Mỗi Ngày Một Chuyện
CÁI BẮT TAY KHƯỚC TỪ !
Rất tiếc, Trung Sĩ Nguyễn Sơn thẳng thừng từ chối không bắt tay Trung Tá Bùi Tín với câu nói : "Tôi đang làm nhiệm vụ được trao phó, không thể bắt tay với ông".
"The Refused Handshake"
Xứng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Người trong hình bên tay trái là Trung Sĩ VNCH Nguyễn Sơn. Còn người bên phải chìa tay ra bắt là Trung Tá Bùi Tín - Phóng viên Báo Quân Đội Nhân dân - VNDCCH.
Nguyễn Sơn là một hạ sĩ quan thuộc Tiểu Đoàn 23/ Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân. Vào tháng 10 năm 1972, Trung Sĩ Nguyễn Sơn được đơn vị gởi về Sài Gòn để học khoá Thái Cực Đạo trung cấp, sau đó đươc thuyên chuyển về Toán Cận Vệ thuộc Bộ Chỉ Huy Trung Ương/ Biệt Động Quân/ QLVNCH vào đầu năm 1973.
Ngày 5 tháng 2 năm 1973, Trung Sĩ Nguyễn Sơn và nhiều quân nhân khác thuộc Toán Cận Vệ được phái đến bảo vệ cho quan khách tại một cuộc họp báo chí quốc tế ở Thủ đô Sài Gòn, cuộc họp này là để ra mắt Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên.
Lúc đó Trung Sĩ Nguyễn Sơn đứng bên phải trên lối đi vào phòng họp. Trước hàng trăm ký giả quốc tế, Trung Tá Bùi Tín đã bước đến muốn bắt tay với Trung Sĩ Nguyễn Sơn nhằm cho mọi người thấy sự thân thiện của cán bộ cộng sản. Rất tiếc, Trung Sĩ Nguyễn Sơn thẳng thừng từ chối không bắt tay Trung Tá Bùi Tín với câu nói : "Tôi đang làm nhiệm vụ được trao phó, không thể bắt tay với ông".
Trung Tá Bùi Tín cười xuề xoà và vỗ vai Trung Sĩ Nguyễn Sơn trước khi đi vào phòng họp.
Đó là một hành động mang tính biểu tượng cho thái độ của hai bên đối với Hiệp định Paris. Phía VNCH từ chối tổ chức tổng tuyển cử thành lập Chính phủ liên hiệp 3 thành phần theo HĐ Paris - sau này được khẳng định qua tuyên bố lập trường "4 Không" của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
Trung Tá Bùi Tín sau này lên Thượng Tá, làm đến chức Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam. Tuy nhiên, Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của ĐCS Pháp), rồi quyết định không về nước mà xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để "đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền" theo cách của ông. Từ đó, ông trở thành một nhà bất đồng chính kiến cho đến lúc mất.
Còn ông Nguyễn Sơn năm nay đã 70 tuổi, vẫn còn sống ở Việt Nam.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CÁI BẮT TAY KHƯỚC TỪ !
Rất tiếc, Trung Sĩ Nguyễn Sơn thẳng thừng từ chối không bắt tay Trung Tá Bùi Tín với câu nói : "Tôi đang làm nhiệm vụ được trao phó, không thể bắt tay với ông".
"The Refused Handshake"
Xứng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Người trong hình bên tay trái là Trung Sĩ VNCH Nguyễn Sơn. Còn người bên phải chìa tay ra bắt là Trung Tá Bùi Tín - Phóng viên Báo Quân Đội Nhân dân - VNDCCH.
Nguyễn Sơn là một hạ sĩ quan thuộc Tiểu Đoàn 23/ Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân. Vào tháng 10 năm 1972, Trung Sĩ Nguyễn Sơn được đơn vị gởi về Sài Gòn để học khoá Thái Cực Đạo trung cấp, sau đó đươc thuyên chuyển về Toán Cận Vệ thuộc Bộ Chỉ Huy Trung Ương/ Biệt Động Quân/ QLVNCH vào đầu năm 1973.
Ngày 5 tháng 2 năm 1973, Trung Sĩ Nguyễn Sơn và nhiều quân nhân khác thuộc Toán Cận Vệ được phái đến bảo vệ cho quan khách tại một cuộc họp báo chí quốc tế ở Thủ đô Sài Gòn, cuộc họp này là để ra mắt Ủy Ban Quân Sự Liên Hợp Bốn Bên.
Lúc đó Trung Sĩ Nguyễn Sơn đứng bên phải trên lối đi vào phòng họp. Trước hàng trăm ký giả quốc tế, Trung Tá Bùi Tín đã bước đến muốn bắt tay với Trung Sĩ Nguyễn Sơn nhằm cho mọi người thấy sự thân thiện của cán bộ cộng sản. Rất tiếc, Trung Sĩ Nguyễn Sơn thẳng thừng từ chối không bắt tay Trung Tá Bùi Tín với câu nói : "Tôi đang làm nhiệm vụ được trao phó, không thể bắt tay với ông".
Trung Tá Bùi Tín cười xuề xoà và vỗ vai Trung Sĩ Nguyễn Sơn trước khi đi vào phòng họp.
Đó là một hành động mang tính biểu tượng cho thái độ của hai bên đối với Hiệp định Paris. Phía VNCH từ chối tổ chức tổng tuyển cử thành lập Chính phủ liên hiệp 3 thành phần theo HĐ Paris - sau này được khẳng định qua tuyên bố lập trường "4 Không" của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.
Trung Tá Bùi Tín sau này lên Thượng Tá, làm đến chức Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận của ĐCS Việt Nam. Tuy nhiên, Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của ĐCS Pháp), rồi quyết định không về nước mà xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để "đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền" theo cách của ông. Từ đó, ông trở thành một nhà bất đồng chính kiến cho đến lúc mất.
Còn ông Nguyễn Sơn năm nay đã 70 tuổi, vẫn còn sống ở Việt Nam.