Truyện Ngắn & Phóng Sự
Bài viết về Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Cao Hồng Lê
Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..
Sau Tướng NN Loan là phần thuyết trình của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu
Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu
nhiều người đã nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở
Gò Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đã phải tháo
lui. Kho Đạn Gò Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. Đúng lúc bọn
VC kéo vào Kho Đạn thì vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống
phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác.
Ông Trung Úy Quân Cụ Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép
của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó lòng sống
sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu cấp. Nghe
nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:
– Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống Gò Vấp. Muời phút “moa” về liền!
Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi phòng. Đaị Tá Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:
– Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.
Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách
xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:
– “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi tình hình ở đó ra sao, có gì gọi về cho “moa” biết ngay.
Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đã quá quen. Ông Đại tá là
niên trưởng Võ Bị của tôi, tôi đã làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi,
tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực
thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn Gò Vấp. Ở đó một
Đaị Đội Dù đã tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đã nổ hết. Xác bọn VC
tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy còng queo, rải rác
khắp nơi.
Sau khi xem Kho Đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp không bị tổn hại gì nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở vì Binh sĩ Thiết Giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc phòng thủ Traị Gia Binh Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đã xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.
Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.
Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.
Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.
Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám,
hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi
còn nhớ:
– Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.
Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông
lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào phòng báo cáo với
các vị đang họp những gì tôi thấy ở Kho Đạn Gò Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết
Giáp. Còn xúc động vì những hình ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập
cà lập cập, không rõ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung
Tâm Hành Quân hỏi tôi có chụp được tấm hình nào không? Khi biết tôi
không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi Gò Vấp chụp hình
ngay.
Không biết những tấm hình đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm hình đó
bây giờ thì đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn
cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài
Gòn trong trận Tết Mậu Thân.
Hai ngày sau, khi Lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đánh phá một hang ổ của VC
ở trong chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy
cánh quân đánh vào Kho Đạn Gò Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta
trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng
Loan. Và cái gì đã xảy ra thì cả thế giới đều biết do người phóng viên
nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm hình giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu
tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm hình này mà
người phóng viên Mỹ nổi danh. Cũng vì cái hình này mà Tướng Loan đã bị
một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )
Khi là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” thì đúng quá còn gì nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đã phải chịu nhiều khổ tâm vì người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức hình ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đình.
Cao Hồng Lê
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Bài viết về Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Cao Hồng Lê
Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..
Sau Tướng NN Loan là phần thuyết trình của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu
Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu
nhiều người đã nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở
Gò Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đã phải tháo
lui. Kho Đạn Gò Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. Đúng lúc bọn
VC kéo vào Kho Đạn thì vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống
phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác.
Ông Trung Úy Quân Cụ Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép
của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó lòng sống
sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu cấp. Nghe
nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:
– Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống Gò Vấp. Muời phút “moa” về liền!
Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi phòng. Đaị Tá Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:
– Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.
Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách
xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:
– “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi tình hình ở đó ra sao, có gì gọi về cho “moa” biết ngay.
Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đã quá quen. Ông Đại tá là
niên trưởng Võ Bị của tôi, tôi đã làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi,
tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực
thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn Gò Vấp. Ở đó một
Đaị Đội Dù đã tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đã nổ hết. Xác bọn VC
tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy còng queo, rải rác
khắp nơi.
Sau khi xem Kho Đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp không bị tổn hại gì nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở vì Binh sĩ Thiết Giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc phòng thủ Traị Gia Binh Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đã xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.
Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.
Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.
Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.
Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám,
hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi
còn nhớ:
– Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.
Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông
lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào phòng báo cáo với
các vị đang họp những gì tôi thấy ở Kho Đạn Gò Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết
Giáp. Còn xúc động vì những hình ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập
cà lập cập, không rõ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung
Tâm Hành Quân hỏi tôi có chụp được tấm hình nào không? Khi biết tôi
không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi Gò Vấp chụp hình
ngay.
Không biết những tấm hình đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm hình đó
bây giờ thì đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn
cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài
Gòn trong trận Tết Mậu Thân.
Hai ngày sau, khi Lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đánh phá một hang ổ của VC
ở trong chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy
cánh quân đánh vào Kho Đạn Gò Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta
trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng
Loan. Và cái gì đã xảy ra thì cả thế giới đều biết do người phóng viên
nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm hình giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu
tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm hình này mà
người phóng viên Mỹ nổi danh. Cũng vì cái hình này mà Tướng Loan đã bị
một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )
Khi là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” thì đúng quá còn gì nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đã phải chịu nhiều khổ tâm vì người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức hình ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đình.
Cao Hồng Lê