Mỗi Ngày Một Chuyện
CÁI BÙA - CAO MỴ NHÂN
CÁI BÙA - CAO MỴ NHÂN
Thời mẹ tôi xưa, đã không còn mặc yếm, mặc dầu vẫn có yếm để làm của thôi,
chứ bấy giờ ba tôi đã từ trường Bưởi Hà Nội ra, đã học bên Lục Lộ,
tức là Công Chánh, để được bổ nhiệm lên Chapa Lao Kay, giữ cái chức vụ
giám đốc Sở Máy Đèn kiêm Sở Máy Nước Chapa, thì mẹ tôi váy sồi yếm
đũi sao được?
Chapa là làng nghỉ mát của Tây thủa đó, các thập niên 30, 40 thế kỷ
trước, cao điểm là cuối 30, đầu 40, anh chị em tôi đều được sinh
ra và lớn lên ở xứ sở của người Mèo, nói theo dân Kinh ...Hà Nội, thì gia
đình tôi cư ngụ chính ở lâm nguyên thượng du Bắc Việt.
Thế mà ba tôi vẫn có những người tình ...thơm phức từ Thăng Long thành
...Hoài cổ, đi "Tàu hoả" tuyến đường Hà Nội - Vân Nam, ngang
Lao Kay, rồi. "Ô Tô", tức xe hơi qua đón về.
Mẹ tôi không đua nước rút thời trang với quý cô tân thời nêu
trên, thì mất ngay cái chức "phu nhân" giám đốc sở điện
nước, chứ đừng nói người sắc tộc ngu ngơ.
Nhưng có là gì đi nữa, tây Tàu ta ...vv, tình yêu vẫn gọi
là to lớn với thế nhân, nên một hôm trời mây giăng
thật mờ, mẹ tôi đi chợ Cốc Lếu, gặp người bà con bản xứ.
.Đểtỏ bày về "ông Chúa" người Kinh là cha tôi, đang
công khai lui tới với nhân tình ở ngay thành phố đẹp như
mơ, là Chapa tuyệt vời trong ký ức tôi lâu nay.
Tất cả những viên chức dù Tây, Tàu, Ta hễ giữ một ty sở chính phủ bảo hộ
xưa, dân bản xứ đều gọi là "ông chúa".
Vì thế, sau này, khi tôi từ trại tù cải tạo về Saigon, tình cờ được
gặp cụ bà phu nhân quan tuần vũ tức đầu tỉnh Lai Châu, là
cụ Châu Quýnh, ở một tiệc thơ nơi Úc Viên của nữ sĩ Mộng Tuyết, qua
phần tôi điều khiển chương trình, giới thiệu khách dự, mới có dịp biết
thêm về sinh hoạt của giới quan trên miền cao nguyên
thượng lưu xứ Bắc.
Vẫn chuyện mẹ tôi với cái yếm, mẹ tôi khóc mịt mờ rừng núi buổi ấy,
người bản xứ Cốc Lếu xa xưa bảo mẹ tôi hãy đi theo bà ta, để lấy một cái
bùa, vừa hộ mệnh, vừa "ếm" cho cô nhân tình Hà Nội của ba tôi
phải khóc dở mếu dở, về suôi ngay, không thì bỏ mạng.
Chiếc bùa ấy là một miếng giẻ rách bươm, nhỏ độ nửa bàn tay thôi, bà ta thấm
một thứ dầu hôi như tổ cú, rồi se lại thành một sợi vải
cứng, 2đầu sợi nhọn hoắt, bà Cốc Lếu xếp đôi lại, cắt thành 2 đoạn
ngắn, mỗi đoạn dài bằng 3 lóng tay út.
Bà dặn mẹ tôi cột một đoạn vào giải yếm của mẹ, đoạn kia thì phải
kiếm cách đeo vào cổ ba tôi.
Mẹ tôi vậy mà cũng sáng suốt, hỏi bà làm bùa: phần mẹ tôi thì dễ
rồi, nhưng phần ba tôi thì làm sao cho ổng đeo vô cổ được?
Bà Cốc Lếu nhìn mẹ tôi một cách ma quái, thở dài thườn
thượt: chồi ui, là trời ơi đấy, ông chúa đeo cà vạt hả, cho cái
này vào giữa cà vạt thôi mà.
