Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN MONG CẦU - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN MONG CẦU - CAO MỴ
NHÂN
Nghe tiếng chân ai chạy
từ đường cái vô khuôn viên "xơ xác điêu tàn vì ai" của Cao Mỵ
Nhân, mình sợ quá , vội vén màn cửa sổ xem ai, thì hỡi ôi, đó là chú Một
từ thủ đô tị nạn Bolsa lên.
Bèn tươi cười hỏi:
"Này chớ Phạm hậu sinh đi tìm... ta có chuyện chi?"
Phạm hậu sinh, chắc chắn
vì em ta mới ngoài "hạ thọ" tức là ngoài 60 tuổi, tuổi đẹp nhứt của
các đấng mày râu, khi vào chững chạc, khi ra êm đềm...
Có nghĩa là quý đấng hạ
thọ (60 tuổi) thường điêu luyện xử thế lắm: Trong gia đình thì gương mẫu, làm
chồng, làm cha, làm ông... đâu ra đấy.
Ra ngoài xã hội, thì
phong nhã, mã thượng một phép chẳng ai bì được...
Thế nên bạn ta tới khuôn
viên của lão bà bà, hẳn phải "bức xúc" lắm, chứ chẳng đùa
đâu.
Chưa vô câu chuyện sớm
mai, bạn trẻ đã hít một hơi dài, kiểu "Thở 4 thời" trong phương pháp
Dưỡng sinh mà Cao Mỵ Nhân vốn làm nghề lao động chân tay, hướng dẫn quý cụ cao
niên tập thể dục sau 30/4/1975 khi từ trại tù cải tạo trở về thành phố, đầu
thập niên 80 thế kỷ trước, nên quen quá.
Biết bạn Thanh niên già,
Mỵ tôi thường kêu bạn trẻ tuổi hoa giáp là "Thanh niên già", đang
chưa hết xúc động chuyện "Tám" gì đó, bèn vuốt ve tự ái bạn ta:
Nè, Thanh niên ơi...
Chưa kịp tiếp câu:
"Đứng lên đáp lời sông núi...", bạn trẻ họ Phạm nêu trên, đã háy bà
chị một háy dài thật là dài:
"Chị cứ Tám thế, tự
ý sửa nhạc của các nhạc sĩ, để bây giờ tọa hoạ ra nè."
Cái gì tọa hoạ vậy?
Thì có phải chị Cao Mỵ
Nhân vừa viết bài ĐƯỢC MÙA MĂNG CẦU đó không, chị tếu nhưng làm mất tính cách
"nguyên bản" của Nhac sĩ Lam Phương, ông ấy muốn nói là cho được mùa
MONG CẦU, tức mùa mong cầu bình thường ở trong Nam ta đó.
Thì ai chẳng biết điều
đó, nhưng trong bài viết Cao Mỵ Nhân đã khẳng định không phải là bài nghiên cứu
nhạc rồi khẳng định không biết đàn hát, nên không trích dẫn bài bản nguyên vẹn
ra cơ mà.
Bài viết ĐƯỢC MÙA MĂNG
CẦU chuyên chở một ý nghĩa khác, để biểu lộ tính hiếu hoà xây dựng của huynh đệ
chi binh QL/VNCH thời đại Ngô Tổng thống đệ I Cộng Hoà, qua thời đại đệ II Cộng
Hoà quân nhân nhận lãnh trách nhiệm trực tiếp bảo vệ lý tưởng Quốc Gia Tự
Do.
Trong nghĩa vụ bảo vệ
chính nghĩa Quốc Gia Việt Nam Tự Do, Văn nghệ sĩ miền Nam thủa bấy giờ rất hứng
khởi viết hàng ngàn ca khúc hoan nghênh chế độ VIỆT NAM CỘNG HOÀ, nên những Lam
Phương, những Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Phạm Đình Chương vv...và hàng trăm
nhạc sĩ đã thành danh hay chưa thành danh đều lấy chủ đề "LÍNH" làm
mẫu mã Anh hùng thời đại.
