn vinh quý vị đủ 365 ngày với sự
yêu kính chân thành, không phải bằng những tấm thiệp ghi những câu hoa
mỹ do bố mẹ chúng nó mồi có kẹp mấy tờ bạc, những bó hoa tươi mua bằng
những đoạn ruột héo, những cái hộp đựng vài mảnh vải áo dài, những
coupon, những chai dầu thơm, sữa tắm... mà chỉ cần thêm nén nhang, nắm
muối, nắm gạo là đủ bộ cúng mùng 2 và 16 mỗi tháng.
Bà giáo Mai Thị Mùi
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Bài Viết Nhân “Ngày Nhà Giáo Việt Nam” - by Mai Thị Mùi / Trần Văn Giang (ghi lại).
*
Không
có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước Việt Nam ta?!
Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng! Quân đội, công an, luật
sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ... Tất tật phải cố đặt ra một
ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh.
“Ngày Nhà Giáo Việt Nam” (Ngày 20 tháng 11) có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để “PHẢI” nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái.
Tôi hỏi quý vị đồng nghiệp: “Quý vị hãnh diện và hân hoan chào đón cái ngày này để làm gì? Một năm 365 ngày, được ‘tôn vinh’ một ngày rồi cả xã hội phỉ nhổ 364 ngày có đáng không quý vị?”
Tôi
nhìn quý vị xúng xính váy áo, ôm những bó hoa mua bằng máu và nước mắt
của phụ huynh nghèo, quý vị nghiêng vai nghiêng cổ cho ra những “pô” hình để “up phây (FB),”
rồi sau đó ngồi vào những mâm cỗ từ quỹ “tự nguyện” đóng góp của “Phụ
huymh Học Sinh” mà tôi thấy như ăn phải miếng thịt ôi, chỉ chực nôn ra
cho bằng sạch.
Một đất nước không cần có “Ngày Người Cao Tuổi,” chỉ cần ở đất nước ấy người già không phải đi bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn hay bươi rác.
Một đất nước không cần “Ngày Trẻ Em,” miễn là đừng có trẻ em bị ấu dâm, trẻ bỏ học đi kiếm sống, trẻ bị bạo hành, trẻ bị lạm dụng.
Một đất nước văn minh không cần có “Ngày Phụ Nữ,” chỉ cần họ không bị bạo hành, phân biệt đối xử.
Một đất nước không nên có các “Bà mẹ Anh Hùng,”
ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ. Chúng mày có thương mẹ
thì để mẹ sống yên bình bên các con mẹ. Chứ chúng mày tạo chiến tranh
rồi bắt con mẹ lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân làm gì. Để
rồi con mẹ mất, mẹ sống với nỗi đau thắt ruột rồi chúng mày cấp cho cho
mẹ cái bằng “Mẹ Việt Nam Anh Hùng,” mỗi dịp kỷ niệm ngày cướp
chính quyền thì chúng mày lại đem mét rưỡi vải đỏ với cái hình thằng
diệt chủng đến dí vào tay mẹ. Phụ nữ Việt Nam không cần anh hùng, họ chỉ
cần cuộc sống an nhiên với chồng, với con thôi. Chúng mày không tạo ra
chiến tranh tức là công đức vô lượng rồi.
Một người thầy cũng không cần đến “Ngày Tôn Vinh Nhà Giáo.”
Chỉ cần cái ngành giáo dục trả lương cho họ đủ sống để họ không phải
bắt học sinh đi học thêm, chỉ cần họ không dí học sinh đóng tiền học,
chỉ cần họ không hối phụ huynh đóng quỹ lớp, chỉ cần họ không “vận động”
phụ huynh đưa con đi chích VAC, họ chỉ cần chuyên tâm vào công việc
chuyên môn thì tự khắc cả xã hội kính trọng họ, kính trọng từ ngày này
sang tháng khác, từ năm này qua năm nọ, từ đời này đến đời kia. Chứ đâu
chỉ có 1 ngày hoa trái, quà cáp, phong bì, hộp nơ, rồi những tháng còn
lại trong năm nhìn nhau theo mối quan hệ mua bán con chữ, kinh doanh tri
thức.
Quý vị hiểu mình cần phải làm gì rồi chứ? Muốn người khác
tôn trọng trước hết mình phải có tự trọng. Lòng tự trọng từ đâu mà có?
Tự trọng là không đủ tri thức không đứng trên bục giảng; Tự trọng là
thấy nghề giáo không đủ sống mạnh dạn bước ra khỏi ngành chứ không phải
cào cấu phụ huynh cho đầy hũ gạo nhà mình; Tự trọng là thấy sai trái,
bất công phải lên tiếng chứ không hùa theo lũ lãnh đạo bóp cổ Phụ Huynh
và Học Sinh; Tự trọng là bị cử đi làm “nhiệm vụ chính trị” phải biết
phản đối; Tự trọng là thấy trường lạm thu phải đứng về phía phụ huynh;
Tự trọng là không câm lặng nghe và làm theo những điều dối trá, sai quấy
của cấp trên cốt để yên thân, vững ghế.
Chỉ cần quý vị làm được
những điều trên, mỗi năm xã hội sẽ tôn vinh quý vị đủ 365 ngày với sự
yêu kính chân thành, không phải bằng những tấm thiệp ghi những câu hoa
mỹ do bố mẹ chúng nó mồi có kẹp mấy tờ bạc, những bó hoa tươi mua bằng
những đoạn ruột héo, những cái hộp đựng vài mảnh vải áo dài, những
coupon, những chai dầu thơm, sữa tắm... mà chỉ cần thêm nén nhang, nắm
muối, nắm gạo là đủ bộ cúng mùng 2 và 16 mỗi tháng.
Bà giáo Mai Thị Mùi