Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN CỜ ... - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN CỜ ... - CAO MỴ NHÂN
Tới bây giờ, mầu cờ sắc áo vẫn là gây tranh cãi, tất nhiên rồi, quý huynh đệ chi binh ở 4 vùng chiến thuật, đủ các quân binh chủng ...đã chiến đấu tới chết vì mầu cờ của tổ quốc, không lý gì ta để địch xé rách cờ xí của ta.
Vì thế mầu cờ được đóng khung trong đường viền chu vi biên giới .
Thí dụ ta không thể cắm cờ ta trên đất láng giềng một cách đương nhiên, ngoại trừ ta treo cờ ta ở cơ sở sinh hoạt của ta trên đất đó, như các toà đại sứ, sứ quán chẳng hạn.
Thế nhưng danh xưng Tổ Quốc của một dân tộc bị phân chia lãnh thổ, thì vô cùng phức tạp .
Những người sống trên phần đất nào, thì tôn trọng mầu cờ của phần đất ấy.
Trước kia, nước Đức có đông, tây Đức. Cao Ly có Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, sau ta lại kêu là Đại Hàn, có người kêu Hàn Quốc .
Việt Nam thì từ vĩ tuyến 17 trở ra, họ lập chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, còn đề thêm dòng thứ hai như sau : độc lập tự do hạnh phúc, cái tên nước dài như lá sớ táo quân.
Còn từ vĩ tuyến 17 trở vô, ta có chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, có khi nói Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà , bởi vì chúng ta có chính nghĩa Quốc Gia, với chiều dọc từ Bến Hải tới Cà Mâu, chiều ngang từ Trường Sơn đến Trường Sa, Hoàng Sa ...
Như trong một số bài diễn văn của Tông Tông...tôi, ông đã đọc trước đông đảo Quốc dân đồng bào miền Nam VN thời đệ nhị Cộng Hoà .
Cờ của Quốc gia VNCH là mầu vàng hoàng anh có 3 sọc mầu đỏ tươi.
Chúng ta cứ nói tắt là cờ vàng 3 sọc đỏ, hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 chiều ngang. Đôi khi có tua vàng vòng quanh lá cờ ( 2 chiều dài, 1 chiều ngang, còn một chiều ngang để lồng cây, hay luồn giây ).
Cũng như thế, lá cờ được tăng theo nhu cầu cần thiết như thiết kế thật lớn để diễn hành, với hàng trăm người kéo thẳng che trên đầu .
Cờ với kích thước lớn để trải trên các ban thờ, treo nơi các công ốc lớn .
Dài hơn kích thước mẫu, để phủ trên nắp quan tài những người quá cố, đã có công bảo vệ đất nước VN .
Nhỏ vừa và nhỏ hơn nữa, để cho nhân viên các cơ quan đoàn thể cầm cờ trên tay, đi diễn hành, biểu tình hoặc cài trên xe máy, xe đạp, đi bộ ...
Riêng bài này, tôi xin chỉ đề cập đến cờ phủ quan tài những nhân vật vị Quốc vong thân, như các chiến sĩ các cấp QL/VNCH vong thân chốn sa trường , những vị quân cán chính bị tử nạn vì chiến tranh ...
Những quân nhân các cấp lập được công trạng cho quê hương, đất nước vv...
Do đó việc phủ cờ trên cỗ sự có tính cách: vì Tổ Quốc hy sinh, vì Danh Dự bảo vệ, và vì Trách Nhiệm chu toàn .
Qua công tác xã hội trong quân đội VNCH , chúng tôi đã được chứng kiến, hướng dẫn nhiều, về sự việc phối hợp các đơn vị, phòng ban liên hệ,để tổ chức nghi Lễ phủ cờ trên quan tài quân nhân các cấp huynh đệ chi binh...
Công việc của chúng tôi là hướng dẫn các gia đình tử sĩ trong tang lễ.
Sau phần hành trách nhiệm Lễ phủ cờ, thì gia đình tử sĩ vinh dự nhận lá cờ Quốc gia về đặt trên ban thờ tử sĩ, như một kỷ niệm thiêng liêng quý giá, trong cuộc đời vị quốc vong thân của tử sĩ ấy .
Những quân nhân các cấp sau cuộc chiến nhưng đã có cả một quá khứ với đầy chiến công, đầy công trạng , thì dẫu đang trong hoàn cảnh nào, vẫn có thể nhận vinh dự để lá cờ phủ lên hình hài trước khi xuống mộ hay hoả thác biến thành tro bụi phiêu linh...
