Cà Kê Dê Ngỗng
Bầu cử Quốc Hội và thành lập Chính quyền Tiểu Bang tại ĐứcKS Nguyễn Văn Phảy
Nước Đức kể từ sau đệ nhị thế chiến là một quốc gia có nền chính trị đa nguyên đa đảng, có thể chế pháp trị tam quyền phân lập. Tam quyền đó là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và được áp dụng cho toàn nước Đức từ cấp tiểu bang đến liên bang.
Theo Hiến pháp Đức, nước Đức theo thể chế Cọng hoà Liên bang nên được gọi là nước Cọng Hoà Liên Bang Đức (CHLBĐ: Bundesrepublik Deutschland, viết tắt là BRD). CHLB Đức có 13 tiểu bang (Bundesländer) và 3 thành phố lớn (Stadtstaaten). Mỗi tiểu bang là một thực thể có chủ quyền, có Hiến pháp riêng, có Chính quyền riêng (Landesregierung), có Tòa án riêng. Tuy nhiên, theo điều 31 Hiến pháp Đức thì luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.
Các tiểu bang có Quốc hội Tiểu bang (Landtag), có Nghị viện riêng (trường hợp ở 3 thành phố lớn như Berlin, Hamburg và Bremen). Đứng đầu mỗi tiểu bang là một Thống đốc Tiểu bang (Ministerpräsident), không phân biệt giới tính, do Quốc hội Tiểu bang bầu ra và cũng là người đứng đầu Chính quyền Tiểu bang (Landesregierung). Thống đốc Tiểu bang thành lập Nội các gồm nhiều bộ để điều hành tiểu bang. Đứng đầu mỗi bộ là một vị Bộ trưởng. Cấp Tiểu bang tại Đức không có Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Hai bộ nầy trực thuộc cấp liên bang.
Bầu cử Quốc hội Tiểu bang (Landtag): Bayern và Hessen
Tuỳ theo số dân cư của mỗi tiểu bang mà Quốc hội Tiểu bang có số dân biểu nhiều ít khác nhau.
Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang Bayern ở miền đông nam Đức quốc đã được tiến hành vào ngày 14.10.2018. Đảng CSU (Christlich-Soziale Union) chỉ có ở Bayern và tại bang nầy không có đảng CDU. Đảng CSU liên minh với đảng CDU cấp liên bang để thành lập một Liên minh gọi là Union (CDU/CSU).
Kết quả cuộc bầu cử vừa qua cho thấy đảng CSU và SPD thua rất nhiều phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Mặc dù đảng CSU còn chiếm đa số nhưng không đủ đa số tuyệt đối trên 50% số ghế Dân biểu, nên phải liên minh với đảng Freie Wähler (Cử Tri Tự Do) để thành lập Chính quyền Tiểu bang Bayern (Landesregierung).
Hai tuần lễ sau đó, vào ngày 28.10.2018, sau 5 năm cầm quyền tiểu bang Hessen đã tổ chức bầu Quốc hội Tiểu bang. Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen lần này có 23 đảng phái và các tổ chức chính trị ra tranh cử. Với kết quả cuộc bầu cử, các đảng CDU, SPD, Grüne, Linke, FDP và AfD đã đạt đủ túc số phiếu bầu 5% trở lên. Đó là số phiếu tối thiểu do Hiến pháp Tiểu bang Hessen quy định để được vào Quốc hội Tiểu bang. Kỳ bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen năm nay đảng CDU (đảng CDU của bà Angela Merkel, Thủ tướng Liên bang Đức) bị thua -11,3 % số phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Còn đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD liên minh với Union (CDU/CSU) cầm quyền ở liên bang) cũng mất -10,9%. Trong khi đó Phong trào Xanh thắng thêm +8,7 %, đảng Tả khuynh (die Linke) thắng thêm +1,1%, đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) thắng thêm +2,5% và đảng AfD thắng thêm +9%.
