Cà Kê Dê Ngỗng
Biển Đông Xong Rồi?
Đối với quôc tế, Biển Đông đã bị Trung Quốc khống chế xong rồi... hễ xảy ra chiến sự, có lẽ không ai chống nổi Trung Quốc vì các đảo nhân tạo đã trở thành các căn cứ quân sự.
Đối với quôc tế, Biển Đông đã bị Trung Quốc khống chế xong rồi... hễ xảy ra chiến sự, có lẽ không ai chống nổi Trung Quốc vì các đảo nhân tạo đã trở thành các căn cứ quân sự.
Thế là, TQ dòm ngó sang vùng biển khác...
Báo Domain-B cho biết TQ đang tìm cách tranh thầu xây dựng ở các vùng biển Trung Mỹ và Nam Mỹ...
TQ cho biết các công ty quốc doanh TQ có kinh nghiệm xây dựng các vùng đảo nhân tạo Biển Đông, và do vậy chuyện xây dựng quanh khu vực Panama Canal không có gì khó.
Chính quyền Panama Canal Authority dự định xây dựng khoảng 1,200 hectares đất vòng quanh kênh biển này để xây một công viên vận tải hàng, và Panama có thể sẽ nghĩ tới kinh nghiệm xây dựng của các hãng TQ ở Biển Đông.
Trong khi đó, tuần báo Newsweek ghi nhận một bản nghiên cứu của viện Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI), bản doanh ở thủ đô Hoa Kỳ và là một phần của Center for Strategic and International Studies, nói rằng TQ có vẻ như đã hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông, và bây giờ có thể đưa ra chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự khác tới các nơi đó bất kỳ lúc nào.
Bản nghiên cứu nói về 3 đaỏ nhân tạo -- Fiery Cross, Subi và Mischief Reefs -- ở quần đảo Trường Sa, đã được TQ xây hoàn tất các cơ sở hải quân, không quân, radar, dàn phòng thủ...
AMTI nói rằng 3 căn cứ không quân trên vùng Trường Sa và một căn cứ không quân khác ở đảo Woody Island ở Hoàng Sa sẽ cho không quân TQ hoạt động toàn vùng Biển Đông...
Nghĩa là, quốc tế lúng túng.
Trong khi đó, bản tin RFA kể chuyện: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác trong dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.
Lễ ký kết diễn ra hôm 26 tháng 3, tại Quảng Nam, trong “Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam 2017” với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo thỏa thuận vừa ký kết, Exxon Mobil sẽ đầu tư vào Mỏ khí Cá Voi Xanh 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi, 4 giếng khai thác và một đường ống dài 88 km nối vào bờ biển Chu Lai.
Phía PVN sẽ đầu tư vào một nhà máy xử lý khí và một nhà máy điện, xây dựng tại huyện Núi Thành và dự kiến vận hành vào năm 2023.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Philippines ngày 27/3 đã nhận 2 máy bay giám sát quân sự của Nhật giúp Manila tuần tra các hải lộ quan trọng tại Biển Đông dù Philippines đang ngày càng chứng tỏ quan điểm hòa giải với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.
Nhật sẽ cho Philippines thuê tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90, theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana.
Manila nói các máy bay này sẽ được triển khai tới khu vực Benham Rise và Biển Đông.
Nỗ lực củng cố hợp tác quốc phòng của Nhật với Philippines diễn ra giữa bối cảnh quan ngại trong khu vực gia tăng liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại lễ bàn giao 2 máy bay hôm Thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Kenji Wakamiya, nhấn mạnh: “Trong khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sự hợp tác của chúng ta với Philippines vì an ninh-ổn định khu vực hiện nay càng thiết yếu.”
Nhật, nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông, đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước khác để kiềm chế đối thủ.
Trung Quốc phản đối việc Philippines thuê mướn máy bay Nhật hầu như ngay lập tức sau khi tin này thoạt đầu được loan báo hồi năm ngoái, dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm Thứ Hai 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo, nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia, Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Một bản tin khác từ VOA ghi rằng Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông nên lập ra cơ chế hợp tác để thúc đẩy trao đổi trong các nỗ lực từ cứu trợ thảm họa cho tới an toàn hàng hải, một giới chức ngoại giao cao cấp của Bắc Kinh kêu gọi ngày 27/3.
Giữa lúc hoạt động xây đảo nhân tạo và điều động quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang khiến cho các nước láng giềng quan ngại, Bắc Kinh đang tìm cách trấn an các nước Đông Nam Á với các nỗ lực như thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo cuối tuần qua ở tỉnh đảo Hải Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Chấn Dân, cho rằng cơ chế hợp tác đó sẽ củng cố tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác, theo văn bản bài diễn văn được công bố ngày 27/3.
