Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
CÂU CHUYỆN ĐINH NIT
Maureen Robinson
Vũ đình Hiếu dịch
Tên của tôi là Maureen Robinson. Tôi là một Đại Úy trong Đoàn Y Tá, bệnh viện Giải Phẫu 27 trong căn cứ Chu Lai, từ tháng Tư 1970 đến tháng Năm 1971 và bệnh viện Chuyển Tiếp 91 từ tháng Năm đến tháng Chín năm 1971. Trang Web này dành riêng cho con trai của tôi Đinh Nit (Mark), một người thuộc sắc dân Hré và cho tất cả người Thượng ở khắp nơi đang tiếp tục tranh đấu cho những quyền tự do căn bản của con người mà họ không được hưởng. Và đặc biệt cho Trung Úy Steve Thayer đã giúp đỡ chúng tôi vượt qua những khó khăn và những chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt đã không quên những người bạn đồng minh trung thành. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho tất cả mọi người.
Tôi hy vọng khi kể ra câu chuyện này, ai đó sẽ nhớ lại câu chuyện, cung cấp thêm sự kiện để cấu tạo lại câu chuyện về ba năm đầu cuộc đời của con trai tôi. Tất cả những câu chuyện về người Hré, khu vực xung quanh (trại LLĐB) Trà Bồng đều được trận trọng.
Đó là lần phục phụ thứ hai của tôi ở Việt Nam. Lần trước 1966-1967, tôi phục vụ nơi bệnh viện Chuyển Tiếp 24 trong căn cứ Long Bình. Đến đầu năm 1968, tôi trở về Hoa Kỳ và thuyên chuyển đến làm việc trong bệnh viện Walter Reed (Tổng Y Viện của Quân Đội Hoa Kỳ) ở thủ đô Washington DC. Tôi phục vụ trong ngành Xương, Bắp Thịt (Orthopedics) mà phần lớn bệnh nhân là thương binh được đưa về từ chiến trường Việt Nam. Tôi không bao giờ quên thời gian phục vụ trong bệnh viện đó và đến cuối năm 1969, tôi chuẩn bị quay trở lại Việt Nam. Lần trở về này tôi dự định qua Việt Nam như một thường dân làm việc cho một hội Từ Thiện Công Giáo hoặc trong một bệnh viện Chỉnh Hình trong thành phố Saigon. Rồi Quân Đội Hoa Kỳ đến mời tôi phục vụ thêm mười ba tháng mà không từ chối được. Đến tháng Tư 1970, tôi lên đường.
Tôi được trao nhiệm vụ trong phòng cấp cứu, nhưng có lẽ do định mệnh, nhóm chúng tôi chăm sóc cho thường dân và quân nhân VNCH. Mới đầu chỉ là công việc tạm thời, nhưng sau đó tôi xin làm việc thựờng xuyên trong ban này. Bệnh nhân đưa đến cho chúng tôi gồm đủ loại, từ trẻ em sinh thiếu tháng cho đến người già yếu. Chúng tôi chăm sóc nạn nhân chiến tranh, cụt tay, chân, gẫy xương, cháy, những vết thương do vũ khí, mìn, gây ra... Chúng tôi cũng lo luôn những căn bệnh vùng nhiệt đới, nhiều nhất là sốt rét, thương hàn, sốt vàng da, xuất huyết v.v... Những trường hợp trẻ em thiếu dinh dưỡng nữa... đôi khi... ngoài khả năng của chúng tôi.
Tất cả nhân viên, y tá chúng tôi đã cố gắng tận lực để khắc phục những điều kiện khó khăn. Tôi không thể kể hết ra, nữ Đại Úy Grace Squires là người y tá trưởng rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân. Nữ Trung Úy Lucy Linenweber (Mẹ đỡ đầu của Đinh Nit), nữ Trung Úy Jayne Slagel, và nữ Trung Úy Barbara Watson là những “bà mẹ thứ hai” cho các trẻ em. Những nam quân nhân trong nhóm chúng tôi gồm có: Trung Sĩ Seones, Julio Acosta, Ed Dees, David Kohout, Chuck Morris, và Eddie Reed đều là những người “thượng hạng”. Ngoài ra có thêm ba nữ trợ tá người Việt, Lê, Mai và Tâm, cũng là một phần trong nhóm chúng tôi. Có nhiều kỷ niệm buồn, vui, tốt, xấu lẫn lộn, và tôi sẽ không bao giờ quên được những bạn đồng nghiệp trong nhóm 5 và 6.
Thời gian trôi qua, chúng tôi vẫn bận rộn với công việc hàng ngày. Chúng tôi cũng được cho biết, cường độ chiến tranh gia tăng. Rồi đến đầu tháng Mười Một, dẫy nhà làm phòng ngủ cho nhân viên y tá bị lửa thiêu rụi, chúng tôi phải dọn tới ở tạm trong một nhà kho bỏ trống. Lúc đó chúng tôi đã mất tất cả (đồ đạc đem theo). Mấy nam quân nhân trong nhóm cố gắng xông vào đám cháy để ”vớt vát” ít đồ đạc cho đám nữ y tá, nhưng tôi chỉ thấy đôi giầy nhà binh của tôi đã bị cháy xém quăng ra ngoài... Kết qủa trong vài ngày kế tiếp, tôi đi đôi dép cao su (Made in Vietnam) đi làm và bộ quần áo nhà binh mới phát rộng thùng thình như bộ quần áo ngủ làm tôi phải thắt dây lưng quần thật chặt, nếu không... cái quần sẽ tụt xuống. Y tá trong bệnh viện 91 gửi qua “an ủi” chúng tôi ít đồ đạc, quần áo (có lẽ dân sự, đem theo từ Hoa Kỳ). Điều tôi tiếc nhất là thùng quần áo trẻ em mà tôi đã xin được từ những cơ quan từ thiện...
