Mỗi Ngày Một Chuyện
CÁT Ở SA MẠC - CAO MỴ NHÂN
CÁT Ở SA MẠC - CAO MỴ NHÂN
Ông
bác cả của tôi năm nay 128 tuổi, tức chỉ còn 2 năm nữa là đúng một trăm ba chục
tuổi ( 130 ).
Quý
vị ngạc nhiên lắm, và có vị sẽ hỏi:
Thế
tại sao không thông báo với chức năng phần hành, để họ tuỳ nghi đưa lên bảng hiệu
những gì là " Số 1 " thế giới .
Như
ngoài bắc họ đã làm cái bánh chưng to nhất thế giới, với mỗi cạnh của hình
vuông dài 10 m năm nào, thành bánh có diện tích 10 x 10 = 100 thước vuông tây.
Hay
con rồng gì đó dài nửa cây số, của một hãng lụa thủ công danh tiếng ở Dalat
tặng cho Hanoi nhân dịp kỷ niệm một thiên niên kỷ Rồng Bay vù vù trên mặt hồ
" Trả Kiếm " có cụ Rùa Vàng, vốn hay rụt cổ, mà cứ ưa la lối lung
tung.
Thì
hình như tôi cũng đang bước vô mê hồn trận của sa bàn cuồng ngôn đó, bạn ơi, có
vị vừa nghe qua không bỏ, hỏi tôi là :
Chưa
nói rõ ràng tại sao ông bác tôi năm nay ( 2018 ) 128 tuổi mà cả nước không ai
bàn tán truy tầm, để báo tin cho cơ quan thăm dò và tuyên bố những sự kiện khác
thường trên thế giới vậy ?
À,
là vì tôi quên không nói phần sau của câu trên, ông bác tôi năm nay 128 tuổi
nếu còn tại thế . Chứ ngay giờ phút này làm gì có ông để báo cáo, báo cò.
Ồ,
tầm xoàng vậy mà có vị cứ tưởng là thiệt, lại happy birthday ông bác tôi cho
tôi nghe một cách thán phục nữa .
Xin
lỗi quý vị tôi sơ xuất quá, là vì 43 năm nay, tôi có gặp ông bác tôi đâu, chỉ
nghe qua họ hàng, là ông bác tôi đã thong dong tới miền cực lạc nào đó lâu rồi.
Có
điều tôi ít ân hận, là trước khi lên đường nhập trại tù cải tạo, tôi đã đi chào
một lượt họ hàng, trong số đó có ông bác tôi.
Nhưng
khi ông bác tôi không còn hiện diện trên trái đất thân yêu, thì tôi mắc kẹt
trong tù, tôi nhớ ra ngay ông bác tôi nói chuyện với tôi buổi từ biệt ...lịch
sử, đầu mùa hạ năm 1975, rằng :
"
Con ơi, đi cải tạo chỉ là đi tù thôi, chẳng có gì ghê gớm cả, trưởng giả học
làm sang, đã dốt còn nói chữ, nhà bác không ưa mấy đồ vô lại đó. Con nhớ nghe
lần này là lần cuối cùng cháu gặp bác thôi..."
Ấy
ấy, sao bác nói vậy ?
"
Nói vậy gì, chẳng biết tai hoạ chúng gây ra được đâu, ngay con sống cũng còn
bất trắc nữa là bác, người còn kẻ mất là ai,có khi cả 2 bác cháu mình cùng gặp
lão Hồ ở chín suối đó con. Lão Hồ cùng sinh một năm với bác, 1890, nhưng lão đã đang
bươn chải dưới âm phủ từ 6 năm nay rồi, 1969, ha ha, tham quyền cố vị, độc
đoán, tàn ác, vô nhân đạo số 1 .
Ông
bác Chánh, chẳng biết tên thật là gì, nghe cả họ kêu ông Chánh, cô út Hải Âu
của dòng họ nội tôi lúc nào cũng ngấm nguýt các ông anh, tức các bác tôi, có
lần hét: " Chánh cái gì mà Chánh chứ, lẽ ra làm Chánh tổng đâu đó, Việt
Minh lên, hết Chánh, hoá ...tà tàng " .