Các tác phẩm Văn học như
thơ, tiểu thuyết vv... còn khiêm tốn trong sáng tác, chớ Nhạc lại là bắt kịp
thời chiến tranh 1954 -1975 đó.
Chỉ với 21 năm, miền Nam
không có những tiểu thuyết thật lớn như nào là Chiến Tranh và Hoà Binh (Lev
Nikolayevich Tolstoy), Mặt Trận Tây Vẫn Yên Tĩnh (Erich Maria Remarque), bác sĩ
Zhivago (Boris Pasternak) Cuốn Theo Chiều Gió (Margaret Mitchell) Nhưng miền
Nam có những tình khúc lính VNCH, mà cho tới bây giờ 2017, từ hải ngoại vô quốc
nội, vẫn cứ liên tục hát hò, làm show tới, show lui chẳng ai thấy chán, nếu có
hình ảnh lính giày "sô" mũ sắt... đồ treillis xuất hiện trên sân
khấu, ngoài cuộc đời vv...còn vui vẻ làng xóm nữa.
Trở lại chuyện phiếm
ĐƯỢC MÙA MĂNG CẦU, Cao Mỵ Nhân viết như kể chuyện thôi.
Với một người dân miền
Nam bình thường và tầm xoàng thôi, Cao Mỵ Nhân đã lớn lên và trưởng thành ở
miền Nam, lẽ nào không biết tính bình dị, dân gian Nam Bộ, thường lấy hình ảnh
trái măng cầu, mãng cầu để nói lên tính hiếu hoà mong ước được bình an, khoẻ
mạnh, và có thể được thì có chút của ăn, chút của để, gọi là được sang giàu cho
bằng chị, bằng em...
Do đó, với một bài
phiếm, viết để kỷ niệm cho vui, không phải là một bài sưu tập hay lý luận Văn
học, âm nhạc, thì có lẽ chẳng có gì cần hay phải quan tâm chuyện "lỡ lầm"
Mong cầu là Măng cầu, như trên đã phân trần nhé.
Nghe tiếng hắt hơi sau
lưng, té ra Nhị Ca Lính Dù đã từ đại bản doanh Hải Ngoại Phiếm Đàm... bay tới.
Chao ôi, nhắc đến Dù thì bay là đúng rồi, Nhị Ca Lính Dù cười như khi ngó thấy
cánh dù của bạn lính xưa đang từ máy bay thả xuống đất, thì giây dù cô hồn móc
ngay vào một ngọn cây tàn lá xanh om, tức tưởng sẽ chết mà không chết, lại sống
một cách khôi hài chứ. Lính Dù thấy CMN tôi "nhỏ lệ u buồn" vì sự cố,
tiếng Hán là sự qua rồi, đã qua, không phải nói kiểu "sự cố" của miền
Bắc XHCN mang vô Saigon, khiến phe ta mỗi lần nhắc tới là cứ tức điên lên,
rằng:
"Chẳng hay chuyện
phiếm thôi, mà cũng ghê gớm thế à, thì Cao lính hữu có làm hỏng nhạc Lam Phương
gì đâu mà... lo quá vậy cà?"
Đành vậy, nhưng cũng
buồn 5 phút đấy.
Nè, có biết ca sĩ không
được xuất thân từ một Trung Tâm băng nhạc nào đâu, nghệ danh là Tùng Chùa hiện
ở quận 3 Segon, chuyên hát nhạc Chế và nhạc Chính đang nổi như cồn đó, có Nhac
sĩ nào khiếu nại đâu.
Chưa kể quý vị nhạc sĩ
hào hoa mã thượng, còn thích Tùng Chùa chiếu cố nhạc của họ nữa đó.
Nhị ca Lính Dù, ông hay
hát (không phải hát hay) lắm, ông thấy tôi có sai lỗi gì không hả?
Về Văn chương, chính trị
thì "ne pas", nhưng về nhớ sai, hay cố tình nhớ sai chữ MONG CẦU ra
MÃNG CẦU thì trừ mấy điểm, thầy dạy nhạc cũng chưa hết tức.
