Nhân Vật
Bill Gates hối tiếc điều gì nhất ở Harvard?
Bill Gates bỏ ngang Đại học Harvard vào năm 1975, nhưng đó không phải hối tiếc lớn nhất của ông tại viện nghiên cứu danh tiếng này.
Trong một phiên hỏi đáp vào hôm thứ năm vừa qua, Bill Gates tiết lộ rằng ông ước gì hồi đó mình đã tham gia tiệc tùng nhiều hơn một chút, và học ít hơn một chút.
"Tôi đã bỏ lỡ nhiều thứ - tôi chưa bao giờ đi xem một trận bóng đá, bóng rổ, hay trận đấu thể thao nào của Harvard", Gates cho biết.
Trả lời cho câu hỏi "Điều gì ông hối tiếc là đã làm, hoặc không làm, tại Harvard?" của Danica Gutierrez, một sinh viên năm 2 của Harvard và cũng là người được nhận học bổng Gates Millennium Scholarship, ông nói: "Tôi ước gì khi ấy mình hòa đồng hơn".
Cả khán phòng cười to sau câu trả lời của ông.
Ông còn kể một câu chuyện về cách mà Steve Ballmer, cựu CEO của Microsoft, thường bắt buộc ông ra ngoài chơi, mà cụ thể là đến câu lạc bộ Fox, một nhóm xã hội của Harvard rất quen thuộc với sinh viên.
"Tôi ít muốn giao du với mọi người đến nỗi thậm chí không biết là có tồn tại một câu lạc bộ như thế, nhưng Steve Ballmer nói rằng tôi cần tiếp xúc với mọi người để chè chén một chút, tôi đoán thế. Vì vậy, tôi thường đến những sự kiện đó và nơi đó rất mang tính giáo dục", Gates cho biết.
Ballmer học tại Harvard cùng thời điểm với Gates, nhưng trái ngược với Gates, ông là người rất năng động về mặt xã hội: thành viên câu lạc bộ Fox, huấn luyện viên đội bóng đá và là một cây bút cho hai ấn phẩm của trường.
"Tôi ước gì mình đã tìm hiểu nhiều người hơn. Khi ấy tôi chỉ giỏi trong việc học và đăng ký nhiều lớp lắm. Các bạn thấy đấy, cuối cùng mọi chuyện cũng thành công", ông hài hước chia sẻ.
Nhiều tên tuổi lớn cũng hối tiếc là học quá nhiều, giao du xã hội quá ít khi còn trẻ
Gates không phải là người "siêu thành công" duy nhất khi lớn tuổi đã nhìn lại và có suy nghĩ về cách mà những trải nghiệm và con người mới có thể có ích hơn so với chỉ chúi mũi vào sách.
"Tôi ước gì khi ở đại học tôi biết được rằng tập trung vào những gì bạn muốn trở thành là điều ít quan trọng hơn, và tập trung vào những gì bạn muốn học hỏi thông qua trải nghiệm là điều quan trọng hơn.
Những sự nghiệp thú vị và viên mãn nhất đều có nhiều bước ngoặt, và nó đòi hỏi sự hiếu kì, cởi mở và đôi khi là thất bại để tạo ra những cơ hội tốt nhất", Amy Bohutinsky, giám đốc điều hành của Zillow, nói với Business Insider hồi tháng Giêng năm nay.
Các bạn học cùng lớp không phải là những người thú vị duy nhất để gặp gỡ ở đại học. Tác giả và cũng là diễn giả Laura Vanderkam, người từng học tại đại học Princeton, nói rằng bà ước gì mình đã tạo mối quan hệ với các giáo sư, diễn giả và cựu sinh viên khác khi còn là sinh viên.
"Quãng thời gian sinh viên là một cơ hội kết nối tuyệt vời. Mọi người hầu như luôn sẵn lòng trả lời những câu hỏi từ sinh viên và gặp gỡ với sinh viên theo một cách mà họ sẽ không làm với những người trưởng thành ‘bình thường’.
Tôi ước gì mình đã chủ động hơn trong chuyện liên lạc với những người mà tôi muốn gặp, chẳng hạn như các vị khách đã đến thăm hoặc có những mối quan hệ khác với ngôi trường của tôi", Vanderkam nói với Business Insider.
Đại học là quãng thời gian cực kỳ quan trọng để gặp được mọi người - cả những người bạn gắn bó cả đời lẫn những người trò chuyện thoáng qua
Trường đại học cũng mang lại cơ hội để gặp gỡ những người có xuất thân và quan điểm khác nhau.
"Tương tác với những cá nhân có quan điểm khác mình bắt buộc các thành viên trong nhóm phải chuẩn bị tốt hơn, để lường trước những quan điểm khác nhau và để mong rằng sẽ đạt được sự đồng thuận trong cả nhóm", Katherine W. Phillips, phó trưởng khoa tại trường kinh doanh Columbia, phát biểu hồi năm 2014.
"Tôi ước gì mình giao du với mọi người nhiều hơn một chút. Dù gì thì đó cũng là quãng thời gian vui vẻ vì luôn có người xung quanh cho bạn trò chuyện cả ngày, các lớp học thì rất thú vị và bạn bè còn cho bạn ăn", Bill Gates đúc kết.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bill Gates hối tiếc điều gì nhất ở Harvard?
