Truyện Ngắn & Phóng Sự
Bước đường trốn chạy
Ông sửa chiếc mũ tàng tàng trên đầu, nhìn lại mình trong gương, mỉm cười hài lòng. Từ một người trung niên, khỏe mạnh, qua tay một chuyên viên hóa trang ông đả biến thành một ông già có dáng dấp chuyên đi buôn đường dà
Một câu chuyện có thật, được viết theo lời kể của một người vừa trốn khỏi Việt Nam…
Ảnh minh họa |
Ông
sửa chiếc mũ tàng tàng trên đầu, nhìn lại mình trong gương, mỉm cười
hài lòng. Từ một người trung niên, khỏe mạnh, qua tay một chuyên viên
hóa trang ông đả biến thành một ông già có dáng dấp chuyên đi buôn
đường dài. Lần này ông đi buôn từ Việt Nam, qua Campuchia, đến Thái Lan
và không trở lại.
Công an theo dõi ông, có thể
giăng lưới ông trên mọi ngả đường, nhưng người-đi-theo ông bảo có lẽ
con đường dễ dàng và giản dị nhất ông nên bỏ trốn là đi theo các tay con
buôn đường dài, hàng trăm, ngàn người, có giấy phép hay không, đã qua
lại trên con đường băng ngang biên giới Việt-Campuchia này mỗi ngày.
Có
lẽ ông cũng không cần phải hóa trang, em ông cũng chẳng cần mất vài
triệu đồng Việt để có giấy tờ giả, passport giả để ông đóng giả đúng như
một tay con buôn đường dài. Nhiều con buôn, nhiều tay cờ bạc vượt biên
đến các sòng bài bên kia biên giới, đến tận Nam Vang, Siêm Rệp như đi
chợ. Công an biên phòng cả hai nước đã nhẵn mặt họ. Nhưng chính vì những
người qua lại biên giới công an đều nhẵn mặt, nên ông phải đề phòng.
Một người thân thiết của ông, người thuộc đường đi nước bước như lòng
bàn tay, luôn là người-đi-theo, cách ông một khoảng. Họ giả như không
quen biết. Người-đi-theo chỉ hỗ trợ khi thật cần thiết.
Người-đi-theo
dẫn đường già dặn nói với ông: “Anh đừng lo lắng lắm dù đang bị truy
nã, một người bình thường cũng qua được Thái Lan dễ dàng, như mọi người
bình thường khác. Không đi được ngả này, họ đi ngả khác.Tiền!”
Từ Sài Gòn đi Nam Vang
Ông
rẽ vào chợ Bến Thành mua ít đồ lặt vặt. Sau đó đón xe buýt đi Chợ Lớn.
Xe chạy trên đường Trần Hưng Đạo. Khi đến đường Lê Hồng Phong ông xuống
xe. Rẽ phải đường Lê Hồng Phong, đi khoảng 700 m , ông tới bến xe đi
Nam Vang. Ông vào mua vé như mọi người bình thường; trả tiền theo giá
nhà xe qui định, không ai hỏi passport. Loanh quang một lát, đến giờ xe
chạy. Chỗ của ông cách xa người-đi-sau 2 hàng ghế.
Xe
chạy khoảng 1 giờ, chú lơ xe kêu mọi người nộp passport. Ông đưa cho họ
giấy passport giả. Nhiều người chung quanh viện đủ thứ lý do không mang
theo passport, chú nhà xe vẫn thản nhiên chìa tay chờ đợi. Thay vì
passport, họ dúi vào tay chú ta 400.000. Người-đi-sau đã dặn ông nên làm
theo ‘tiêu chuẩn’ chung. Đến lúc cần chi tiền, đừng đưa nhiều quá gây
chú ý cho người nhận tiền, cũng đừng đưa ít, gây tranh cãi bất lợi. Theo
‘đúng quy trình’ thì an toàn và có vẻ là dân đi thường, dân buôn bán rõ
quy định. 400.000 tiền VN cho một chiếc hộ chiếu, quá rẻ hơn làm một
chiếc hộ chiếu dù giả hay thật.