Thế là mẹ tôi đã làm theo ý bà bản xứ thượng du.
Đoạn bùa cột nơi giải yếm mẹ tôi, cứ đêm đêm mẹ tôi mặc cái
yếm mầu hoa đào, thay vì hương yếm phải tỏa ra thơm ngào ngạt, thì chao
ôi, yếm lại có cái mùi hôi khăm khẳm.
Còn cà vạt ba tôi thường tẩm nước hoa, có cái bùa nhét vô
trỏng, đã tỏa ra mùi dưa khú, chịu không nổi.
Ba tôi ngửi mãi, mẹ tôi tránh né mỗi lần Ông ngó mẹ tôi đăm đăm, vì sự thật
thủa đó, ai đi rừng thiêng nước độc, đều được bạn bè, thân nhân dặn dò về
...bùa ngải, thư, ếm cả rồi.
Một hôm, có thể là cô tân thời của Hà thành thanh lịch, đã cảm
thấy ông Tây nào đó hào hoa hơn ba tôi, nên cũng tình
cờ khám phá ra cái bùa trong cà vạt ba tôi, nên cổ không dám tới gần
ba tôi nữa, còn nói "merci beaucoup
Cám ơn nhiều đấy, rồi au revoir tức tạm biệt ba tôi.
Về nhà, ba tôi trầm ngâm, đoạn thì thầm, bắt nọn mẹ tôi:
Mợ, ngày xưa có nhà gọi ba mợ là bố mẹ như nhà ba tôi, vì thế
ông kêu mẹ tôi tiếng" mợ", hãy đưa cho tôi tức ba tôi, quý
ông xưa rích không dám xưng tiếng "anh" như lâu nay tôi xài
hà rầm trong thơ thẩn của tôi, xem thử chiếc yếm đào của mợ đã
cũ chưa, ta may . ..yếm mới.
Mẹ tôi sợ xanh lét cả mặt, lúng túng đưa yếm đào có đeo ...bùa ra.
Thế là ba tôi nổi giận lôi đình, xé toang mảnh yếm mơ màng đó, mặc
cho mẹ tôi tiếc rẻ cái yếm hơn là đoạn bùa cô hồn.
Ba tôi ngó mẹ tôi thương hại, ông vừa lắc đầu vừa nói:
Trầu cau cưới hỏi là cái bùa thiêng liêng nhất rồi, giữ tôi làm
gì khi tôi có trăm công ngàn việc ngoài đời phải làm.
Chao ôi sự thể ...bi thương thế, mà ông thốt lạnh lùng như băng
giá.
Cái bùa, 25 năm sau, tôi gặp lại ở Đà Nẵng. Tất nhiên nó không
phải cái bùa cột nơi giải yếm đào của mẹ tôi ở Chapa xa vời, nhưng nó
tương tự trong cái ý nghĩa "bùa yêu, thuốc lú ", mà người mang
nó trong người, chỉ vì cảm thấy vô vọng trước một niềm tin bị ...bất
trắc.
Người ái thê của vị sĩ quan hành quân suốt năm này sang tháng khác, bấy
giờ bà còn rất trẻ, cứ ngày đêm mong chồng về, để đổi bùa, vì thầy bà bày
đặt nói là: "đã hết bùa", cần thay cho ông nhà
bùa mới, để ma thuật thiêng hơn, hộ mạng chồng bà trên đường chinh
chiến, và nhất là đừng si mê ai, chỉ "bao nhiêu yêu thương anh dành
cho em".
Nhưng có một điều khác hẳn ba tôi xưa, là vị sĩ quan hào hoa phong
nhã này, rất chi từng trải, điêu luyện chốn sa trường cũng
như nơi trận mạc tình ái. Quan cứ mang bùa như chiến tích, có
điều sau này văn minh, là một mảnh kim sa, hay viên tuyết ngọc,
thơm phưng phức, chớ không hôi rình như miếng giẻ rách thời rừng rú xa
xôi.
