Truyện Ngắn & Phóng Sự
Báo Tuổi Hoa.
Một ngày của năm 1979, tôi lái xe đến chợ Minh Hương ở San Diego, vừa mới đậu xe trong bãi, tôi trông thấy một người đàn bà người Việt đậu xe gần đấy. Khi nhìn chị bưng ra một đống sách Việt từ trong cốp xe, tôi hồi hộp tới gần. Thời điểm đó, khi mới định cư ở Mỹ, tôi “đói” sách tiếng Việt lắm. Tôi cứ lùng mua những sách cũ, băng nhạc hay hình ảnh xưa về Việt Nam. Biết hay nghe thấy nơi nào rao bán thì tôi mua cho bằng được. Làm quen với chị, rồi nghe chị nói, chị lấy chồng Mỹ vào năm 1973. Số sách truyện này chị đem theo khi đi theo chồng. Bây giờ không cần nữa nên chị đem đi bán cho chợ Minh Hương. Họ đã đồng ý mua để cho mướn. Tôi đề nghị muốn mua lại một ít, chị đồng ý. Mừng quá, tôi xem và lựa chọn. Nhưng thất vọng vì phần đông là sách truyện của Quỳnh Dao, bà Tùng Long. Loại sách tình cảm này thì không phải là “gu” của tôi. Cuối cùng tôi lựa được 2 quyển, 1 quyển lẻ bộ bằng tranh “Phong Thần” và 1 bộ “Tuổi Hoa”. Thôi thì tự an ủi vì “có còn hơn không”. Báo Tuổi Hoa là một trong số báo tôi cũng ưa thích từ lâu. Lúc còn ở Cần Thơ, tôi có mua nhiều số. Tôi thích tờ báo này vì hình ảnh minh họa của họa sĩ Vi Vi. Nét vẽ và màu sắc linh động, trong sáng. Đem về nhà, tôi lật từng trang báo Tuổi Hoa. Ôi những trang giấy cũ, văn thơ của thuở ngày khi mới lớn, thơ ngây, chan chứa tình.
Lục tìm trên mạng về báo Tuổi Hoa, tôi kiếm được những tài liệu sau, nên xin ghi chép lên đây để cho các bạn biết thêm về tờ báo này.
“SỐ ĐẦU TIÊN phát hành vào tháng 06-1962 và phát hành mỗi tháng 1 kỳ (nguyệt san). Sau 8 số thì đổi tên thành TẠP CHÍ THIẾU NHI TUỔI HOA và cũng phát hành mỗi tháng 1 kỳ (nguyệt san). Bắt đầu từ số 36 trở đi báo được phát hành 1/2 tháng 1 kỳ (bán nguyệt san) và đến số 74 thì chính thức đổi tên thành BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA và giữ tên này cho đến SỐ CUỐI CÙNG là số 233 phát hành vào đầu tháng 04-1975. Nhà xuất bản Tuổi Hoa với tủ sách Tuổi Hoa, chủ biên là ông Nguyễn Trường Sơn khai sinh, nuôi dưỡng và phát triển tủ sách này. Bước ban đầu, tủ sách này in vài quyển, “hình thức cố cho sạch sẽ, nội dung là để giải trí lành mạnh, các em tuổi 14 đến 16” (trả lời phỏng vấn của báo Bách Khoa)” (theo nguồn internet). “Báo Thiếu Nhi trước 1975 Lúc đầu là sách của nhà văn Nguyễn Trường Sơn, cuốn Con tàu bí mật và sách của vài người bạn thân. Sau khi in được tám quyển đầu, tủ sách nhận được nhiều thư của các bậc phụ huynh khích lệ và được các độc giả nhỏ tuổi rất thích. Ðến năm 1962, bán nguyệt san Tuổi Hoa được phép phát hành và sau đó Tủ sách Tuổi Hoa ra đời. Tuy nhiên, lúc đầu tủ sách chỉ đủ sức cho ra rải rác một số quyển. Theo nhà văn Nguyễn Trường Sơn trả lời trên báo Bách Khoa, đến năm 1966 – 1967, được sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà văn Minh Quân, tủ sách ra sách đều đặn hơn, trung bình mỗi tháng một cuốn. Lúc đầu, mỗi cuốn in 3,000 bản bán không hết, sau in tới 5,000 bản/cuốn và bán ngon lành. Giá bán từ 30 đồng, cao nhất là 60 đồng. Nhiều người lấy làm lạ vì số trang nhiều, in đẹp, bìa offsette tươi rói mà sao bán giá rẻ vậy. Tuy vậy, người hưởng lợi nhiều nhất là nhà phát hành hưởng chiết khấu tới 45%, không khác chi hiện