Cách thức bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen (cũng áp dụng cho mọi Tiểu bang tại CHLB Đức ngay cả bầu cử Quốc hội Liên bang):
Theo như Hiến pháp Tiểu bang quy định, cách thức bầu cử tiểu bang gồm có 2 phiếu bầu cử mà mỗi cử tri có thể chọn lựa khi đi bầu:
1) Phiếu bầu cử thứ nhất (Erststimme): Bầu trực tiếp một ứng cử viên do đảng đề cử ra còn gọi là phiếu bầu khu vực bầu cử, gồm có một nửa số Dân biểu Quốc Hội của tiểu bang (55/110).
2) Phiếu bầu cử thứ hai (Zweitstimme): Bầu một đảng phái hay một tổ chức chính trị tại tiểu bang trong một danh sách được liệt kê (55/110).
Cách phân chia số ghế trong Quốc hội tiểu bang Hessen:
Tại tiểu bang Hessen có 55 khu vực bầu cử với phiếu bầu cử thứ nhất, chiếm một nửa tổng số ghế trong Quốc hội Tiểu bang gồm có 110 ghế đã được phân định.
Theo kết quả bầu cử khu vực (Wahlkreisstimmen) vừa qua đảng CDU thắng 40 ghế, SPD có 10 ghế và Phong trào Xanh Grüne thắng 5 ghế trực tiếp.
Theo cách tính và phân chia số ghế Dân Biểu tại tiểu bang Hessen giữa phiếu bầu thứ nhất (bầu trực tiếp cá nhân) và phiếu bầu thứ hai (bầu đảng) thì số ghế dân biểu của Quốc hội Tiểu bang gia tăng hơn là số ghế được phân chia theo Hiến pháp tiểu bang đưa ra là 110 ghế.
Hiện thời số ghế Dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen nhiệm kỳ 2018-2023 được phân chia như sau:
CDU | Christlich Demokratische Union Deutschlands | 40 ghế |
Grüne | Bündnis 90/Die Grünen | 29 ghế |
SPD | Sozialdemokratische Partei Deutschlands | 29 ghế |
AfD | Alternative für Deutschland | 19 ghế |
FDP | Freie Demokratische Partei | 11 ghế |
Die Linke |
| 9 ghế |
Tổng số |
| 137 ghế |
Tại sao có sự khác biệt số ghế dân biểu tiểu bang, thay vì 110 ghế thì lên đến 137 ghế, hảy xem ví dụ cách tính như sau:
Ví dụ:
Đảng X nhận 10 % của phiếu bầu cử thứ hai (Zweitstimme) trong tổng số ghế Dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen của 110 ghế là 11 ghế.
Nhưng đảng X nhận được phiếu bầu cử thứ nhất (Erststimme) còn gọi là Wahlkreisstimmen ở bầu cử khu vực 13%. Vậy đảng X nhận 13 ghế. Còn 11 ghế của Zweitstimme (như đã quy định) gọi là Landesstimmen không được tính cho đảng X nữa.
Như vậy đảng X có được 13 ghế trong Quốc hội Tiểu bang thay vì 11 ghế như đã quy định trong phiếu bầu cử đảng (Zweitstimme).
Vì cách tính đó mà số ghế dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen tăng vọt lên 137 ghế.
Kết quả chi tiết (số phiếu và ghế Dân biểu Tiểu bang của các đảng thắng trên 5% ) tại tiểu bang Hessen ngày 28.10.2018:
(còn có thêm những đảng phái và tổ chức chính trị khác không có đủ số phiếu được bầu >=5%, không được liệt kê ra đây)
Chú thích:
Landesstimmen: Phiếu bầu đảng (cử tri bầu một đảng trong danh sách đảng đã được liệt kê)
Wahlkreisstimmen: Phiếu bầu khu vực (cử tri bầu dân biểu trực tiếp)
Stimmen absolut: Phiếu đa số
Sitze: Ghế (dân biểu quốc hội)
Direktmandate: Ứng cử viên dân biểu trực tiếp (cũng do đảng đề cử)
Wahlberechtigte: Cử tri đủ điều kiện pháp lý đi bầu
Waehler: Cử tri
Gültige Stimmen: Phiếu bầu hợp lệ
Liên minh cầm quyền:
Với kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang, nếu không có đảng nào đạt được trên 50 % số ghế trong Quốc hội thì các đảng phải liên minh cầm quyền, vì Thống đốc Tiểu bang là do Quốc hội Tiểu bang bầu lên.