Xe chạy, ông
kéo mũ che mắt giả vờ ngủ, tai vẫn nghe ngóng. Thỉnh thoảng mở mắt nhìn
cảnh vật thoáng trôi qua, thở dài, buồn bã. Trên đường trốn chạy, sự lo
lắng luôn rình rập theo ông, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn cảm thấy ấm áp,
hưng phấn, có sự đoàn kết khi gặp người thân thiết. Giờ đây, ngồi trên
chiếc xe đò lắc lư, giữa mấy chục người đang nửa thức nửa ngủ, ông cảm
thấy cô đơn. Dù có thoát được, biết bao giờ trở lại quê hương yêu dấu?
Tới
biên giới, nhà xe kêu xuống xe vào quán cà phê chờ. Ông theo chân mấy
người có hành lý gọn nhẹ, xách đồ bước xuống xe. Vài người mang nhiều
thứ, dặn chú phụ tài để lại trên xe, nhờ ngó chừng. Ông vào quán cà phê
cóc vỉa hè , kêu tô hủ tíu và một ly nước trà đá. Ngon hay không ông
không để ý, chỉ cần no bụng, giải khát.
Chưa
xong tô hủ tíu, một đám xe gắn máy trờ đến, những người lái xe ôm, lẫn
lộn cả Việt Miên ồn ào gọi hành khách xe N.H lên xe (vượt qua biên
giới). Đã được dặn trước, ông nhớ kỹ số xe đò, tránh lên nhầm xe N.H
khác.
Người-đi-theo trèo lên ngồi phía sau
cùng xe ông, chiếc Honda 90 cũ mèm kẹp ba rồ ga về phía biên giới, chạy
thẳng vào đồn công an Việt Nam. Ngoài cửa đồn công an có ghi biển báo:”
Xuống xe trình giấy tờ”.
Tim ông nhảy sai một nhịp, người-đi-theo bấm vào đùi ông, nói nhỏ: “Bình tĩnh, ngồi yên trên xe, coi như không có gì.”
Chiếc
Honda chạy vào đồn nhưng không ai xuống xe và không trình giấy tờ gì
hết, anh xe ôm lái sát vào bàn công an ngay phía phải xe. Ông giả bộ
nhìn qua phía khác, tai vẫn lắng nghe lời qua lại giữa anh xe ôm và
người công an:
- Xe đò nào?
- N.H.
- 2 người?
- Dạ.
Ông liếc thấy người công an hý hoáy viết gì đó rồi gật đầu cho xe qua.
Qua
đồn công an VN, xe chạy theo bờ ruộng khoảng hơn 1km, đường hẹp, có
lúc tưởng nhào đầu xuống ruộng. Ra đường mòn một đỗi, đến đồn công an
Campuchia bên tay trái. Họ cũng chào hỏi nhau rồi cho xe chạy qua bình
thường, không ai xuống xe, không ai hỏi giấy tờ gì. Xe chạy thêm độ 3 km
đến trạm chờ của nhà xe. Giống như ở VN, trạm chờ xe ở đây cũng là một
nhà hàng để khách có thể mua bán, ăn uống, vệ sinh.
Ông
tìm xem xe đò của mình đã đến chưa. Còn đủ thời gian để mua một chiếc
sim điện thoại tại một kiot nhỏ bên cạnh nhà hàng. Nộp thêm một ít tiền
để gọi về VN. Người bán hàng nói tiếng Việt khá sõi, chỉ cho ông cách
gọi về VN. Chỉ cần bỏ số 0, và thêm số +84, số mã vùng VN, là gọi được.
Sim điện thoại này có thể gọi các số Campuchia.
Xe
chạy thêm chừng 4 tiếng đồng hồ thì đến Nam Vang. Người-đi-theo dẫn
ông đến một khách sạn nhỏ mua vé trọ qua đêm. Cả hai người cùng mua vé
xe đò ngay chiều hôm đó. Sáng mai, thức dậy họ có thể ra xe ngay. Không
có hoặc không muốn trình hộ chiếu cho nhà xe, người ta chỉ mua vé đến
cửa khẩu Poipet. Hai người chọn cách này. Có thể trả bằng tiền Việt,
Miên hay Đô la , khoảng 20 đô. Từ đây họ có thể đi bên cạnh nhau.