Khoảng một tuần lễ sau, nhiệm vụ cho nhóm chúng tôi đến một khúc quanh, như định mệnh... Tôi nhớ đó là đêm 8 tháng Mười Một năm 1970, tôi bước vào bệnh xá, trông thấy “bệnh nhân” của tôi. Hồ sơ đứa bé cho biết, nó được ba tuổi và được trực thăng tản thương Hoa Kỳ đem về từ quận Trà Bồng. Tên đứa bé là Đinh Nit và nó bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, bị nhiễm trùng nhiều chỗ trên cơ thể. Bụng đứa bé trương lên vì sán lải, thiếu sinh tố, các cơ, bắp thịt yếu, đi tiêu khó khăn và chỉ cân nặng hơn 8 kí lô (18 pounds). Có thêm một em trai 15 tuổi người Hré đi theo, xưng là anh của Đinh Nít, cũng yếu đuối, như đứa trẻ 12 tuổi. Tôi nhớ, nó mặc bộ quần áo biệt kích (đồ bệt) trang bị cho các Dân Sự Chiến Đấu người Thượng. Khoảng hai ngày sau, đứa bé DSCĐ biến mất, tôi hỏi thăm được biết nó phải quay trở về trại LLĐB, và từ đó tôi không còn gặp anh của Đinh Nit nữa.
Những tuần lễ tiếp theo, sức khỏe Đinh Nit tiến triển thấy rõ, nó lên cân, những vết thương ngoài da, làm độc đã phản ứng với thuốc men bớt dần đi. Nó bắt đầu học nói tiếng Anh và tiếng Việt, và tôi càng ngày càng gắn bó với “chú nhóc” này... Tôi không nhớ rõ, mình có quyết định “nhận nó làm con nuôi – adopt) từ lúc nào, tôi chỉ nhớ khi hỏi Đinh Nit có muốn làm con nuôi và theo tôi về Mỹ không?
Thời gian trôi qua nhanh, tôi phải trở về Hoa Kỳ trong tháng Tư năm 1971. Tôi xin gia hạn và “câu giờ” với chiến thuật “một bước tiến, mười bước lùi” và câu chuyện của “mẹ con” tôi kéo dài thêm được chín tháng. Tiếp theo, tôi may mắn gặp Trung Úy Steve Thayer, qua Việt Nam trong đoàn Dân Sự Vụ, ông ta là người có tấm lòng, đã giúp đỡ hai “mẹ con” tận lực trong mọi điều kiện khó khăn. Steve xin được trực thăng đưa hai mẹ con quay trở lại Trà Bồng và cho Trung Sĩ Minh đi theo làm thông dịch viên trong các thủ tục nhận con nuôi. Minh trở nên “Cha đỡ đầu” cho Đinh Nit.
Ngày trở về Hoa Kỳ của tôi đã gần kề mà vẫn chưa nhận được giấy tờ chấp thuận xin con nuôi. Mỗi lần Đại Tá Fore chỉ huy trưởng ngành Trợ-Y nhắc nhở chuyện giấy tờ trở về Hoa Kỳ, tôi nói bừa... sẽ có ngay! Rồi cứ tảng lờ, theo “kế hoạch A” tiếp tục đi làm hàng ngày, còn “kế hoạch B”... chưa biết tính sao? Đúng ngày tôi phải lên đường trở về Hoa Kỳ, tôi vẫn đi làm như thường lệ, nhưng được lệnh vào gặp Đại Tá Fore. Đó là những bước chân dài nhất, dài lê thê trong đời tôi. Trên đường đi, tôi vẫn tìm cách để được ở lại, để cho Đinh Nit không bị đưa vào trại dành cho trẻ em mồ côi... (Cuộc đời tôi, có lẽ đến đây là... chấm dứt!). Vị Đại tá nhìn tôi rồi nói “Cô đã hết hạn làm việc từ sáng nay”... Tôi hiểu “mình đang vay mượn... thời gian” và nếu tình thế không thay đổi, Nit sẽ bị đưa đến một viện mồ côi...
Đúng trong thời gian đó, địch quân gia tăng mức độ hoạt động. Có đêm hải pháo từ chiến hạm ngoài biển bắn vào rặng núi phiá trước mặt căn cứ Chu Lai. Không hiểu sao, bệnh viện Giải Phẫu 27 nằm ngay trước mặt bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB/HK (Americal), bên kia quốc lộ 1 là đồi Pháo Binh đã được bàn giao cho quân đội VNCH. Đúng đêm tôi đang trực, địch quân pháo kích vào căn cứ Chu Lai, mặt đất rung chuyển. Nhóm y tá chúng tôi vội vàng chạy vào bệnh viện, đưa các bệnh nhân xuống dưới gầm giường, những ai không di chuyển được, phải tìm đủ “mọi thứ” che chở, chống mảnh đạn súng cối. Đinh Nit và Đinh Dương đêm đó ngủ tạm trong phòng các cô y tá, đội đỡ nón sắt của các cô. Địch quân bắn quấy rối vài qủa rồi ngưng.
