Cà Kê Dê Ngỗng

Bộ Phim Thiên Chú Định: Thực Trạng Trung Quốc Thế Kỷ 21

Bộ phim tái hiện lại bốn sự kiện xảy ra ở Trung Quốc, mà sự xuất hiện của mỗi sự kiện đều gây nên một sự phân rã nghiêm trọng trong quốc gia này. Cần nhấn mạnh rằng bốn sự kiện này diễn ra trong khoảng thời gian
Nông dân Trung Quốc đang cấy lúa ở tỉnh Vân Nam (ảnh : wikimedia commons)

Nông dân Trung Quốc đang cấy lúa ở tỉnh Vân Nam (ảnh : wikimedia commons)

Chỉ sau khi xem xong bộ phim Thiên Chú Định (Tạm dịch: Thiên ý) của đạo diễn Cổ Chương Kha, tôi mới chợt nhận ra tại sao ông lại đặt cho bộ phim một cái tựa đề mang tính định mệnh như vậy.

Bộ phim tái hiện lại bốn sự kiện xảy ra ở Trung Quốc, mà sự xuất hiện của mỗi sự kiện đều gây nên một sự phân rã nghiêm trọng trong quốc gia này. Cần nhấn mạnh rằng bốn sự kiện này diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, vốn là một thập kỷ quan trọng vì nó định hình đường lối chính trị và xã hội của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian mười năm đó, mô hình phân hóa xã hội đã trở nên rất trì trệ, và mối quan hệ giữa người dân và chính phủ thay đổi từ một thái độ tin cậy lẫn nhau sang một thái độ nghi ngờ lẫn nhau.

Bi Kịch của Hồ Đáp Hắc

Tôi nghĩ rằng hầu hết những ai đã xem qua bộ phim của đạo diễn Cổ sẽ biết được rằng câu chuyện của Hồ Đáp Hắc kể lại vụ giết người mà Hồ Văn Hải thực hiện tại tỉnh Sơn Tây vào năm 2001. Nhưng nếu so sánh với các báo cáo truyền thông của chính phủ Trung Quốc về Hồ Văn Hải khi ông ta bị kết án tử hình vào năm 2002, thì vị đạo diễn lại miêu tả kẻ giết người này từ một góc nhìn khá khác biệt.

Vào ngày 26 tháng 10, 2001, Hồ Văn Hải đã xả súng vào 14 người tại làng Thái Dục Khẩu, thị trấn Ngô Kim Sơn, huyện Du Thứ, thành phố Tấn Trung Thị, tỉnh Sơn Tây. Tại thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc coi việc “quản lý bằng luật” là nguyên tắc cai quản đất nước trọng yếu, bởi chính phủ có mục đích biến Trung Quốc thành một quốc gia pháp trị, tức là dùng luật pháp để cai trị người dân. Và chính vì lẽ đó, các báo cáo về Hồ Văn Hải đều tập trung nhấn mạnh vào các tình tiết xem thường luật pháp, tàng trữ trái phép súng đạn, cũng như hành vi giết người của ông. Tuy nhiên những báo cáo đó lại không hề đề cập đến các sự kiện trực tiếp dẫn tới vụ thảm sát, là các hành vi tham ô và trốn thuế liên quan đến việc khai thác một mỏ than tại làng Thái Dục Khẩu. Đứng trước tình cảnh đó, Hồ Văn Hải đã quyết định vận động dân làng cùng đi kiện mỏ than, và ông ta đã tự mình nhiều lần đệ đơn kiện lên các cấp chính quyền, để rồi sau đó không nhận được kết quả gì khả quan.

Cái chết của Hồ Văn Hải trên thực tế là kết quả của một sự bao che lẫn nhau trong nội bộ quan chức chính quyền. Trong bộ phim, Hồ Đáp Hắc, một người dân làng chất phác, người mà đã từng tin rằng Trung Nam Hải (trụ sở của Đảng Trung Cộng) xa xôi tại Bắc Kinh sẽ giúp anh giành lại được công lý. Tuy nhiên, anh đã phải đối diện với sự thông đồng của các thành viên trong ủy ban chính quyền xã và cũng bị cô lập bởi những người dân làng xung quanh trong khi lợi ích của chính họ cũng đang bị xâm phạm. Đây mới là sự thật đã xảy đến với Hồ Văn Hải ngoài đời thực: 121 người dân làng, vốn đã cùng đệ trình đơn kiện mỏ than lên chính quyền cùng với ông, tất cả đều tránh xa ông.