Cảnh
vật xứ Campuchia khác với Việt Nam nhưng không làm ông vơi đi phần nào
sự buồn bã ngày đầu xa quê hương. Nó đã quá quen với ông. Từng thửa
ruộng lúa, chòm thốt nốt, xóm làng, nhà sàn cao cẳng trôi qua cửa xe
nhắc ông đến thời gian cầm súng lăn lộn trên chiến trường B2. Cảnh thanh
bình, có một thời bị cày nát, xé toạc bởi bom đạn của những con người
bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng thù hận nhau. Máu và thịt xương của hàng
chục ngàn người, một thời xưng tụng nhau là anh em môi hở răng lạnh, đã
vô nghĩa đổ ra trên vương quốc xinh đẹp này. Nước mắt ứa ra khi hình ảnh
quê hương hiện về trong trí ông. Cũng thế, quê hương ông cũng nhìn như
êm ả, nhưng đất đai bị xé nát, bị cướp bóc bởi đủ thứ tập đoàn; ngầm
dưới cái vẻ êm ả, chứa chất đầy nỗi nhọc nhằn chịu đựng, tủi nhục, bao
mối đe dọa, khủng bố mà ông là một trong nhiều nạn nhân. Ông thiếp đi
với những giấc mơ kinh hoàng, giật mình tỉnh dậy, vã mồ hôi trong chiếc
xe đò máy lạnh.
Hai người theo chân hành khách
xuống xe tại cửa khẩu. Tại đây người ta xài đồng Bath của Thái, họ
không xài đô la. 100 USD tương đương 3.450 Bath theo giá chợ đen.
Ông
đổi 200 USD. Nhiều người trong số làm nghề đổi tiền nói tiếng Việt. Họ
sà vào đám hành khách vừa xuống xe mời chào mua sim điện thoại dùng bên
Thái. Những người đi buôn thường xuyên có sẵn sim cũ không cần mua sim
mới. Những người cần sim mới hầu hết mua sim thường không cần đến sim 3G
hay 4G ( ba gờ, bốn gờ, như cách họ gọi). Ông nạp thêm 300 Bath cho các
cuộc gọi sẽ cần đến trên xứ Thái. Nơi đây ông sẽ phải nói chuyện với
một số người. Những người dẫn đường qua biên giới cũng lẫn lộn trong số
người bán sim này, họ nói đủ thứ tiếng Việt, Miên, Thái, cả tiếng Anh,
tiếng Pháp, lẫn tiếng Hoa. Thật là một cái chợ quốc tế lạ đời, rất sinh
động, bất hợp pháp, kín đáo nhưng công khai.
Giá
vượt biên 3000 Bath cho mỗi người. Người ta hứa sẽ đưa ông đến tận
Bangkok. Người-đi-sau dặn dò ông thêm một vài chi tiết khi đến thủ đô
Thái Lan, vẫy chào ông đang cùng nhiều người đi qua biên giới.
Họ
thỏa thuận với ông tới Bangkok mới lấy tiền, nhưng người đàn bà dẫn
ông đi chỉ đưa ông tới bên 1 con suối nhỏ, đưa 3 ngón tay ra trước mặt
ông, và nói cả 2, 3 thứ tiếng cùng một lúc, ông chỉ nghe được hai
tiếng, money và tiền tiền. Ông còn ngờ ngợ, người đàn bà móc trong túi
ra 3000 Bath, xòe ra cho ông thấy, rồi chỉ vào túi ông, chỉ vào bà ta,
nói tiền, tiền. Nhìn người bên cạnh đang móc tiền ra trả, ông cũng đành
móc túi. Người đàn bà sau khi nắm tiền công trong tay, chỉ dấu bảo ông
theo bà qua suối. Nước chảy xiết, nhưng chỉ đến đầu gối, tuy nhiên phải
đi vòng vèo, có lẽ để tránh chỗ sâu.
Đến Bangkok
Qua
suối, người đàn bà đẫn ông vòng vèo qua khu rừng thưa nhỏ, đến một xe
taxi đang chờ sẵn. Bà ta trao một phần tiền công cho anh tài xế. Sau khi
người tài xế đếm lại tiền, người đàn bà dẫn đường vỗ vai ông thân
thiện, mở cửa xe cho ông vào, giơ ngón tay cái, ra dấu cho ông yên tâm
đi với anh taxi, rồi quầy quả trở lại. Người tài xế quay lại ông cũng
giơ ngón tay cái, gật đầu cười nói vài câu ông nghe không rõ. Chờ một
chút không thấy xe chạy, lại thấy anh tài xế xí xà xí xồ nói chuyện điện
thoại, bụng ông bắt đầu nóng. Chợt có người đến, anh tài xế lại nhận
tiền, trao đổi vài câu, nhận thêm khách. Ông thở phào nhẹ nhõm, té ra họ
chờ đủ 4 người, rồi mở máy.