Tôi quay trở lại Trà Bồng thêm vài chuyến nữa, xin giấy phép của vị Quận Trưởng xin con nuôi. Tôi còn nhớ ngồi trên trực thăng, bay dọc theo lòng sông cạn vào khu vực núi non. Tôi vẫn còn nhớ tất cả, trại Lực Lượng Đặc Biệt, bộ chỉ huy quận Trà Bồng, với những lỗ đạn trên tường vì đã có lần bị tấn công. Trong khu vực có một thác nước nhỏ, những thửa ruộng lúa với những con trâu cầy, và ngôi làng của người Thượng.
Những lúc đi lên Trà Bồng, tôi xử dụng thời gian được nghỉ, và không xin phép ai cả... vì đã biết trước chẳng ai cho phép khi biết tôi đi vào khu vực nguy hiểm. Tôi được nhắn tin, bế Đinh Nit vào quận Trà Bồng theo lệnh của ông Quận Trưởng... Tôi hơi do dự, nhưng không còn cách nào khác.
Trong chuyến đi đem theo Đinh Nit, người Hré xếp hàng dài, xem mặt Đinh Nit để nhận con cháu, họ hàng đòi lại... Một người đàn ông Thượng đóng khố, gác trên vai một chiếc nỏ, đến xem, kéo áo Đinh Nit lên tìm dấu vết đặc biệt, rồi nhìn tôi như thầm bảo “Cố gắng lo cho đứa bé này”.
Một lần khác, vì lý do thời tiết, trực thăng không vào đón được, hai mẹ con phải ngủ lại trong quận. Tôi vội vàng liên lạc về bệnh viện nhờ Grace Squires trực thay cho tôi. Đêm đó đại bác ở đâu bắn suốt đêm không tài nào ngủ được, Đinh Nit sợ qúa rơi khỏi giường. Kết qủa tổn thất trận pháo kích là Đinh Nít bị một con mắt tím bầm. Sáng hôm sau, một trực thăng tiếp tế đạn bay vào đón hai mẹ con, bay đến một căn cứ Pháo Binh Hoa Kỳ “tạm gửi”, rồi khoảng nửa giờ sau đến đón đưa về căn cứ Chu Lai. Lúc ngồi trong căn cứ, một trung đội lính Hoa Kỳ vừa đi tuần khu rừng xung quanh về. Trông họ ướt đẫm mồ hôi, nhiều người cởi trần, phanh ngực áo... không biết họ nghĩ gì khi đi ngang qua hai mẹ con “Việt Mỹ” đang ngồi chờ trực thăng?
Sau nhiều chuyến đi Trà Bồng vất vả, giấy tờ đã được chấp thuận, chuyện kế tiếp là tiến hành thủ tục “Xin Con Nuôi” theo luật pháp và giấy nhập cảnh Visa vào Hoa Kỳ. Theo luật pháp Việt Nam, muốn xin con nuôi, phải là người có gia đình và ít nhất 30 tuổi. Năm đó tôi mới 26 tuổi và còn độc thân... Viện nuôi trẻ em mồ côi An Thôn ngoài Đà Nẵng lo tất cả các dịch vụ, thủ tục xin con nuôi cho người Hoa Kỳ và Âu châu, và trường hợp của tôi phải nhờ đến luật sư. Tôi tìm được một nữ luật sư chuyên về thủ tục xin con nuôi và bà ta nhận lời giúp tôi... Đó mới chỉ là bắt đầu.
Bệnh viện 27 đóng cửa (người Hoa Kỳ rút quân), chúng tôi được bổ sung đi các bệnh viện khác. Tôi được thuyên chuyển đến bệnh viện 91 gần đó, việc đầu tiên tôi được cho biết phải gửi bé Nit vào viện mồ côi cho đến khi thủ tục hoàn tất. Tôi lại phải “van xin” cấp chỉ huy trường hợp của tôi, và cuối cùng ông chỉ huy trưởng đoàn y tá bệnh viện 91 thông cảm. Quá nhiều trở ngại, nhiều lần tôi đã nghĩ... sẽ thất bại. Tôi cứ lo lắng, nếu hồ sơ xin nhận con nuôi không thành công, họ sẽ đưa Nit vào viện mồ côi.
Đến tháng Năm 1971, hai mẹ con lại di chuyển đến nhiệm sở mới, tôi được trao phó cho nhiệm vụ chăm sóc thường dân và binh lính VNCH trong nhóm 4. Trong bệnh viện còn có khu riêng biệt cho tù binh của địch bị bắt và bị thương. Lúc đi làm, tôi đem Nit theo để nó chơi với đám trẻ em khác. Bạn bè thương cảm cho tôi, những đêm tôi phải trực, thường có một cô bạn y tá trông nom Nit để tôi ngủ được ít giờ. Nhóm 4 gồm có: nữ Đại Úy Pat Barber, nữ Trung Úy Marion Thorton, cô này cũng xin một đứa con nuôi 7 tuổi, bé trai Phan Trí (Tim) và Trung sĩ Williams, Jim Wilson, Louis Molina, và Jack Litzmann. Tất cả đều dễ thương, có tấm lòng, tôi rất may mắn được làm việc với họ. Đơn vị này trước đó mất đi nữ Trung Úy Sharon Lane, chết vì pháo kích năm 1969.