Khi nhân vật giả tưởng Hồ Đáp Hắc đứng lên đòi hỏi tính minh bạch hơn nữa trong các sự vụ tài chính trong làng anh, thì anh đã ngay lập tức bị đánh đập. Những người dân làng khác hầu như không bày tỏ một chút đồng cảm nào với Hồ. Thay vào đó, là mỉa mai và gán cho anh cái tên “đầu đất”. Cảm thấy bẽ mặt, cùng sự tuyệt vọng xen lẫn phẫn nộ, Hồ đã vác súng lên và “đi săn”.

Trở lại thời điểm đó, giới báo chí đã ghi nhận được hai điều đáng chú ý về Hồ Văn Hải mặc dù họ phải đối mặt với sự hạn chế về thu thập thông tin. Đầu tiên, họ để ý rằng anh Hồ là một người đàn ông dám chịu trách nhiệm cho những hành vi của bản thân mình. Bất kể là đứng ở tòa án hay khi đối diện với các phóng viên, anh Hồ đều lặp đi lặp lại rằng “Tôi không hề cảm thấy ăn năn, mà tôi chỉ cảm thấy hối tiếc – vì tôi đã chưa thể giết hết những kẻ mà tôi nên giết!”.

Điểm đáng chú ý thứ hai, là thời điểm khi khi Hồ sắp bị xử tử, anh đã bắt tay và nói lời tạm biệt với từng sĩ quan cảnh sát sẽ thi hành án. Sự bình tĩnh trên gương mặt của Hồ khi đối diện với cái chết đã làm tôi cảm động sâu xắc. Cho tới ngày nay, tôi vẫn có thể hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi chứng kiến cảnh tượng đó.

Kể từ sau năm 2001, xã hội Trung Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người phải nếm trải nỗi đau khi đất của họ bị cưỡng chế thu hồi, còn bản thân họ thì bị đuổi ra khỏi nhà, bị mất nhà. Họ đã phải cắn răng chịu đựng sự lộng quyền từ các cấp chính quyền.

Những chuyển biến này đã được phản ánh một cách rõ nét nhất trong cách mà công chúng nhìn nhận vụ hành hung cảnh sát của Dương Giai vào ngày 1 tháng 7, 2008. Dương Giai được tôn vinh như là một người anh hùng chứ không phải là một kẻ giết người.

Trên quan điểm của cá nhân tôi, Khương Vũ, diễn viên đóng vai Hồ Đáp Hắc đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc khắc họa thành công nhân vật. Trong một cảnh diễn, nhân vật giả tượng Hồ Đáp Hắc đã “thổi bay một người nông dân mà đang đánh đập liên hồi vào con bò già của anh ta”. Với một cảnh khắc họa một hành động anh hùng như vậy, đạo diễn bộc lộ chủ ý làm cho phong thái chính nghĩa của anh được bộc lộ thậm chí còn sắc nét hơn nữa.

Sau khi xem xong bộ phim, tôi bắt đầu suy đoán về lý do mà nhân vật giả tưởng này có cùng tên gọi với một vị tướng được tâng bốc dưới thời Hoàng đế Chu Nguyên Chương: có lẽ người viết kịch bản phim đã nghĩ rằng nếu Hồ Văn Hải sống trong thời kỳ nông phu nổi dậy, thì có lẽ ông đã trở thành một chiến binh dũng mãnh như Hồ Đáp Hắc trong lịch sử chứ không phải là một tên giết người.

Số Phận Của Tầng Lớp Bình Dân ở Trung Quốc

Bộ phim đã khắc hoạ đường đời của ba cá nhân khác nhau, cùng thuộc tầng lớp bình dân. Người đầu tiên là Chu Tam, một nhân vật xã hội đen sống bằng việc giết người, cướp của. Một số người đoán rằng nhân vật này được xây dựng dựa trên nhân vật Chu Khoa Hóa, một kẻ cướp của giết người hàng loạt hoạt động ở địa bàn Tô Châu, Hồ Nam và Trùng Khánh. Nhưng trên quan điểm của tôi, kẻ xã hội đen giả tưởng này đại diện cho rất nhiều các cá nhân cùng có chung số phận.