Xe chạy qua nhiều
chỗ có vẻ như trạm kiểm soát nhưng không dừng đâu hết. Ông lạ lùng nhìn
những chiếc xe hơi vùn vụt chạy ngược chiều phía bên phải, nhận ra một
xứ sở khác Việt Nam. Ít nhất bây giờ ông đã ở trên phần đất tự do ngoài
Việt Nam.
Đi gần một tiếng đồng hồ, xe chạy
vào một con lộ nhỏ và chuyển khách qua taxi khác, với cùng thủ tục
chuyển khách, chuyển tiền công.
Taxi thứ hai
nầy chạy khoảng 4 tiếng đồng hồ đến Bangkok. Tất cả, kể từ khi lên xe
khởi hành lúc 7 giờ sáng ở CPC, khoảng 22 giờ khuya ông có mặt tại
Bangkok.
Bangkok đón ông bình thản như mỗi
ngày thủ đô này đón hàng ngàn người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Họ đến bằng đủ mọi phương tiện, mọi cách, trong đó không thiếu người đến
với hoàn cảnh và tâm trạng như ông. Có những người sẽ liên lạc với
UNHCR xin tỵ nạn, có những người ngay lập tức nhận được vé máy bay sang
một nước nào đó và biệt tăm hơi.
Người trốn
chạy dù đã từng đổ máu cho quê hương, với không ít huân huy chương trên
ngực, dù thiết tha yêu nước, thiết tha với gia đình, với mảnh đất từ
bao đời ông, cha và chính ông đã đổ mồ hôi xuống, vẫn phải cắn răng,
nuốt nước mắt ra đi. Hy vọng ngày trở về.
Quang Nguyên
(Phóng viên thường trú của VNTB tại Washington)
(VNTB)
Bước đường trốn chạy
Ông sửa chiếc mũ tàng tàng trên đầu, nhìn lại mình trong gương, mỉm cười hài lòng. Từ một người trung niên, khỏe mạnh, qua tay một chuyên viên hóa trang ông đả biến thành một ông già có dáng dấp chuyên đi buôn đường dà
Một câu chuyện có thật, được viết theo lời kể của một người vừa trốn khỏi Việt Nam…
Ảnh minh họa |
Ông
sửa chiếc mũ tàng tàng trên đầu, nhìn lại mình trong gương, mỉm cười
hài lòng. Từ một người trung niên, khỏe mạnh, qua tay một chuyên viên
hóa trang ông đả biến thành một ông già có dáng dấp chuyên đi buôn
đường dài. Lần này ông đi buôn từ Việt Nam, qua Campuchia, đến Thái Lan
và không trở lại.
Công an theo dõi ông, có thể
giăng lưới ông trên mọi ngả đường, nhưng người-đi-theo ông bảo có lẽ
con đường dễ dàng và giản dị nhất ông nên bỏ trốn là đi theo các tay con
buôn đường dài, hàng trăm, ngàn người, có giấy phép hay không, đã qua
lại trên con đường băng ngang biên giới Việt-Campuchia này mỗi ngày.
Có
lẽ ông cũng không cần phải hóa trang, em ông cũng chẳng cần mất vài
triệu đồng Việt để có giấy tờ giả, passport giả để ông đóng giả đúng như
một tay con buôn đường dài. Nhiều con buôn, nhiều tay cờ bạc vượt biên
đến các sòng bài bên kia biên giới, đến tận Nam Vang, Siêm Rệp như đi
chợ. Công an biên phòng cả hai nước đã nhẵn mặt họ. Nhưng chính vì những
người qua lại biên giới công an đều nhẵn mặt, nên ông phải đề phòng.
Một người thân thiết của ông, người thuộc đường đi nước bước như lòng
bàn tay, luôn là người-đi-theo, cách ông một khoảng. Họ giả như không
quen biết. Người-đi-theo chỉ hỗ trợ khi thật cần thiết.