Tôi lại phải xin gia hạn phục vụ thêm ba tháng... cứ tiếp tục chiến thuật “Một bước tiến, mười bước lùi”. Rồi một buổi sáng thứ Sáu, Steve Thayer gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm... cảm thấy thế nào khi làm mẹ? Tôi phản ứng hơi chậm vì qúa vui mừng... cám ơn Thượng Đế, cám ơn bạn bè, tất cả những ai đã giúp đỡ hai mẹ con tôi, cùng với lời cầu nguyện. Đinh Nít đã được hợp thức hóa là con tôi. Tôi vui sướng đặt tên Mỹ cho nó là Mark Stephen và ngày sinh của nó trên giấy tờ là ngày 8 tháng Mười Một, ngày Đinh Nit được trực thăng đưa đến bệnh viện 27. Đinh Nit sẽ giữ tên Thượng của nó khi lên 9 tuổi. Thủ tục xin Visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ là một vấn đề nữa, lúc đó Steve Thayer cũng đã gần hết thời gian phục vụ, sắp trở về Hoa Kỳ.
Trong những ngày kế tiếp, hai mẹ con phải bay vào Saigon, đến tòa đại sứ Hoa Kỳ để xin Visa. Tội nghiệp, một bạn đồng nghiệp phải ra phi trường trước đứng giữ chỗ cho tôi để tôi được ngủ ít giờ sau ca trực đêm. Khi hai mẹ con ra phi trường để vào Saigon, Đại Tá Fore, vị chỉ huy phó bệnh viện (tôi quên tên chỉ còn nhớ khuôn mặt) cùng với nhiều nhân viên, bạn bè ra tiễn chân, chúc hai mẹ con lên đường may mắn, bình an. Vị chỉ huy phó, ưu ái cấp giấy phép ba ngày cho tôi để đi đường, ông ta còn dặn dò, nếu gặp trở ngại... cứ gọi điện thoại. Không dè số điện thoại của vị chỉ huy phó cho đã cứu hai mẹ con. Chúng tôi được xắp xếp tạm trú trong bệnh viện 3 Dã Chiến ở Saigon. Tôi đến tòa đại sứ Hoa Kỳ làm đơn xin nhập cảnh, họ trả lời, Visa cho Đinh Nit, không biết bao giờ mới có...
Tôi vội vàng gọi điện thoại cho luật sư, đang làm việc trong viện mồ côi Catholic ở Saigon và ông ta nói, phải để Nit lại trong viện mồ côi. Tôi không thể nào chấp nhận chuyện đó được, trở về nơi làm việc (căn cứ Chu Lai), bỏ Nit lại trong viện mồ côi ở Saigon. Tôi gọi số điện thoại do vị chỉ huy phó cung cấp và được qúa giang nhiều chuyến bay bằng trực thăng đưa hai mẹ con trở về bệnh viện 27.
Trời không phụ lòng người... Cuối cùng tôi được tòa đại sứ thông báo, đã có Visa cho Nit nhưng tôi phải vào Saigon lấy. Chuyện này còn dễ hơn nữa, một người trong nhóm Jack Litzmann có việc phải vào Saigon, nhân tiện sẽ ghé tòa đại sứ lấy giùm hai mẹ con Visa. Mọi chuyện... đâu vào đấy.
Đến cuối tháng Chín, mẹ con tôi đã sẵn sàng lên đường. Cảm xúc buồn vui lẫn lộn, quá nhiều chuyện xẩy ra trong 17 tháng qua, và tôi đã biết trước rằng... đây là lần chia tay cuối cùng. Rất khó khăn khi phải nói lên lời từ giã với những bạn bè thân thương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Chúng tôi từ giã bạn bè, bay đến vịnh Cam Ranh. Tôi có thể trở về Hoa Kỳ, nhưng trường hợp của Nit vẫn phải cất cánh từ Saigon. Hai mẹ con phải đón chuyến bay khác từ 4 giờ sáng sớm bay vào Saigon. Chúng tôi tạm trú trong trại Alpha hai ngày để lo vé máy bay cho hai mẹ con. Một viên Trung Sĩ Không Quân cho biết, không có ghế trống trong vòng hai tuần lễ,. Tôi trả lời, mẹ con tôi ngồi dưới sàn tầu bay cũng được. Ông ta mỉm cười rồi kiếm được một chỗ cho hai mẹ con bay chuyến ngày hôm sau.
Khi chúng tôi qua thủ tục quan thuế, viên Trung Sĩ Không Quân thốt lên “Bà may lắm, đứa bé chỉ còn một ngày là hết hạn Visa”. Viên cảnh sát người Việt nhìn hai mẹ con, nhìn passport, nhìn tấm Visa... Chuyện khó khăn đã trở thành sự thực, ông ta trả lại giấy tờ rồi để cho hai mẹ con bước ra chỗ máy bay.
Bây giờ Mark đã trở nên một người cha cuả các con: Kathy, Stephen, và Jason. Mark gặp người vợ Thái Lan tên Linh khi đang theo học bậc đại học. Hiện tời, Mark đang làm việc cho University of Pittsburgh Medical Center.
Mark được nuôi dưỡng và lớn lên ở Chester, Pennsylvania. Cha mẹ tôi cũng thích đứa cháu ngoại người Thượng, hai ông bà giúp tôi nuôi con. Tất cả chúng tôi đều sung sướng hãnh diện vì Mark. Riêng tôi rất hãnh diện vì đứa con người Hré. Tôi chắc rằng, cha mẹ sinh thành ra Đinh Nit cũng hãnh diện vì anh ta.