Chu Tam

Có một đoạn mô tả về thị trấn nơi Chu Tam lớn lên, một nơi khiến người ta có cảm giác hoàn toàn xa lạ. Nơi này lạc lõng giữa cảm nhận về một tương lai mù mịt khi quá trình hiện đại hóa từ từ xâm lấn. Hầu hết đàn ông trẻ sống một cuộc sống tẻ nhạt. Họ chơi mạt chược và bài bạc để giết thời gian, thỉnh thoảng sống nhờ tiền của vợ. Chu Tam khinh thường những người như vậy. Do vậy, hắn đã quyết định sẽ trở thành một tên cướp đơn độc.

Là một kẻ cứng rắn và tàn nhẫn, Chu sẽ bắn chết các tên cướp muốn trộm đồ của hắn ta. Và đối với các mục tiêu của hắn, hắn sẽ cướp lấy tiền và mạng sống của họ không chút do dự.

Bộ phim không giải thích làm thế nào mà Chu lại trở thành một con người như vậy. Nhưng xét từ cách hắn ta chuẩn bị trước khi hành động và không hề nói gì với vợ nơi hắn sẽ đến, một người có thể biết rằng những người như Chu sẽ mang đến những mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh công cộng ở Trung Quốc.

Tiểu Ngọc

Đối với tôi, điều mà đã xảy đến với Tiểu Ngọc trong bộ phim này cũng là phản ánh hiện trạng cuộc sống của những người phụ nữ bình dân ở Trung Quốc. Giống như nhiều phụ nữ kiếm sống bằng cách làm việc tại tiệm mát xa hay những nơi tương tự, Tiểu Ngọc hy vọng rằng cô sẽ có thể có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, điều sẽ mang đến cho cô một tương lai tốt đẹp hơn. Khi ước mơ không trở thành hiện thực, cô từ chối trở thành một tiếp tân, công việc duy nhất cô kiếm được, để trở thành một kỹ nữ.

Tuy nhiên, nơi mà Tiểu Ngọc làm việc cũng là nơi lai vãng của cánh đàn ông không đứng đắn. Đến một ngày, cô bị một số khách hàng kiêu căng gạ gẫm làm chuyện đó. Trong một cảnh tượng dài như một cơn ác mộng của phim, một kẻ trong nhóm đàn ông —một kẻ ba phải có dáng vẻ nhút nhát, cũng giống như những kẻ đồng dạng khác, đã thể hiện sự vô lễ đến tột cùng đối với những người mà hắn ta cho là có địa vị thấp kém hơn hắn ta—khi hắn ta tát liên tiếp vào Tiểu Ngọc bằng một bọc tiền, trong khi nhắc đi nhắc lại: “Tao có tiền! Tao có tiền!” Cuối cùng Tiểu Ngọc nổi cơn thịnh nộ, cô rút ra một con dao và đâm kẻ mồi chài kia đến chết.

Tiểu Huệ

Tiểu Huệ có một cuộc sống không có tương lai tại một dây chuyền lắp ráp. Sự chán chường bị đẩy lên đỉnh điểm khi trong một lần, Tiểu Huệ phá hỏng luật lệ của công ty, tán gẫu trong khi làm việc, gây nên tai nạn lao động cho một đồng nghiệp. Trước chỉ thị phải làm việc với tất cả thu nhập sẽ được đền bù cho người đồng nghiệp bị chấn thương kia, anh chàng công nhân nhà máy trẻ Tiểu Huệ chạy trốn tới thành phố Đông Quan với hy vọng sẽ kiếm được thêm nhiều tiền. Anh tìm được một công việc tại một hộp đêm, và tìm được cho mình một người yêu là một kỹ nữ.

Nhưng giấc mơ của Tiểu Huệ đã tan thành mây khói khi anh phát hiện ra người yêu của anh không thể rời bỏ công việc bởi vì cô cần phải chu cấp cho gia đình. Tiểu Huệ trở lại làm việc tại một dây chuyền lắp ráp khác. Nhưng, người đồng nghiệp bị chấn thương trước kia lần ra được địa chỉ của Tiểu Huệ. Bị đòi phải trả khoản tiền bồi thường, cùng lúc, nhận tin mẹ yêu cầu gửi thêm tiền về quê nhà, Tiểu Huệ đã nhảy từ mái nhà xuống tự tử.

