Mỗi Ngày Một Chuyện
CHIỀU ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ NHÂN
CHIỀU
ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ
NHÂN
Bây giờ mới có 2 giờ chiều ở Mỹ, đúng ra là
ở Cali. hay ở miền viễn tây Hoa Kỳ, dọc duyên hải Thái Bình. Tôi ở thành phố biển này, từ ngày rời quê hương tới USA, theo diện
tị nạn, thân quen với vùng gọi là đất lành chim đậu...
Cũng chưa biết từ nay cho đến ...chết, tôi
có sẽ đi đâu không, nhưng trước mắt con còn đi làm, cháu còn đi học quanh đây,
mà "mình thì chẳng khoẻ gì để bươn chải xa xôi" như nhiều bằng hữu
tôi đã thốt .
Và chẳng phải bây giờ tôi mới thích buổi
trưa, mà từ rất lâu rồi, tôi lỡ thích buổi trưa như thói quen, từ những ngày
còn ở quê nhà xa thẳm ...
Đã từ vài năm nay, tôi không rời thành phố
tôi đang ở này nữa , nếu đi xa nhất, có lẽ cũng chỉ trong bang địa Cali.
Trước kia tôi cũng đi tứ tung, qua Âu, về Á
...nhưng tôi vừa nói với bà bạn VN ở bên kia đường là: tới một lúc mình vừa
chán đi, vừa ngại đi ...
Phu Nhân của đại tá VNCH Lê Quang Thị vốn
sinh trưởng ở Huế xa mờ, có lần thủ thỉ với tôi:
Chỉ trừ phi phải đi Bác sĩ, bà mới ra khỏi
nhà, chớ bà sợ lắm, sợ ngã thôi, chớ chẳng sợ chi cả.
Tôi chừ có vẻ giống bà quá, là tôi sợ ngã đến
độ cứ tự nhắc nhở trong đầu: "cẩn thận nhé", trừ phi bị ai xô bất
thần thì đành chịu, chứ phải ngó đường đi mà bước.
Lại thêm câu chuyện nghe được ở hội cao niên
kia, rằng có mấy bà trên 2 chiếu tứ sắc, đã buông lơ cây bài 4 mầu nhỏ xí, chỉ
vì bị ngã trong nhà tắm, một trong số mấy bà nêu trên đã đi luôn sau cái ngã
ngồi, bên cạnh giường lúc bình minh sắp ló rạng .
Thì ra bộ xương quý lão bà bà ...đã nhẹ hẫng
từ bao giờ, nên bị mất thăng bằng ...thành cứ cẩn thận nhé .
Có phải vì cái lý do chớ vội vàng đón ngày
về, mà quên nhiệm vụ bảo vệ...xương, tôi hay khởi sự công việc gì đó của mình
vào lúc thời gian vừa qua giờ Hoàng đạo. Tức sau 12 giờ trưa, là trời sáng tỏ
đủ trăm phần.
Nếu tính theo giờ của trời đất, sau giờ Ngọ,
là giờ Mùi, từ 1 - 3 PM, thì ngày đã thực sự bắt đầu chiều ...
Thế nên, tôi có níu kéo thêm chút nồng nhiệt
của mặt trời cũng khó mà ấm áp được lâu, nhất là mùa đông sắp tới rồi.
Buổi trưa nay, ngồi lặng lẽ nhìn ra ngoài
cửa sổ, mây mầu khói hương lại kéo lên giữa đỉnh nhà trước mặt , vừa qua một
cơn mưa sương thoảng nhẹ, trời còn sũng hơi ẩm ướt, thì chắc chắn không như tôi ngồi mơ mộng...
Tưởng tượng anh đeo dù cùng với ba lô trên lưng,
nhẩy một phát khỏi C 47 thảnh thơi trong không gian, là tôi kể chuyện "
ngày xửa ngày xưa " cơ, tới gần sát mặt đất anh mới bung dù ra, ít có ai
vướng trên ngọn cây, hoàn tất công tác, chẳng gẫy một xương sườn...