Dallas, Texas July 20, 2010
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
CÂU CHUYỆN ĐINH NIT
Maureen Robinson
Vũ đình Hiếu dịch
Tên của tôi là Maureen Robinson. Tôi là một Đại Úy trong Đoàn Y Tá, bệnh viện Giải Phẫu 27 trong căn cứ Chu Lai, từ tháng Tư 1970 đến tháng Năm 1971 và bệnh viện Chuyển Tiếp 91 từ tháng Năm đến tháng Chín năm 1971. Trang Web này dành riêng cho con trai của tôi Đinh Nit (Mark), một người thuộc sắc dân Hré và cho tất cả người Thượng ở khắp nơi đang tiếp tục tranh đấu cho những quyền tự do căn bản của con người mà họ không được hưởng. Và đặc biệt cho Trung Úy Steve Thayer đã giúp đỡ chúng tôi vượt qua những khó khăn và những chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt đã không quên những người bạn đồng minh trung thành. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho tất cả mọi người.
Tôi hy vọng khi kể ra câu chuyện này, ai đó sẽ nhớ lại câu chuyện, cung cấp thêm sự kiện để cấu tạo lại câu chuyện về ba năm đầu cuộc đời của con trai tôi. Tất cả những câu chuyện về người Hré, khu vực xung quanh (trại LLĐB) Trà Bồng đều được trận trọng.
Đó là lần phục phụ thứ hai của tôi ở Việt Nam. Lần trước 1966-1967, tôi phục vụ nơi bệnh viện Chuyển Tiếp 24 trong căn cứ Long Bình. Đến đầu năm 1968, tôi trở về Hoa Kỳ và thuyên chuyển đến làm việc trong bệnh viện Walter Reed (Tổng Y Viện của Quân Đội Hoa Kỳ) ở thủ đô Washington DC. Tôi phục vụ trong ngành Xương, Bắp Thịt (Orthopedics) mà phần lớn bệnh nhân là thương binh được đưa về từ chiến trường Việt Nam. Tôi không bao giờ quên thời gian phục vụ trong bệnh viện đó và đến cuối năm 1969, tôi chuẩn bị quay trở lại Việt Nam. Lần trở về này tôi dự định qua Việt Nam như một thường dân làm việc cho một hội Từ Thiện Công Giáo hoặc trong một bệnh viện Chỉnh Hình trong thành phố Saigon. Rồi Quân Đội Hoa Kỳ đến mời tôi phục vụ thêm mười ba tháng mà không từ chối được. Đến tháng Tư 1970, tôi lên đường.
Tôi được trao nhiệm vụ trong phòng cấp cứu, nhưng có lẽ do định mệnh, nhóm chúng tôi chăm sóc cho thường dân và quân nhân VNCH. Mới đầu chỉ là công việc tạm thời, nhưng sau đó tôi xin làm việc thựờng xuyên trong ban này. Bệnh nhân đưa đến cho chúng tôi gồm đủ loại, từ trẻ em sinh thiếu tháng cho đến người già yếu. Chúng tôi chăm sóc nạn nhân chiến tranh, cụt tay, chân, gẫy xương, cháy, những vết thương do vũ khí, mìn, gây ra... Chúng tôi cũng lo luôn những căn bệnh vùng nhiệt đới, nhiều nhất là sốt rét, thương hàn, sốt vàng da, xuất huyết v.v... Những trường hợp trẻ em thiếu dinh dưỡng nữa... đôi khi... ngoài khả năng của chúng tôi.
Tất cả nhân viên, y tá chúng tôi đã cố gắng tận lực để khắc phục những điều kiện khó khăn. Tôi không thể kể hết ra, nữ Đại Úy Grace Squires là người y tá trưởng rất tận tâm chăm sóc bệnh nhân. Nữ Trung Úy Lucy Linenweber (Mẹ đỡ đầu của Đinh Nit), nữ Trung Úy Jayne Slagel, và nữ Trung Úy Barbara Watson là những “bà mẹ thứ hai” cho các trẻ em. Những nam quân nhân trong nhóm chúng tôi gồm có: Trung Sĩ Seones, Julio Acosta, Ed Dees, David Kohout, Chuck Morris, và Eddie Reed đều là những người “thượng hạng”. Ngoài ra có thêm ba nữ trợ tá người Việt, Lê, Mai và Tâm, cũng là một phần trong nhóm chúng tôi. Có nhiều kỷ niệm buồn, vui, tốt, xấu lẫn lộn, và tôi sẽ không bao giờ quên được những bạn đồng nghiệp trong nhóm 5 và 6.
Thời gian trôi qua, chúng tôi vẫn bận rộn với công việc hàng ngày. Chúng tôi cũng được cho biết, cường độ chiến tranh gia tăng. Rồi đến đầu tháng Mười Một, dẫy nhà làm phòng ngủ cho nhân viên y tá bị lửa thiêu rụi, chúng tôi phải dọn tới ở tạm trong một nhà kho bỏ trống. Lúc đó chúng tôi đã mất tất cả (đồ đạc đem theo). Mấy nam quân nhân trong nhóm cố gắng xông vào đám cháy để ”vớt vát” ít đồ đạc cho đám nữ y tá, nhưng tôi chỉ thấy đôi giầy nhà binh của tôi đã bị cháy xém quăng ra ngoài... Kết qủa trong vài ngày kế tiếp, tôi đi đôi dép cao su (Made in Vietnam) đi làm và bộ quần áo nhà binh mới phát rộng thùng thình như bộ quần áo ngủ làm tôi phải thắt dây lưng quần thật chặt, nếu không... cái quần sẽ tụt xuống. Y tá trong bệnh viện 91 gửi qua “an ủi” chúng tôi ít đồ đạc, quần áo (có lẽ dân sự, đem theo từ Hoa Kỳ). Điều tôi tiếc nhất là thùng quần áo trẻ em mà tôi đã xin được từ những cơ quan từ thiện...