Việc Tiểu Huệ nhảy tự vẫn đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tình trạng của những người công nhân làm việc cho Foxconn ở Trung Quốc cũng như về sự phân biệt giàu-nghèo giữa một bên là các vùng kinh tế phát triển, với một bên khu vực nông thôn còn lạc hậu, nơi mà người dân luôn đinh ninh rằng họ có thể kiếm đươc nhiều tiền ở Quảng Đông. Những người này kỳ vọng vào khả năng chi trả cho mọi thứ của những ai đến Quảng đông làm việc, từ tiền xây nhà, tiền tổ chức đám cưới cho các thành viên trong gia đình, tiền chi phí thuốc men của cha mẹ, cho đến tiền cấp dưỡng cho những đứa em ruột cũng như tiền đóng học phí cho con chú con bác.

Có một cảnh phim, trong đó Tiểu Huệ nói đi nói lại qua điện thoại rằng anh không hề tiêu xài phung phí, một người có thể đoán rằng ở bên kia đường dây điện thoại, mẹ của Tiểu Huệ, với những kỳ vọng về số tiền mà con trai bà kiếm được, đang trách mắng anh vì anh đã gửi quá ít tiền về nhà.

Tình trạng này cũng xảy ra với rất nhiều công nhân nhà máy và nhân viên văn phòng tại Thâm Quyến.

Trung Quốc: Một Đất Nước Mà Số Phận Của Người Dân Đã Được Định Đoạt

Trên quan điểm của tôi, bản chất bộ phim của Cổ Chương Kha là một bức tranh miêu tả sự thực về thực trạng của Trung Quốc vào thế kỷ 21: nó cho thấy mặt tối của đất nước này, sự vô vọng của người dân, và sự phản kháng của một số bộ phận người dân trước thực trạng.

Giống như tôi đã chỉ ra trước đó, Trung Quốc có các đặc điểm của một xã hội cận đại, và thành công của mỗi từng cá nhân phụ thuộc không chỉ vào nỗ lực của tự thân mà còn vào nguồn gốc xuất thân của cá nhân đó. Nói cách khác, những người dân thuộc tầng lớp bình dân sẽ bị từ chối khả năng phát triển, kể cả khi họ nhận được một nền giáo dục đại học; họ sẽ chỉ có thể nhận được một mức lương khiêm tốn bởi hiện trạng của một thị trường có nguồn cung lao động thừa thãi, trong khi con cái của những quan chức cấp cao và những người giàu có thường sẽ nắm giữ độc quyền trên hầu hết các cơ hội để kiếm được các công việc tốt hơn.

Ngay từ thời điểm bắt đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia trì trệ, nơi mà số phận của người dân đã được định trước và không thể được thay đổi. Và tôi tin rằng đây là lý do tại sao đạo diễn Cổ lại đặt một cái tựa đề mang tính định mệnh như vậy cho bộ phim này.

Hà Thanh Liên là một nhà kinh tế và một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Mỹ. Bà là tác giả của cuốn sách “Cạm Bẫy Trung Quốc”, trong đó thảo luận về nạn tham nhũng trong những cải cách kinh tế của Trung Quốc vào đầu những năm 90. Ngoài ra, bà là tác giả của cuốn “Đám Sương Kiểm Duyệt: Sự Kiểm Soát Truyền Thông ở Trung Quốc”, trong đó đề cập đến sự kiểm soát và hạn chế luồng thông tin của giới báo chí. Bà thường xuyên viết những bài bình luận về các vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc đương thời. Bài viết trên được đăng bản gốc trên blog của bà Hà Thanh Liên.

