Mỗi Ngày Một Chuyện
Báo chí châu Âu chỉ trích giải Nobel Hòa bình
Theo trang web Francetv Info (Pháp), các báo đều thừa nhận đúng là 67 năm qua không có xung đột ở châu Âu, tuy nhiên EU đang rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy.
Ở Đức, báo Berliner Zeitung đánh giá giải được công bố vào thời điểm tệ hại nhất của châu Âu. Báo Die Welt bình luận:“Giải Nobel Hòa bình là phần thưởng dành cho phép lạ và khuyến khích tiếp tục nên tin vào phép lạ”. Báo Daily Mail gọi đó là “giải Nobel Hòa bình dành cho hành động ngu ngốc”. Ở Anh, báo The Guardian chỉ trích: “Ủy ban Nobel đã chọn thái độ làm ngơ trước các cuộc khủng hoảng liên tiếp đe dọa châu Âu”.
Ở Ý, báo La Stampa phê: “Giải được trao rất đáng ngạc nhiên vào một trong những thời điểm khó khăn nhất trong tiến trình hòa nhập châu Âu”. Báo El Pais của Tây Ban Nha nhận định: “Các vấn đề kinh tế là lời nhắc nhớ tuyệt vời về bóng ma trong quá khứ của châu Âu: Cờ phát xít bị đốt ở Athens, người ta hoài nghi tinh thần đoàn kết châu Âu ở Berlin, Helsinki và Amsterdam, Dublin, Lisbon và Madrid, người ta hô hào phản đối châu Âu”.
Tại Na Uy, theo điều tra của báo Aftenposten, trong bốn người được hỏi thì chỉ có một người ủng hộ quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho EU và 70% tiếp tục phản đối Na Uy gia nhập EU. Đảng cánh tả Rodt đề nghị sắp tới nên để Thụy Điển chọn giải Nobel Hòa bình.
Tổ chức Nei til EU (Nói không với EU) tuyên bố quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho EU là vô lý bởi các lý do: EU không chứng minh được sáng kiến hòa bình trên thế giới, thậm chí chuẩn bị leo thang quân sự trong những năm tới; EU khuyến khích chính sách phòng thủ hạt nhân ở Anh và Pháp; chính sách đối phó với khủng hoảng đồng euro của EU đã dẫn đến thất nghiệp và nghèo đói.
Theo hãng tin RIA Novosti, Tổng thống Vaclav Klaus của Cộng hòa Czech tuyên bố EU được trao giải Nobel Hòa bình là một sai lầm quá nghiêm trọng và tầm phào bởi EU chỉ là một tổ chức quan liêu.
Cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa tuyên bố rất ngạc nhiên và thất vọng. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Martin Schulz nhận định: “Chúng ta không thể sống trong một liên minh mà ở nước này thì có người quá giàu…, còn ở nước khác lại có giáo sư đại học phải lục thùng rác để kiếm cái ăn. Vậy nên không xứng đáng để EU nhận giải Nobel Hòa bình”.
H.DUY
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Báo chí châu Âu chỉ trích giải Nobel Hòa bình
Theo trang web Francetv Info (Pháp), các báo đều thừa nhận đúng là 67 năm qua không có xung đột ở châu Âu, tuy nhiên EU đang rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy.
Ở Đức, báo Berliner Zeitung đánh giá giải được công bố vào thời điểm tệ hại nhất của châu Âu. Báo Die Welt bình luận:“Giải Nobel Hòa bình là phần thưởng dành cho phép lạ và khuyến khích tiếp tục nên tin vào phép lạ”. Báo Daily Mail gọi đó là “giải Nobel Hòa bình dành cho hành động ngu ngốc”. Ở Anh, báo The Guardian chỉ trích: “Ủy ban Nobel đã chọn thái độ làm ngơ trước các cuộc khủng hoảng liên tiếp đe dọa châu Âu”.
Ở Ý, báo La Stampa phê: “Giải được trao rất đáng ngạc nhiên vào một trong những thời điểm khó khăn nhất trong tiến trình hòa nhập châu Âu”. Báo El Pais của Tây Ban Nha nhận định: “Các vấn đề kinh tế là lời nhắc nhớ tuyệt vời về bóng ma trong quá khứ của châu Âu: Cờ phát xít bị đốt ở Athens, người ta hoài nghi tinh thần đoàn kết châu Âu ở Berlin, Helsinki và Amsterdam, Dublin, Lisbon và Madrid, người ta hô hào phản đối châu Âu”.
Tại Na Uy, theo điều tra của báo Aftenposten, trong bốn người được hỏi thì chỉ có một người ủng hộ quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho EU và 70% tiếp tục phản đối Na Uy gia nhập EU. Đảng cánh tả Rodt đề nghị sắp tới nên để Thụy Điển chọn giải Nobel Hòa bình.
Tổ chức Nei til EU (Nói không với EU) tuyên bố quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho EU là vô lý bởi các lý do: EU không chứng minh được sáng kiến hòa bình trên thế giới, thậm chí chuẩn bị leo thang quân sự trong những năm tới; EU khuyến khích chính sách phòng thủ hạt nhân ở Anh và Pháp; chính sách đối phó với khủng hoảng đồng euro của EU đã dẫn đến thất nghiệp và nghèo đói.
Theo hãng tin RIA Novosti, Tổng thống Vaclav Klaus của Cộng hòa Czech tuyên bố EU được trao giải Nobel Hòa bình là một sai lầm quá nghiêm trọng và tầm phào bởi EU chỉ là một tổ chức quan liêu.
Cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa tuyên bố rất ngạc nhiên và thất vọng. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Martin Schulz nhận định: “Chúng ta không thể sống trong một liên minh mà ở nước này thì có người quá giàu…, còn ở nước khác lại có giáo sư đại học phải lục thùng rác để kiếm cái ăn. Vậy nên không xứng đáng để EU nhận giải Nobel Hòa bình”.
H.DUY