Từ năm 2013 đến 2018 Chính quyền Tiểu bang Hessen do 2 đảng CDU và Phong trào Xanh Grüne liên minh cầm quyền. Chủ tịch đảng CDU tiểu bang Hessen là Luật sư Volker Bouffier. Mặc dù đảng CDU mất nhiều phiếu trong kỳ bầu cử Quốc hội Tiểu bang nầy nhưng đảng CDU vẫn còn chiếm đa số phiếu nên tiếp tục liên minh với Phong Trào Xanh (Grüne) để có đủ số ghế quá bán (137/2 >= 69) và thành lập Chính quyền Tiểu bang Hessen.
Thượng viện Liên bang (Bundesrat) được thành lập từ Chính quyền Tiểu bang:
Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang đóng vai trò khá quan trọng đến việc thành lập Thượng viện Liên bang (Bundesrat) và là cơ quan đại diện cho 13 tiểu bang cọng với 3 thành phố lớn của Đức ở cấp liên bang. Thượng Nghị sĩ của Thượng viện là các đại biểu đến từ các Chính quyền Tiểu bang (Landesregierung).
Điều 51 Luật Cơ bản (Grundgesetz) Liên bang Đức (được xem như Hiến Pháp CHLB Đức) quy định về thành phần của Thượng viện. Hiện nay Thượng viện Liên bang Đức có 69 Thượng Nghị sĩ.
1. Thượng viện sẽ bao gồm thành viên (TNS) của chính quyền các Tiểu bang: Các Tiểu bang bổ nhiệm và triệu hồi các thành viên đó. Các thành viên khác của các chính quyền có thể được thay thế để hoạt động.
2. Mỗi tiểu bang sẽ có tối thiểu 3 thành viên. Các tiểu bang có hơn 2 triệu dân sẽ có 4 thành viên; các tiểu bang có hơn 6 triệu dân sẽ có 5 thành viên, và hơn 7 triệu dân có 6 thành viên.
Ảnh hưởng qua cuộc bầu cử Tiểu bang:
Trong gần 4 nhiệm kỳ làm Thủ tướng Cọng hoà Liên bang Đức của bà Angela Merkel đã làm cho nền kính tế Đức phát triển mạnh, con số thất nghiệp mỗi năm đều giảm, hiện nay chỉ còn 4,9 % khoảng trên 2,2 triệu người thất nghiệp. Đất nước Đức trở nên giàu mạnh nhất trong Liên hiệp Âu châu (EU). Mặc dù vậy, sau kết quả bầu cử tại tiểu bang Bayern va Hessen vừa qua, đảng Liên minh Union (gồm CSU và CDU) bị thất phiếu nhiều khiến cho bà Thủ tướng Angela Merkel phải thông báo sẽ không ra tranh cử chức chủ tịch đảng CDU nữa.
Bà thủ tướng Angela Merkel năm 2016 đã từng tuyên bố „Wir schaffen das“ có nghĩa là „chúng ta có thể làm được điều đó“ và cho phép khoảng 1 triệu người di dân tỵ nạn bất hợp pháp tràn vào nước Đức và EU để xin tỵ nạn. Từ đó, tình trạng khủng bố đã xảy ra tại Đức ngày càng gia tăng từ khi làn sóng di dân tỵ nạn từ Phi Châu tới Đức. Với những vụ khủng bố gây chết người cùng với sự tuyên bố của bà Thủ tướng Angela Merkel „Wir schaffen das“ đã gây bất mãn trong dân chúng Đức.