Các quan điểm được nêu lên trong bài viết này là ý kiến chủ quan của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Báo Đại Kỷ Nguyên.

http://vietdaikynguyen.com/v3/6927-bo-phim-thien-chu-dinh-thuc-trang-trung-quoc-the-ky-21/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bộ Phim Thiên Chú Định: Thực Trạng Trung Quốc Thế Kỷ 21

Bộ phim tái hiện lại bốn sự kiện xảy ra ở Trung Quốc, mà sự xuất hiện của mỗi sự kiện đều gây nên một sự phân rã nghiêm trọng trong quốc gia này. Cần nhấn mạnh rằng bốn sự kiện này diễn ra trong khoảng thời gian
Nông dân Trung Quốc đang cấy lúa ở tỉnh Vân Nam (ảnh : wikimedia commons)

Nông dân Trung Quốc đang cấy lúa ở tỉnh Vân Nam (ảnh : wikimedia commons)

Chỉ sau khi xem xong bộ phim Thiên Chú Định (Tạm dịch: Thiên ý) của đạo diễn Cổ Chương Kha, tôi mới chợt nhận ra tại sao ông lại đặt cho bộ phim một cái tựa đề mang tính định mệnh như vậy.

Bộ phim tái hiện lại bốn sự kiện xảy ra ở Trung Quốc, mà sự xuất hiện của mỗi sự kiện đều gây nên một sự phân rã nghiêm trọng trong quốc gia này. Cần nhấn mạnh rằng bốn sự kiện này diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, vốn là một thập kỷ quan trọng vì nó định hình đường lối chính trị và xã hội của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian mười năm đó, mô hình phân hóa xã hội đã trở nên rất trì trệ, và mối quan hệ giữa người dân và chính phủ thay đổi từ một thái độ tin cậy lẫn nhau sang một thái độ nghi ngờ lẫn nhau.

Bi Kịch của Hồ Đáp Hắc

Tôi nghĩ rằng hầu hết những ai đã xem qua bộ phim của đạo diễn Cổ sẽ biết được rằng câu chuyện của Hồ Đáp Hắc kể lại vụ giết người mà Hồ Văn Hải thực hiện tại tỉnh Sơn Tây vào năm 2001. Nhưng nếu so sánh với các báo cáo truyền thông của chính phủ Trung Quốc về Hồ Văn Hải khi ông ta bị kết án tử hình vào năm 2002, thì vị đạo diễn lại miêu tả kẻ giết người này từ một góc nhìn khá khác biệt.

Vào ngày 26 tháng 10, 2001, Hồ Văn Hải đã xả súng vào 14 người tại làng Thái Dục Khẩu, thị trấn Ngô Kim Sơn, huyện Du Thứ, thành phố Tấn Trung Thị, tỉnh Sơn Tây. Tại thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc coi việc “quản lý bằng luật” là nguyên tắc cai quản đất nước trọng yếu, bởi chính phủ có mục đích biến Trung Quốc thành một quốc gia pháp trị, tức là dùng luật pháp để cai trị người dân. Và chính vì lẽ đó, các báo cáo về Hồ Văn Hải đều tập trung nhấn mạnh vào các tình tiết xem thường luật pháp, tàng trữ trái phép súng đạn, cũng như hành vi giết người của ông. Tuy nhiên những báo cáo đó lại không hề đề cập đến các sự kiện trực tiếp dẫn tới vụ thảm sát, là các hành vi tham ô và trốn thuế liên quan đến việc khai thác một mỏ than tại làng Thái Dục Khẩu. Đứng trước tình cảnh đó, Hồ Văn Hải đã quyết định vận động dân làng cùng đi kiện mỏ than, và ông ta đã tự mình nhiều lần đệ đơn kiện lên các cấp chính quyền, để rồi sau đó không nhận được kết quả gì khả quan.

Cái chết của Hồ Văn Hải trên thực tế là kết quả của một sự bao che lẫn nhau trong nội bộ quan chức chính quyền. Trong bộ phim, Hồ Đáp Hắc, một người dân làng chất phác, người mà đã từng tin rằng Trung Nam Hải (trụ sở của Đảng Trung Cộng) xa xôi tại Bắc Kinh sẽ giúp anh giành lại được công lý. Tuy nhiên, anh đã phải đối diện với sự thông đồng của các thành viên trong ủy ban chính quyền xã và cũng bị cô lập bởi những người dân làng xung quanh trong khi lợi ích của chính họ cũng đang bị xâm phạm. Đây mới là sự thật đã xảy đến với Hồ Văn Hải ngoài đời thực: 121 người dân làng, vốn đã cùng đệ trình đơn kiện mỏ than lên chính quyền cùng với ông, tất cả đều tránh xa ông.