Có ai tin được TQ chăng?
( Việt Báo )
Đối với quôc tế, Biển Đông đã bị Trung Quốc khống chế xong rồi... hễ xảy ra chiến sự, có lẽ không ai chống nổi Trung Quốc vì các đảo nhân tạo đã trở thành các căn cứ quân sự.
Thế là, TQ dòm ngó sang vùng biển khác...
Báo Domain-B cho biết TQ đang tìm cách tranh thầu xây dựng ở các vùng biển Trung Mỹ và Nam Mỹ...
TQ cho biết các công ty quốc doanh TQ có kinh nghiệm xây dựng các vùng đảo nhân tạo Biển Đông, và do vậy chuyện xây dựng quanh khu vực Panama Canal không có gì khó.
Chính quyền Panama Canal Authority dự định xây dựng khoảng 1,200 hectares đất vòng quanh kênh biển này để xây một công viên vận tải hàng, và Panama có thể sẽ nghĩ tới kinh nghiệm xây dựng của các hãng TQ ở Biển Đông.
Trong khi đó, tuần báo Newsweek ghi nhận một bản nghiên cứu của viện Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI), bản doanh ở thủ đô Hoa Kỳ và là một phần của Center for Strategic and International Studies, nói rằng TQ có vẻ như đã hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông, và bây giờ có thể đưa ra chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự khác tới các nơi đó bất kỳ lúc nào.
Bản nghiên cứu nói về 3 đaỏ nhân tạo -- Fiery Cross, Subi và Mischief Reefs -- ở quần đảo Trường Sa, đã được TQ xây hoàn tất các cơ sở hải quân, không quân, radar, dàn phòng thủ...
AMTI nói rằng 3 căn cứ không quân trên vùng Trường Sa và một căn cứ không quân khác ở đảo Woody Island ở Hoàng Sa sẽ cho không quân TQ hoạt động toàn vùng Biển Đông...
Nghĩa là, quốc tế lúng túng.
Trong khi đó, bản tin RFA kể chuyện: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác trong dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.
Lễ ký kết diễn ra hôm 26 tháng 3, tại Quảng Nam, trong “Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam 2017” với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo thỏa thuận vừa ký kết, Exxon Mobil sẽ đầu tư vào Mỏ khí Cá Voi Xanh 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi, 4 giếng khai thác và một đường ống dài 88 km nối vào bờ biển Chu Lai.
Phía PVN sẽ đầu tư vào một nhà máy xử lý khí và một nhà máy điện, xây dựng tại huyện Núi Thành và dự kiến vận hành vào năm 2023.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Philippines ngày 27/3 đã nhận 2 máy bay giám sát quân sự của Nhật giúp Manila tuần tra các hải lộ quan trọng tại Biển Đông dù Philippines đang ngày càng chứng tỏ quan điểm hòa giải với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.
Nhật sẽ cho Philippines thuê tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90, theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana.
Manila nói các máy bay này sẽ được triển khai tới khu vực Benham Rise và Biển Đông.
Nỗ lực củng cố hợp tác quốc phòng của Nhật với Philippines diễn ra giữa bối cảnh quan ngại trong khu vực gia tăng liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại lễ bàn giao 2 máy bay hôm Thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Kenji Wakamiya, nhấn mạnh: “Trong khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sự hợp tác của chúng ta với Philippines vì an ninh-ổn định khu vực hiện nay càng thiết yếu.”
Nhật, nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông, đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước khác để kiềm chế đối thủ.
Trung Quốc phản đối việc Philippines thuê mướn máy bay Nhật hầu như ngay lập tức sau khi tin này thoạt đầu được loan báo hồi năm ngoái, dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm Thứ Hai 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo, nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia, Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Một bản tin khác từ VOA ghi rằng Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông nên lập ra cơ chế hợp tác để thúc đẩy trao đổi trong các nỗ lực từ cứu trợ thảm họa cho tới an toàn hàng hải, một giới chức ngoại giao cao cấp của Bắc Kinh kêu gọi ngày 27/3.
Giữa lúc hoạt động xây đảo nhân tạo và điều động quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang khiến cho các nước láng giềng quan ngại, Bắc Kinh đang tìm cách trấn an các nước Đông Nam Á với các nỗ lực như thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo cuối tuần qua ở tỉnh đảo Hải Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Chấn Dân, cho rằng cơ chế hợp tác đó sẽ củng cố tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác, theo văn bản bài diễn văn được công bố ngày 27/3.
Có ai tin được TQ chăng?
( Việt Báo )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Biển Đông Xong Rồi?