Tất nhiên không thể áp dụng cho những ai phản quốc, bởi một lẽ rất dễ hiểu, là người phản quốc đã từ khước cái danh dự đó mới tắc trách vậy .
Viết tới đây, tôi chạnh nhớ đến nhị vị niên trưởng của tôi :
Đại tá Trần Cẩm Hương, nguyên Trưởng đoàn NQN / QLVNCH đã chung cuộc trong thảm cảnh là bị bạo quyền CSVN đày đoạ lao động, vào thời gian đã ra tù cải tạo 10 năm, bị quản chế ở Hậu Nghĩa, mất năm 1987, tang lễ ở Saigon. Thọ 60 tuổi .
Không có Lễ phủ cờ .
Trung tá Hồ Thị Vẻ, Cựu Chỉ Huy trưởng quân trường Nữ Quân Nhân QL/VNCH, mệnh chung năm 2005 ở Hoa Kỳ, Thọ 78 tuổi .
Theo di chúc của cố Trung tá Hồ Thị Vẻ, bà xin phép miễn Lễ phủ cờ, mặc dầu đã đóng góp rất nhiều công sức trong sự nghiệp tổ chức và điều hành đoàn Nữ Quân Nhân QL/VNCH, với Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân chương .
Lý do : nữ Trung tá Hồ Thị Vẻ vẫn nghĩ rằng bà còn phải đóng góp nhiều hơn nữa, những mong ước xây dựng vẹn toàn đội ngũ Nữ Quân Nhân VNCH, mà bà là một nhân tố khai phương ngay tự thủa ban đầu .
Lễ phủ cờ trên cỗ sự người xả thân cho đất nước, người hy sinh cuộc đời mình cho Tổ Quốc...là một Vinh dự lớn lao, song cũng là một nghĩa cử hết sức phức tạp và tế nhị , đó là nguyên tắc mà cả đôi bên Lễ cuộc phủ cờ , đều hiểu căn bản của nghi thức Quốc gia trang trọng và uy nghiêm thế nào .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe "Cờ Bay"
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN CỜ ... - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN CỜ ... - CAO MỴ NHÂN
Tới bây giờ, mầu cờ sắc áo vẫn là gây tranh cãi, tất nhiên rồi, quý huynh đệ chi binh ở 4 vùng chiến thuật, đủ các quân binh chủng ...đã chiến đấu tới chết vì mầu cờ của tổ quốc, không lý gì ta để địch xé rách cờ xí của ta.
Vì thế mầu cờ được đóng khung trong đường viền chu vi biên giới .
Thí dụ ta không thể cắm cờ ta trên đất láng giềng một cách đương nhiên, ngoại trừ ta treo cờ ta ở cơ sở sinh hoạt của ta trên đất đó, như các toà đại sứ, sứ quán chẳng hạn.
Thế nhưng danh xưng Tổ Quốc của một dân tộc bị phân chia lãnh thổ, thì vô cùng phức tạp .
Những người sống trên phần đất nào, thì tôn trọng mầu cờ của phần đất ấy.
Trước kia, nước Đức có đông, tây Đức. Cao Ly có Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, sau ta lại kêu là Đại Hàn, có người kêu Hàn Quốc .
Việt Nam thì từ vĩ tuyến 17 trở ra, họ lập chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà, còn đề thêm dòng thứ hai như sau : độc lập tự do hạnh phúc, cái tên nước dài như lá sớ táo quân.
Còn từ vĩ tuyến 17 trở vô, ta có chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, có khi nói Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà , bởi vì chúng ta có chính nghĩa Quốc Gia, với chiều dọc từ Bến Hải tới Cà Mâu, chiều ngang từ Trường Sơn đến Trường Sa, Hoàng Sa ...
Như trong một số bài diễn văn của Tông Tông...tôi, ông đã đọc trước đông đảo Quốc dân đồng bào miền Nam VN thời đệ nhị Cộng Hoà .
Cờ của Quốc gia VNCH là mầu vàng hoàng anh có 3 sọc mầu đỏ tươi.
Chúng ta cứ nói tắt là cờ vàng 3 sọc đỏ, hình chữ nhật, chiều dài gấp 1,5 chiều ngang. Đôi khi có tua vàng vòng quanh lá cờ ( 2 chiều dài, 1 chiều ngang, còn một chiều ngang để lồng cây, hay luồn giây ).
