Mỗi Ngày Một Chuyện
CHỈ MỘT CHẶP SAU - CAO MỴ NHÂN
CHỈ MỘT CHẶP SAU - CAO MỴ NHÂN
Từ khi ở Mỹ, những ngày tốt hay xấu đều quy tụ vào 2 ngày cuối tuần mà thôi, thí dụ như quan hôn tang tế, đều được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật .
Thế nên, những ngày giỗ dẫu 13,17...nếu ...huý kỵ có thiêng liêng tới đâu, con cháu bận đi làm ...cũng phải giữ lễ nghĩa cho đủ mặt.
Là tìm thứ bảy, chủ nhật nào gần nhất cái số 13, 17 ...đó, để cố về quây quần cúng kiến, ăn nhậu, tưởng nhớ cha ông vv...
Mỗi năm cứ tới tháng 8 âm lịch, sát ngày trung thu, là có đám giỗ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Tôi chỉ là người em thơ trong thi hội Quỳnh Dao, mà nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, phu nhân thi sĩ lớn họ Vũ ấy, cũng là một thành viên, nên bỗng dưng là nhớ thôi .
Hơn nữa, những tháng năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, cụ Vũ bị bạo quyền Cộng sản bức bách đi tù ở Chí Hoà, dẫu những Huy Cận, Xuân Diệu vv...là bạn tiền chiến của cụ, nhưng họ là thi nô của Cộng sản VN, nên rồi mỗi người một con đường riêng biệt .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã ở tù ngay sau những
"đàm đạo" về thi ca, giữa các thi sĩ tên tuổi hàng đầu trong chiếu thơ to lớn VN thủa xa xưa, ôi năm tháng cũ đã mờ nhạt hẳn rồi.
Một năm sau ngày cụ Vũ bị áp lực chính kiến trong khám lớn Chí Hoà, nữ sĩ Thục Oanh, phu nhân cụ phải thuê xích lô đến cửa trại giam để thiếu điều nhận xác thi sĩ Vũ Hoàng Chương về, do lệnh thả ám muội của văn hoá chuyên chính vô sản ban hành.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương về nhà đoàn tụ với vợ con là nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh và người con trai duy nhất của ông bà, cậu thanh niên mới tốt nghiệp đai học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt trước cái tháng tư đen đó , tức là chưa kịp có công ăn việc làm trước sự thay đổi của chế độ.
Song sự kiện không phải yên lành như thiên hạ tưởng, mà cụ Vũ trở về xum họp với vợ con " 5 ngày " để ra đi vĩnh viễn.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương tự chuẩn bị một cái chết rất Đông phương, nghĩa là không thể sống cùng chế độ được, thì phải chết.
Với " 5 ngày " vô cùng ngắn ngủi, cụ Vũ đã bình thản
nói với cụ bà, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, là cụ muốn mỗi ngày thưởng thức một món ăn thân quen, không phải cao lương mĩ vị gì, mà chỉ muốn tìm chút hương vị cũ.
Ôi chẳng vịt tần, gà hấp, sơn hào hải vị đắt đỏ giàu sang, mà chỉ những canh cua đồng rau đay, đậu hũ rán chấm mắm tôm, rau muống luộc cà pháo vv...chẳng hạn .
Buổi trưa xế chiều ngày thứ năm đã ...hết. Cụ Vũ nói phu nhân nấu nước nóng, pha ấm, rồi phụ cụ rửa ráy châu thân, thay y phục tương đối để ... viễn hành.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nằm nghỉ ngơi trên một ghế vải, bảo là cần ngủ một lát cho khoẻ...
Chỉ một chặp sau, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh nuốt nước mắt kể lại cho người em út Quỳnh Dao, là tôi, nghe trong bữa tiệc chỉ có hai người, như tôi đã viết rất nhiều lần, rằng:
- Cao Mỵ Nhân biết không, chỉ một chặp sau, ông ấy, tức thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mở mắt ra, đưa tay có đeo đồng hồ lên xem, đoạn hốt hoảng nói trống không:
"Không được". Xong, chẳng kêu tên ai, chẳng giã từ ai, cụ nhắm mắt lại, rồi đi.