Khoảng một tuần lễ sau, nhiệm vụ cho nhóm chúng tôi đến một khúc quanh, như định mệnh... Tôi nhớ đó là đêm 8 tháng Mười Một năm 1970, tôi bước vào bệnh xá, trông thấy “bệnh nhân” của tôi. Hồ sơ đứa bé cho biết, nó được ba tuổi và được trực thăng tản thương Hoa Kỳ đem về từ quận Trà Bồng. Tên đứa bé là Đinh Nit và nó bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, bị nhiễm trùng nhiều chỗ trên cơ thể. Bụng đứa bé trương lên vì sán lải, thiếu sinh tố, các cơ, bắp thịt yếu, đi tiêu khó khăn và chỉ cân nặng hơn 8 kí lô (18 pounds). Có thêm một em trai 15 tuổi người Hré đi theo, xưng là anh của Đinh Nít, cũng yếu đuối, như đứa trẻ 12 tuổi. Tôi nhớ, nó mặc bộ quần áo biệt kích (đồ bệt) trang bị cho các Dân Sự Chiến Đấu người Thượng. Khoảng hai ngày sau, đứa bé DSCĐ biến mất, tôi hỏi thăm được biết nó phải quay trở về trại LLĐB, và từ đó tôi không còn gặp anh của Đinh Nit nữa.
Những tuần lễ tiếp theo, sức khỏe Đinh Nit tiến triển thấy rõ, nó lên cân, những vết thương ngoài da, làm độc đã phản ứng với thuốc men bớt dần đi. Nó bắt đầu học nói tiếng Anh và tiếng Việt, và tôi càng ngày càng gắn bó với “chú nhóc” này... Tôi không nhớ rõ, mình có quyết định “nhận nó làm con nuôi – adopt) từ lúc nào, tôi chỉ nhớ khi hỏi Đinh Nit có muốn làm con nuôi và theo tôi về Mỹ không?
Thời gian trôi qua nhanh, tôi phải trở về Hoa Kỳ trong tháng Tư năm 1971. Tôi xin gia hạn và “câu giờ” với chiến thuật “một bước tiến, mười bước lùi” và câu chuyện của “mẹ con” tôi kéo dài thêm được chín tháng. Tiếp theo, tôi may mắn gặp Trung Úy Steve Thayer, qua Việt Nam trong đoàn Dân Sự Vụ, ông ta là người có tấm lòng, đã giúp đỡ hai “mẹ con” tận lực trong mọi điều kiện khó khăn. Steve xin được trực thăng đưa hai mẹ con quay trở lại Trà Bồng và cho Trung Sĩ Minh đi theo làm thông dịch viên trong các thủ tục nhận con nuôi. Minh trở nên “Cha đỡ đầu” cho Đinh Nit.
Ngày trở về Hoa Kỳ của tôi đã gần kề mà vẫn chưa nhận được giấy tờ chấp thuận xin con nuôi. Mỗi lần Đại Tá Fore chỉ huy trưởng ngành Trợ-Y nhắc nhở chuyện giấy tờ trở về Hoa Kỳ, tôi nói bừa... sẽ có ngay! Rồi cứ tảng lờ, theo “kế hoạch A” tiếp tục đi làm hàng ngày, còn “kế hoạch B”... chưa biết tính sao? Đúng ngày tôi phải lên đường trở về Hoa Kỳ, tôi vẫn đi làm như thường lệ, nhưng được lệnh vào gặp Đại Tá Fore. Đó là những bước chân dài nhất, dài lê thê trong đời tôi. Trên đường đi, tôi vẫn tìm cách để được ở lại, để cho Đinh Nit không bị đưa vào trại dành cho trẻ em mồ côi... (Cuộc đời tôi, có lẽ đến đây là... chấm dứt!). Vị Đại tá nhìn tôi rồi nói “Cô đã hết hạn làm việc từ sáng nay”... Tôi hiểu “mình đang vay mượn... thời gian” và nếu tình thế không thay đổi, Nit sẽ bị đưa đến một viện mồ côi...
Đúng trong thời gian đó, địch quân gia tăng mức độ hoạt động. Có đêm hải pháo từ chiến hạm ngoài biển bắn vào rặng núi phiá trước mặt căn cứ Chu Lai. Không hiểu sao, bệnh viện Giải Phẫu 27 nằm ngay trước mặt bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB/HK (Americal), bên kia quốc lộ 1 là đồi Pháo Binh đã được bàn giao cho quân đội VNCH. Đúng đêm tôi đang trực, địch quân pháo kích vào căn cứ Chu Lai, mặt đất rung chuyển. Nhóm y tá chúng tôi vội vàng chạy vào bệnh viện, đưa các bệnh nhân xuống dưới gầm giường, những ai không di chuyển được, phải tìm đủ “mọi thứ” che chở, chống mảnh đạn súng cối. Đinh Nit và Đinh Dương đêm đó ngủ tạm trong phòng các cô y tá, đội đỡ nón sắt của các cô. Địch quân bắn quấy rối vài qủa rồi ngưng.