nay. Sách Tuổi Hoa chia làm ba loại: Hoa Ðỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím. Hoa Ðỏ là loại sách trinh thám, phiêu lưu, mạo hiểm. Hoa Xanh thuộc loại tình cảm nhẹ nhàng. Hoa Tím đã xuất hiện tình cảm giữa nam nữ một cách trong sáng dành cho tuổi từ 16 đến 18. Biểu trưng của tủ sách là bông hoa tám cánh do họa sĩ Vi Vi vẽ. Nhà văn Nguyễn Trường Sơn tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Ðông Dương, nên rất chú ý đến nét mỹ thuật của các ấn bản. Với “bút lực” của họa sĩ Vi Vi ngày càng phát triển, bìa các cuốn sách Tuổi Hoa ngày càng đẹp rực rỡ. Về nội dung, có sự hỗ trợ rất lớn của nhà văn Minh Quân từ việc quan trọng nhất là khai thác bản thảo, như giới thiệu nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết cho tủ sách này (cuốn Bí mật dầu lửa) và mời một nhà phê bình kiếm hiệp viết truyện kiếm hiệp để “đả” loại kiếm hiệp hoang đường đang hoành hành lúc đó. Lúc đầu, Tủ sách Tuổi Hoa có một số cuốn được viết theo dạng “phóng tác”, tức là dựa vào một cuốn tiểu thuyết nước ngoài và Việt hóa từ nhân vật cho đến bối cảnh trong truyện (Phải chăng đó là cách thức để hình thành những bản thảo khi đội ngũ viết cho tủ sách ban đầu hầu như không phải là nhà văn chuyên nghiệp?). Ví dụ như truyện Thiên Hương phỏng theo truyện Tombée du Ciel của Henry Winterfell, truyện Pho tượng rồng vàng phóng tác theo một truyện trinh thám của nước ngoài. Nhà văn Kim Hài và nhà văn Thùy An (học chung một lớp tại Trường trung học Phan Chu Trinh, Ðà Nẵng, sau đó cùng Khoa Ðịa chất, Ðại học Khoa học Huế) cùng bắt đầu cộng tác với Tuổi Hoa cũng từ việc “phóng tác” một tác phẩm của nước ngoài. Cuốn sách đầu tiên của hai chị ra đời mang tên Nắng lụa, ký tên Dạ Thanh, với bối cảnh xảy ra ở Huế. Nhuận bút cuốn đó trị giá ngang một lượng vàng. Sau đó, chị Kim Hài tiếp tục viết cuốn Khúc Nam Ai, lấy cảm hứng sau khi đọc một cuốn truyện dịch của chủ bút Nguyễn Trường Sơn đưa xem. Ðó là lúc chị bắt đầu muốn viết những điều mình ấp ủ và trải nghiệm. Từ đó, ông Nguyễn Trường Sơn không đưa cho chị phóng tác bất cứ truyện dịch nào nữa mà chỉ nói “Kim Hài viết đi!”. Nhà văn Thùy An trong năm 1970 viết cuốn truyện đầu tay là Vùng biển lặng (Tủ sách Hoa Xanh) và Hoa bâng khuâng (Hoa Tím). Từ đó, chị viết tất cả 9 cuốn sách cho tủ sách này cho đến năm 1975 như: Mây trên đỉnh núi, Hoa nắng (Hoa Xanh), Hoa bâng khuâng, Con đường lá me, Chân dung hạnh phúc, Như nắng xuân phai, Vườn cau nước dâng, Tiếng dương cầm. Nhà văn Kim Hài viết tổng cộng 7 cuốn cho tủ sách này, từ cuốn Khúc Nam Ai (1971), sau đó là Người dưng khác họ (Hoa Xanh), Cánh gió, Gợn sóng (Hoa Tím)… Khoảng đầu thập niên 1970, nhờ các tác giả trẻ xuất hiện trong tủ sách và có sự đóng góp của một số nhà văn nổi tiếng, uy tín tủ sách ngày càng vững vàng. Tủ sách như một sân chơi tâm huyết cho những nhà văn, nhà giáo muốn dẫn dắt lứa độc giả nhỏ tuổi bước vào cuộc sống với lòng yêu thương dành cho cuộc sống, người thân, bạn bè và lớn hơn cả là tình yêu quê hương đang trong khói lửa chiến tranh. Mùa hè 2015, nhà văn Nguyễn Trường Sơn, người anh cả sáng lập, điều hành và cũng là tác giả Tủ sách Tuổi Hoa đã từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 98 tuổi.