Ông
bác Chánh ném ngay cái gối gỗ xuống chân cô Hải Âu, bận sau phải câm cái miệng đi nghe chưa con nặc nô.
Đại
gia đình bên nội tôi chia nhau di cư vô nam.
Khi
vô nam, ông bác Chánh ở hạng tuổi viên mãn nhất, 64 tuổi.
Nhưng
21 năm sau, ông bác than là: " phù du " , cộng sản cướp miền nam, ông
bác Chánh tôi đã 85 tuổi, nên ông phải ngậm bồ hòn làm ngọt,lần này không tản
cư được nữa.
Năm
1975 tưởng như mặt trời vỡ trong tâm tư, và mùa xuân năm sau đó, 1976, ông bác
Chánh và ba tôi chưa bảy chục tuổi, đã tự chết sau một đêm trắng nằm đếm từng
ngôi sao tắt trên nền trời lam tối ở Saigon.
Những
người trong dòng họ tìm được một tờ giấy ông viết lại cảm giác trước khi chết:
" Chúng nó ác đến nỗi làm ra tội ác như một bản năng của thú dữ, rồi đây
mọi người sẽ thấy những con thú đội lốt người hoành hành trên quê hương, tôi
thà chết, chứ không thể sống nham nhở, vô lương tri, bất nhân, bất nghĩa như
chúng nó " .
Tôi
nhớ mãi lần thăm nuôi tôi năm 1976, chị ruột tôi lén trao cho tôi một cuộn vải
sô bằng bao thuốc lá, chị nói:
"
Đây là tang ba, cầm lấy, để tang 3 năm ..." Cả hai chị em tôi không dám
nhìn nhau, và cả 2 khuôn mặt đều đẫm nước mắt .
Hình
như chị tôi có thêm một câu trước giờ kết thúc thăm viếng: " Ông bác Chánh
cũng mất rồi " .
Tôi
còn kịp nhận ra là : " Ông bác Chánh đã 86, còn bố mình mới 67, tại sao
đều chết thế nhỉ ? " .
Tới khi vô lại nhà giam, tôi mới được
dịp khóc như lên một cơn kích ngất nặng.
Bạn
tù thì ai cũng khóc sau mỗi lần gia đình đến thăm nuôi.
Song,
những lần thăm nuôi có lởn vởn chuyện tang chế sao cứ khiến cho bất cứ ai trong
tù là người phải chịu tang, đều cảm thấy ân hận như mình có lỗi đã vắng mặt nơi
đám tang người thân .
Ông
bác Chánh không sống cùng gia đình. Ông theo thầy Thích Quảng Đại 15 năm, kinh
kệ thông thuộc, lễ nghi trân trọng, nhưng không thí phát quy y, ông làm "
cư sĩ ".
Cư
sĩ bác Chánh còn có pháp danh Mật Đa.
Xưa
tôi chưa có dịp hỏi ông bác Chánh cư sĩ Mật Đa, là hình như ông bác không quy y
thầy Quảng Đại, vì pháp danh thầy Quảng Đại có chữ khác, không thuộc họ có chữ
Mật làm hiệu .
Cư
sĩ bác tôi bảo rằng: " Đi tu, đi Chùa thì chỉ cần biết Chư Phật, rồi nghe pháp,
hiểu pháp, chứ quý chư tăng, ni thì như cát sa mạc, làm sao theo " chư vị
" cho hết ngọn nguồn được .
Vâng
thưa bác Chánh của dòng họ tôi, thưa cư sĩ Mật Đa,
Cuộc
đời quả là phức tạp, ố ô sao nói thế, không buông xả gì cả.
Phải
nói cuộc đời là một hay những biển nghiệp mới đúng, và cố gắng bỏ hết, bỏ hêt
...thì hoạ may mới lên Thiên Đàng được, hoặc lên cõi nát bàn.
Tôi
đang buông bỏ từng cái một, từng điều vv...để không thực sự vướng bận gì nữa.
Ông
bác Chánh tôi tu ghê lắm.