Ấy thế mà sau này trực thăng vận chuyển
quân, cũng có "sir"
sơ ý rạn xương đầu gối, vì lăn quay trên
đồng cạn, tránh cánh quạt trực thăng quay tít mù đó kìa.
Nói chung thì nam giới ít ngã hơn nhi nữ
thường tình .
Tiếng hát của cô em ruột nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn lan theo mầu chiều xám lợt: ..".Chiều ơi, lúc chiều về ...chiều ...vắng quê hương
..."
Lời bài nhạc Nương Chiều của Phạm Duy thật
óng ả , êm dịu, mà ... lãng mạn một cách trí thức đến thế.
Nhạc sĩ Phạm Duy tả cảnh một buổi chiều ở
trên nương, trên vạt đồi miền trung du...với những câu ngắn mà diễn tả lại tràn đầy thi tứ...
Chiều về che rợp bóng nương khoai...
Chiều in hình vào sườn núi chơi vơi ...
Chiều về ...ánh trăng tơ sẽ mọc, đủ cho ngày
mùa một bài hát nên thơ ...
Nhưng, gần như nét trữ tình ...đẹp nhất, mà khó tìm thấy ở các bản nhạc tương đồng về thôn dã , tôi cứ nghĩ
là câu sau :
Mái nhà sàn thở khói âm u
Cô nàng về để suối tương tư ...
Thì thật quả là "chân, thiện, mỹ"
tuyệt vời .
Tôi nghe đi nghe lại hàng chục người hát,
từ ca sĩ nổi tiếng đến các giọng ca ở các
phòng trà cấp phường, quận...trở lên, thấy bài hát đẹp một cách mênh mông...
Và cũng là lần đầu tiên tôi nghe ca sĩ Vĩnh
Trinh trình bầy bài Nương Chiều của nhạc sĩ Phạm Duy .
Tôi cứ bâng khuâng cái điều, rằng đi bên
cạnh dòng ca sĩ nổi bật lên, hay các ca sĩ " bình bình " , một số ca
sĩ hát ít thôi, nhưng có chất giọng quý lắm, mà cứ chưa vượt lên, năm tháng đã
trôi qua lúc nào không hay, để sẽ tự về hưu thì ...uổng quá, như ca sĩ Thái Hiền
(ái nữ của nhạc sĩ Phạm Duy) như Vĩnh Trinh (em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn),
như Doanh Doanh (ái nữ thi sĩ Thái Tú Hạp).
Dù là một bài hát trong thập niên đầu tiên
nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, nhưng phải công nhận là thời gian này, nhạc sĩ có
nhiều bài âm điệu và ngôn từ hết sức trong sáng, hồn nhiên, tác động tâm tư tình cảm giới thanh thiếu niên thành thị, ái mộ dòng du ca thanh bình sâu sắc :
Chiều ơi phố phường nhiều, Chiều vắng quê
hương...Ơi chiều ...
Bây giờ thì tôi không phải đứng trên một
sườn núi, một bờ sông, và nhất là không ở trong một căn nhà tranh vách lồ ô
trống tuếch trống toác...
Như đã có lần tôi phải ở nông trường, sau
khi đi tù cải tạo về, còn thêm 2 năm sống với rừng măng, rẫy bắp, khoai mì, có
vẻ quen thuộc cảnh vật Nương Chiều .
Những buổi chiều xanh mướt rừng cây, tàng
lá, có khi là những lúa, bắp được trồng trên những luống đất hình thang vòng
quanh núi biếc miền trung du, thượng nguồn ...
Đi hành quân thì quen quá cảnh vật này, thế
mà vẫn có những phút giây thả lỏng tâm hồn mơ mộng, như trong rất nhiều nhạc
lính VNCH, phải không người hùng ?