Nhân dịp tháp tùng giới chức ra tiền tuyến cuối thập niên 60 thế kỷ
trước, thấy miếng kim sa đẹp quá, được ghim vào giây xâu
thẻ bài của quan, tôi bỗng hỏi rùa chơi:
Tiểu đoàn trưởng, sao có cái gì bên cạnh thẻ bài ông lạ thế? Ông cười nói:
"cái bùa hộ mạng" và hộ ...tình yêu đấy, cô có thích không, tôi
xin tháo ra tặng ngay.
Tôi nguýt quan tiền tuyến một cái, ông cười ha hả, "đại
uý" ơi , bấy giờ tôi ở cấp đại uý nhiệm chức thôi, tiểu đoàn
trưởng X. tiếp: bọn này, là quý ông tác
chiến, Phi Pháo yểm trợ cùng súng đạn là bùa rồi, bà
vợ anh, mới vừa kêu mình "đại uý" đã tự ý xưng
Anh ngon lành, song nét mặt cứ như Từ Hải tỉnh bơ thế kia, ai
mà chịu được. .., vợ anh bảo hộ mạng với hộ tình yêu cho
bà ấy ...yên lòng. . .
"Dễ chém" quá, tôi cũng tỉnh bơ đi theo tiếng gọi của Tham
mưu phó Chiến Tranh Chính Trị QĐI/QKI ra trực thăng thẳng cánh về,
bỏ lại đằng sau bao nhiêu là tiếng cười của "các anh lính
chiến".
Đôi khi tôi cũng tự hỏi: sao tôi chưa hề có cái bùa nào đeo cổ
...chơi, chứ không phải bùa hộ mạng, mà không phải chỉ vị tiểu đoàn
trưởng thân kính tôi gặp mang bùa đâu, tôi cũng thấy mấy chàng lính
trẻ thủa thế hệ tôi có bùa dấu trong cổ áo trận đấy chứ.
Đã hơn 40 năm qua rồi, chẳng còn dịp nào ngó chăm chăm vào cổ áo
người lính trận, khi biết anh ta vì sinh mệnh của cả một đời người
với gia đình vợ con anh, cũng thử đeo bùa cho vui
lòng ...tất cả những thân cùng ... thích, mong một ngày về nguyên
vẹn cả hình hài lẫn tâm tư tình cảm ...,mà chỉ những ai trong
cuộc chiến. .. , mới thông cảm được thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CÁI BÙA - CAO MỴ NHÂN
CÁI BÙA - CAO MỴ NHÂN
Thời mẹ tôi xưa, đã không còn mặc yếm, mặc dầu vẫn có yếm để làm của thôi,
chứ bấy giờ ba tôi đã từ trường Bưởi Hà Nội ra, đã học bên Lục Lộ,
tức là Công Chánh, để được bổ nhiệm lên Chapa Lao Kay, giữ cái chức vụ
giám đốc Sở Máy Đèn kiêm Sở Máy Nước Chapa, thì mẹ tôi váy sồi yếm
đũi sao được?
Chapa là làng nghỉ mát của Tây thủa đó, các thập niên 30, 40 thế kỷ
trước, cao điểm là cuối 30, đầu 40, anh chị em tôi đều được sinh
ra và lớn lên ở xứ sở của người Mèo, nói theo dân Kinh ...Hà Nội, thì gia
đình tôi cư ngụ chính ở lâm nguyên thượng du Bắc Việt.
Thế mà ba tôi vẫn có những người tình ...thơm phức từ Thăng Long thành
...Hoài cổ, đi "Tàu hoả" tuyến đường Hà Nội - Vân Nam, ngang
Lao Kay, rồi. "Ô Tô", tức xe hơi qua đón về.
Mẹ tôi không đua nước rút thời trang với quý cô tân thời nêu
trên, thì mất ngay cái chức "phu nhân" giám đốc sở điện
nước, chứ đừng nói người sắc tộc ngu ngơ.
Nhưng có là gì đi nữa, tây Tàu ta ...vv, tình yêu vẫn gọi
là to lớn với thế nhân, nên một hôm trời mây giăng
thật mờ, mẹ tôi đi chợ Cốc Lếu, gặp người bà con bản xứ.
.Đểtỏ bày về "ông Chúa" người Kinh là cha tôi, đang
công khai lui tới với nhân tình ở ngay thành phố đẹp như
mơ, là Chapa tuyệt vời trong ký ức tôi lâu nay.