Giọt nước mắt vừa rơi xuống tay chị Thục Oanh yêu mến thân thương của thi đàn Quỳnh Dao chúng tôi, bấy giờ bà mới nấc lên, nhưng tiếng khóc không bật ra, cứ chất nghẹn trong lệ tủi vơi đầy ...
Buổi đó vào bữa ăn hoá vàng ngày mùng 4 Tết năm 1983 trên căn gác ọp ẹp, thuộc nhà thi sĩ Đinh Hùng, em trai ruột nữ sĩ cũng đã quá cố ( 1920 - 1967 ).
Do đó, tôi không thể quên ngày giỗ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương (mất ngày 6 - 9 - 1976). Và cũng vì thân tình thế, mà hàng năm sau này , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh thường nhờ tôi đi mời một số quý bạn văn thơ của cụ Vũ, tới vẫn căn nhà bà quả phụ thi sĩ Đinh Hùng ăn giỗ thi sĩ Vũ Hoàng Chương ( 1915 - 1976 ) .
Trên nóc chiếc tủ gỗ tạp, 2 bức hình của nhị vị thi sĩ lừng danh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đặt cạnh nhau, 2 bức hình mà lúc nào quý vị và chúng tôi cũng thấy ở các sách báo in ấn thường xuyên .
Chiếc bàn cũng gỗ tạp với trên chục chiếc ghế ọp ẹp để quý vị thân hữu của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương tới tưởng niệm nhà thơ lớn của VN, như cụ thi sĩ Bàng Bá Lân ( mấy năm đầu ), cụ thi sĩ Bùi Khánh Đản vv...
Nhị vị Trung tá quân đội VNCH đã xong tù cải tạo về, kể từ 1987, là thi sĩ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Cung Trầm Tưởng .
Tất nhiên tôi là người hay chạy tới chạy lui, để chị Thục Oanh nhờ những việc lặt vặt bất cứ lúc nào . Quý chị Quỳnh Dao của tôi, thường nghĩ là tôi còn trẻ và đi xe đạp được, nên tha hồ nhờ chuyển tin tức hội thơ đến bạn bè .
Quý khách tới ăn kỵ thi sĩ Vũ Hoàng Chương, thủa đó, sau 1975, thì cũng " tương đối " tiền bạc thôi, mang tới chút trái cây, phong bánh vv...
Nhưng, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lại là bậc nội trợ số một , chẳng những nấu cỗ ngon lành, mà bánh trái tây, ta đều hảo hạng, nên cái tình là quý nhất , quà cáp chỉ là phụ .
Trong hội thơ Quỳnh Dao, quý chi lan tỉ muội, toàn là các phu nhân dòng dõi khoa bảng, hay văn chương tên tuổi, phẩm hạnh chính chuyên, nên quý vị ấy có nhiều điều kiện để xuân thu xướng hoạ ...
Đồng thời quý vị hội trăng Quỳnh đó, người nào cũng giỏi gia chánh, nữ công nữ hạnh, như nữ thi lão Trùng Quang mới mãn phần ở San Jose thọ 100 tuổi, nguyên là hiệu thưởng trường nữ công gia chánh Hà Nội trước 1954, được Bộ Văn hoá cho hưởng quy chế các trường Trung học Văn hoá, là được cấp bằng, chứng chỉ như các Trung học khác, cho học sinh trực thuộc . Sau bà tiếp tục mở trường đó lại ở Saigon sau 1954 .
