Mỗi Ngày Một Chuyện
CHIẾC KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN
CHIẾC
KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN
Buổi chiều gần 8 giờ tối rồi mà nắng còn lảng vảng trên vòm cây trước nhà, mặt
trời đứng đợi hoàng hôn ở đằng xa , tận nơi cuối biển ...
Tôi đang chơi ở nhà sàn của người bạn Mễ Tây Cơ khá giàu có , trên đại lộ buồn
tênh , ven đại dương , sát Fwy 101 , nếu ai từng đi dọc theo biển tây
California đều biết đoạn đường này , vùng biên Los Angeles , có những ngôi nhà
với vườn hoa đẹp như ở Châu Âu .
Thật nhiêu khê khi ví von kiểu đưa hình ảnh một nơi khác , ra so sánh với nước
Mỹ , vì xưa nay tôi quan niệm là Mỹ tột đỉnh mọi mặt rồi .
Nhưng chỉ vì một chiếc kim băng cài ngang vạt áo len của người phụ nữ có vẻ trẻ
, tôi gặp ở chuyến xe bus , từ quận Cam về thành Thiên Thần , mà tôi biết được
nơi này , nó như một Thiên đường nơi hạ giới .
Hôm đó trên bus từ Disney ' s land về Los Angeles , tôi thấy một phụ nữ trạc
gần 60 tuổi , có dáng dấp và cách phục sức giống như tôi , nghĩ là có vẻ
Vi En quá , tôi bèn hỏi thăm . ..bằng vài câu English tập toạng
.
Nhưng cô ta mở to đôi mắt mầu hạt dẻ , trả lời bằng tiếng Mễ , khiến tôi quê
quá , đành xí la xí lô xin lỗi , đồng thời ...làm quen luôn.
Cô tên là " Hoa Cúc " theo cách gọi của tôi , là vợ một ông người VN
từ mấy chục năm nay rồi . Gia đình cô đi bộ từ Peru qua Mỹ mất đúng 40 ngày
, gian nan lắm
Năm 1978, nhà cô đã tới được San Diego , cô gặp ông VN đúng giai đoạn đó
, cô 17 tuổi .
Ông VN thủa đó chưa giầu , còn bươn chải nhiều thứ công việc .
Cái công việc mà khiến ông VN với cô gắn bó tới bây giờ là làm phụ diễn cho các
cảnh phim ở Hollywood . Tức là đứng xớ rớ trong phần ngoại cảnh của phim
chính .
Thí dụ : phim cần một số người làm phu hầm mỏ , hay cần một số người đấu tranh
về việc gì đó , cần một số người đứng ở bến cảng , ở sân bay vv...
Nhiều việc như thế lắm , giá mỗi lần như vậy là 50 dollars cho một người
.
Hồi gia đình cô mới tới Mỹ , cả nhà cô làm việc đó . Ông VN biết chút tiếng Mỹ
, có thể thông dịch sơ sài , thông thạo điện thoại , dùng điện thoại kêu những
người muốn đi làm phụ diễn , nên có thể ông VN được trả thêm tiền .
Đồng thời ông VN lại có xe hơi loại có thùng xe phía sau , nên có thể chở những
người đi làm phụ diễn với giá thù lao 5$ mỗi người .
Sau một thời gian ông VN xoay được một việc làm rất đáng ngưỡng mộ
. Đó là cung cấp Cravat cho Tài tử và ai ở Hollywood muốn mua thì mua , 500
dollars một chiếc .
Vợ chồng VN Mễ từ đó an nhàn cho tới bây giờ . Hai người có 5 con : 2
trai, 3 gái . Một cô con gái đã được gả chồng , con rể cô lại cũng là người VN
.
Cậu rể này hiện ở VN , để phát triển cơ sở làm ăn với CSVN , vì cái nhãn hàng
"Cravat Hollywood " xuất xứ từ Ý , Pháp , siêu phẩm hạng sang ,
nên tư bản đỏ mê quá .