Người-đi-theo
dẫn đường già dặn nói với ông: “Anh đừng lo lắng lắm dù đang bị truy
nã, một người bình thường cũng qua được Thái Lan dễ dàng, như mọi người
bình thường khác. Không đi được ngả này, họ đi ngả khác.Tiền!”
Từ Sài Gòn đi Nam Vang
Ông
rẽ vào chợ Bến Thành mua ít đồ lặt vặt. Sau đó đón xe buýt đi Chợ Lớn.
Xe chạy trên đường Trần Hưng Đạo. Khi đến đường Lê Hồng Phong ông xuống
xe. Rẽ phải đường Lê Hồng Phong, đi khoảng 700 m , ông tới bến xe đi
Nam Vang. Ông vào mua vé như mọi người bình thường; trả tiền theo giá
nhà xe qui định, không ai hỏi passport. Loanh quang một lát, đến giờ xe
chạy. Chỗ của ông cách xa người-đi-sau 2 hàng ghế.
Xe
chạy khoảng 1 giờ, chú lơ xe kêu mọi người nộp passport. Ông đưa cho họ
giấy passport giả. Nhiều người chung quanh viện đủ thứ lý do không mang
theo passport, chú nhà xe vẫn thản nhiên chìa tay chờ đợi. Thay vì
passport, họ dúi vào tay chú ta 400.000. Người-đi-sau đã dặn ông nên làm
theo ‘tiêu chuẩn’ chung. Đến lúc cần chi tiền, đừng đưa nhiều quá gây
chú ý cho người nhận tiền, cũng đừng đưa ít, gây tranh cãi bất lợi. Theo
‘đúng quy trình’ thì an toàn và có vẻ là dân đi thường, dân buôn bán rõ
quy định. 400.000 tiền VN cho một chiếc hộ chiếu, quá rẻ hơn làm một
chiếc hộ chiếu dù giả hay thật.
Xe chạy, ông
kéo mũ che mắt giả vờ ngủ, tai vẫn nghe ngóng. Thỉnh thoảng mở mắt nhìn
cảnh vật thoáng trôi qua, thở dài, buồn bã. Trên đường trốn chạy, sự lo
lắng luôn rình rập theo ông, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn cảm thấy ấm áp,
hưng phấn, có sự đoàn kết khi gặp người thân thiết. Giờ đây, ngồi trên
chiếc xe đò lắc lư, giữa mấy chục người đang nửa thức nửa ngủ, ông cảm
thấy cô đơn. Dù có thoát được, biết bao giờ trở lại quê hương yêu dấu?
Tới
biên giới, nhà xe kêu xuống xe vào quán cà phê chờ. Ông theo chân mấy
người có hành lý gọn nhẹ, xách đồ bước xuống xe. Vài người mang nhiều
thứ, dặn chú phụ tài để lại trên xe, nhờ ngó chừng. Ông vào quán cà phê
cóc vỉa hè , kêu tô hủ tíu và một ly nước trà đá. Ngon hay không ông
không để ý, chỉ cần no bụng, giải khát.
Chưa
xong tô hủ tíu, một đám xe gắn máy trờ đến, những người lái xe ôm, lẫn
lộn cả Việt Miên ồn ào gọi hành khách xe N.H lên xe (vượt qua biên
giới). Đã được dặn trước, ông nhớ kỹ số xe đò, tránh lên nhầm xe N.H
khác.
Người-đi-theo trèo lên ngồi phía sau
cùng xe ông, chiếc Honda 90 cũ mèm kẹp ba rồ ga về phía biên giới, chạy
thẳng vào đồn công an Việt Nam. Ngoài cửa đồn công an có ghi biển báo:”
Xuống xe trình giấy tờ”.
Tim ông nhảy sai một nhịp, người-đi-theo bấm vào đùi ông, nói nhỏ: “Bình tĩnh, ngồi yên trên xe, coi như không có gì.”
Chiếc
Honda chạy vào đồn nhưng không ai xuống xe và không trình giấy tờ gì
hết, anh xe ôm lái sát vào bàn công an ngay phía phải xe. Ông giả bộ
nhìn qua phía khác, tai vẫn lắng nghe lời qua lại giữa anh xe ôm và
người công an:
- Xe đò nào?
- N.H.