Khi nhân vật giả tưởng Hồ Đáp Hắc đứng lên đòi hỏi tính minh bạch hơn nữa trong các sự vụ tài chính trong làng anh, thì anh đã ngay lập tức bị đánh đập. Những người dân làng khác hầu như không bày tỏ một chút đồng cảm nào với Hồ. Thay vào đó, là mỉa mai và gán cho anh cái tên “đầu đất”. Cảm thấy bẽ mặt, cùng sự tuyệt vọng xen lẫn phẫn nộ, Hồ đã vác súng lên và “đi săn”.

Trở lại thời điểm đó, giới báo chí đã ghi nhận được hai điều đáng chú ý về Hồ Văn Hải mặc dù họ phải đối mặt với sự hạn chế về thu thập thông tin. Đầu tiên, họ để ý rằng anh Hồ là một người đàn ông dám chịu trách nhiệm cho những hành vi của bản thân mình. Bất kể là đứng ở tòa án hay khi đối diện với các phóng viên, anh Hồ đều lặp đi lặp lại rằng “Tôi không hề cảm thấy ăn năn, mà tôi chỉ cảm thấy hối tiếc – vì tôi đã chưa thể giết hết những kẻ mà tôi nên giết!”.

Điểm đáng chú ý thứ hai, là thời điểm khi khi Hồ sắp bị xử tử, anh đã bắt tay và nói lời tạm biệt với từng sĩ quan cảnh sát sẽ thi hành án. Sự bình tĩnh trên gương mặt của Hồ khi đối diện với cái chết đã làm tôi cảm động sâu xắc. Cho tới ngày nay, tôi vẫn có thể hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi chứng kiến cảnh tượng đó.

Kể từ sau năm 2001, xã hội Trung Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người phải nếm trải nỗi đau khi đất của họ bị cưỡng chế thu hồi, còn bản thân họ thì bị đuổi ra khỏi nhà, bị mất nhà. Họ đã phải cắn răng chịu đựng sự lộng quyền từ các cấp chính quyền.

Những chuyển biến này đã được phản ánh một cách rõ nét nhất trong cách mà công chúng nhìn nhận vụ hành hung cảnh sát của Dương Giai vào ngày 1 tháng 7, 2008. Dương Giai được tôn vinh như là một người anh hùng chứ không phải là một kẻ giết người.

Trên quan điểm của cá nhân tôi, Khương Vũ, diễn viên đóng vai Hồ Đáp Hắc đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc khắc họa thành công nhân vật. Trong một cảnh diễn, nhân vật giả tượng Hồ Đáp Hắc đã “thổi bay một người nông dân mà đang đánh đập liên hồi vào con bò già của anh ta”. Với một cảnh khắc họa một hành động anh hùng như vậy, đạo diễn bộc lộ chủ ý làm cho phong thái chính nghĩa của anh được bộc lộ thậm chí còn sắc nét hơn nữa.

Sau khi xem xong bộ phim, tôi bắt đầu suy đoán về lý do mà nhân vật giả tưởng này có cùng tên gọi với một vị tướng được tâng bốc dưới thời Hoàng đế Chu Nguyên Chương: có lẽ người viết kịch bản phim đã nghĩ rằng nếu Hồ Văn Hải sống trong thời kỳ nông phu nổi dậy, thì có lẽ ông đã trở thành một chiến binh dũng mãnh như Hồ Đáp Hắc trong lịch sử chứ không phải là một tên giết người.

Số Phận Của Tầng Lớp Bình Dân ở Trung Quốc

Bộ phim đã khắc hoạ đường đời của ba cá nhân khác nhau, cùng thuộc tầng lớp bình dân. Người đầu tiên là Chu Tam, một nhân vật xã hội đen sống bằng việc giết người, cướp của. Một số người đoán rằng nhân vật này được xây dựng dựa trên nhân vật Chu Khoa Hóa, một kẻ cướp của giết người hàng loạt hoạt động ở địa bàn Tô Châu, Hồ Nam và Trùng Khánh. Nhưng trên quan điểm của tôi, kẻ xã hội đen giả tưởng này đại diện cho rất nhiều các cá nhân cùng có chung số phận.