Tôi quay trở lại Trà Bồng thêm vài chuyến nữa, xin giấy phép của vị Quận Trưởng xin con nuôi. Tôi còn nhớ ngồi trên trực thăng, bay dọc theo lòng sông cạn vào khu vực núi non. Tôi vẫn còn nhớ tất cả, trại Lực Lượng Đặc Biệt, bộ chỉ huy quận Trà Bồng, với những lỗ đạn trên tường vì đã có lần bị tấn công. Trong khu vực có một thác nước nhỏ, những thửa ruộng lúa với những con trâu cầy, và ngôi làng của người Thượng.
Những lúc đi lên Trà Bồng, tôi xử dụng thời gian được nghỉ, và không xin phép ai cả... vì đã biết trước chẳng ai cho phép khi biết tôi đi vào khu vực nguy hiểm. Tôi được nhắn tin, bế Đinh Nit vào quận Trà Bồng theo lệnh của ông Quận Trưởng... Tôi hơi do dự, nhưng không còn cách nào khác.
Trong chuyến đi đem theo Đinh Nit, người Hré xếp hàng dài, xem mặt Đinh Nit để nhận con cháu, họ hàng đòi lại... Một người đàn ông Thượng đóng khố, gác trên vai một chiếc nỏ, đến xem, kéo áo Đinh Nit lên tìm dấu vết đặc biệt, rồi nhìn tôi như thầm bảo “Cố gắng lo cho đứa bé này”.
Một lần khác, vì lý do thời tiết, trực thăng không vào đón được, hai mẹ con phải ngủ lại trong quận. Tôi vội vàng liên lạc về bệnh viện nhờ Grace Squires trực thay cho tôi. Đêm đó đại bác ở đâu bắn suốt đêm không tài nào ngủ được, Đinh Nit sợ qúa rơi khỏi giường. Kết qủa tổn thất trận pháo kích là Đinh Nít bị một con mắt tím bầm. Sáng hôm sau, một trực thăng tiếp tế đạn bay vào đón hai mẹ con, bay đến một căn cứ Pháo Binh Hoa Kỳ “tạm gửi”, rồi khoảng nửa giờ sau đến đón đưa về căn cứ Chu Lai. Lúc ngồi trong căn cứ, một trung đội lính Hoa Kỳ vừa đi tuần khu rừng xung quanh về. Trông họ ướt đẫm mồ hôi, nhiều người cởi trần, phanh ngực áo... không biết họ nghĩ gì khi đi ngang qua hai mẹ con “Việt Mỹ” đang ngồi chờ trực thăng?
Sau nhiều chuyến đi Trà Bồng vất vả, giấy tờ đã được chấp thuận, chuyện kế tiếp là tiến hành thủ tục “Xin Con Nuôi” theo luật pháp và giấy nhập cảnh Visa vào Hoa Kỳ. Theo luật pháp Việt Nam, muốn xin con nuôi, phải là người có gia đình và ít nhất 30 tuổi. Năm đó tôi mới 26 tuổi và còn độc thân... Viện nuôi trẻ em mồ côi An Thôn ngoài Đà Nẵng lo tất cả các dịch vụ, thủ tục xin con nuôi cho người Hoa Kỳ và Âu châu, và trường hợp của tôi phải nhờ đến luật sư. Tôi tìm được một nữ luật sư chuyên về thủ tục xin con nuôi và bà ta nhận lời giúp tôi... Đó mới chỉ là bắt đầu.
Bệnh viện 27 đóng cửa (người Hoa Kỳ rút quân), chúng tôi được bổ sung đi các bệnh viện khác. Tôi được thuyên chuyển đến bệnh viện 91 gần đó, việc đầu tiên tôi được cho biết phải gửi bé Nit vào viện mồ côi cho đến khi thủ tục hoàn tất. Tôi lại phải “van xin” cấp chỉ huy trường hợp của tôi, và cuối cùng ông chỉ huy trưởng đoàn y tá bệnh viện 91 thông cảm. Quá nhiều trở ngại, nhiều lần tôi đã nghĩ... sẽ thất bại. Tôi cứ lo lắng, nếu hồ sơ xin nhận con nuôi không thành công, họ sẽ đưa Nit vào viện mồ côi.
Đến tháng Năm 1971, hai mẹ con lại di chuyển đến nhiệm sở mới, tôi được trao phó cho nhiệm vụ chăm sóc thường dân và binh lính VNCH trong nhóm 4. Trong bệnh viện còn có khu riêng biệt cho tù binh của địch bị bắt và bị thương. Lúc đi làm, tôi đem Nit theo để nó chơi với đám trẻ em khác. Bạn bè thương cảm cho tôi, những đêm tôi phải trực, thường có một cô bạn y tá trông nom Nit để tôi ngủ được ít giờ. Nhóm 4 gồm có: nữ Đại Úy Pat Barber, nữ Trung Úy Marion Thorton, cô này cũng xin một đứa con nuôi 7 tuổi, bé trai Phan Trí (Tim) và Trung sĩ Williams, Jim Wilson, Louis Molina, và Jack Litzmann. Tất cả đều dễ thương, có tấm lòng, tôi rất may mắn được làm việc với họ. Đơn vị này trước đó mất đi nữ Trung Úy Sharon Lane, chết vì pháo kích năm 1969.