Bill Gates bỏ ngang Đại học Harvard vào năm 1975, nhưng đó không phải hối tiếc lớn nhất của ông tại viện nghiên cứu danh tiếng này.
Trong một phiên hỏi đáp vào hôm thứ năm vừa qua, Bill Gates tiết lộ rằng ông ước gì hồi đó mình đã tham gia tiệc tùng nhiều hơn một chút, và học ít hơn một chút.
"Tôi đã bỏ lỡ nhiều thứ - tôi chưa bao giờ đi xem một trận bóng đá, bóng rổ, hay trận đấu thể thao nào của Harvard", Gates cho biết.
Trả lời cho câu hỏi "Điều gì ông hối tiếc là đã làm, hoặc không làm, tại Harvard?" của Danica Gutierrez, một sinh viên năm 2 của Harvard và cũng là người được nhận học bổng Gates Millennium Scholarship, ông nói: "Tôi ước gì khi ấy mình hòa đồng hơn".
Cả khán phòng cười to sau câu trả lời của ông.
Ông còn kể một câu chuyện về cách mà Steve Ballmer, cựu CEO của Microsoft, thường bắt buộc ông ra ngoài chơi, mà cụ thể là đến câu lạc bộ Fox, một nhóm xã hội của Harvard rất quen thuộc với sinh viên.
"Tôi ít muốn giao du với mọi người đến nỗi thậm chí không biết là có tồn tại một câu lạc bộ như thế, nhưng Steve Ballmer nói rằng tôi cần tiếp xúc với mọi người để chè chén một chút, tôi đoán thế. Vì vậy, tôi thường đến những sự kiện đó và nơi đó rất mang tính giáo dục", Gates cho biết.
Ballmer học tại Harvard cùng thời điểm với Gates, nhưng trái ngược với Gates, ông là người rất năng động về mặt xã hội: thành viên câu lạc bộ Fox, huấn luyện viên đội bóng đá và là một cây bút cho hai ấn phẩm của trường.
"Tôi ước gì mình đã tìm hiểu nhiều người hơn. Khi ấy tôi chỉ giỏi trong việc học và đăng ký nhiều lớp lắm. Các bạn thấy đấy, cuối cùng mọi chuyện cũng thành công", ông hài hước chia sẻ.
Nhiều tên tuổi lớn cũng hối tiếc là học quá nhiều, giao du xã hội quá ít khi còn trẻ
Gates không phải là người "siêu thành công" duy nhất khi lớn tuổi đã nhìn lại và có suy nghĩ về cách mà những trải nghiệm và con người mới có thể có ích hơn so với chỉ chúi mũi vào sách.
"Tôi ước gì khi ở đại học tôi biết được rằng tập trung vào những gì bạn muốn trở thành là điều ít quan trọng hơn, và tập trung vào những gì bạn muốn học hỏi thông qua trải nghiệm là điều quan trọng hơn.
Những sự nghiệp thú vị và viên mãn nhất đều có nhiều bước ngoặt, và nó đòi hỏi sự hiếu kì, cởi mở và đôi khi là thất bại để tạo ra những cơ hội tốt nhất", Amy Bohutinsky, giám đốc điều hành của Zillow, nói với Business Insider hồi tháng Giêng năm nay.
Các bạn học cùng lớp không phải là những người thú vị duy nhất để gặp gỡ ở đại học. Tác giả và cũng là diễn giả Laura Vanderkam, người từng học tại đại học Princeton, nói rằng bà ước gì mình đã tạo mối quan hệ với các giáo sư, diễn giả và cựu sinh viên khác khi còn là sinh viên.
"Quãng thời gian sinh viên là một cơ hội kết nối tuyệt vời. Mọi người hầu như luôn sẵn lòng trả lời những câu hỏi từ sinh viên và gặp gỡ với sinh viên theo một cách mà họ sẽ không làm với những người trưởng thành ‘bình thường’.
Tôi ước gì mình đã chủ động hơn trong chuyện liên lạc với những người mà tôi muốn gặp, chẳng hạn như các vị khách đã đến thăm hoặc có những mối quan hệ khác với ngôi trường của tôi", Vanderkam nói với Business Insider.
Đại học là quãng thời gian cực kỳ quan trọng để gặp được mọi người - cả những người bạn gắn bó cả đời lẫn những người trò chuyện thoáng qua
Trường đại học cũng mang lại cơ hội để gặp gỡ những người có xuất thân và quan điểm khác nhau.
"Tương tác với những cá nhân có quan điểm khác mình bắt buộc các thành viên trong nhóm phải chuẩn bị tốt hơn, để lường trước những quan điểm khác nhau và để mong rằng sẽ đạt được sự đồng thuận trong cả nhóm", Katherine W. Phillips, phó trưởng khoa tại trường kinh doanh Columbia, phát biểu hồi năm 2014.
"Tôi ước gì mình giao du với mọi người nhiều hơn một chút. Dù gì thì đó cũng là quãng thời gian vui vẻ vì luôn có người xung quanh cho bạn trò chuyện cả ngày, các lớp học thì rất thú vị và bạn bè còn cho bạn ăn", Bill Gates đúc kết.