Đối với quôc tế, Biển Đông đã bị Trung Quốc khống chế xong rồi... hễ xảy ra chiến sự, có lẽ không ai chống nổi Trung Quốc vì các đảo nhân tạo đã trở thành các căn cứ quân sự.
Đối với quôc tế, Biển Đông đã bị Trung Quốc khống chế xong rồi... hễ xảy ra chiến sự, có lẽ không ai chống nổi Trung Quốc vì các đảo nhân tạo đã trở thành các căn cứ quân sự.
Thế là, TQ dòm ngó sang vùng biển khác...
Báo Domain-B cho biết TQ đang tìm cách tranh thầu xây dựng ở các vùng biển Trung Mỹ và Nam Mỹ...
TQ cho biết các công ty quốc doanh TQ có kinh nghiệm xây dựng các vùng đảo nhân tạo Biển Đông, và do vậy chuyện xây dựng quanh khu vực Panama Canal không có gì khó.
Chính quyền Panama Canal Authority dự định xây dựng khoảng 1,200 hectares đất vòng quanh kênh biển này để xây một công viên vận tải hàng, và Panama có thể sẽ nghĩ tới kinh nghiệm xây dựng của các hãng TQ ở Biển Đông.
Trong khi đó, tuần báo Newsweek ghi nhận một bản nghiên cứu của viện Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI), bản doanh ở thủ đô Hoa Kỳ và là một phần của Center for Strategic and International Studies, nói rằng TQ có vẻ như đã hoàn tất việc xây dựng các hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông, và bây giờ có thể đưa ra chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự khác tới các nơi đó bất kỳ lúc nào.
Bản nghiên cứu nói về 3 đaỏ nhân tạo -- Fiery Cross, Subi và Mischief Reefs -- ở quần đảo Trường Sa, đã được TQ xây hoàn tất các cơ sở hải quân, không quân, radar, dàn phòng thủ...
AMTI nói rằng 3 căn cứ không quân trên vùng Trường Sa và một căn cứ không quân khác ở đảo Woody Island ở Hoàng Sa sẽ cho không quân TQ hoạt động toàn vùng Biển Đông...
Nghĩa là, quốc tế lúng túng.
Trong khi đó, bản tin RFA kể chuyện: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác trong dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.
Lễ ký kết diễn ra hôm 26 tháng 3, tại Quảng Nam, trong “Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam 2017” với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo thỏa thuận vừa ký kết, Exxon Mobil sẽ đầu tư vào Mỏ khí Cá Voi Xanh 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi, 4 giếng khai thác và một đường ống dài 88 km nối vào bờ biển Chu Lai.
Phía PVN sẽ đầu tư vào một nhà máy xử lý khí và một nhà máy điện, xây dựng tại huyện Núi Thành và dự kiến vận hành vào năm 2023.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Philippines ngày 27/3 đã nhận 2 máy bay giám sát quân sự của Nhật giúp Manila tuần tra các hải lộ quan trọng tại Biển Đông dù Philippines đang ngày càng chứng tỏ quan điểm hòa giải với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.
Nhật sẽ cho Philippines thuê tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90, theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana.
Manila nói các máy bay này sẽ được triển khai tới khu vực Benham Rise và Biển Đông.
Nỗ lực củng cố hợp tác quốc phòng của Nhật với Philippines diễn ra giữa bối cảnh quan ngại trong khu vực gia tăng liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại lễ bàn giao 2 máy bay hôm Thứ Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Kenji Wakamiya, nhấn mạnh: “Trong khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sự hợp tác của chúng ta với Philippines vì an ninh-ổn định khu vực hiện nay càng thiết yếu.”
Nhật, nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông, đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước khác để kiềm chế đối thủ.
Trung Quốc phản đối việc Philippines thuê mướn máy bay Nhật hầu như ngay lập tức sau khi tin này thoạt đầu được loan báo hồi năm ngoái, dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi rằng tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm Thứ Hai 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo, nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia, Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Một bản tin khác từ VOA ghi rằng Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông nên lập ra cơ chế hợp tác để thúc đẩy trao đổi trong các nỗ lực từ cứu trợ thảm họa cho tới an toàn hàng hải, một giới chức ngoại giao cao cấp của Bắc Kinh kêu gọi ngày 27/3.
Giữa lúc hoạt động xây đảo nhân tạo và điều động quân sự của Trung Quốc trong khu vực đang khiến cho các nước láng giềng quan ngại, Bắc Kinh đang tìm cách trấn an các nước Đông Nam Á với các nỗ lực như thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo cuối tuần qua ở tỉnh đảo Hải Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Chấn Dân, cho rằng cơ chế hợp tác đó sẽ củng cố tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác, theo văn bản bài diễn văn được công bố ngày 27/3.
Có ai tin được TQ chăng?
( Việt Báo )