Có điều mình đoan chắc với anh, là anh chưa
thấy được hình ảnh một chiến mã chở khách chinh phu, tung vó giữa đồi nương
chiều thủa xa xăm lắm, để người khuê phụ phải thẫn thờ:
" Hò ơi, thiếp muốn theo chàng
Cùng lên yên ngựa, cho hoàng hôn xanh " (?)
Anh tằng hắng, đoạn " bình " 2 câu
thơ vừa nêu:
Thường hoàng hôn là chiều vàng phải không ?
Ai cũng biết điều đó, ánh nắng tà nó hiu quạnh, buồn tênh lắm...trong lúc chinh
phu vừa " hết phép thăm gia đình..."
Ố ô ông ơi, ông hoà lẫn không gian cổ điển
với tân thời rồi, cái gì mà " đi phép thăm gia đình của quân nhân các cấp
VNCH vậy cà ?
Đây chính là " Chàng từ đi vào nơi gió
cát " thời " Chinh phụ ngâm của bà Đoàn Thị Điểm" đó.
Bởi thế tôi, là anh, mới luận người khuê nữ này muốn lên yên ngựa của chàng, để ngắm cảnh núi rừng một
mầu xanh ngắt, mà cũng có nghĩa là nhờ có khuê phụ hiện diện trên yên ngựa theo
chinh phu hay tráng sĩ vượt đường trường xa, đã khiến hoàng hôn trở nên xanh
vậy. Không thấy à : " cùng lên yên ngựa cho hoàng hôn xanh " đó tề,
mà thơ ai tình quá hè ?
Có nhớ đâu, đọc từ lúc học đệ thất ( lớp 6 )
cơ.
Song, bây giờ ở cảnh lưu vong, mới thấy đường về thật xa tít tắp.
Nơi đây ......" Phố phường nhiều, chiều vắng quê hương ..." thật sự.
Bởi buổi chiều vốn ở đâu cũng buồn ...nhưng
chiều nơi đất khách thì...bâng khuâng nhiều hơn nữa đấy ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHIỀU ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ NHÂN
CHIỀU
ĐẤT KHÁCH - CAO MỴ
NHÂN
Bây giờ mới có 2 giờ chiều ở Mỹ, đúng ra là
ở Cali. hay ở miền viễn tây Hoa Kỳ, dọc duyên hải Thái Bình. Tôi ở thành phố biển này, từ ngày rời quê hương tới USA, theo diện
tị nạn, thân quen với vùng gọi là đất lành chim đậu...
Cũng chưa biết từ nay cho đến ...chết, tôi
có sẽ đi đâu không, nhưng trước mắt con còn đi làm, cháu còn đi học quanh đây,
mà "mình thì chẳng khoẻ gì để bươn chải xa xôi" như nhiều bằng hữu
tôi đã thốt .
Và chẳng phải bây giờ tôi mới thích buổi
trưa, mà từ rất lâu rồi, tôi lỡ thích buổi trưa như thói quen, từ những ngày
còn ở quê nhà xa thẳm ...
Đã từ vài năm nay, tôi không rời thành phố
tôi đang ở này nữa , nếu đi xa nhất, có lẽ cũng chỉ trong bang địa Cali.
Trước kia tôi cũng đi tứ tung, qua Âu, về Á
...nhưng tôi vừa nói với bà bạn VN ở bên kia đường là: tới một lúc mình vừa
chán đi, vừa ngại đi ...
Phu Nhân của đại tá VNCH Lê Quang Thị vốn
sinh trưởng ở Huế xa mờ, có lần thủ thỉ với tôi:
Chỉ trừ phi phải đi Bác sĩ, bà mới ra khỏi
nhà, chớ bà sợ lắm, sợ ngã thôi, chớ chẳng sợ chi cả.
Tôi chừ có vẻ giống bà quá, là tôi sợ ngã đến
độ cứ tự nhắc nhở trong đầu: "cẩn thận nhé", trừ phi bị ai xô bất
thần thì đành chịu, chứ phải ngó đường đi mà bước.