Phạm Công Luận (trích Sài Gòn, chuyện đời của phố tập 3).
Vài nét về họa sĩ Vivi: Tên thật: Võ Hùng Kiệt Ngày sinh: 14 tháng 7 năm 1945 – Sinh quán: Vĩnh Long Bút hiệu: ViVi do ghép hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long (ký từ năm 1964 vẽ cho Tuổi Hoa) Cựu Sư Huynh La San – Promotion 82 Nhatrang năm 1962 Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon năm 1968. Trước 1975: – Vẽ minh họa và truyện tranh cho 2 tờ Nhật báo Độc Lập và Dân Chủ – Sách Giáo Khoa cho các nhà xuất bàn: Quê Hương, Nhật Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, và sách giáo khoa cho trường mẫu giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi) – Báo Chí: Vẽ bià và Minh họa cho các tờ báoTuổi Xanh, Tuổi Hoa, Bạn Trẻ, Tinh Thần (Nha Tuyên Úy Công Giáo QLVNCH), Trái Tim Đức Mẹ (Dòng Đồng Công), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Cứu Thế) – Bắt đầu vẽ Tem Bưu Hoa từ năm thứ nhất CĐMT cho đến năm 1975. Chiếm khoảng 40 giải Bưu Hoa cho Tổng Nha Bưu Chính VNCH, ký tên thật Võ Hùng Kiệt. – Chỉ triển lãm 3 lần tại phòng Thông Tin Văn Hoá Saigon, Phòng Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân cứu trợ nạn nhân những vụ Nạn Lụt Miền Trung, Miền Tây và Tết Mậu Thân. Vượt biên năm 1981 và tạm định cư tại Montréal, PQ., Canada. Sang Mỹ năm 1995. Hiện ông đang sống ở San Diego, vẫn còn sáng tạo ra nhiều bức tranh đẹp.
Nguyễn Trung Nam
(Shared )
Báo Tuổi Hoa.
Một ngày của năm 1979, tôi lái xe đến chợ Minh Hương ở San Diego, vừa mới đậu xe trong bãi, tôi trông thấy một người đàn bà người Việt đậu xe gần đấy. Khi nhìn chị bưng ra một đống sách Việt từ trong cốp xe, tôi hồi hộp tới gần. Thời điểm đó, khi mới định cư ở Mỹ, tôi “đói” sách tiếng Việt lắm. Tôi cứ lùng mua những sách cũ, băng nhạc hay hình ảnh xưa về Việt Nam. Biết hay nghe thấy nơi nào rao bán thì tôi mua cho bằng được. Làm quen với chị, rồi nghe chị nói, chị lấy chồng Mỹ vào năm 1973. Số sách truyện này chị đem theo khi đi theo chồng. Bây giờ không cần nữa nên chị đem đi bán cho chợ Minh Hương. Họ đã đồng ý mua để cho mướn. Tôi đề nghị muốn mua lại một ít, chị đồng ý. Mừng quá, tôi xem và lựa chọn. Nhưng thất vọng vì phần đông là sách truyện của Quỳnh Dao, bà Tùng Long. Loại sách tình cảm này thì không phải là “gu” của tôi. Cuối cùng tôi lựa được 2 quyển, 1 quyển lẻ bộ bằng tranh “Phong Thần” và 1 bộ “Tuổi Hoa”. Thôi thì tự an ủi vì “có còn hơn không”. Báo Tuổi Hoa là một trong số báo tôi cũng ưa thích từ lâu. Lúc còn ở Cần Thơ, tôi có mua nhiều số. Tôi thích tờ báo này vì hình ảnh minh họa của họa sĩ Vi Vi. Nét vẽ và màu sắc linh động, trong sáng. Đem về nhà, tôi lật từng trang báo Tuổi Hoa. Ôi những trang giấy cũ, văn thơ của thuở ngày khi mới lớn, thơ ngây, chan chứa tình.
Lục tìm trên mạng về báo Tuổi Hoa, tôi kiếm được những tài liệu sau, nên xin ghi chép lên đây để cho các bạn biết thêm về tờ báo này.