- 2 người?
- Dạ.
Ông liếc thấy người công an hý hoáy viết gì đó rồi gật đầu cho xe qua.
Qua
đồn công an VN, xe chạy theo bờ ruộng khoảng hơn 1km, đường hẹp, có
lúc tưởng nhào đầu xuống ruộng. Ra đường mòn một đỗi, đến đồn công an
Campuchia bên tay trái. Họ cũng chào hỏi nhau rồi cho xe chạy qua bình
thường, không ai xuống xe, không ai hỏi giấy tờ gì. Xe chạy thêm độ 3 km
đến trạm chờ của nhà xe. Giống như ở VN, trạm chờ xe ở đây cũng là một
nhà hàng để khách có thể mua bán, ăn uống, vệ sinh.
Ông
tìm xem xe đò của mình đã đến chưa. Còn đủ thời gian để mua một chiếc
sim điện thoại tại một kiot nhỏ bên cạnh nhà hàng. Nộp thêm một ít tiền
để gọi về VN. Người bán hàng nói tiếng Việt khá sõi, chỉ cho ông cách
gọi về VN. Chỉ cần bỏ số 0, và thêm số +84, số mã vùng VN, là gọi được.
Sim điện thoại này có thể gọi các số Campuchia.
Xe
chạy thêm chừng 4 tiếng đồng hồ thì đến Nam Vang. Người-đi-theo dẫn
ông đến một khách sạn nhỏ mua vé trọ qua đêm. Cả hai người cùng mua vé
xe đò ngay chiều hôm đó. Sáng mai, thức dậy họ có thể ra xe ngay. Không
có hoặc không muốn trình hộ chiếu cho nhà xe, người ta chỉ mua vé đến
cửa khẩu Poipet. Hai người chọn cách này. Có thể trả bằng tiền Việt,
Miên hay Đô la , khoảng 20 đô. Từ đây họ có thể đi bên cạnh nhau.
Cảnh
vật xứ Campuchia khác với Việt Nam nhưng không làm ông vơi đi phần nào
sự buồn bã ngày đầu xa quê hương. Nó đã quá quen với ông. Từng thửa
ruộng lúa, chòm thốt nốt, xóm làng, nhà sàn cao cẳng trôi qua cửa xe
nhắc ông đến thời gian cầm súng lăn lộn trên chiến trường B2. Cảnh thanh
bình, có một thời bị cày nát, xé toạc bởi bom đạn của những con người
bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng thù hận nhau. Máu và thịt xương của hàng
chục ngàn người, một thời xưng tụng nhau là anh em môi hở răng lạnh, đã
vô nghĩa đổ ra trên vương quốc xinh đẹp này. Nước mắt ứa ra khi hình ảnh
quê hương hiện về trong trí ông. Cũng thế, quê hương ông cũng nhìn như
êm ả, nhưng đất đai bị xé nát, bị cướp bóc bởi đủ thứ tập đoàn; ngầm
dưới cái vẻ êm ả, chứa chất đầy nỗi nhọc nhằn chịu đựng, tủi nhục, bao
mối đe dọa, khủng bố mà ông là một trong nhiều nạn nhân. Ông thiếp đi
với những giấc mơ kinh hoàng, giật mình tỉnh dậy, vã mồ hôi trong chiếc
xe đò máy lạnh.
Hai người theo chân hành khách
xuống xe tại cửa khẩu. Tại đây người ta xài đồng Bath của Thái, họ
không xài đô la. 100 USD tương đương 3.450 Bath theo giá chợ đen.
Ông
đổi 200 USD. Nhiều người trong số làm nghề đổi tiền nói tiếng Việt. Họ
sà vào đám hành khách vừa xuống xe mời chào mua sim điện thoại dùng bên
Thái. Những người đi buôn thường xuyên có sẵn sim cũ không cần mua sim
mới. Những người cần sim mới hầu hết mua sim thường không cần đến sim 3G
hay 4G ( ba gờ, bốn gờ, như cách họ gọi). Ông nạp thêm 300 Bath cho các
cuộc gọi sẽ cần đến trên xứ Thái. Nơi đây ông sẽ phải nói chuyện với
một số người. Những người dẫn đường qua biên giới cũng lẫn lộn trong số
người bán sim này, họ nói đủ thứ tiếng Việt, Miên, Thái, cả tiếng Anh,
tiếng Pháp, lẫn tiếng Hoa. Thật là một cái chợ quốc tế lạ đời, rất sinh
động, bất hợp pháp, kín đáo nhưng công khai.