Tôi xin phép viết thêm, để quý vị biết phần nào sinh hoạt của các thành viên hội thơ Quỳnh Dao, mà căn bản là rất thông thạo Tiếng Pháp và giỏi chữ Hán, hầu có thể chơi thơ Đường Luật , nhưng vẫn tôn trọng nữ công gia chánh .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh rất được quý vị chuyên thơ cổ điển quý mến, vậy mà bà vẫn khiêm tốn khi viết một bài hoạ thơ nữ sĩ Mộng Tuyết, có câu :
" chưa một lần dám nghĩ tới thơ "
Câu thơ phá thể, thất niêm trên, lại mang dáng dấp phóng túng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, phu quân bà.
Tuy nhiên, thi sĩ Vũ Hoàng Chương là một trong đội ngũ thơ mới đầu tiên ở VN, quý vị không hay là hiếm khi ...xài Đường Luật .
Vì thơ này gò bó, không khiến nhà thơ thả lỏng tâm hồn, nhất là để diễn tả nhiều hơn cho các bài tình thơ lãng mạn, kiểu :
" Tố của Hoàng ơi, Tố của ai ..." chẳng hạn .
Năm nay, chỉ còn ít ngày nữa là Tết Trung thu, ngày giỗ của vị thi sĩ lớn đó, chắc chỉ còn đôi phút tưởng niệm, cậu ấm Vũ Hoàng Tuân ...lạc lõng bên trời .
Cụ Vũ mất sau một năm đổi đời, rồi cụ bà cũng mất ít năm nay .
Tôi không muốn mở quyển sổ bộ đời mà tôi thường ghi lại những thăng trầm của quý vị bạn hữu thân quen trước sau.
Bởi vì tôi đã gần như thuộc làu tất cả các cử chỉ cùng ngôn từ của bốn phương đào lý .
Với bản tính trân trọng ưa thích giữ lại những gì cứ mỗi lúc mỗi xa thêm chân trời trước mặt, mà quá khứ
thì chẳng bao giờ hết được.
Với tôi, một dĩ vãng tưởng âm thầm, song cực kỳ sôi nổi, vì xã hội kim bằng của tôi lại vô cùng phong phú ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHỈ MỘT CHẶP SAU - CAO MỴ NHÂN
CHỈ MỘT CHẶP SAU - CAO MỴ NHÂN
Từ khi ở Mỹ, những ngày tốt hay xấu đều quy tụ vào 2 ngày cuối tuần mà thôi, thí dụ như quan hôn tang tế, đều được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật .
Thế nên, những ngày giỗ dẫu 13,17...nếu ...huý kỵ có thiêng liêng tới đâu, con cháu bận đi làm ...cũng phải giữ lễ nghĩa cho đủ mặt.
Là tìm thứ bảy, chủ nhật nào gần nhất cái số 13, 17 ...đó, để cố về quây quần cúng kiến, ăn nhậu, tưởng nhớ cha ông vv...
Mỗi năm cứ tới tháng 8 âm lịch, sát ngày trung thu, là có đám giỗ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
Tôi chỉ là người em thơ trong thi hội Quỳnh Dao, mà nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, phu nhân thi sĩ lớn họ Vũ ấy, cũng là một thành viên, nên bỗng dưng là nhớ thôi .
Hơn nữa, những tháng năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, cụ Vũ bị bạo quyền Cộng sản bức bách đi tù ở Chí Hoà, dẫu những Huy Cận, Xuân Diệu vv...là bạn tiền chiến của cụ, nhưng họ là thi nô của Cộng sản VN, nên rồi mỗi người một con đường riêng biệt .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã ở tù ngay sau những
"đàm đạo" về thi ca, giữa các thi sĩ tên tuổi hàng đầu trong chiếu thơ to lớn VN thủa xa xưa, ôi năm tháng cũ đã mờ nhạt hẳn rồi.