Vậy lần sau cố gắng thận
trọng chữ nghĩa nhá.
OK Thanks tất cả
nhé, đã nói không biết hát mà lại bị ngay cái lỗi "nhạc phạm" đó là
không nên tí nào.
Bye bye, chịu... chàng
là ai (câu: dẫu biết cho rằng chàng là người... gì đó trong bài hát quên
béng đi rồi), cứ quen mất nết nhìn gà hoá cuốc (chim quốc Đỗ Vũ kìa) vậy vui
tươi, hỉ xả cho yêu đời hơn nữa bạn trẻ ơi, chào thông cảm nhé...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN MONG CẦU - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN MONG CẦU - CAO MỴ
NHÂN
Nghe tiếng chân ai chạy
từ đường cái vô khuôn viên "xơ xác điêu tàn vì ai" của Cao Mỵ
Nhân, mình sợ quá , vội vén màn cửa sổ xem ai, thì hỡi ôi, đó là chú Một
từ thủ đô tị nạn Bolsa lên.
Bèn tươi cười hỏi:
"Này chớ Phạm hậu sinh đi tìm... ta có chuyện chi?"
Phạm hậu sinh, chắc chắn
vì em ta mới ngoài "hạ thọ" tức là ngoài 60 tuổi, tuổi đẹp nhứt của
các đấng mày râu, khi vào chững chạc, khi ra êm đềm...
Có nghĩa là quý đấng hạ
thọ (60 tuổi) thường điêu luyện xử thế lắm: Trong gia đình thì gương mẫu, làm
chồng, làm cha, làm ông... đâu ra đấy.
Ra ngoài xã hội, thì
phong nhã, mã thượng một phép chẳng ai bì được...
Thế nên bạn ta tới khuôn
viên của lão bà bà, hẳn phải "bức xúc" lắm, chứ chẳng đùa
đâu.
Chưa vô câu chuyện sớm
mai, bạn trẻ đã hít một hơi dài, kiểu "Thở 4 thời" trong phương pháp
Dưỡng sinh mà Cao Mỵ Nhân vốn làm nghề lao động chân tay, hướng dẫn quý cụ cao
niên tập thể dục sau 30/4/1975 khi từ trại tù cải tạo trở về thành phố, đầu
thập niên 80 thế kỷ trước, nên quen quá.
Biết bạn Thanh niên già,
Mỵ tôi thường kêu bạn trẻ tuổi hoa giáp là "Thanh niên già", đang
chưa hết xúc động chuyện "Tám" gì đó, bèn vuốt ve tự ái bạn ta:
Nè, Thanh niên ơi...
Chưa kịp tiếp câu:
"Đứng lên đáp lời sông núi...", bạn trẻ họ Phạm nêu trên, đã háy bà
chị một háy dài thật là dài:
"Chị cứ Tám thế, tự
ý sửa nhạc của các nhạc sĩ, để bây giờ tọa hoạ ra nè."
Cái gì tọa hoạ vậy?
Thì có phải chị Cao Mỵ
Nhân vừa viết bài ĐƯỢC MÙA MĂNG CẦU đó không, chị tếu nhưng làm mất tính cách
"nguyên bản" của Nhac sĩ Lam Phương, ông ấy muốn nói là cho được mùa
MONG CẦU, tức mùa mong cầu bình thường ở trong Nam ta đó.
Thì ai chẳng biết điều
đó, nhưng trong bài viết Cao Mỵ Nhân đã khẳng định không phải là bài nghiên cứu
nhạc rồi khẳng định không biết đàn hát, nên không trích dẫn bài bản nguyên vẹn
ra cơ mà.
Bài viết ĐƯỢC MÙA MĂNG
CẦU chuyên chở một ý nghĩa khác, để biểu lộ tính hiếu hoà xây dựng của huynh đệ
chi binh QL/VNCH thời đại Ngô Tổng thống đệ I Cộng Hoà, qua thời đại đệ II Cộng
Hoà quân nhân nhận lãnh trách nhiệm trực tiếp bảo vệ lý tưởng Quốc Gia Tự
Do.