Tranh chức vụ chủ tịch đảng CDU:
Qua 2 cuộc bầu cử ở tiểu bang Bayern và Hessen vừa qua, đảng CDU và CSU thất cử trên 10% phiếu nên ảnh hưởng đến uy tín của bà Angela Merkel ngày càng giảm sút. Vì thế bà Angela Merkel, đương kim Thủ tướng Liên bang Đức tuyên bố sẽ không ra tranh cử chức chủ tịch đảng CDU vào những ngày 6 và 7.12.2018 trong kỳ Đại hội đảng CDU sắp tới đây.
Để thay thế, hiện nay có 3 chính trị gia tên tuổi là đảng viên của đảng CDU có nhiều khả năng sẽ ra tranh đua ghế chủ tịch đảng CDU:
1) Bà Annegret Kramp-Karrenbauer: Cựu Thống đốc Tiểu bang Saarland, và đương kim Tổng thư ký đảng CDU.
2) Ông Jens Spahn: Đương kim Bộ trưởng Y tế chính quyền liên bang Đức.
3) Ông Friedrich Merz: Luật sư, đã từng là dân biểu Quốc hội Âu châu, Quốc hội Liên bang Đức và cũng là cựu chủ tịch khối liên minh Union (CDU & CSU) năm 2000-2002.
Với cương vị chủ tịch đảng CDU, vị chủ tịch có nhiều cơ hội sẽ ra tranh cử chức Thủ tướng Liên bang Đức trong tương lai nên đảng CDU cần phải chọn lựa kỹ lưỡng.
Còn việc lãnh đạo chính phủ, theo như bà Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà vẫn giữ chức Thủ tướng Liên bang Đức cho tới hết nhiệm kỳ năm 2021. Chúng ta hảy chờ xem.
Đức quốc, mùa Đông 2018
KS Nguyễn Văn Phảy
Cựu SV ĐH Luật Khoa Sài Gòn – Ban Công Pháp
Mời xem thêm cùng tác giả:
Thành Lập Chính Phủ Liên Bang Nước CHLB Đức như thế nào?
http://navygermany.gerussa.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bầu cử Quốc Hội và thành lập Chính quyền Tiểu Bang tại ĐứcKS Nguyễn Văn Phảy
Nước Đức kể từ sau đệ nhị thế chiến là một quốc gia có nền chính trị đa nguyên đa đảng, có thể chế pháp trị tam quyền phân lập. Tam quyền đó là Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và được áp dụng cho toàn nước Đức từ cấp tiểu bang đến liên bang.
Theo Hiến pháp Đức, nước Đức theo thể chế Cọng hoà Liên bang nên được gọi là nước Cọng Hoà Liên Bang Đức (CHLBĐ: Bundesrepublik Deutschland, viết tắt là BRD). CHLB Đức có 13 tiểu bang (Bundesländer) và 3 thành phố lớn (Stadtstaaten). Mỗi tiểu bang là một thực thể có chủ quyền, có Hiến pháp riêng, có Chính quyền riêng (Landesregierung), có Tòa án riêng. Tuy nhiên, theo điều 31 Hiến pháp Đức thì luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.
Các tiểu bang có Quốc hội Tiểu bang (Landtag), có Nghị viện riêng (trường hợp ở 3 thành phố lớn như Berlin, Hamburg và Bremen). Đứng đầu mỗi tiểu bang là một Thống đốc Tiểu bang (Ministerpräsident), không phân biệt giới tính, do Quốc hội Tiểu bang bầu ra và cũng là người đứng đầu Chính quyền Tiểu bang (Landesregierung). Thống đốc Tiểu bang thành lập Nội các gồm nhiều bộ để điều hành tiểu bang. Đứng đầu mỗi bộ là một vị Bộ trưởng. Cấp Tiểu bang tại Đức không có Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Hai bộ nầy trực thuộc cấp liên bang.
Bầu cử Quốc hội Tiểu bang (Landtag): Bayern và Hessen
Tuỳ theo số dân cư của mỗi tiểu bang mà Quốc hội Tiểu bang có số dân biểu nhiều ít khác nhau.
Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang Bayern ở miền đông nam Đức quốc đã được tiến hành vào ngày 14.10.2018. Đảng CSU (Christlich-Soziale Union) chỉ có ở Bayern và tại bang nầy không có đảng CDU. Đảng CSU liên minh với đảng CDU cấp liên bang để thành lập một Liên minh gọi là Union (CDU/CSU).
Kết quả cuộc bầu cử vừa qua cho thấy đảng CSU và SPD thua rất nhiều phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Mặc dù đảng CSU còn chiếm đa số nhưng không đủ đa số tuyệt đối trên 50% số ghế Dân biểu, nên phải liên minh với đảng Freie Wähler (Cử Tri Tự Do) để thành lập Chính quyền Tiểu bang Bayern (Landesregierung).
Hai tuần lễ sau đó, vào ngày 28.10.2018, sau 5 năm cầm quyền tiểu bang Hessen đã tổ chức bầu Quốc hội Tiểu bang. Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen lần này có 23 đảng phái và các tổ chức chính trị ra tranh cử. Với kết quả cuộc bầu cử, các đảng CDU, SPD, Grüne, Linke, FDP và AfD đã đạt đủ túc số phiếu bầu 5% trở lên. Đó là số phiếu tối thiểu do Hiến pháp Tiểu bang Hessen quy định để được vào Quốc hội Tiểu bang. Kỳ bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen năm nay đảng CDU (đảng CDU của bà Angela Merkel, Thủ tướng Liên bang Đức) bị thua -11,3 % số phiếu so với cuộc bầu cử năm 2013. Còn đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD liên minh với Union (CDU/CSU) cầm quyền ở liên bang) cũng mất -10,9%. Trong khi đó Phong trào Xanh thắng thêm +8,7 %, đảng Tả khuynh (die Linke) thắng thêm +1,1%, đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) thắng thêm +2,5% và đảng AfD thắng thêm +9%.
Cách thức bầu cử Quốc hội Tiểu bang Hessen (cũng áp dụng cho mọi Tiểu bang tại CHLB Đức ngay cả bầu cử Quốc hội Liên bang):
Theo như Hiến pháp Tiểu bang quy định, cách thức bầu cử tiểu bang gồm có 2 phiếu bầu cử mà mỗi cử tri có thể chọn lựa khi đi bầu:
1) Phiếu bầu cử thứ nhất (Erststimme): Bầu trực tiếp một ứng cử viên do đảng đề cử ra còn gọi là phiếu bầu khu vực bầu cử, gồm có một nửa số Dân biểu Quốc Hội của tiểu bang (55/110).
2) Phiếu bầu cử thứ hai (Zweitstimme): Bầu một đảng phái hay một tổ chức chính trị tại tiểu bang trong một danh sách được liệt kê (55/110).
Cách phân chia số ghế trong Quốc hội tiểu bang Hessen:
Tại tiểu bang Hessen có 55 khu vực bầu cử với phiếu bầu cử thứ nhất, chiếm một nửa tổng số ghế trong Quốc hội Tiểu bang gồm có 110 ghế đã được phân định.
Theo kết quả bầu cử khu vực (Wahlkreisstimmen) vừa qua đảng CDU thắng 40 ghế, SPD có 10 ghế và Phong trào Xanh Grüne thắng 5 ghế trực tiếp.
Theo cách tính và phân chia số ghế Dân Biểu tại tiểu bang Hessen giữa phiếu bầu thứ nhất (bầu trực tiếp cá nhân) và phiếu bầu thứ hai (bầu đảng) thì số ghế dân biểu của Quốc hội Tiểu bang gia tăng hơn là số ghế được phân chia theo Hiến pháp tiểu bang đưa ra là 110 ghế.