Chu Tam

Có một đoạn mô tả về thị trấn nơi Chu Tam lớn lên, một nơi khiến người ta có cảm giác hoàn toàn xa lạ. Nơi này lạc lõng giữa cảm nhận về một tương lai mù mịt khi quá trình hiện đại hóa từ từ xâm lấn. Hầu hết đàn ông trẻ sống một cuộc sống tẻ nhạt. Họ chơi mạt chược và bài bạc để giết thời gian, thỉnh thoảng sống nhờ tiền của vợ. Chu Tam khinh thường những người như vậy. Do vậy, hắn đã quyết định sẽ trở thành một tên cướp đơn độc.

Là một kẻ cứng rắn và tàn nhẫn, Chu sẽ bắn chết các tên cướp muốn trộm đồ của hắn ta. Và đối với các mục tiêu của hắn, hắn sẽ cướp lấy tiền và mạng sống của họ không chút do dự.

Bộ phim không giải thích làm thế nào mà Chu lại trở thành một con người như vậy. Nhưng xét từ cách hắn ta chuẩn bị trước khi hành động và không hề nói gì với vợ nơi hắn sẽ đến, một người có thể biết rằng những người như Chu sẽ mang đến những mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh công cộng ở Trung Quốc.

Tiểu Ngọc

Đối với tôi, điều mà đã xảy đến với Tiểu Ngọc trong bộ phim này cũng là phản ánh hiện trạng cuộc sống của những người phụ nữ bình dân ở Trung Quốc. Giống như nhiều phụ nữ kiếm sống bằng cách làm việc tại tiệm mát xa hay những nơi tương tự, Tiểu Ngọc hy vọng rằng cô sẽ có thể có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, điều sẽ mang đến cho cô một tương lai tốt đẹp hơn. Khi ước mơ không trở thành hiện thực, cô từ chối trở thành một tiếp tân, công việc duy nhất cô kiếm được, để trở thành một kỹ nữ.

Tuy nhiên, nơi mà Tiểu Ngọc làm việc cũng là nơi lai vãng của cánh đàn ông không đứng đắn. Đến một ngày, cô bị một số khách hàng kiêu căng gạ gẫm làm chuyện đó. Trong một cảnh tượng dài như một cơn ác mộng của phim, một kẻ trong nhóm đàn ông —một kẻ ba phải có dáng vẻ nhút nhát, cũng giống như những kẻ đồng dạng khác, đã thể hiện sự vô lễ đến tột cùng đối với những người mà hắn ta cho là có địa vị thấp kém hơn hắn ta—khi hắn ta tát liên tiếp vào Tiểu Ngọc bằng một bọc tiền, trong khi nhắc đi nhắc lại: “Tao có tiền! Tao có tiền!” Cuối cùng Tiểu Ngọc nổi cơn thịnh nộ, cô rút ra một con dao và đâm kẻ mồi chài kia đến chết.

Tiểu Huệ

Tiểu Huệ có một cuộc sống không có tương lai tại một dây chuyền lắp ráp. Sự chán chường bị đẩy lên đỉnh điểm khi trong một lần, Tiểu Huệ phá hỏng luật lệ của công ty, tán gẫu trong khi làm việc, gây nên tai nạn lao động cho một đồng nghiệp. Trước chỉ thị phải làm việc với tất cả thu nhập sẽ được đền bù cho người đồng nghiệp bị chấn thương kia, anh chàng công nhân nhà máy trẻ Tiểu Huệ chạy trốn tới thành phố Đông Quan với hy vọng sẽ kiếm được thêm nhiều tiền. Anh tìm được một công việc tại một hộp đêm, và tìm được cho mình một người yêu là một kỹ nữ.

Nhưng giấc mơ của Tiểu Huệ đã tan thành mây khói khi anh phát hiện ra người yêu của anh không thể rời bỏ công việc bởi vì cô cần phải chu cấp cho gia đình. Tiểu Huệ trở lại làm việc tại một dây chuyền lắp ráp khác. Nhưng, người đồng nghiệp bị chấn thương trước kia lần ra được địa chỉ của Tiểu Huệ. Bị đòi phải trả khoản tiền bồi thường, cùng lúc, nhận tin mẹ yêu cầu gửi thêm tiền về quê nhà, Tiểu Huệ đã nhảy từ mái nhà xuống tự tử.