Bác
cư sĩ Mật Đa ở Chùa suốt ngày, còn choàng giờ giấc qua buổi chập tối . Nghĩa là
có về nhà cũng phải hết giờ tuất ( 7 - 9 giờ đêm. ) .
Nếu
ai hỏi thì ông trả lời : " Bận lắm. Bận lắm ". Cần gì cứ nói đi, tôi
nghe bằng tai, chứ có phải bằng tay đâu.
Lạ
quá, mất 15 năm ở Chùa ngày xưa, mà không chuyển hoá chút nào à ?
Chuyển
hoá gì mới được chứ.
Là
từ bi hỉ xả kìa.
Đồng
ý, từ bi hỉ xả trong khuôn khổ, phải sáng suốt nhận định nha. Tôi, ông bác
Chánh, tu theo cái kiểu của tôi, tôi đến Chùa theo cái kiểu của tôi...
Thưa
cụ thể là như thế nào ạ ?
Là
như tôi vậy đó. Đến Chùa bao lâu nay, song từ bi hỉ xả trong khuôn khổ, không
phản bác, đánh phá ai, cũng không tha thứ cho người gây tội ác .
Thí
dụ cộng sản chẳng hạn, chúng có chủ trương thờ lạy Phật bao giờ đâu, mà từ bi
hỉ xả với bọn chúng chớ . Chúng thờ chủ nghĩa " Tam vô " là vô tín
ngưỡng, vô tổ quốc và vô gia đình mà .
Hôm
nay tôi chợt nhớ tới ông bác Chánh tôi, chỉ vì tôi đứng ở ngoài khuôn viên một
ngôi Chùa rất lớn trong số những ngôi Chùa đều có vẻ rất lớn nơi quận Quả Cam,
mà có lần tôi đùa là Cam Đành.
Một
vị tín nữ hỏi thăm sư cô rất trẻ đẹp rằng:
Bạch
sư cô, sư cô mới từ VN qua phải không ạ ?
Thưa
sư cô qua tu học, vãn cảnh hay sao ạ ?
Sư
cô không lúng túng, bình thản trả lời :
Mô
Phật, qua học tập để phát triển ngành tu nguyên thuỷ ...
Tôi
nghe trộm, chẳng hiểu gì cả. Chắc người tín nữ cũng chẳng hiểu gì cả . Coi bộ
sư cô Phật đạo cao siêu quá...
Tín
nữ nhắc: " Sư cô không vô Chùa ? "
Sư
cô mỉm cười : " Chờ người chở đi thi lái xe. "
Cư
sĩ Mật Đa ông bác Chánh ôi, mọi sự mọi việc đều không giống cách nay 100 năm
đâu.
Ông
bác tôi sẽ gật đầu: " Làm sao giống được, và tại sao phải giống chứ ?
Đường tu như một vòng tròn, bây giờ là thời điểm đường tu quay tới độ 180.
Tất
cả mọi sinh hoạt đều khác hết, chúng ta phải mừng cho các thế hệ đi lên.
Ngày
xưa chư tăng,ni trụ trì Chùa nào, là sẽ viên tịch ở Chùa đó thôi, nay quý chư
tăng, ni đều phải sinh hoạt hiện đại, cũng hợp với nhu cầu bình thường .
Tín
nữ với tôi bái biệt sư cô đúng lúc chiếc xe hơi nhỏ, thật xinh chờ tới, sư cô
tự mở cửa lên xe, để sẽ đến DMV dự thi lái xe, bước đầu tiên ở Hoa Kỳ .
Tín
nữ với tôi chưng hửng, bà nói trống không:
"
Trên vùng San Gabriel tôi ở, nhiều sư cô lắm, quý cô mướn chung một ngôi nhà
thiệt lớn, làm thiền viện luôn, không cần tới Chùa, tự lễ tự pháp vv...Vậy mà
thu hút được nhiều đệ tử lắm ..."
Tôi
cũng trả lời trống không: " Ờ ".