Hiện thời số ghế Dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen nhiệm kỳ 2018-2023 được phân chia như sau:
CDU | Christlich Demokratische Union Deutschlands | 40 ghế |
Grüne | Bündnis 90/Die Grünen | 29 ghế |
SPD | Sozialdemokratische Partei Deutschlands | 29 ghế |
AfD | Alternative für Deutschland | 19 ghế |
FDP | Freie Demokratische Partei | 11 ghế |
Die Linke |
| 9 ghế |
Tổng số |
| 137 ghế |
Tại sao có sự khác biệt số ghế dân biểu tiểu bang, thay vì 110 ghế thì lên đến 137 ghế, hảy xem ví dụ cách tính như sau:
Ví dụ:
Đảng X nhận 10 % của phiếu bầu cử thứ hai (Zweitstimme) trong tổng số ghế Dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen của 110 ghế là 11 ghế.
Nhưng đảng X nhận được phiếu bầu cử thứ nhất (Erststimme) còn gọi là Wahlkreisstimmen ở bầu cử khu vực 13%. Vậy đảng X nhận 13 ghế. Còn 11 ghế của Zweitstimme (như đã quy định) gọi là Landesstimmen không được tính cho đảng X nữa.
Như vậy đảng X có được 13 ghế trong Quốc hội Tiểu bang thay vì 11 ghế như đã quy định trong phiếu bầu cử đảng (Zweitstimme).
Vì cách tính đó mà số ghế dân biểu Quốc hội Tiểu bang Hessen tăng vọt lên 137 ghế.
Kết quả chi tiết (số phiếu và ghế Dân biểu Tiểu bang của các đảng thắng trên 5% ) tại tiểu bang Hessen ngày 28.10.2018:
(còn có thêm những đảng phái và tổ chức chính trị khác không có đủ số phiếu được bầu >=5%, không được liệt kê ra đây)
Chú thích:
Landesstimmen: Phiếu bầu đảng (cử tri bầu một đảng trong danh sách đảng đã được liệt kê)
Wahlkreisstimmen: Phiếu bầu khu vực (cử tri bầu dân biểu trực tiếp)
Stimmen absolut: Phiếu đa số
Sitze: Ghế (dân biểu quốc hội)
Direktmandate: Ứng cử viên dân biểu trực tiếp (cũng do đảng đề cử)
Wahlberechtigte: Cử tri đủ điều kiện pháp lý đi bầu
Waehler: Cử tri
Gültige Stimmen: Phiếu bầu hợp lệ
Liên minh cầm quyền:
Với kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang, nếu không có đảng nào đạt được trên 50 % số ghế trong Quốc hội thì các đảng phải liên minh cầm quyền, vì Thống đốc Tiểu bang là do Quốc hội Tiểu bang bầu lên.
Từ năm 2013 đến 2018 Chính quyền Tiểu bang Hessen do 2 đảng CDU và Phong trào Xanh Grüne liên minh cầm quyền. Chủ tịch đảng CDU tiểu bang Hessen là Luật sư Volker Bouffier. Mặc dù đảng CDU mất nhiều phiếu trong kỳ bầu cử Quốc hội Tiểu bang nầy nhưng đảng CDU vẫn còn chiếm đa số phiếu nên tiếp tục liên minh với Phong Trào Xanh (Grüne) để có đủ số ghế quá bán (137/2 >= 69) và thành lập Chính quyền Tiểu bang Hessen.
Thượng viện Liên bang (Bundesrat) được thành lập từ Chính quyền Tiểu bang:
Cuộc bầu cử Quốc hội Tiểu bang đóng vai trò khá quan trọng đến việc thành lập Thượng viện Liên bang (Bundesrat) và là cơ quan đại diện cho 13 tiểu bang cọng với 3 thành phố lớn của Đức ở cấp liên bang. Thượng Nghị sĩ của Thượng viện là các đại biểu đến từ các Chính quyền Tiểu bang (Landesregierung).
Điều 51 Luật Cơ bản (Grundgesetz) Liên bang Đức (được xem như Hiến Pháp CHLB Đức) quy định về thành phần của Thượng viện. Hiện nay Thượng viện Liên bang Đức có 69 Thượng Nghị sĩ.
1. Thượng viện sẽ bao gồm thành viên (TNS) của chính quyền các Tiểu bang: Các Tiểu bang bổ nhiệm và triệu hồi các thành viên đó. Các thành viên khác của các chính quyền có thể được thay thế để hoạt động.