“SỐ ĐẦU TIÊN phát hành vào tháng 06-1962 và phát hành mỗi tháng 1 kỳ (nguyệt san). Sau 8 số thì đổi tên thành TẠP CHÍ THIẾU NHI TUỔI HOA và cũng phát hành mỗi tháng 1 kỳ (nguyệt san). Bắt đầu từ số 36 trở đi báo được phát hành 1/2 tháng 1 kỳ (bán nguyệt san) và đến số 74 thì chính thức đổi tên thành BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA và giữ tên này cho đến SỐ CUỐI CÙNG là số 233 phát hành vào đầu tháng 04-1975. Nhà xuất bản Tuổi Hoa với tủ sách Tuổi Hoa, chủ biên là ông Nguyễn Trường Sơn khai sinh, nuôi dưỡng và phát triển tủ sách này. Bước ban đầu, tủ sách này in vài quyển, “hình thức cố cho sạch sẽ, nội dung là để giải trí lành mạnh, các em tuổi 14 đến 16” (trả lời phỏng vấn của báo Bách Khoa)” (theo nguồn internet). “Báo Thiếu Nhi trước 1975 Lúc đầu là sách của nhà văn Nguyễn Trường Sơn, cuốn Con tàu bí mật và sách của vài người bạn thân. Sau khi in được tám quyển đầu, tủ sách nhận được nhiều thư của các bậc phụ huynh khích lệ và được các độc giả nhỏ tuổi rất thích. Ðến năm 1962, bán nguyệt san Tuổi Hoa được phép phát hành và sau đó Tủ sách Tuổi Hoa ra đời. Tuy nhiên, lúc đầu tủ sách chỉ đủ sức cho ra rải rác một số quyển. Theo nhà văn Nguyễn Trường Sơn trả lời trên báo Bách Khoa, đến năm 1966 – 1967, được sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà văn Minh Quân, tủ sách ra sách đều đặn hơn, trung bình mỗi tháng một cuốn. Lúc đầu, mỗi cuốn in 3,000 bản bán không hết, sau in tới 5,000 bản/cuốn và bán ngon lành. Giá bán từ 30 đồng, cao nhất là 60 đồng. Nhiều người lấy làm lạ vì số trang nhiều, in đẹp, bìa offsette tươi rói mà sao bán giá rẻ vậy. Tuy vậy, người hưởng lợi nhiều nhất là nhà phát hành hưởng chiết khấu tới 45%, không khác chi hiện nay. Sách Tuổi Hoa chia làm ba loại: Hoa Ðỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím. Hoa Ðỏ là loại sách trinh thám, phiêu lưu, mạo hiểm. Hoa Xanh thuộc loại tình cảm nhẹ nhàng. Hoa Tím đã xuất hiện tình cảm giữa nam nữ một cách trong sáng dành cho tuổi từ 16 đến 18. Biểu trưng của tủ sách là bông hoa tám cánh do họa sĩ Vi Vi vẽ. Nhà văn Nguyễn Trường Sơn tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Ðông Dương, nên rất chú ý đến nét mỹ thuật của các ấn bản. Với “bút lực” của họa sĩ Vi Vi ngày càng phát triển, bìa các cuốn sách Tuổi Hoa ngày càng đẹp rực rỡ. Về nội dung, có sự hỗ trợ rất lớn của nhà văn Minh Quân từ việc quan trọng nhất là khai thác bản thảo, như giới thiệu nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết cho tủ sách này (cuốn Bí mật dầu lửa) và mời một nhà phê bình kiếm hiệp viết truyện kiếm hiệp để “đả” loại kiếm hiệp hoang đường đang hoành hành lúc đó. Lúc đầu, Tủ sách Tuổi Hoa có một số cuốn được viết theo dạng “phóng tác”, tức là dựa vào một cuốn tiểu thuyết nước ngoài và Việt hóa từ nhân vật cho đến bối cảnh trong truyện (Phải chăng đó là cách thức để hình thành những bản thảo khi đội ngũ viết cho tủ sách ban đầu hầu như không phải là nhà văn chuyên nghiệp?). Ví dụ như truyện Thiên Hương phỏng theo truyện Tombée du Ciel của Henry Winterfell, truyện Pho tượng rồng vàng phóng tác theo một truyện trinh thám của nước ngoài. Nhà văn Kim Hài và nhà văn Thùy An (học chung một