Ông
bác Chánh à, chưa đầy nửa trăm năm, mà nhiều điều lạ hơn thủa bác còn tại thế.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CÁT Ở SA MẠC - CAO MỴ NHÂN
CÁT Ở SA MẠC - CAO MỴ NHÂN
Ông
bác cả của tôi năm nay 128 tuổi, tức chỉ còn 2 năm nữa là đúng một trăm ba chục
tuổi ( 130 ).
Quý
vị ngạc nhiên lắm, và có vị sẽ hỏi:
Thế
tại sao không thông báo với chức năng phần hành, để họ tuỳ nghi đưa lên bảng hiệu
những gì là " Số 1 " thế giới .
Như
ngoài bắc họ đã làm cái bánh chưng to nhất thế giới, với mỗi cạnh của hình
vuông dài 10 m năm nào, thành bánh có diện tích 10 x 10 = 100 thước vuông tây.
Hay
con rồng gì đó dài nửa cây số, của một hãng lụa thủ công danh tiếng ở Dalat
tặng cho Hanoi nhân dịp kỷ niệm một thiên niên kỷ Rồng Bay vù vù trên mặt hồ
" Trả Kiếm " có cụ Rùa Vàng, vốn hay rụt cổ, mà cứ ưa la lối lung
tung.
Thì
hình như tôi cũng đang bước vô mê hồn trận của sa bàn cuồng ngôn đó, bạn ơi, có
vị vừa nghe qua không bỏ, hỏi tôi là :
Chưa
nói rõ ràng tại sao ông bác tôi năm nay ( 2018 ) 128 tuổi mà cả nước không ai
bàn tán truy tầm, để báo tin cho cơ quan thăm dò và tuyên bố những sự kiện khác
thường trên thế giới vậy ?
À,
là vì tôi quên không nói phần sau của câu trên, ông bác tôi năm nay 128 tuổi
nếu còn tại thế . Chứ ngay giờ phút này làm gì có ông để báo cáo, báo cò.
Ồ,
tầm xoàng vậy mà có vị cứ tưởng là thiệt, lại happy birthday ông bác tôi cho
tôi nghe một cách thán phục nữa .
Xin
lỗi quý vị tôi sơ xuất quá, là vì 43 năm nay, tôi có gặp ông bác tôi đâu, chỉ
nghe qua họ hàng, là ông bác tôi đã thong dong tới miền cực lạc nào đó lâu rồi.
Có
điều tôi ít ân hận, là trước khi lên đường nhập trại tù cải tạo, tôi đã đi chào
một lượt họ hàng, trong số đó có ông bác tôi.
Nhưng
khi ông bác tôi không còn hiện diện trên trái đất thân yêu, thì tôi mắc kẹt
trong tù, tôi nhớ ra ngay ông bác tôi nói chuyện với tôi buổi từ biệt ...lịch
sử, đầu mùa hạ năm 1975, rằng :
"
Con ơi, đi cải tạo chỉ là đi tù thôi, chẳng có gì ghê gớm cả, trưởng giả học
làm sang, đã dốt còn nói chữ, nhà bác không ưa mấy đồ vô lại đó. Con nhớ nghe
lần này là lần cuối cùng cháu gặp bác thôi..."
Ấy
ấy, sao bác nói vậy ?
"
Nói vậy gì, chẳng biết tai hoạ chúng gây ra được đâu, ngay con sống cũng còn
bất trắc nữa là bác, người còn kẻ mất là ai,có khi cả 2 bác cháu mình cùng gặp
lão Hồ ở chín suối đó con. Lão Hồ cùng sinh một năm với bác, 1890, nhưng lão đã đang
bươn chải dưới âm phủ từ 6 năm nay rồi, 1969, ha ha, tham quyền cố vị, độc
đoán, tàn ác, vô nhân đạo số 1 .
Ông
bác Chánh, chẳng biết tên thật là gì, nghe cả họ kêu ông Chánh, cô út Hải Âu
của dòng họ nội tôi lúc nào cũng ngấm nguýt các ông anh, tức các bác tôi, có
lần hét: " Chánh cái gì mà Chánh chứ, lẽ ra làm Chánh tổng đâu đó, Việt
Minh lên, hết Chánh, hoá ...tà tàng " .