Một năm sau ngày cụ Vũ bị áp lực chính kiến trong khám lớn Chí Hoà, nữ sĩ Thục Oanh, phu nhân cụ phải thuê xích lô đến cửa trại giam để thiếu điều nhận xác thi sĩ Vũ Hoàng Chương về, do lệnh thả ám muội của văn hoá chuyên chính vô sản ban hành.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương về nhà đoàn tụ với vợ con là nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh và người con trai duy nhất của ông bà, cậu thanh niên mới tốt nghiệp đai học Chính trị Kinh doanh Đà Lạt trước cái tháng tư đen đó , tức là chưa kịp có công ăn việc làm trước sự thay đổi của chế độ.
Song sự kiện không phải yên lành như thiên hạ tưởng, mà cụ Vũ trở về xum họp với vợ con " 5 ngày " để ra đi vĩnh viễn.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương tự chuẩn bị một cái chết rất Đông phương, nghĩa là không thể sống cùng chế độ được, thì phải chết.
Với " 5 ngày " vô cùng ngắn ngủi, cụ Vũ đã bình thản
nói với cụ bà, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, là cụ muốn mỗi ngày thưởng thức một món ăn thân quen, không phải cao lương mĩ vị gì, mà chỉ muốn tìm chút hương vị cũ.
Ôi chẳng vịt tần, gà hấp, sơn hào hải vị đắt đỏ giàu sang, mà chỉ những canh cua đồng rau đay, đậu hũ rán chấm mắm tôm, rau muống luộc cà pháo vv...chẳng hạn .
Buổi trưa xế chiều ngày thứ năm đã ...hết. Cụ Vũ nói phu nhân nấu nước nóng, pha ấm, rồi phụ cụ rửa ráy châu thân, thay y phục tương đối để ... viễn hành.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã nằm nghỉ ngơi trên một ghế vải, bảo là cần ngủ một lát cho khoẻ...
Chỉ một chặp sau, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh nuốt nước mắt kể lại cho người em út Quỳnh Dao, là tôi, nghe trong bữa tiệc chỉ có hai người, như tôi đã viết rất nhiều lần, rằng:
- Cao Mỵ Nhân biết không, chỉ một chặp sau, ông ấy, tức thi sĩ Vũ Hoàng Chương, mở mắt ra, đưa tay có đeo đồng hồ lên xem, đoạn hốt hoảng nói trống không:
"Không được". Xong, chẳng kêu tên ai, chẳng giã từ ai, cụ nhắm mắt lại, rồi đi.
Giọt nước mắt vừa rơi xuống tay chị Thục Oanh yêu mến thân thương của thi đàn Quỳnh Dao chúng tôi, bấy giờ bà mới nấc lên, nhưng tiếng khóc không bật ra, cứ chất nghẹn trong lệ tủi vơi đầy ...
Buổi đó vào bữa ăn hoá vàng ngày mùng 4 Tết năm 1983 trên căn gác ọp ẹp, thuộc nhà thi sĩ Đinh Hùng, em trai ruột nữ sĩ cũng đã quá cố ( 1920 - 1967 ).
Do đó, tôi không thể quên ngày giỗ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương (mất ngày 6 - 9 - 1976). Và cũng vì thân tình thế, mà hàng năm sau này , nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh thường nhờ tôi đi mời một số quý bạn văn thơ của cụ Vũ, tới vẫn căn nhà bà quả phụ thi sĩ Đinh Hùng ăn giỗ thi sĩ Vũ Hoàng Chương ( 1915 - 1976 ) .
Trên nóc chiếc tủ gỗ tạp, 2 bức hình của nhị vị thi sĩ lừng danh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đặt cạnh nhau, 2 bức hình mà lúc nào quý vị và chúng tôi cũng thấy ở các sách báo in ấn thường xuyên .
Chiếc bàn cũng gỗ tạp với trên chục chiếc ghế ọp ẹp để quý vị thân hữu của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương tới tưởng niệm nhà thơ lớn của VN, như cụ thi sĩ Bàng Bá Lân ( mấy năm đầu ), cụ thi sĩ Bùi Khánh Đản vv...
Nhị vị Trung tá quân đội VNCH đã xong tù cải tạo về, kể từ 1987, là thi sĩ Hà Thượng Nhân và thi sĩ Cung Trầm Tưởng .