Tất cả những viên chức dù Tây, Tàu, Ta hễ giữ một ty sở chính phủ bảo hộ
xưa, dân bản xứ đều gọi là "ông chúa".
Vì thế, sau này, khi tôi từ trại tù cải tạo về Saigon, tình cờ được
gặp cụ bà phu nhân quan tuần vũ tức đầu tỉnh Lai Châu, là
cụ Châu Quýnh, ở một tiệc thơ nơi Úc Viên của nữ sĩ Mộng Tuyết, qua
phần tôi điều khiển chương trình, giới thiệu khách dự, mới có dịp biết
thêm về sinh hoạt của giới quan trên miền cao nguyên
thượng lưu xứ Bắc.
Vẫn chuyện mẹ tôi với cái yếm, mẹ tôi khóc mịt mờ rừng núi buổi ấy,
người bản xứ Cốc Lếu xa xưa bảo mẹ tôi hãy đi theo bà ta, để lấy một cái
bùa, vừa hộ mệnh, vừa "ếm" cho cô nhân tình Hà Nội của ba tôi
phải khóc dở mếu dở, về suôi ngay, không thì bỏ mạng.
Chiếc bùa ấy là một miếng giẻ rách bươm, nhỏ độ nửa bàn tay thôi, bà ta thấm
một thứ dầu hôi như tổ cú, rồi se lại thành một sợi vải
cứng, 2đầu sợi nhọn hoắt, bà Cốc Lếu xếp đôi lại, cắt thành 2 đoạn
ngắn, mỗi đoạn dài bằng 3 lóng tay út.
Bà dặn mẹ tôi cột một đoạn vào giải yếm của mẹ, đoạn kia thì phải
kiếm cách đeo vào cổ ba tôi.
Mẹ tôi vậy mà cũng sáng suốt, hỏi bà làm bùa: phần mẹ tôi thì dễ
rồi, nhưng phần ba tôi thì làm sao cho ổng đeo vô cổ được?
Bà Cốc Lếu nhìn mẹ tôi một cách ma quái, thở dài thườn
thượt: chồi ui, là trời ơi đấy, ông chúa đeo cà vạt hả, cho cái
này vào giữa cà vạt thôi mà.
Thế là mẹ tôi đã làm theo ý bà bản xứ thượng du.
Đoạn bùa cột nơi giải yếm mẹ tôi, cứ đêm đêm mẹ tôi mặc cái
yếm mầu hoa đào, thay vì hương yếm phải tỏa ra thơm ngào ngạt, thì chao
ôi, yếm lại có cái mùi hôi khăm khẳm.
Còn cà vạt ba tôi thường tẩm nước hoa, có cái bùa nhét vô
trỏng, đã tỏa ra mùi dưa khú, chịu không nổi.
Ba tôi ngửi mãi, mẹ tôi tránh né mỗi lần Ông ngó mẹ tôi đăm đăm, vì sự thật
thủa đó, ai đi rừng thiêng nước độc, đều được bạn bè, thân nhân dặn dò về
...bùa ngải, thư, ếm cả rồi.
Một hôm, có thể là cô tân thời của Hà thành thanh lịch, đã cảm
thấy ông Tây nào đó hào hoa hơn ba tôi, nên cũng tình
cờ khám phá ra cái bùa trong cà vạt ba tôi, nên cổ không dám tới gần
ba tôi nữa, còn nói "merci beaucoup
Cám ơn nhiều đấy, rồi au revoir tức tạm biệt ba tôi.
Về nhà, ba tôi trầm ngâm, đoạn thì thầm, bắt nọn mẹ tôi:
Mợ, ngày xưa có nhà gọi ba mợ là bố mẹ như nhà ba tôi, vì thế
ông kêu mẹ tôi tiếng" mợ", hãy đưa cho tôi tức ba tôi, quý
ông xưa rích không dám xưng tiếng "anh" như lâu nay tôi xài
hà rầm trong thơ thẩn của tôi, xem thử chiếc yếm đào của mợ đã
cũ chưa, ta may . ..yếm mới.
Mẹ tôi sợ xanh lét cả mặt, lúng túng đưa yếm đào có đeo ...bùa ra.
Thế là ba tôi nổi giận lôi đình, xé toang mảnh yếm mơ màng đó, mặc
cho mẹ tôi tiếc rẻ cái yếm hơn là đoạn bùa cô hồn.