Ông
bác Chánh ném ngay cái gối gỗ xuống chân cô Hải Âu, bận sau phải câm cái miệng đi nghe chưa con nặc nô.
Đại
gia đình bên nội tôi chia nhau di cư vô nam.
Khi
vô nam, ông bác Chánh ở hạng tuổi viên mãn nhất, 64 tuổi.
Nhưng
21 năm sau, ông bác than là: " phù du " , cộng sản cướp miền nam, ông
bác Chánh tôi đã 85 tuổi, nên ông phải ngậm bồ hòn làm ngọt,lần này không tản
cư được nữa.
Năm
1975 tưởng như mặt trời vỡ trong tâm tư, và mùa xuân năm sau đó, 1976, ông bác
Chánh và ba tôi chưa bảy chục tuổi, đã tự chết sau một đêm trắng nằm đếm từng
ngôi sao tắt trên nền trời lam tối ở Saigon.
Những
người trong dòng họ tìm được một tờ giấy ông viết lại cảm giác trước khi chết:
" Chúng nó ác đến nỗi làm ra tội ác như một bản năng của thú dữ, rồi đây
mọi người sẽ thấy những con thú đội lốt người hoành hành trên quê hương, tôi
thà chết, chứ không thể sống nham nhở, vô lương tri, bất nhân, bất nghĩa như
chúng nó " .
Tôi
nhớ mãi lần thăm nuôi tôi năm 1976, chị ruột tôi lén trao cho tôi một cuộn vải
sô bằng bao thuốc lá, chị nói:
"
Đây là tang ba, cầm lấy, để tang 3 năm ..." Cả hai chị em tôi không dám
nhìn nhau, và cả 2 khuôn mặt đều đẫm nước mắt .
Hình
như chị tôi có thêm một câu trước giờ kết thúc thăm viếng: " Ông bác Chánh
cũng mất rồi " .
Tôi
còn kịp nhận ra là : " Ông bác Chánh đã 86, còn bố mình mới 67, tại sao
đều chết thế nhỉ ? " .
Tới khi vô lại nhà giam, tôi mới được
dịp khóc như lên một cơn kích ngất nặng.
Bạn
tù thì ai cũng khóc sau mỗi lần gia đình đến thăm nuôi.
Song,
những lần thăm nuôi có lởn vởn chuyện tang chế sao cứ khiến cho bất cứ ai trong
tù là người phải chịu tang, đều cảm thấy ân hận như mình có lỗi đã vắng mặt nơi
đám tang người thân .
Ông
bác Chánh không sống cùng gia đình. Ông theo thầy Thích Quảng Đại 15 năm, kinh
kệ thông thuộc, lễ nghi trân trọng, nhưng không thí phát quy y, ông làm "
cư sĩ ".
Cư
sĩ bác Chánh còn có pháp danh Mật Đa.
Xưa
tôi chưa có dịp hỏi ông bác Chánh cư sĩ Mật Đa, là hình như ông bác không quy y
thầy Quảng Đại, vì pháp danh thầy Quảng Đại có chữ khác, không thuộc họ có chữ
Mật làm hiệu .
Cư
sĩ bác tôi bảo rằng: " Đi tu, đi Chùa thì chỉ cần biết Chư Phật, rồi nghe pháp,
hiểu pháp, chứ quý chư tăng, ni thì như cát sa mạc, làm sao theo " chư vị
" cho hết ngọn nguồn được .
Vâng
thưa bác Chánh của dòng họ tôi, thưa cư sĩ Mật Đa,
Cuộc
đời quả là phức tạp, ố ô sao nói thế, không buông xả gì cả.
Phải
nói cuộc đời là một hay những biển nghiệp mới đúng, và cố gắng bỏ hết, bỏ hêt
...thì hoạ may mới lên Thiên Đàng được, hoặc lên cõi nát bàn.
Tôi
đang buông bỏ từng cái một, từng điều vv...để không thực sự vướng bận gì nữa.
Ông
bác Chánh tôi tu ghê lắm.
