Mỗi Ngày Một Chuyện
Bỏ đồng minh Mỹ xoay sang TQ, 2 năm sau Duterte được gì?
Duterte vẫn chưa mang về cho nước ông những lợi lộc đáng kể
Tư liệu- Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, phải, bắt tay TT Philippines Rodrigo Duterte trước cuộc gặp song phương tại Diễn đàn Vành đai Con Đường ở Bắc Kinh, ngày 15/5/2017..Chia sẻHai năm sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ruồng bỏ đồng minh Mỹ và xoay sang Trung Quốc để đổi lấy các lợi lộc kinh tế, ông Duterte vẫn chưa mang về cho nước ông những lợi lộc đáng kể, theo Reuters.Sau chuyến đi Bắc Kinh năm 2016, ông Duterte về nước với những cam kết của Bắc Kinh sẽ cho vay cũng như đầu tư khoảng 24 tỷ USD, kể cả cho các dự án quy mô đầy tham vọng của ông Duterte để canh tân cơ sở hạ tầng Philippines. Lúc đó, ông Duterte không tiếc lời chỉ trích Mỹ, thậm chí nói Washington đối xử tệ với Philippines ‘như một con chó’, và vì vậy xoay sang Trung Quốc sẽ tốt hơn cho nước ông.Nhưng cho tới giờ, chỉ có một phần nhỏ các cam kết của Trung Quốc cho Philippines trở thành hiện thực, khiến ông Duterte bị chỉ trích là đã đồng lõa để cho phép Trung Quốc trở thành mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia, và rằng ông đã bị Bắc Kinh ‘sỏ mũi’.Richard Heydarian, một nhà phân tích quốc phòng và an ninh ở Manila, nói khi Chủ tịch TQ đi thăm Philippines tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập chi tiền ra thực hiện những cam kết để ông có thể biện minh cho những nhượng bộ có tính cách địa chính trị của ông.Ông Heydarian nói:“Nếu không, chắc chắn chúng ta có thể kết luận rằng những hứa hẹn và cam kết đó chỉ là những lời nói rỗng, và Philippines đã bị Bắc Kinh lừa đảo. Sự ngây ngô của ông Duterte với Trung Quốc là một vố chiến lược cho Bắc Kinh, không còn nghi ngờ gì nữa. ”Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin Diokno nói kỳ vọng rằng tất cả các cam kết của Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực chỉ sau hai năm, là không hợp lý, nhưng các giới chức ở Manila hy vọng sự can thiệp của ông Tập sau chuyến công du Philippines có thể giúp đẩy mạnh các dự án đó.Kế hoạch quy mô của ông Duterte để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng “Build, Build, Build”, là trọng tâm của chiến lược kinh tế của Tổng thống Philippines, bao gồm 75 dự án ưu tiên, trong đó khoảng phân nửa dành riêng cho các khoản vay, trợ cấp hoặc đầu tư của Trung Quốc.Tuy nhiên, theo các tài liệu của chính phủ Philippines có thể được truy cập mà Reuters đã xem qua, chỉ có 3 dự án, hai chiếc cầu và một cơ sở thủy lợi, trị giá chung là 167 triệu đồng, là đã bắt đầu được xúc tiến.Cam kết đầu tư vào Philippines của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ lên tới 33 triệu USD, khoảng 40% của Hoa Kỳ và khoảng 1/7 các cam kết của Nhật Bản.Sở Thống kê PhilippinesPhần còn lại, gồm ba dự án đường sắt, ba đường cao tốc và chín cây cầu, vẫn nằm trong giai đoạn quy hoạch và phân bố ngân sách, hoặc đang chờ Bắc Kinh phê duyệt tài chính, hoặc là đang trong giai đoạn chọn nhà thầu Trung Quốc.Cam kết đầu tư vào Philippines của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ lên tới 33 triệu USD, khoảng 40% của Hoa Kỳ và khoảng 1/7 các cam kết của Nhật Bản, theo Sở Thống kê Philippines, theo xu hướng tương tự như năm trước đó.Giao thương giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng đáng kể, nhưng dữ liệu cho thấy phần lớn chỉ có lợi cho Trung Quốc.Áp lực tăngÔng Duterte không tiếc lời ca tụng Trung Quốc, ngay cả nói ông “yêu” ông Tập, thậm chí có lúc còn đùa rằng Philippines là "một tỉnh của Trung Quốc".Nhiều người dân thường Philippines cũng như các luật sư quốc tế và các nhà ngoại giao đều bày tỏ phẫn nộ về việc ông Duterte từ khước ngay cả nêu lên với Trung Quốc việc Philippines đã thắng trong vụ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016, khi tòa án quốc tế tại La Haye ra phán quyết trao phần thắng cho Philippines, và khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông là “vô căn cứ”.Ngoài ra, ông Duterte còn chống lại việc các nước Đông Nam Á đưa ra một lập trường thống nhất chống hành động quân sự hóa của Bắc Kinh tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tuần trước, ông Duterte cảnh báo chớ nên gây hiềm khích, bởi vì, theo lời ông, Biển Đông "bây giờ đã nằm trong tay của Trung Quốc".Nhà phân tích Heydarian nói nếu ông Duterte không chứng minh được là chiến lược xoay sang Trung Quốc của ông đã mang về lợi ích kinh tế cho Philippines, thì vị thế của ông sẽ bị suy yếu trước các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, mà kết quả có thể định đoạt sự thành công hay thất bại của nhiệm kỳ tổng thống của ông.San Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bỏ đồng minh Mỹ xoay sang TQ, 2 năm sau Duterte được gì?