Tôi hỏi sao cô trả lời tôi bằng tiếng Mễ , cô nói vì thấy tôi giống người
Mễ . Chứ lấy chồng VN , cô cũng học được ít nhiều tiếng Việt . Song vì ở
gần Hollywood , cô nói English và Spanish .
Tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái Kim băng cài trên vạt áo len ngày tôi gặp cô trên xe
bus .
Sau cô giải thích rằng hồi tôi gặp cô là gia đình còn ở chung cư , housing ,
nên người chồng VN bực mình việc cô rơi tiền hoài ngoài đường , ông ta đã bắt
cô may vô quần áo những cái túi , để tiền , giấy tờ trong túi thì phải cài kim
băng lại .
Biết tôi VN , nên lần đó về , cô thường điện thoại cho tôi , đồng thời khoe với
người chồng VN là có quen tôi trên đường từ Orange county về Los Angeles , khi
cô phải đi thăm gia đình bố mẹ cô ở đường số 4 Santa Ana .
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là cô ở Mỹ lâu rồi mà sao không lái xe , hay là sao
người chồngVN đó , không chở cô đi .
Cô cười buồn bã : cô thấy đàn ông VN có vẻ giống đàn ông Mexico lắm
, nhất là khoản nhậu và không hoàn toàn tin vợ , chưa kể còn ...hành vợ nữa.
Tôi nói không như thế đâu , chỉ vài trường hợp cá biệt thôi .
Do đó tôi được ông bà VN Mễ đón tới chơi nhà họ hôm nay . Ông ta tự giới thiệu
tên là Phong Trần .
Tới lượt tôi ngại ngần , vì cái tên có vẻ " bụi " quá.
Ông VN cười vui vẻ :
Chúng tôi được quen bà là ...mừng rồi . Bà có dịp chỉ cho vợ tôi ...phong tục
VN , vì phụ nữ Mễ chịu an phận như " Hoa Cúc " cũng hiếm lắm
.
Tôi ngần ngừ , định nói gì , lại thôi , ông VN tiếp :
Tôi biết bà ngại chúng tôi , cái hoàn cảnh đôi khi rất bình thường, nhưng cũng
có vẻ khác thường , vì trước nhất vợ chồng tôi , là ông bà VN Mễ , không cùng
chung một dân tộc .
Còn tên tôi xưa ở VN là : Trần Văn Phong , nay ở Mỹ rồi , thì Phong Trần vậy
thôi , nhưng vô Universal studios gặp tôi , thì phải hỏi là : Paul
Tran , muốn đùa thì gặp Paul Tran Cravat , có vậy thôi .
" Hoa Cúc " cùng Paul Tran đưa tôi đi coi ngôi nhà đúng nghĩa kiểu
biệt thự ở Pacific Coast Highway , họ mới dọn tới vùng sang trọng này từ
khi Paul Tran gây dựng được cơ sở làm ăn , đặt hàng
Cravat bên Ý , Pháp rồi chào hàng ở Hollywood như trình bầy trên .
Tôi hỏi họ hàng bên Paul có ai ở gần Los Angeles không ?
Paul Tran trả lời : cũng có , nhưng ở dưới khu chợ VN , vì ở trên này thì
chỉ có thể đi " đóng phim " thôi , đâu có hàng quán gì . Mà đóng
" cảnh " phim thì lâu mới có , nhiều khi phải đóng ban đêm , có vài
phút thôi , 50 đồng mỗi người , mà làm đi làm lại nhiều lần , nên ai cũng ngán
.
Tôi mang sẵn nỗi buồn xa xứ , nên nhìn đâu cũng thấy quạnh hiu , người VN ở
hoàn cảnh nào cũng sống được , nhưng có được niềm vui trọn vẹn thì cũng khó
.
Ngôi nhà nào có tráng lệ như lâu đài trong cổ tích , hằng ngày nghe sóng trùng
khơi dội về , nghe cũng não nề , sầu thảm .