Tất nhiên tôi là người hay chạy tới chạy lui, để chị Thục Oanh nhờ những việc lặt vặt bất cứ lúc nào . Quý chị Quỳnh Dao của tôi, thường nghĩ là tôi còn trẻ và đi xe đạp được, nên tha hồ nhờ chuyển tin tức hội thơ đến bạn bè .
Quý khách tới ăn kỵ thi sĩ Vũ Hoàng Chương, thủa đó, sau 1975, thì cũng " tương đối " tiền bạc thôi, mang tới chút trái cây, phong bánh vv...
Nhưng, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh lại là bậc nội trợ số một , chẳng những nấu cỗ ngon lành, mà bánh trái tây, ta đều hảo hạng, nên cái tình là quý nhất , quà cáp chỉ là phụ .
Trong hội thơ Quỳnh Dao, quý chi lan tỉ muội, toàn là các phu nhân dòng dõi khoa bảng, hay văn chương tên tuổi, phẩm hạnh chính chuyên, nên quý vị ấy có nhiều điều kiện để xuân thu xướng hoạ ...
Đồng thời quý vị hội trăng Quỳnh đó, người nào cũng giỏi gia chánh, nữ công nữ hạnh, như nữ thi lão Trùng Quang mới mãn phần ở San Jose thọ 100 tuổi, nguyên là hiệu thưởng trường nữ công gia chánh Hà Nội trước 1954, được Bộ Văn hoá cho hưởng quy chế các trường Trung học Văn hoá, là được cấp bằng, chứng chỉ như các Trung học khác, cho học sinh trực thuộc . Sau bà tiếp tục mở trường đó lại ở Saigon sau 1954 .
Tôi xin phép viết thêm, để quý vị biết phần nào sinh hoạt của các thành viên hội thơ Quỳnh Dao, mà căn bản là rất thông thạo Tiếng Pháp và giỏi chữ Hán, hầu có thể chơi thơ Đường Luật , nhưng vẫn tôn trọng nữ công gia chánh .
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh rất được quý vị chuyên thơ cổ điển quý mến, vậy mà bà vẫn khiêm tốn khi viết một bài hoạ thơ nữ sĩ Mộng Tuyết, có câu :
" chưa một lần dám nghĩ tới thơ "
Câu thơ phá thể, thất niêm trên, lại mang dáng dấp phóng túng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, phu quân bà.
Tuy nhiên, thi sĩ Vũ Hoàng Chương là một trong đội ngũ thơ mới đầu tiên ở VN, quý vị không hay là hiếm khi ...xài Đường Luật .
Vì thơ này gò bó, không khiến nhà thơ thả lỏng tâm hồn, nhất là để diễn tả nhiều hơn cho các bài tình thơ lãng mạn, kiểu :
" Tố của Hoàng ơi, Tố của ai ..." chẳng hạn .
Năm nay, chỉ còn ít ngày nữa là Tết Trung thu, ngày giỗ của vị thi sĩ lớn đó, chắc chỉ còn đôi phút tưởng niệm, cậu ấm Vũ Hoàng Tuân ...lạc lõng bên trời .
Cụ Vũ mất sau một năm đổi đời, rồi cụ bà cũng mất ít năm nay .
Tôi không muốn mở quyển sổ bộ đời mà tôi thường ghi lại những thăng trầm của quý vị bạn hữu thân quen trước sau.
Bởi vì tôi đã gần như thuộc làu tất cả các cử chỉ cùng ngôn từ của bốn phương đào lý .
Với bản tính trân trọng ưa thích giữ lại những gì cứ mỗi lúc mỗi xa thêm chân trời trước mặt, mà quá khứ
thì chẳng bao giờ hết được.
Với tôi, một dĩ vãng tưởng âm thầm, song cực kỳ sôi nổi, vì xã hội kim bằng của tôi lại vô cùng phong phú ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)