2. Mỗi tiểu bang sẽ có tối thiểu 3 thành viên. Các tiểu bang có hơn 2 triệu dân sẽ có 4 thành viên; các tiểu bang có hơn 6 triệu dân sẽ có 5 thành viên, và hơn 7 triệu dân có 6 thành viên.
Ảnh hưởng qua cuộc bầu cử Tiểu bang:
Trong gần 4 nhiệm kỳ làm Thủ tướng Cọng hoà Liên bang Đức của bà Angela Merkel đã làm cho nền kính tế Đức phát triển mạnh, con số thất nghiệp mỗi năm đều giảm, hiện nay chỉ còn 4,9 % khoảng trên 2,2 triệu người thất nghiệp. Đất nước Đức trở nên giàu mạnh nhất trong Liên hiệp Âu châu (EU). Mặc dù vậy, sau kết quả bầu cử tại tiểu bang Bayern va Hessen vừa qua, đảng Liên minh Union (gồm CSU và CDU) bị thất phiếu nhiều khiến cho bà Thủ tướng Angela Merkel phải thông báo sẽ không ra tranh cử chức chủ tịch đảng CDU nữa.
Bà thủ tướng Angela Merkel năm 2016 đã từng tuyên bố „Wir schaffen das“ có nghĩa là „chúng ta có thể làm được điều đó“ và cho phép khoảng 1 triệu người di dân tỵ nạn bất hợp pháp tràn vào nước Đức và EU để xin tỵ nạn. Từ đó, tình trạng khủng bố đã xảy ra tại Đức ngày càng gia tăng từ khi làn sóng di dân tỵ nạn từ Phi Châu tới Đức. Với những vụ khủng bố gây chết người cùng với sự tuyên bố của bà Thủ tướng Angela Merkel „Wir schaffen das“ đã gây bất mãn trong dân chúng Đức.
Tranh chức vụ chủ tịch đảng CDU:
Qua 2 cuộc bầu cử ở tiểu bang Bayern và Hessen vừa qua, đảng CDU và CSU thất cử trên 10% phiếu nên ảnh hưởng đến uy tín của bà Angela Merkel ngày càng giảm sút. Vì thế bà Angela Merkel, đương kim Thủ tướng Liên bang Đức tuyên bố sẽ không ra tranh cử chức chủ tịch đảng CDU vào những ngày 6 và 7.12.2018 trong kỳ Đại hội đảng CDU sắp tới đây.
Để thay thế, hiện nay có 3 chính trị gia tên tuổi là đảng viên của đảng CDU có nhiều khả năng sẽ ra tranh đua ghế chủ tịch đảng CDU:
1) Bà Annegret Kramp-Karrenbauer: Cựu Thống đốc Tiểu bang Saarland, và đương kim Tổng thư ký đảng CDU.
2) Ông Jens Spahn: Đương kim Bộ trưởng Y tế chính quyền liên bang Đức.
3) Ông Friedrich Merz: Luật sư, đã từng là dân biểu Quốc hội Âu châu, Quốc hội Liên bang Đức và cũng là cựu chủ tịch khối liên minh Union (CDU & CSU) năm 2000-2002.
Với cương vị chủ tịch đảng CDU, vị chủ tịch có nhiều cơ hội sẽ ra tranh cử chức Thủ tướng Liên bang Đức trong tương lai nên đảng CDU cần phải chọn lựa kỹ lưỡng.
Còn việc lãnh đạo chính phủ, theo như bà Thủ tướng Angela Merkel cho biết bà vẫn giữ chức Thủ tướng Liên bang Đức cho tới hết nhiệm kỳ năm 2021. Chúng ta hảy chờ xem.
Đức quốc, mùa Đông 2018
KS Nguyễn Văn Phảy
Cựu SV ĐH Luật Khoa Sài Gòn – Ban Công Pháp
Mời xem thêm cùng tác giả:
Thành Lập Chính Phủ Liên Bang Nước CHLB Đức như thế nào?
http://navygermany.gerussa.