Cũng như thế, lá cờ được tăng theo nhu cầu cần thiết như thiết kế thật lớn để diễn hành, với hàng trăm người kéo thẳng che trên đầu .
Cờ với kích thước lớn để trải trên các ban thờ, treo nơi các công ốc lớn .
Dài hơn kích thước mẫu, để phủ trên nắp quan tài những người quá cố, đã có công bảo vệ đất nước VN .
Nhỏ vừa và nhỏ hơn nữa, để cho nhân viên các cơ quan đoàn thể cầm cờ trên tay, đi diễn hành, biểu tình hoặc cài trên xe máy, xe đạp, đi bộ ...
Riêng bài này, tôi xin chỉ đề cập đến cờ phủ quan tài những nhân vật vị Quốc vong thân, như các chiến sĩ các cấp QL/VNCH vong thân chốn sa trường , những vị quân cán chính bị tử nạn vì chiến tranh ...
Những quân nhân các cấp lập được công trạng cho quê hương, đất nước vv...
Do đó việc phủ cờ trên cỗ sự có tính cách: vì Tổ Quốc hy sinh, vì Danh Dự bảo vệ, và vì Trách Nhiệm chu toàn .
Qua công tác xã hội trong quân đội VNCH , chúng tôi đã được chứng kiến, hướng dẫn nhiều, về sự việc phối hợp các đơn vị, phòng ban liên hệ,để tổ chức nghi Lễ phủ cờ trên quan tài quân nhân các cấp huynh đệ chi binh...
Công việc của chúng tôi là hướng dẫn các gia đình tử sĩ trong tang lễ.
Sau phần hành trách nhiệm Lễ phủ cờ, thì gia đình tử sĩ vinh dự nhận lá cờ Quốc gia về đặt trên ban thờ tử sĩ, như một kỷ niệm thiêng liêng quý giá, trong cuộc đời vị quốc vong thân của tử sĩ ấy .
Những quân nhân các cấp sau cuộc chiến nhưng đã có cả một quá khứ với đầy chiến công, đầy công trạng , thì dẫu đang trong hoàn cảnh nào, vẫn có thể nhận vinh dự để lá cờ phủ lên hình hài trước khi xuống mộ hay hoả thác biến thành tro bụi phiêu linh...
Tất nhiên không thể áp dụng cho những ai phản quốc, bởi một lẽ rất dễ hiểu, là người phản quốc đã từ khước cái danh dự đó mới tắc trách vậy .
Viết tới đây, tôi chạnh nhớ đến nhị vị niên trưởng của tôi :
Đại tá Trần Cẩm Hương, nguyên Trưởng đoàn NQN / QLVNCH đã chung cuộc trong thảm cảnh là bị bạo quyền CSVN đày đoạ lao động, vào thời gian đã ra tù cải tạo 10 năm, bị quản chế ở Hậu Nghĩa, mất năm 1987, tang lễ ở Saigon. Thọ 60 tuổi .
Không có Lễ phủ cờ .
Trung tá Hồ Thị Vẻ, Cựu Chỉ Huy trưởng quân trường Nữ Quân Nhân QL/VNCH, mệnh chung năm 2005 ở Hoa Kỳ, Thọ 78 tuổi .
Theo di chúc của cố Trung tá Hồ Thị Vẻ, bà xin phép miễn Lễ phủ cờ, mặc dầu đã đóng góp rất nhiều công sức trong sự nghiệp tổ chức và điều hành đoàn Nữ Quân Nhân QL/VNCH, với Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân chương .
Lý do : nữ Trung tá Hồ Thị Vẻ vẫn nghĩ rằng bà còn phải đóng góp nhiều hơn nữa, những mong ước xây dựng vẹn toàn đội ngũ Nữ Quân Nhân VNCH, mà bà là một nhân tố khai phương ngay tự thủa ban đầu .
Lễ phủ cờ trên cỗ sự người xả thân cho đất nước, người hy sinh cuộc đời mình cho Tổ Quốc...là một Vinh dự lớn lao, song cũng là một nghĩa cử hết sức phức tạp và tế nhị , đó là nguyên tắc mà cả đôi bên Lễ cuộc phủ cờ , đều hiểu căn bản của nghi thức Quốc gia trang trọng và uy nghiêm thế nào .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe "Cờ Bay"