Tôi lại phải xin gia hạn phục vụ thêm ba tháng... cứ tiếp tục chiến thuật “Một bước tiến, mười bước lùi”. Rồi một buổi sáng thứ Sáu, Steve Thayer gọi điện thoại cho tôi, hỏi thăm... cảm thấy thế nào khi làm mẹ? Tôi phản ứng hơi chậm vì qúa vui mừng... cám ơn Thượng Đế, cám ơn bạn bè, tất cả những ai đã giúp đỡ hai mẹ con tôi, cùng với lời cầu nguyện. Đinh Nít đã được hợp thức hóa là con tôi. Tôi vui sướng đặt tên Mỹ cho nó là Mark Stephen và ngày sinh của nó trên giấy tờ là ngày 8 tháng Mười Một, ngày Đinh Nit được trực thăng đưa đến bệnh viện 27. Đinh Nit sẽ giữ tên Thượng của nó khi lên 9 tuổi. Thủ tục xin Visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ là một vấn đề nữa, lúc đó Steve Thayer cũng đã gần hết thời gian phục vụ, sắp trở về Hoa Kỳ.
Trong những ngày kế tiếp, hai mẹ con phải bay vào Saigon, đến tòa đại sứ Hoa Kỳ để xin Visa. Tội nghiệp, một bạn đồng nghiệp phải ra phi trường trước đứng giữ chỗ cho tôi để tôi được ngủ ít giờ sau ca trực đêm. Khi hai mẹ con ra phi trường để vào Saigon, Đại Tá Fore, vị chỉ huy phó bệnh viện (tôi quên tên chỉ còn nhớ khuôn mặt) cùng với nhiều nhân viên, bạn bè ra tiễn chân, chúc hai mẹ con lên đường may mắn, bình an. Vị chỉ huy phó, ưu ái cấp giấy phép ba ngày cho tôi để đi đường, ông ta còn dặn dò, nếu gặp trở ngại... cứ gọi điện thoại. Không dè số điện thoại của vị chỉ huy phó cho đã cứu hai mẹ con. Chúng tôi được xắp xếp tạm trú trong bệnh viện 3 Dã Chiến ở Saigon. Tôi đến tòa đại sứ Hoa Kỳ làm đơn xin nhập cảnh, họ trả lời, Visa cho Đinh Nit, không biết bao giờ mới có...
Tôi vội vàng gọi điện thoại cho luật sư, đang làm việc trong viện mồ côi Catholic ở Saigon và ông ta nói, phải để Nit lại trong viện mồ côi. Tôi không thể nào chấp nhận chuyện đó được, trở về nơi làm việc (căn cứ Chu Lai), bỏ Nit lại trong viện mồ côi ở Saigon. Tôi gọi số điện thoại do vị chỉ huy phó cung cấp và được qúa giang nhiều chuyến bay bằng trực thăng đưa hai mẹ con trở về bệnh viện 27.
Trời không phụ lòng người... Cuối cùng tôi được tòa đại sứ thông báo, đã có Visa cho Nit nhưng tôi phải vào Saigon lấy. Chuyện này còn dễ hơn nữa, một người trong nhóm Jack Litzmann có việc phải vào Saigon, nhân tiện sẽ ghé tòa đại sứ lấy giùm hai mẹ con Visa. Mọi chuyện... đâu vào đấy.
Đến cuối tháng Chín, mẹ con tôi đã sẵn sàng lên đường. Cảm xúc buồn vui lẫn lộn, quá nhiều chuyện xẩy ra trong 17 tháng qua, và tôi đã biết trước rằng... đây là lần chia tay cuối cùng. Rất khó khăn khi phải nói lên lời từ giã với những bạn bè thân thương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Chúng tôi từ giã bạn bè, bay đến vịnh Cam Ranh. Tôi có thể trở về Hoa Kỳ, nhưng trường hợp của Nit vẫn phải cất cánh từ Saigon. Hai mẹ con phải đón chuyến bay khác từ 4 giờ sáng sớm bay vào Saigon. Chúng tôi tạm trú trong trại Alpha hai ngày để lo vé máy bay cho hai mẹ con. Một viên Trung Sĩ Không Quân cho biết, không có ghế trống trong vòng hai tuần lễ,. Tôi trả lời, mẹ con tôi ngồi dưới sàn tầu bay cũng được. Ông ta mỉm cười rồi kiếm được một chỗ cho hai mẹ con bay chuyến ngày hôm sau.
Khi chúng tôi qua thủ tục quan thuế, viên Trung Sĩ Không Quân thốt lên “Bà may lắm, đứa bé chỉ còn một ngày là hết hạn Visa”. Viên cảnh sát người Việt nhìn hai mẹ con, nhìn passport, nhìn tấm Visa... Chuyện khó khăn đã trở thành sự thực, ông ta trả lại giấy tờ rồi để cho hai mẹ con bước ra chỗ máy bay.
Bây giờ Mark đã trở nên một người cha cuả các con: Kathy, Stephen, và Jason. Mark gặp người vợ Thái Lan tên Linh khi đang theo học bậc đại học. Hiện tời, Mark đang làm việc cho University of Pittsburgh Medical Center.
Mark được nuôi dưỡng và lớn lên ở Chester, Pennsylvania. Cha mẹ tôi cũng thích đứa cháu ngoại người Thượng, hai ông bà giúp tôi nuôi con. Tất cả chúng tôi đều sung sướng hãnh diện vì Mark. Riêng tôi rất hãnh diện vì đứa con người Hré. Tôi chắc rằng, cha mẹ sinh thành ra Đinh Nit cũng hãnh diện vì anh ta.
Dallas, Texas July 20, 2010
Sinh Tồn chuyển