Lại thêm câu chuyện nghe được ở hội cao niên
kia, rằng có mấy bà trên 2 chiếu tứ sắc, đã buông lơ cây bài 4 mầu nhỏ xí, chỉ
vì bị ngã trong nhà tắm, một trong số mấy bà nêu trên đã đi luôn sau cái ngã
ngồi, bên cạnh giường lúc bình minh sắp ló rạng .
Thì ra bộ xương quý lão bà bà ...đã nhẹ hẫng
từ bao giờ, nên bị mất thăng bằng ...thành cứ cẩn thận nhé .
Có phải vì cái lý do chớ vội vàng đón ngày
về, mà quên nhiệm vụ bảo vệ...xương, tôi hay khởi sự công việc gì đó của mình
vào lúc thời gian vừa qua giờ Hoàng đạo. Tức sau 12 giờ trưa, là trời sáng tỏ
đủ trăm phần.
Nếu tính theo giờ của trời đất, sau giờ Ngọ,
là giờ Mùi, từ 1 - 3 PM, thì ngày đã thực sự bắt đầu chiều ...
Thế nên, tôi có níu kéo thêm chút nồng nhiệt
của mặt trời cũng khó mà ấm áp được lâu, nhất là mùa đông sắp tới rồi.
Buổi trưa nay, ngồi lặng lẽ nhìn ra ngoài
cửa sổ, mây mầu khói hương lại kéo lên giữa đỉnh nhà trước mặt , vừa qua một
cơn mưa sương thoảng nhẹ, trời còn sũng hơi ẩm ướt, thì chắc chắn không như tôi ngồi mơ mộng...
Tưởng tượng anh đeo dù cùng với ba lô trên lưng,
nhẩy một phát khỏi C 47 thảnh thơi trong không gian, là tôi kể chuyện "
ngày xửa ngày xưa " cơ, tới gần sát mặt đất anh mới bung dù ra, ít có ai
vướng trên ngọn cây, hoàn tất công tác, chẳng gẫy một xương sườn...
Ấy thế mà sau này trực thăng vận chuyển
quân, cũng có "sir"
sơ ý rạn xương đầu gối, vì lăn quay trên
đồng cạn, tránh cánh quạt trực thăng quay tít mù đó kìa.
Nói chung thì nam giới ít ngã hơn nhi nữ
thường tình .
Tiếng hát của cô em ruột nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn lan theo mầu chiều xám lợt: ..".Chiều ơi, lúc chiều về ...chiều ...vắng quê hương
..."
Lời bài nhạc Nương Chiều của Phạm Duy thật
óng ả , êm dịu, mà ... lãng mạn một cách trí thức đến thế.
Nhạc sĩ Phạm Duy tả cảnh một buổi chiều ở
trên nương, trên vạt đồi miền trung du...với những câu ngắn mà diễn tả lại tràn đầy thi tứ...
Chiều về che rợp bóng nương khoai...
Chiều in hình vào sườn núi chơi vơi ...
Chiều về ...ánh trăng tơ sẽ mọc, đủ cho ngày
mùa một bài hát nên thơ ...
Nhưng, gần như nét trữ tình ...đẹp nhất, mà khó tìm thấy ở các bản nhạc tương đồng về thôn dã , tôi cứ nghĩ
là câu sau :
Mái nhà sàn thở khói âm u
Cô nàng về để suối tương tư ...
Thì thật quả là "chân, thiện, mỹ"
tuyệt vời .
Tôi nghe đi nghe lại hàng chục người hát,
từ ca sĩ nổi tiếng đến các giọng ca ở các
phòng trà cấp phường, quận...trở lên, thấy bài hát đẹp một cách mênh mông...
Và cũng là lần đầu tiên tôi nghe ca sĩ Vĩnh
Trinh trình bầy bài Nương Chiều của nhạc sĩ Phạm Duy .