Tôi nhìn người đàn ông VN , đành rằng tha hương, đành rằng giầu có , cũng
cô đơn , buồn nản như khách không nhà , mà vẫn phải duy trì cuộc
sống ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHIẾC KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN
CHIẾC
KIM BĂNG - CAO MỴ NHÂN
Buổi chiều gần 8 giờ tối rồi mà nắng còn lảng vảng trên vòm cây trước nhà, mặt
trời đứng đợi hoàng hôn ở đằng xa , tận nơi cuối biển ...
Tôi đang chơi ở nhà sàn của người bạn Mễ Tây Cơ khá giàu có , trên đại lộ buồn
tênh , ven đại dương , sát Fwy 101 , nếu ai từng đi dọc theo biển tây
California đều biết đoạn đường này , vùng biên Los Angeles , có những ngôi nhà
với vườn hoa đẹp như ở Châu Âu .
Thật nhiêu khê khi ví von kiểu đưa hình ảnh một nơi khác , ra so sánh với nước
Mỹ , vì xưa nay tôi quan niệm là Mỹ tột đỉnh mọi mặt rồi .
Nhưng chỉ vì một chiếc kim băng cài ngang vạt áo len của người phụ nữ có vẻ trẻ
, tôi gặp ở chuyến xe bus , từ quận Cam về thành Thiên Thần , mà tôi biết được
nơi này , nó như một Thiên đường nơi hạ giới .
Hôm đó trên bus từ Disney ' s land về Los Angeles , tôi thấy một phụ nữ trạc
gần 60 tuổi , có dáng dấp và cách phục sức giống như tôi , nghĩ là có vẻ
Vi En quá , tôi bèn hỏi thăm . ..bằng vài câu English tập toạng
.
Nhưng cô ta mở to đôi mắt mầu hạt dẻ , trả lời bằng tiếng Mễ , khiến tôi quê
quá , đành xí la xí lô xin lỗi , đồng thời ...làm quen luôn.
Cô tên là " Hoa Cúc " theo cách gọi của tôi , là vợ một ông người VN
từ mấy chục năm nay rồi . Gia đình cô đi bộ từ Peru qua Mỹ mất đúng 40 ngày
, gian nan lắm
Năm 1978, nhà cô đã tới được San Diego , cô gặp ông VN đúng giai đoạn đó
, cô 17 tuổi .
Ông VN thủa đó chưa giầu , còn bươn chải nhiều thứ công việc .
Cái công việc mà khiến ông VN với cô gắn bó tới bây giờ là làm phụ diễn cho các
cảnh phim ở Hollywood . Tức là đứng xớ rớ trong phần ngoại cảnh của phim
chính .
Thí dụ : phim cần một số người làm phu hầm mỏ , hay cần một số người đấu tranh
về việc gì đó , cần một số người đứng ở bến cảng , ở sân bay vv...
Nhiều việc như thế lắm , giá mỗi lần như vậy là 50 dollars cho một người
.
Hồi gia đình cô mới tới Mỹ , cả nhà cô làm việc đó . Ông VN biết chút tiếng Mỹ
, có thể thông dịch sơ sài , thông thạo điện thoại , dùng điện thoại kêu những
người muốn đi làm phụ diễn , nên có thể ông VN được trả thêm tiền .
Đồng thời ông VN lại có xe hơi loại có thùng xe phía sau , nên có thể chở những
người đi làm phụ diễn với giá thù lao 5$ mỗi người .
Sau một thời gian ông VN xoay được một việc làm rất đáng ngưỡng mộ
. Đó là cung cấp Cravat cho Tài tử và ai ở Hollywood muốn mua thì mua , 500
dollars một chiếc .
Vợ chồng VN Mễ từ đó an nhàn cho tới bây giờ . Hai người có 5 con : 2
trai, 3 gái . Một cô con gái đã được gả chồng , con rể cô lại cũng là người VN
.
Cậu rể này hiện ở VN , để phát triển cơ sở làm ăn với CSVN , vì cái nhãn hàng
"Cravat Hollywood " xuất xứ từ Ý , Pháp , siêu phẩm hạng sang ,
nên tư bản đỏ mê quá .