Bác
cư sĩ Mật Đa ở Chùa suốt ngày, còn choàng giờ giấc qua buổi chập tối . Nghĩa là
có về nhà cũng phải hết giờ tuất ( 7 - 9 giờ đêm. ) .
Nếu
ai hỏi thì ông trả lời : " Bận lắm. Bận lắm ". Cần gì cứ nói đi, tôi
nghe bằng tai, chứ có phải bằng tay đâu.
Lạ
quá, mất 15 năm ở Chùa ngày xưa, mà không chuyển hoá chút nào à ?
Chuyển
hoá gì mới được chứ.
Là
từ bi hỉ xả kìa.
Đồng
ý, từ bi hỉ xả trong khuôn khổ, phải sáng suốt nhận định nha. Tôi, ông bác
Chánh, tu theo cái kiểu của tôi, tôi đến Chùa theo cái kiểu của tôi...
Thưa
cụ thể là như thế nào ạ ?
Là
như tôi vậy đó. Đến Chùa bao lâu nay, song từ bi hỉ xả trong khuôn khổ, không
phản bác, đánh phá ai, cũng không tha thứ cho người gây tội ác .
Thí
dụ cộng sản chẳng hạn, chúng có chủ trương thờ lạy Phật bao giờ đâu, mà từ bi
hỉ xả với bọn chúng chớ . Chúng thờ chủ nghĩa " Tam vô " là vô tín
ngưỡng, vô tổ quốc và vô gia đình mà .
Hôm
nay tôi chợt nhớ tới ông bác Chánh tôi, chỉ vì tôi đứng ở ngoài khuôn viên một
ngôi Chùa rất lớn trong số những ngôi Chùa đều có vẻ rất lớn nơi quận Quả Cam,
mà có lần tôi đùa là Cam Đành.
Một
vị tín nữ hỏi thăm sư cô rất trẻ đẹp rằng:
Bạch
sư cô, sư cô mới từ VN qua phải không ạ ?
Thưa
sư cô qua tu học, vãn cảnh hay sao ạ ?
Sư
cô không lúng túng, bình thản trả lời :
Mô
Phật, qua học tập để phát triển ngành tu nguyên thuỷ ...
Tôi
nghe trộm, chẳng hiểu gì cả. Chắc người tín nữ cũng chẳng hiểu gì cả . Coi bộ
sư cô Phật đạo cao siêu quá...
Tín
nữ nhắc: " Sư cô không vô Chùa ? "
Sư
cô mỉm cười : " Chờ người chở đi thi lái xe. "
Cư
sĩ Mật Đa ông bác Chánh ôi, mọi sự mọi việc đều không giống cách nay 100 năm
đâu.
Ông
bác tôi sẽ gật đầu: " Làm sao giống được, và tại sao phải giống chứ ?
Đường tu như một vòng tròn, bây giờ là thời điểm đường tu quay tới độ 180.
Tất
cả mọi sinh hoạt đều khác hết, chúng ta phải mừng cho các thế hệ đi lên.
Ngày
xưa chư tăng,ni trụ trì Chùa nào, là sẽ viên tịch ở Chùa đó thôi, nay quý chư
tăng, ni đều phải sinh hoạt hiện đại, cũng hợp với nhu cầu bình thường .
Tín
nữ với tôi bái biệt sư cô đúng lúc chiếc xe hơi nhỏ, thật xinh chờ tới, sư cô
tự mở cửa lên xe, để sẽ đến DMV dự thi lái xe, bước đầu tiên ở Hoa Kỳ .
Tín
nữ với tôi chưng hửng, bà nói trống không:
"
Trên vùng San Gabriel tôi ở, nhiều sư cô lắm, quý cô mướn chung một ngôi nhà
thiệt lớn, làm thiền viện luôn, không cần tới Chùa, tự lễ tự pháp vv...Vậy mà
thu hút được nhiều đệ tử lắm ..."
Tôi
cũng trả lời trống không: " Ờ ".
Ông
bác Chánh à, chưa đầy nửa trăm năm, mà nhiều điều lạ hơn thủa bác còn tại thế.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)