Ba tôi ngó mẹ tôi thương hại, ông vừa lắc đầu vừa nói:
Trầu cau cưới hỏi là cái bùa thiêng liêng nhất rồi, giữ tôi làm
gì khi tôi có trăm công ngàn việc ngoài đời phải làm.
Chao ôi sự thể ...bi thương thế, mà ông thốt lạnh lùng như băng
giá.
Cái bùa, 25 năm sau, tôi gặp lại ở Đà Nẵng. Tất nhiên nó không
phải cái bùa cột nơi giải yếm đào của mẹ tôi ở Chapa xa vời, nhưng nó
tương tự trong cái ý nghĩa "bùa yêu, thuốc lú ", mà người mang
nó trong người, chỉ vì cảm thấy vô vọng trước một niềm tin bị ...bất
trắc.
Người ái thê của vị sĩ quan hành quân suốt năm này sang tháng khác, bấy
giờ bà còn rất trẻ, cứ ngày đêm mong chồng về, để đổi bùa, vì thầy bà bày
đặt nói là: "đã hết bùa", cần thay cho ông nhà
bùa mới, để ma thuật thiêng hơn, hộ mạng chồng bà trên đường chinh
chiến, và nhất là đừng si mê ai, chỉ "bao nhiêu yêu thương anh dành
cho em".
Nhưng có một điều khác hẳn ba tôi xưa, là vị sĩ quan hào hoa phong
nhã này, rất chi từng trải, điêu luyện chốn sa trường cũng
như nơi trận mạc tình ái. Quan cứ mang bùa như chiến tích, có
điều sau này văn minh, là một mảnh kim sa, hay viên tuyết ngọc,
thơm phưng phức, chớ không hôi rình như miếng giẻ rách thời rừng rú xa
xôi.
Nhân dịp tháp tùng giới chức ra tiền tuyến cuối thập niên 60 thế kỷ
trước, thấy miếng kim sa đẹp quá, được ghim vào giây xâu
thẻ bài của quan, tôi bỗng hỏi rùa chơi:
Tiểu đoàn trưởng, sao có cái gì bên cạnh thẻ bài ông lạ thế? Ông cười nói:
"cái bùa hộ mạng" và hộ ...tình yêu đấy, cô có thích không, tôi
xin tháo ra tặng ngay.
Tôi nguýt quan tiền tuyến một cái, ông cười ha hả, "đại
uý" ơi , bấy giờ tôi ở cấp đại uý nhiệm chức thôi, tiểu đoàn
trưởng X. tiếp: bọn này, là quý ông tác
chiến, Phi Pháo yểm trợ cùng súng đạn là bùa rồi, bà
vợ anh, mới vừa kêu mình "đại uý" đã tự ý xưng
Anh ngon lành, song nét mặt cứ như Từ Hải tỉnh bơ thế kia, ai
mà chịu được. .., vợ anh bảo hộ mạng với hộ tình yêu cho
bà ấy ...yên lòng. . .
"Dễ chém" quá, tôi cũng tỉnh bơ đi theo tiếng gọi của Tham
mưu phó Chiến Tranh Chính Trị QĐI/QKI ra trực thăng thẳng cánh về,
bỏ lại đằng sau bao nhiêu là tiếng cười của "các anh lính
chiến".
Đôi khi tôi cũng tự hỏi: sao tôi chưa hề có cái bùa nào đeo cổ
...chơi, chứ không phải bùa hộ mạng, mà không phải chỉ vị tiểu đoàn
trưởng thân kính tôi gặp mang bùa đâu, tôi cũng thấy mấy chàng lính
trẻ thủa thế hệ tôi có bùa dấu trong cổ áo trận đấy chứ.
Đã hơn 40 năm qua rồi, chẳng còn dịp nào ngó chăm chăm vào cổ áo
người lính trận, khi biết anh ta vì sinh mệnh của cả một đời người
với gia đình vợ con anh, cũng thử đeo bùa cho vui
lòng ...tất cả những thân cùng ... thích, mong một ngày về nguyên
vẹn cả hình hài lẫn tâm tư tình cảm ...,mà chỉ những ai trong
cuộc chiến. .. , mới thông cảm được thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)