Tôi hỏi sao cô trả lời tôi bằng tiếng Mễ , cô nói vì thấy tôi giống người
Mễ . Chứ lấy chồng VN , cô cũng học được ít nhiều tiếng Việt . Song vì ở
gần Hollywood , cô nói English và Spanish .
Tôi vẫn bị ám ảnh bởi cái Kim băng cài trên vạt áo len ngày tôi gặp cô trên xe
bus .
Sau cô giải thích rằng hồi tôi gặp cô là gia đình còn ở chung cư , housing ,
nên người chồng VN bực mình việc cô rơi tiền hoài ngoài đường , ông ta đã bắt
cô may vô quần áo những cái túi , để tiền , giấy tờ trong túi thì phải cài kim
băng lại .
Biết tôi VN , nên lần đó về , cô thường điện thoại cho tôi , đồng thời khoe với
người chồng VN là có quen tôi trên đường từ Orange county về Los Angeles , khi
cô phải đi thăm gia đình bố mẹ cô ở đường số 4 Santa Ana .
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là cô ở Mỹ lâu rồi mà sao không lái xe , hay là sao
người chồngVN đó , không chở cô đi .
Cô cười buồn bã : cô thấy đàn ông VN có vẻ giống đàn ông Mexico lắm
, nhất là khoản nhậu và không hoàn toàn tin vợ , chưa kể còn ...hành vợ nữa.
Tôi nói không như thế đâu , chỉ vài trường hợp cá biệt thôi .
Do đó tôi được ông bà VN Mễ đón tới chơi nhà họ hôm nay . Ông ta tự giới thiệu
tên là Phong Trần .
Tới lượt tôi ngại ngần , vì cái tên có vẻ " bụi " quá.
Ông VN cười vui vẻ :
Chúng tôi được quen bà là ...mừng rồi . Bà có dịp chỉ cho vợ tôi ...phong tục
VN , vì phụ nữ Mễ chịu an phận như " Hoa Cúc " cũng hiếm lắm
.
Tôi ngần ngừ , định nói gì , lại thôi , ông VN tiếp :
Tôi biết bà ngại chúng tôi , cái hoàn cảnh đôi khi rất bình thường, nhưng cũng
có vẻ khác thường , vì trước nhất vợ chồng tôi , là ông bà VN Mễ , không cùng
chung một dân tộc .
Còn tên tôi xưa ở VN là : Trần Văn Phong , nay ở Mỹ rồi , thì Phong Trần vậy
thôi , nhưng vô Universal studios gặp tôi , thì phải hỏi là : Paul
Tran , muốn đùa thì gặp Paul Tran Cravat , có vậy thôi .
" Hoa Cúc " cùng Paul Tran đưa tôi đi coi ngôi nhà đúng nghĩa kiểu
biệt thự ở Pacific Coast Highway , họ mới dọn tới vùng sang trọng này từ
khi Paul Tran gây dựng được cơ sở làm ăn , đặt hàng
Cravat bên Ý , Pháp rồi chào hàng ở Hollywood như trình bầy trên .
Tôi hỏi họ hàng bên Paul có ai ở gần Los Angeles không ?
Paul Tran trả lời : cũng có , nhưng ở dưới khu chợ VN , vì ở trên này thì
chỉ có thể đi " đóng phim " thôi , đâu có hàng quán gì . Mà đóng
" cảnh " phim thì lâu mới có , nhiều khi phải đóng ban đêm , có vài
phút thôi , 50 đồng mỗi người , mà làm đi làm lại nhiều lần , nên ai cũng ngán
.
Tôi mang sẵn nỗi buồn xa xứ , nên nhìn đâu cũng thấy quạnh hiu , người VN ở
hoàn cảnh nào cũng sống được , nhưng có được niềm vui trọn vẹn thì cũng khó
.
Ngôi nhà nào có tráng lệ như lâu đài trong cổ tích , hằng ngày nghe sóng trùng
khơi dội về , nghe cũng não nề , sầu thảm .
Tôi nhìn người đàn ông VN , đành rằng tha hương, đành rằng giầu có , cũng
cô đơn , buồn nản như khách không nhà , mà vẫn phải duy trì cuộc
sống ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)