lớp tại Trường trung học Phan Chu Trinh, Ðà Nẵng, sau đó cùng Khoa Ðịa chất, Ðại học Khoa học Huế) cùng bắt đầu cộng tác với Tuổi Hoa cũng từ việc “phóng tác” một tác phẩm của nước ngoài. Cuốn sách đầu tiên của hai chị ra đời mang tên Nắng lụa, ký tên Dạ Thanh, với bối cảnh xảy ra ở Huế. Nhuận bút cuốn đó trị giá ngang một lượng vàng. Sau đó, chị Kim Hài tiếp tục viết cuốn Khúc Nam Ai, lấy cảm hứng sau khi đọc một cuốn truyện dịch của chủ bút Nguyễn Trường Sơn đưa xem. Ðó là lúc chị bắt đầu muốn viết những điều mình ấp ủ và trải nghiệm. Từ đó, ông Nguyễn Trường Sơn không đưa cho chị phóng tác bất cứ truyện dịch nào nữa mà chỉ nói “Kim Hài viết đi!”. Nhà văn Thùy An trong năm 1970 viết cuốn truyện đầu tay là Vùng biển lặng (Tủ sách Hoa Xanh) và Hoa bâng khuâng (Hoa Tím). Từ đó, chị viết tất cả 9 cuốn sách cho tủ sách này cho đến năm 1975 như: Mây trên đỉnh núi, Hoa nắng (Hoa Xanh), Hoa bâng khuâng, Con đường lá me, Chân dung hạnh phúc, Như nắng xuân phai, Vườn cau nước dâng, Tiếng dương cầm. Nhà văn Kim Hài viết tổng cộng 7 cuốn cho tủ sách này, từ cuốn Khúc Nam Ai (1971), sau đó là Người dưng khác họ (Hoa Xanh), Cánh gió, Gợn sóng (Hoa Tím)… Khoảng đầu thập niên 1970, nhờ các tác giả trẻ xuất hiện trong tủ sách và có sự đóng góp của một số nhà văn nổi tiếng, uy tín tủ sách ngày càng vững vàng. Tủ sách như một sân chơi tâm huyết cho những nhà văn, nhà giáo muốn dẫn dắt lứa độc giả nhỏ tuổi bước vào cuộc sống với lòng yêu thương dành cho cuộc sống, người thân, bạn bè và lớn hơn cả là tình yêu quê hương đang trong khói lửa chiến tranh. Mùa hè 2015, nhà văn Nguyễn Trường Sơn, người anh cả sáng lập, điều hành và cũng là tác giả Tủ sách Tuổi Hoa đã từ trần tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 98 tuổi.
Phạm Công Luận (trích Sài Gòn, chuyện đời của phố tập 3).
Vài nét về họa sĩ Vivi: Tên thật: Võ Hùng Kiệt Ngày sinh: 14 tháng 7 năm 1945 – Sinh quán: Vĩnh Long Bút hiệu: ViVi do ghép hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long (ký từ năm 1964 vẽ cho Tuổi Hoa) Cựu Sư Huynh La San – Promotion 82 Nhatrang năm 1962 Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon năm 1968. Trước 1975: – Vẽ minh họa và truyện tranh cho 2 tờ Nhật báo Độc Lập và Dân Chủ – Sách Giáo Khoa cho các nhà xuất bàn: Quê Hương, Nhật Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, và sách giáo khoa cho trường mẫu giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi) – Báo Chí: Vẽ bià và Minh họa cho các tờ báoTuổi Xanh, Tuổi Hoa, Bạn Trẻ, Tinh Thần (Nha Tuyên Úy Công Giáo QLVNCH), Trái Tim Đức Mẹ (Dòng Đồng Công), Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Dòng Cứu Thế) – Bắt đầu vẽ Tem Bưu Hoa từ năm thứ nhất CĐMT cho đến năm 1975. Chiếm khoảng 40 giải Bưu Hoa cho Tổng Nha Bưu Chính VNCH, ký tên thật Võ Hùng Kiệt. – Chỉ triển lãm 3 lần tại phòng Thông Tin Văn Hoá Saigon, Phòng Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân cứu trợ nạn nhân những vụ Nạn Lụt Miền Trung, Miền Tây và Tết Mậu Thân. Vượt biên năm 1981 và tạm định cư tại Montréal, PQ., Canada. Sang Mỹ năm 1995. Hiện ông đang sống ở San Diego, vẫn còn sáng tạo ra nhiều bức tranh đẹp.
Nguyễn Trung Nam
(Shared )