Việc Tiểu Huệ nhảy tự vẫn đã một lần nữa nhắc nhở chúng ta về tình trạng của những người công nhân làm việc cho Foxconn ở Trung Quốc cũng như về sự phân biệt giàu-nghèo giữa một bên là các vùng kinh tế phát triển, với một bên khu vực nông thôn còn lạc hậu, nơi mà người dân luôn đinh ninh rằng họ có thể kiếm đươc nhiều tiền ở Quảng Đông. Những người này kỳ vọng vào khả năng chi trả cho mọi thứ của những ai đến Quảng đông làm việc, từ tiền xây nhà, tiền tổ chức đám cưới cho các thành viên trong gia đình, tiền chi phí thuốc men của cha mẹ, cho đến tiền cấp dưỡng cho những đứa em ruột cũng như tiền đóng học phí cho con chú con bác.

Có một cảnh phim, trong đó Tiểu Huệ nói đi nói lại qua điện thoại rằng anh không hề tiêu xài phung phí, một người có thể đoán rằng ở bên kia đường dây điện thoại, mẹ của Tiểu Huệ, với những kỳ vọng về số tiền mà con trai bà kiếm được, đang trách mắng anh vì anh đã gửi quá ít tiền về nhà.

Tình trạng này cũng xảy ra với rất nhiều công nhân nhà máy và nhân viên văn phòng tại Thâm Quyến.

Trung Quốc: Một Đất Nước Mà Số Phận Của Người Dân Đã Được Định Đoạt

Trên quan điểm của tôi, bản chất bộ phim của Cổ Chương Kha là một bức tranh miêu tả sự thực về thực trạng của Trung Quốc vào thế kỷ 21: nó cho thấy mặt tối của đất nước này, sự vô vọng của người dân, và sự phản kháng của một số bộ phận người dân trước thực trạng.

Giống như tôi đã chỉ ra trước đó, Trung Quốc có các đặc điểm của một xã hội cận đại, và thành công của mỗi từng cá nhân phụ thuộc không chỉ vào nỗ lực của tự thân mà còn vào nguồn gốc xuất thân của cá nhân đó. Nói cách khác, những người dân thuộc tầng lớp bình dân sẽ bị từ chối khả năng phát triển, kể cả khi họ nhận được một nền giáo dục đại học; họ sẽ chỉ có thể nhận được một mức lương khiêm tốn bởi hiện trạng của một thị trường có nguồn cung lao động thừa thãi, trong khi con cái của những quan chức cấp cao và những người giàu có thường sẽ nắm giữ độc quyền trên hầu hết các cơ hội để kiếm được các công việc tốt hơn.

Ngay từ thời điểm bắt đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia trì trệ, nơi mà số phận của người dân đã được định trước và không thể được thay đổi. Và tôi tin rằng đây là lý do tại sao đạo diễn Cổ lại đặt một cái tựa đề mang tính định mệnh như vậy cho bộ phim này.

Hà Thanh Liên là một nhà kinh tế và một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc hiện đang sinh sống tại Mỹ. Bà là tác giả của cuốn sách “Cạm Bẫy Trung Quốc”, trong đó thảo luận về nạn tham nhũng trong những cải cách kinh tế của Trung Quốc vào đầu những năm 90. Ngoài ra, bà là tác giả của cuốn “Đám Sương Kiểm Duyệt: Sự Kiểm Soát Truyền Thông ở Trung Quốc”, trong đó đề cập đến sự kiểm soát và hạn chế luồng thông tin của giới báo chí. Bà thường xuyên viết những bài bình luận về các vấn đề kinh tế và xã hội của Trung Quốc đương thời. Bài viết trên được đăng bản gốc trên blog của bà Hà Thanh Liên.

Các quan điểm được nêu lên trong bài viết này là ý kiến chủ quan của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Báo Đại Kỷ Nguyên.

http://vietdaikynguyen.com/v3/6927-bo-phim-thien-chu-dinh-thuc-trang-trung-quoc-the-ky-21/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm