Mỗi Ngày Một Chuyện
CHIẾC LÁ PHONG - CAO MỴ NHÂN
CHIẾC LÁ PHONG - CAO MỴ NHÂN
"Mùa
đã vàng chưa sắc lá thu?"
Đã
sang thu rồi mà mình còn tiếp tục dậy sớm, bởi vì mình muốn gặp anh trong nỗi
nhớ nhung tuyệt vời, chỉ khoảnh khắc thời gian âm dương chuyển dịch đó, đêm sắp
tan ra và ngày sẽ đưa mặt trời trở lại thế gian này, mình mới quên đi nỗi nhớ.
Anh
khuyên mình nên sống vô tư, hồn nhiên theo ý Chúa.
Không.
Mình sẽ chẳng bao giờ theo ý Chúa khi mùa thu vàng lá chờ mong, khi anh còn
cách biệt mình cả một đại dương thầm kín tình buồn .
Hỡi
anh " Yêu Quí " ơi, anh có biết hôm nay mình khóc sớm hơn hôm qua, và
những hôm qua, mình khóc sớm hơn những hôm kia không?
Anh
không thực sự hay giả bộ lơ là với nỗi " Tình Thu " của đất trời
chung và của mình riêng đâu.
"
Tại sao phải lơ là, dù tôi không là thi sĩ, nhưng lòng dạ vẫn mang mang mầu mây
biếc ở thành San đấy chứ ..."
Thế
sao anh không mang mùa thu đến sớm cho mình ...buồn .
Ố
ô, dại quá Mỵ ơi, dẫu :
Ngô đồng
nhất diệp lạc
Thiên hạ
cộng tri thu...
Một
cánh lá phong rơi, vàng võ cả không gian, nhân gian đều đón đợi thu về, sao
phải buồn thế chứ .
Hỡi
anh " yêu quí ", sao cứ gọi tên anh hoài, anh đang muốn trốn mình
trong những vách núi thành San, để đọc lại bài thơ " Thành San thu biếc
" của người tình lỡ trăm năm, nhưng vĩnh cửu ngàn năm không phai tàn sắc
lá ...thu vàng .
Ố
ô, lại " Ố ô" , tiếng reo vui của một cuộc tình không bao giờ chấm
dứt .
Anh
hỏi sao chưa chán mùa thu ư, mà cứ thích nhìn sắc mầu thương nhớ thế, anh sẽ
hiện diện nơi thơ như một dấu tích hằn sâu nỗi nhớ nhung, người thơ thường ghi lại trong mỗi bài tình thơ đầy khói
sương bao phủ, để chiếc lá vàng kia lẫn vào sắc lá huyền mơ tuyệt vời hư huyễn.
"
Mùa đã vàng chưa sắc lá thu "
Mình
đã đến tận Colorado, lên tới Minnesota...chỉ vì hình ảnh những cây phong chan
chứa sắc thu vàng, những năm khí núi hơi rừng huyền hoặc tình thơ, không sao
xoá nổi mặt trởi ủ rũ nét u sầu .
Mình
chưa kể cho anh nghe, vì anh chẳng khi nào thích nghe chuyện hão huyền, còn
mình thì lại vô cùng huyễn ảo.
Rằng
ngày xưa mới đó, nhưng nay khách văn chương đã trở thành người thiên cổ.
Khi
còn học trung học, cô giáo Ninh dạy Việt văn (xưa còn kêu là Giảng văn) cho
phân tích đoạn văn ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH của cụ NGUYỄN DU, bậc thi hào có lẽ
chưa ai thay thế được, đoạn thơ có cảnh rừng phong :
Người
lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng
phong thu đã nhuốm mầu quan san
Dặm
hồng bụi cuốn chinh an
Trông
người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người
về chiếc bóng năm canh
Kẻ
đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường ...
( Đoạn
Trường Tân Thanh - Nguyễn Du )
Điều
tôi muồn kể quý vị và anh nghe, là cây phong lá vàng trong thơ cụ Nguyễn Du,
dấu tích cuộc chia tay, Thúc Sinh và Thuý Kiều, cuộc chia tay tình nghĩa nhất
của Thuý Kiều .
Cây
phong mà văn chương Trung Hoa phong kiến xưa gọi cây ngô đồng, mọc đầy rẫy ở
Hoa Kỳ hiện nay vậy.
Thế
thì, khi cây phong rụng chiếc lá vàng đầu tiên, cả thiên hạ đã biết mùa thu
đang về .
Khi
mới học và đọc :
Ngô
đồng nhất diệp lạc
Thiên
hạ cộng tri thu...
Tôi
ngập ngừng trước bài viết của vị nào đó về cây ngô đồng là cây " vông đồng
" có lá gói nem chua ở miền nam.
Tôi
còn khờ đến nỗi tường chiếc là ngô của cây bắp vẫn cho trái bắp luộc, bắp nướng
như ở Dalat .
Tuy
nhiên tôi cũng tự hiểu là chiếc lá ngô bắp dài thồng bao bọc cây bắp đó làm sao
rụng được, vì khi muốn bỏ lá bắp ấy , người ta phải tước ra .
Thế
thì một ngày kia, không khí Saigon gần Noel, trời cũng se lạnh. Tôi tới Úc Viên
thăm Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội , tôi cũng giả bộ đọc :
"
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên
hạ cộng tri thu..."
Nữ
sĩ Mộng Tuyết hỏi tôi:
Cao
Mỵ Nhân biết lá ngô đồng như thế nào chưa ?
Tôi
lặng thinh, vì ...cả đời tôi đã biết " cây ngô đồng " đâu . Nữ sĩ
Mộng Tuyết lẳng lặng mở tủ sách nơi phòng khách lớn , bà rút một cuốn sách dày.
Đoạn bà mở một trang sách mà Nữ sĩ Mộng Tuyết đã ép mấy chiếc lá phong vàng ở
Đài Loan trong dịp Nữ sĩ Mộng Tuyết đi họp Văn Bút Thế Giới năm nào đó, và trao
cho tôi, bà nói :
"
Để Cao Mỵ Nhân biết lá ngô đồng mùa thu đó nghe "
Thế
rồi thì một phần dân tộc theo đông tiến sau 30 -4 - 1975. Tôi đã tận mắt thấy
từng loạt lá ngô đồng rụng như mưa rơi , không còn huyền thoại nữa .
Nhưng
với tôi, tôi đến Hoa Kỳ trong mùa lá rụng, và gặp anh trong mùa lá rụng sau này
.
Thế
ư ? Anh có là Thúc Sinh đâu, và mình càng chẳng phải Thuý Kiều chứ, song tuổi
tác đã thu phong lá vàng, nào có cần chi phải thấy một chiếc lá phong bay trước
mặt, để thấy mùa thơ mộng nhất trong mỗi năm đã trở về .
Chính
mình dẫu có anh hay không, mùa thu đã sẵn trong tâm hồn chứa chan sắc lá ...văn
chương đó rồi .. .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHIẾC LÁ PHONG - CAO MỴ NHÂN
CHIẾC LÁ PHONG - CAO MỴ NHÂN
"Mùa
đã vàng chưa sắc lá thu?"
Đã
sang thu rồi mà mình còn tiếp tục dậy sớm, bởi vì mình muốn gặp anh trong nỗi
nhớ nhung tuyệt vời, chỉ khoảnh khắc thời gian âm dương chuyển dịch đó, đêm sắp
tan ra và ngày sẽ đưa mặt trời trở lại thế gian này, mình mới quên đi nỗi nhớ.
Anh
khuyên mình nên sống vô tư, hồn nhiên theo ý Chúa.
Không.
Mình sẽ chẳng bao giờ theo ý Chúa khi mùa thu vàng lá chờ mong, khi anh còn
cách biệt mình cả một đại dương thầm kín tình buồn .
Hỡi
anh " Yêu Quí " ơi, anh có biết hôm nay mình khóc sớm hơn hôm qua, và
những hôm qua, mình khóc sớm hơn những hôm kia không?
Anh
không thực sự hay giả bộ lơ là với nỗi " Tình Thu " của đất trời
chung và của mình riêng đâu.
"
Tại sao phải lơ là, dù tôi không là thi sĩ, nhưng lòng dạ vẫn mang mang mầu mây
biếc ở thành San đấy chứ ..."
Thế
sao anh không mang mùa thu đến sớm cho mình ...buồn .
Ố
ô, dại quá Mỵ ơi, dẫu :
Ngô đồng
nhất diệp lạc
Thiên hạ
cộng tri thu...
Một
cánh lá phong rơi, vàng võ cả không gian, nhân gian đều đón đợi thu về, sao
phải buồn thế chứ .
Hỡi
anh " yêu quí ", sao cứ gọi tên anh hoài, anh đang muốn trốn mình
trong những vách núi thành San, để đọc lại bài thơ " Thành San thu biếc
" của người tình lỡ trăm năm, nhưng vĩnh cửu ngàn năm không phai tàn sắc
lá ...thu vàng .
Ố
ô, lại " Ố ô" , tiếng reo vui của một cuộc tình không bao giờ chấm
dứt .
Anh
hỏi sao chưa chán mùa thu ư, mà cứ thích nhìn sắc mầu thương nhớ thế, anh sẽ
hiện diện nơi thơ như một dấu tích hằn sâu nỗi nhớ nhung, người thơ thường ghi lại trong mỗi bài tình thơ đầy khói
sương bao phủ, để chiếc lá vàng kia lẫn vào sắc lá huyền mơ tuyệt vời hư huyễn.
"
Mùa đã vàng chưa sắc lá thu "
Mình
đã đến tận Colorado, lên tới Minnesota...chỉ vì hình ảnh những cây phong chan
chứa sắc thu vàng, những năm khí núi hơi rừng huyền hoặc tình thơ, không sao
xoá nổi mặt trởi ủ rũ nét u sầu .
Mình
chưa kể cho anh nghe, vì anh chẳng khi nào thích nghe chuyện hão huyền, còn
mình thì lại vô cùng huyễn ảo.
Rằng
ngày xưa mới đó, nhưng nay khách văn chương đã trở thành người thiên cổ.
Khi
còn học trung học, cô giáo Ninh dạy Việt văn (xưa còn kêu là Giảng văn) cho
phân tích đoạn văn ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH của cụ NGUYỄN DU, bậc thi hào có lẽ
chưa ai thay thế được, đoạn thơ có cảnh rừng phong :
Người
lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng
phong thu đã nhuốm mầu quan san
Dặm
hồng bụi cuốn chinh an
Trông
người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người
về chiếc bóng năm canh
Kẻ
đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường ...
( Đoạn
Trường Tân Thanh - Nguyễn Du )
Điều
tôi muồn kể quý vị và anh nghe, là cây phong lá vàng trong thơ cụ Nguyễn Du,
dấu tích cuộc chia tay, Thúc Sinh và Thuý Kiều, cuộc chia tay tình nghĩa nhất
của Thuý Kiều .
Cây
phong mà văn chương Trung Hoa phong kiến xưa gọi cây ngô đồng, mọc đầy rẫy ở
Hoa Kỳ hiện nay vậy.
Thế
thì, khi cây phong rụng chiếc lá vàng đầu tiên, cả thiên hạ đã biết mùa thu
đang về .
Khi
mới học và đọc :
Ngô
đồng nhất diệp lạc
Thiên
hạ cộng tri thu...
Tôi
ngập ngừng trước bài viết của vị nào đó về cây ngô đồng là cây " vông đồng
" có lá gói nem chua ở miền nam.
Tôi
còn khờ đến nỗi tường chiếc là ngô của cây bắp vẫn cho trái bắp luộc, bắp nướng
như ở Dalat .
Tuy
nhiên tôi cũng tự hiểu là chiếc lá ngô bắp dài thồng bao bọc cây bắp đó làm sao
rụng được, vì khi muốn bỏ lá bắp ấy , người ta phải tước ra .
Thế
thì một ngày kia, không khí Saigon gần Noel, trời cũng se lạnh. Tôi tới Úc Viên
thăm Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội , tôi cũng giả bộ đọc :
"
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên
hạ cộng tri thu..."
Nữ
sĩ Mộng Tuyết hỏi tôi:
Cao
Mỵ Nhân biết lá ngô đồng như thế nào chưa ?
Tôi
lặng thinh, vì ...cả đời tôi đã biết " cây ngô đồng " đâu . Nữ sĩ
Mộng Tuyết lẳng lặng mở tủ sách nơi phòng khách lớn , bà rút một cuốn sách dày.
Đoạn bà mở một trang sách mà Nữ sĩ Mộng Tuyết đã ép mấy chiếc lá phong vàng ở
Đài Loan trong dịp Nữ sĩ Mộng Tuyết đi họp Văn Bút Thế Giới năm nào đó, và trao
cho tôi, bà nói :
"
Để Cao Mỵ Nhân biết lá ngô đồng mùa thu đó nghe "
Thế
rồi thì một phần dân tộc theo đông tiến sau 30 -4 - 1975. Tôi đã tận mắt thấy
từng loạt lá ngô đồng rụng như mưa rơi , không còn huyền thoại nữa .
Nhưng
với tôi, tôi đến Hoa Kỳ trong mùa lá rụng, và gặp anh trong mùa lá rụng sau này
.
Thế
ư ? Anh có là Thúc Sinh đâu, và mình càng chẳng phải Thuý Kiều chứ, song tuổi
tác đã thu phong lá vàng, nào có cần chi phải thấy một chiếc lá phong bay trước
mặt, để thấy mùa thơ mộng nhất trong mỗi năm đã trở về .
Chính
mình dẫu có anh hay không, mùa thu đã sẵn trong tâm hồn chứa chan sắc lá ...văn
chương đó rồi .. .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)