Giá
vượt biên 3000 Bath cho mỗi người. Người ta hứa sẽ đưa ông đến tận
Bangkok. Người-đi-sau dặn dò ông thêm một vài chi tiết khi đến thủ đô
Thái Lan, vẫy chào ông đang cùng nhiều người đi qua biên giới.
Họ
thỏa thuận với ông tới Bangkok mới lấy tiền, nhưng người đàn bà dẫn
ông đi chỉ đưa ông tới bên 1 con suối nhỏ, đưa 3 ngón tay ra trước mặt
ông, và nói cả 2, 3 thứ tiếng cùng một lúc, ông chỉ nghe được hai
tiếng, money và tiền tiền. Ông còn ngờ ngợ, người đàn bà móc trong túi
ra 3000 Bath, xòe ra cho ông thấy, rồi chỉ vào túi ông, chỉ vào bà ta,
nói tiền, tiền. Nhìn người bên cạnh đang móc tiền ra trả, ông cũng đành
móc túi. Người đàn bà sau khi nắm tiền công trong tay, chỉ dấu bảo ông
theo bà qua suối. Nước chảy xiết, nhưng chỉ đến đầu gối, tuy nhiên phải
đi vòng vèo, có lẽ để tránh chỗ sâu.
Đến Bangkok
Qua
suối, người đàn bà đẫn ông vòng vèo qua khu rừng thưa nhỏ, đến một xe
taxi đang chờ sẵn. Bà ta trao một phần tiền công cho anh tài xế. Sau khi
người tài xế đếm lại tiền, người đàn bà dẫn đường vỗ vai ông thân
thiện, mở cửa xe cho ông vào, giơ ngón tay cái, ra dấu cho ông yên tâm
đi với anh taxi, rồi quầy quả trở lại. Người tài xế quay lại ông cũng
giơ ngón tay cái, gật đầu cười nói vài câu ông nghe không rõ. Chờ một
chút không thấy xe chạy, lại thấy anh tài xế xí xà xí xồ nói chuyện điện
thoại, bụng ông bắt đầu nóng. Chợt có người đến, anh tài xế lại nhận
tiền, trao đổi vài câu, nhận thêm khách. Ông thở phào nhẹ nhõm, té ra họ
chờ đủ 4 người, rồi mở máy.
Xe chạy qua nhiều
chỗ có vẻ như trạm kiểm soát nhưng không dừng đâu hết. Ông lạ lùng nhìn
những chiếc xe hơi vùn vụt chạy ngược chiều phía bên phải, nhận ra một
xứ sở khác Việt Nam. Ít nhất bây giờ ông đã ở trên phần đất tự do ngoài
Việt Nam.
Đi gần một tiếng đồng hồ, xe chạy
vào một con lộ nhỏ và chuyển khách qua taxi khác, với cùng thủ tục
chuyển khách, chuyển tiền công.
Taxi thứ hai
nầy chạy khoảng 4 tiếng đồng hồ đến Bangkok. Tất cả, kể từ khi lên xe
khởi hành lúc 7 giờ sáng ở CPC, khoảng 22 giờ khuya ông có mặt tại
Bangkok.
Bangkok đón ông bình thản như mỗi
ngày thủ đô này đón hàng ngàn người đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Họ đến bằng đủ mọi phương tiện, mọi cách, trong đó không thiếu người đến
với hoàn cảnh và tâm trạng như ông. Có những người sẽ liên lạc với
UNHCR xin tỵ nạn, có những người ngay lập tức nhận được vé máy bay sang
một nước nào đó và biệt tăm hơi.
Người trốn
chạy dù đã từng đổ máu cho quê hương, với không ít huân huy chương trên
ngực, dù thiết tha yêu nước, thiết tha với gia đình, với mảnh đất từ
bao đời ông, cha và chính ông đã đổ mồ hôi xuống, vẫn phải cắn răng,
nuốt nước mắt ra đi. Hy vọng ngày trở về.
Quang Nguyên
(Phóng viên thường trú của VNTB tại Washington)
(VNTB)