Tôi cứ bâng khuâng cái điều, rằng đi bên
cạnh dòng ca sĩ nổi bật lên, hay các ca sĩ " bình bình " , một số ca
sĩ hát ít thôi, nhưng có chất giọng quý lắm, mà cứ chưa vượt lên, năm tháng đã
trôi qua lúc nào không hay, để sẽ tự về hưu thì ...uổng quá, như ca sĩ Thái Hiền
(ái nữ của nhạc sĩ Phạm Duy) như Vĩnh Trinh (em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn),
như Doanh Doanh (ái nữ thi sĩ Thái Tú Hạp).
Dù là một bài hát trong thập niên đầu tiên
nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, nhưng phải công nhận là thời gian này, nhạc sĩ có
nhiều bài âm điệu và ngôn từ hết sức trong sáng, hồn nhiên, tác động tâm tư tình cảm giới thanh thiếu niên thành thị, ái mộ dòng du ca thanh bình sâu sắc :
Chiều ơi phố phường nhiều, Chiều vắng quê
hương...Ơi chiều ...
Bây giờ thì tôi không phải đứng trên một
sườn núi, một bờ sông, và nhất là không ở trong một căn nhà tranh vách lồ ô
trống tuếch trống toác...
Như đã có lần tôi phải ở nông trường, sau
khi đi tù cải tạo về, còn thêm 2 năm sống với rừng măng, rẫy bắp, khoai mì, có
vẻ quen thuộc cảnh vật Nương Chiều .
Những buổi chiều xanh mướt rừng cây, tàng
lá, có khi là những lúa, bắp được trồng trên những luống đất hình thang vòng
quanh núi biếc miền trung du, thượng nguồn ...
Đi hành quân thì quen quá cảnh vật này, thế
mà vẫn có những phút giây thả lỏng tâm hồn mơ mộng, như trong rất nhiều nhạc
lính VNCH, phải không người hùng ?
Có điều mình đoan chắc với anh, là anh chưa
thấy được hình ảnh một chiến mã chở khách chinh phu, tung vó giữa đồi nương
chiều thủa xa xăm lắm, để người khuê phụ phải thẫn thờ:
" Hò ơi, thiếp muốn theo chàng
Cùng lên yên ngựa, cho hoàng hôn xanh " (?)
Anh tằng hắng, đoạn " bình " 2 câu
thơ vừa nêu:
Thường hoàng hôn là chiều vàng phải không ?
Ai cũng biết điều đó, ánh nắng tà nó hiu quạnh, buồn tênh lắm...trong lúc chinh
phu vừa " hết phép thăm gia đình..."
Ố ô ông ơi, ông hoà lẫn không gian cổ điển
với tân thời rồi, cái gì mà " đi phép thăm gia đình của quân nhân các cấp
VNCH vậy cà ?
Đây chính là " Chàng từ đi vào nơi gió
cát " thời " Chinh phụ ngâm của bà Đoàn Thị Điểm" đó.
Bởi thế tôi, là anh, mới luận người khuê nữ này muốn lên yên ngựa của chàng, để ngắm cảnh núi rừng một
mầu xanh ngắt, mà cũng có nghĩa là nhờ có khuê phụ hiện diện trên yên ngựa theo
chinh phu hay tráng sĩ vượt đường trường xa, đã khiến hoàng hôn trở nên xanh
vậy. Không thấy à : " cùng lên yên ngựa cho hoàng hôn xanh " đó tề,
mà thơ ai tình quá hè ?
Có nhớ đâu, đọc từ lúc học đệ thất ( lớp 6 )
cơ.
Song, bây giờ ở cảnh lưu vong, mới thấy đường về thật xa tít tắp.
Nơi đây ......" Phố phường nhiều, chiều vắng quê hương ..." thật sự.
Bởi buổi chiều vốn ở đâu cũng buồn ...nhưng
chiều nơi đất khách thì...bâng khuâng nhiều hơn nữa đấy ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)