Duterte vẫn chưa mang về cho nước ông những lợi lộc đáng kể
Tư liệu- Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, phải, bắt tay TT Philippines Rodrigo Duterte trước cuộc gặp song phương tại Diễn đàn Vành đai Con Đường ở Bắc Kinh, ngày 15/5/2017..Chia sẻHai năm sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ruồng bỏ đồng minh Mỹ và xoay sang Trung Quốc để đổi lấy các lợi lộc kinh tế, ông Duterte vẫn chưa mang về cho nước ông những lợi lộc đáng kể, theo Reuters.Sau chuyến đi Bắc Kinh năm 2016, ông Duterte về nước với những cam kết của Bắc Kinh sẽ cho vay cũng như đầu tư khoảng 24 tỷ USD, kể cả cho các dự án quy mô đầy tham vọng của ông Duterte để canh tân cơ sở hạ tầng Philippines. Lúc đó, ông Duterte không tiếc lời chỉ trích Mỹ, thậm chí nói Washington đối xử tệ với Philippines ‘như một con chó’, và vì vậy xoay sang Trung Quốc sẽ tốt hơn cho nước ông.Nhưng cho tới giờ, chỉ có một phần nhỏ các cam kết của Trung Quốc cho Philippines trở thành hiện thực, khiến ông Duterte bị chỉ trích là đã đồng lõa để cho phép Trung Quốc trở thành mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia, và rằng ông đã bị Bắc Kinh ‘sỏ mũi’.Richard Heydarian, một nhà phân tích quốc phòng và an ninh ở Manila, nói khi Chủ tịch TQ đi thăm Philippines tuần này, ông Duterte sẽ cần ông Tập chi tiền ra thực hiện những cam kết để ông có thể biện minh cho những nhượng bộ có tính cách địa chính trị của ông.Ông Heydarian nói:“Nếu không, chắc chắn chúng ta có thể kết luận rằng những hứa hẹn và cam kết đó chỉ là những lời nói rỗng, và Philippines đã bị Bắc Kinh lừa đảo. Sự ngây ngô của ông Duterte với Trung Quốc là một vố chiến lược cho Bắc Kinh, không còn nghi ngờ gì nữa. ”Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin Diokno nói kỳ vọng rằng tất cả các cam kết của Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực chỉ sau hai năm, là không hợp lý, nhưng các giới chức ở Manila hy vọng sự can thiệp của ông Tập sau chuyến công du Philippines có thể giúp đẩy mạnh các dự án đó.Kế hoạch quy mô của ông Duterte để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng “Build, Build, Build”, là trọng tâm của chiến lược kinh tế của Tổng thống Philippines, bao gồm 75 dự án ưu tiên, trong đó khoảng phân nửa dành riêng cho các khoản vay, trợ cấp hoặc đầu tư của Trung Quốc.Tuy nhiên, theo các tài liệu của chính phủ Philippines có thể được truy cập mà Reuters đã xem qua, chỉ có 3 dự án, hai chiếc cầu và một cơ sở thủy lợi, trị giá chung là 167 triệu đồng, là đã bắt đầu được xúc tiến.Cam kết đầu tư vào Philippines của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ lên tới 33 triệu USD, khoảng 40% của Hoa Kỳ và khoảng 1/7 các cam kết của Nhật Bản.Sở Thống kê PhilippinesPhần còn lại, gồm ba dự án đường sắt, ba đường cao tốc và chín cây cầu, vẫn nằm trong giai đoạn quy hoạch và phân bố ngân sách, hoặc đang chờ Bắc Kinh phê duyệt tài chính, hoặc là đang trong giai đoạn chọn nhà thầu Trung Quốc.Cam kết đầu tư vào Philippines của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay chỉ lên tới 33 triệu USD, khoảng 40% của Hoa Kỳ và khoảng 1/7 các cam kết của Nhật Bản, theo Sở Thống kê Philippines, theo xu hướng tương tự như năm trước đó.Giao thương giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng đáng kể, nhưng dữ liệu cho thấy phần lớn chỉ có lợi cho Trung Quốc.Áp lực tăngÔng Duterte không tiếc lời ca tụng Trung Quốc, ngay cả nói ông “yêu” ông Tập, thậm chí có lúc còn đùa rằng Philippines là "một tỉnh của Trung Quốc".Nhiều người dân thường Philippines cũng như các luật sư quốc tế và các nhà ngoại giao đều bày tỏ phẫn nộ về việc ông Duterte từ khước ngay cả nêu lên với Trung Quốc việc Philippines đã thắng trong vụ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016, khi tòa án quốc tế tại La Haye ra phán quyết trao phần thắng cho Philippines, và khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết Biển Đông là “vô căn cứ”.Ngoài ra, ông Duterte còn chống lại việc các nước Đông Nam Á đưa ra một lập trường thống nhất chống hành động quân sự hóa của Bắc Kinh tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực tuần trước, ông Duterte cảnh báo chớ nên gây hiềm khích, bởi vì, theo lời ông, Biển Đông "bây giờ đã nằm trong tay của Trung Quốc".Nhà phân tích Heydarian nói nếu ông Duterte không chứng minh được là chiến lược xoay sang Trung Quốc của ông đã mang về lợi ích kinh tế cho Philippines, thì vị thế của ông sẽ bị suy yếu trước các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2019, mà kết quả có thể định đoạt sự thành công hay thất bại của nhiệm kỳ tổng thống của ông.San Nguyen chuyen