Tham Khảo
Báo Vẹm: Quyền con người không còn là chuyện nhạy cảm
Cung cấp thêm thông tin về những điểm mới trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó trưởng Ban Biên tập, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Phúc, tại đối thoại trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ hôm nay (23/1), cho biết nhân tố con người được phát huy qua việc nhấn mạnh quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên chỉ ra: Hiến pháp 1992 chỉ nói về quyền và nghĩa vụ của công dân. Dự thảo sửa đổi có những bổ sung quan trọng về quyền con người, đưa lên thành chương 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị.
"16 điều về quyền con người được bổ sung, áp dụng cho tất cả mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả người nước ngoài và không có quốc tịch Việt Nam", Thứ trưởng nói.
Đây cũng là điểm mới ông Liên tâm đắc nhất: Trước đây nói về quyền con người vẫn bị coi là "nhạy cảm", nay nhà nước đã coi quyền con người là giá trị phổ biến của nhân loại, gắn tự nhiên với con người, nhân dân Việt Nam có quyền hưởng.
Chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh cũng đánh giá cao việc dự thảo nêu rõ các quyền con người, bổ sung quyền mới như hiến mô, hiến xác, phù hợp thông lệ quốc tế.
"Trong các quyền công dân cũng nêu rõ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, sẽ là cơ sở mạnh mẽ để thực hiện các quyền này trọn vẹn", ông Quốc Anh nói.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cũng chỉ ra dự thảo quy định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Từ trái sang: Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên, Chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Phúc. Ảnh: Chung Hoàng
Phó trưởng Ban Biên tập Nguyễn Văn Phúc cũng cho biết dự thảo phát huy mạnh mẽ hơn quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Nếu Hiến pháp 1992 chỉ quy định nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ đại diện thông qua QH và HĐND, thì dự thảo đã bổ sung các hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân thực hiện quyền lực qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Theo ông Hoàng Thế Liên, đây là thay đổi tương đối lớn, sau khi việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cho thấy các hình thức dân chủ đại diện không đủ phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
Ông Nguyễn Văn Phúc cũng lưu ý những thay đổi đáng chú ý trong những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước: Xác định rõ hơn các cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp và bổ sung một yêu cầu mới: Giữa các cơ quan này, không những có sự phân công, phối hợp mà còn có sự kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tập hợp cả ý kiến trái chiều
Một câu hỏi được đặt ra tại cuộc đối thoại là làm thế nào đảm bảo dân chủ cho đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa Hiến pháp.
Theo Thứ trưởng Liên, phương pháp lấy ý kiến là lựa chọn phù hợp trong điều kiện nước ta. "Để bảo đảm toàn dân có thể tham gia, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, lắng nghe, tiếp thu, báo cáo và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp", ông Liên nói.
Ban biên tập sẽ phân tích từng ý kiến, tiếp thu các ý kiến phù hợp và giải trình rõ những ý kiến không được tiếp thu và công bố công khai, ông Liên cam kết "không để rơi vãi" các góp ý của dân.
Luật gia Phạm Quốc Anh cũng nhấn mạnh yêu cầu tập hợp đầy đủ, kể cả những ý kiến trái chiều, đột xuất, dù chỉ là một hai ý kiến.
Một điểm mới khiến Thứ trưởng Hoàng Thế Liên lạc quan sẽ động viên nhân dân góp ý nhiều hơn là "dự thảo đã bớt đi tính tuyên ngôn, nguyện vọng mà đi vào giá trị pháp lý của tất cả các điều".
Phó trưởng Ban Biên tập Nguyễn Văn Phúc cũng chỉ ra: Dự thảo đã không còn chung chung, trừu tượng, tuyên ngôn xa vời, mà thiết thực hơn, các quy định trong Hiến pháp đều sẽ có giá trị áp dụng trực tiếp, bớt đi những quy định phải chờ luật, để người dân thấy Hiến pháp gắn chặt hơn với cuộc sống của họ.
Ông Phúc cho biết, đến nay đã có 630 ý kiến gửi về Ban biên tập qua trang web duthaoonline.quochoi.vn, tập trung vào các chương về chế độ chính trị và quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
"Có 209 ý kiến về 13/14 điều của chương 1, trong đó có 5 ý kiến về điều 4; 154 ý kiến về 33/38 điều của chương 2, trong đó có 22 ý kiến về điều 21 về quyền sống là điều mới bổ sung", ông Phúc cho biết. "Ngoài ra còn nhiều ý kiến bàn về sở hữu đất đai, bộ máy nhà nước, Hội đồng Hiến pháp…, đến nay 97/124 điều đã nhận ý kiến".
Ông Nguyễn Văn Phúc khẳng định: Tuy thời gian lấy ý kiến chính thức là hết tháng 3, ban biên tập vẫn tiếp nhận các ý kiến "cho đến khi Hiến pháp được ban hành".
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106613/quyen-con-nguoi-khong-con-la-chuyen-nhay-cam.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Báo Vẹm: Quyền con người không còn là chuyện nhạy cảm
Cung cấp thêm thông tin về những điểm mới trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó trưởng Ban Biên tập, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Phúc, tại đối thoại trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ hôm nay (23/1), cho biết nhân tố con người được phát huy qua việc nhấn mạnh quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên chỉ ra: Hiến pháp 1992 chỉ nói về quyền và nghĩa vụ của công dân. Dự thảo sửa đổi có những bổ sung quan trọng về quyền con người, đưa lên thành chương 2, chỉ sau chương về chế độ chính trị.
"16 điều về quyền con người được bổ sung, áp dụng cho tất cả mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả người nước ngoài và không có quốc tịch Việt Nam", Thứ trưởng nói.
Đây cũng là điểm mới ông Liên tâm đắc nhất: Trước đây nói về quyền con người vẫn bị coi là "nhạy cảm", nay nhà nước đã coi quyền con người là giá trị phổ biến của nhân loại, gắn tự nhiên với con người, nhân dân Việt Nam có quyền hưởng.
Chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh cũng đánh giá cao việc dự thảo nêu rõ các quyền con người, bổ sung quyền mới như hiến mô, hiến xác, phù hợp thông lệ quốc tế.
"Trong các quyền công dân cũng nêu rõ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, sẽ là cơ sở mạnh mẽ để thực hiện các quyền này trọn vẹn", ông Quốc Anh nói.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cũng chỉ ra dự thảo quy định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Từ trái sang: Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên, Chủ tịch Hội Luật gia VN Phạm Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Phúc. Ảnh: Chung Hoàng
Phó trưởng Ban Biên tập Nguyễn Văn Phúc cũng cho biết dự thảo phát huy mạnh mẽ hơn quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Nếu Hiến pháp 1992 chỉ quy định nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ đại diện thông qua QH và HĐND, thì dự thảo đã bổ sung các hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân thực hiện quyền lực qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Theo ông Hoàng Thế Liên, đây là thay đổi tương đối lớn, sau khi việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cho thấy các hình thức dân chủ đại diện không đủ phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của mình.
Ông Nguyễn Văn Phúc cũng lưu ý những thay đổi đáng chú ý trong những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước: Xác định rõ hơn các cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp và bổ sung một yêu cầu mới: Giữa các cơ quan này, không những có sự phân công, phối hợp mà còn có sự kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tập hợp cả ý kiến trái chiều
Một câu hỏi được đặt ra tại cuộc đối thoại là làm thế nào đảm bảo dân chủ cho đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa Hiến pháp.
Theo Thứ trưởng Liên, phương pháp lấy ý kiến là lựa chọn phù hợp trong điều kiện nước ta. "Để bảo đảm toàn dân có thể tham gia, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện truyền thông cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, lắng nghe, tiếp thu, báo cáo và tổng hợp đầy đủ các ý kiến đóng góp", ông Liên nói.
Ban biên tập sẽ phân tích từng ý kiến, tiếp thu các ý kiến phù hợp và giải trình rõ những ý kiến không được tiếp thu và công bố công khai, ông Liên cam kết "không để rơi vãi" các góp ý của dân.
Luật gia Phạm Quốc Anh cũng nhấn mạnh yêu cầu tập hợp đầy đủ, kể cả những ý kiến trái chiều, đột xuất, dù chỉ là một hai ý kiến.
Một điểm mới khiến Thứ trưởng Hoàng Thế Liên lạc quan sẽ động viên nhân dân góp ý nhiều hơn là "dự thảo đã bớt đi tính tuyên ngôn, nguyện vọng mà đi vào giá trị pháp lý của tất cả các điều".
Phó trưởng Ban Biên tập Nguyễn Văn Phúc cũng chỉ ra: Dự thảo đã không còn chung chung, trừu tượng, tuyên ngôn xa vời, mà thiết thực hơn, các quy định trong Hiến pháp đều sẽ có giá trị áp dụng trực tiếp, bớt đi những quy định phải chờ luật, để người dân thấy Hiến pháp gắn chặt hơn với cuộc sống của họ.
Ông Phúc cho biết, đến nay đã có 630 ý kiến gửi về Ban biên tập qua trang web duthaoonline.quochoi.vn, tập trung vào các chương về chế độ chính trị và quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
"Có 209 ý kiến về 13/14 điều của chương 1, trong đó có 5 ý kiến về điều 4; 154 ý kiến về 33/38 điều của chương 2, trong đó có 22 ý kiến về điều 21 về quyền sống là điều mới bổ sung", ông Phúc cho biết. "Ngoài ra còn nhiều ý kiến bàn về sở hữu đất đai, bộ máy nhà nước, Hội đồng Hiến pháp…, đến nay 97/124 điều đã nhận ý kiến".
Ông Nguyễn Văn Phúc khẳng định: Tuy thời gian lấy ý kiến chính thức là hết tháng 3, ban biên tập vẫn tiếp nhận các ý kiến "cho đến khi Hiến pháp được ban hành".
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/106613/quyen-con-nguoi-khong-con-la-chuyen-nhay-cam.html