Trong nghĩa vụ bảo vệ
chính nghĩa Quốc Gia Việt Nam Tự Do, Văn nghệ sĩ miền Nam thủa bấy giờ rất hứng
khởi viết hàng ngàn ca khúc hoan nghênh chế độ VIỆT NAM CỘNG HOÀ, nên những Lam
Phương, những Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Phạm Đình Chương vv...và hàng trăm
nhạc sĩ đã thành danh hay chưa thành danh đều lấy chủ đề "LÍNH" làm
mẫu mã Anh hùng thời đại.
Các tác phẩm Văn học như
thơ, tiểu thuyết vv... còn khiêm tốn trong sáng tác, chớ Nhạc lại là bắt kịp
thời chiến tranh 1954 -1975 đó.
Chỉ với 21 năm, miền Nam
không có những tiểu thuyết thật lớn như nào là Chiến Tranh và Hoà Binh (Lev
Nikolayevich Tolstoy), Mặt Trận Tây Vẫn Yên Tĩnh (Erich Maria Remarque), bác sĩ
Zhivago (Boris Pasternak) Cuốn Theo Chiều Gió (Margaret Mitchell) Nhưng miền
Nam có những tình khúc lính VNCH, mà cho tới bây giờ 2017, từ hải ngoại vô quốc
nội, vẫn cứ liên tục hát hò, làm show tới, show lui chẳng ai thấy chán, nếu có
hình ảnh lính giày "sô" mũ sắt... đồ treillis xuất hiện trên sân
khấu, ngoài cuộc đời vv...còn vui vẻ làng xóm nữa.
Trở lại chuyện phiếm
ĐƯỢC MÙA MĂNG CẦU, Cao Mỵ Nhân viết như kể chuyện thôi.
Với một người dân miền
Nam bình thường và tầm xoàng thôi, Cao Mỵ Nhân đã lớn lên và trưởng thành ở
miền Nam, lẽ nào không biết tính bình dị, dân gian Nam Bộ, thường lấy hình ảnh
trái măng cầu, mãng cầu để nói lên tính hiếu hoà mong ước được bình an, khoẻ
mạnh, và có thể được thì có chút của ăn, chút của để, gọi là được sang giàu cho
bằng chị, bằng em...
Do đó, với một bài
phiếm, viết để kỷ niệm cho vui, không phải là một bài sưu tập hay lý luận Văn
học, âm nhạc, thì có lẽ chẳng có gì cần hay phải quan tâm chuyện "lỡ lầm"
Mong cầu là Măng cầu, như trên đã phân trần nhé.
Nghe tiếng hắt hơi sau
lưng, té ra Nhị Ca Lính Dù đã từ đại bản doanh Hải Ngoại Phiếm Đàm... bay tới.
Chao ôi, nhắc đến Dù thì bay là đúng rồi, Nhị Ca Lính Dù cười như khi ngó thấy
cánh dù của bạn lính xưa đang từ máy bay thả xuống đất, thì giây dù cô hồn móc
ngay vào một ngọn cây tàn lá xanh om, tức tưởng sẽ chết mà không chết, lại sống
một cách khôi hài chứ. Lính Dù thấy CMN tôi "nhỏ lệ u buồn" vì sự cố,
tiếng Hán là sự qua rồi, đã qua, không phải nói kiểu "sự cố" của miền
Bắc XHCN mang vô Saigon, khiến phe ta mỗi lần nhắc tới là cứ tức điên lên,
rằng:
"Chẳng hay chuyện
phiếm thôi, mà cũng ghê gớm thế à, thì Cao lính hữu có làm hỏng nhạc Lam Phương
gì đâu mà... lo quá vậy cà?"
Đành vậy, nhưng cũng
buồn 5 phút đấy.
Nè, có biết ca sĩ không
được xuất thân từ một Trung Tâm băng nhạc nào đâu, nghệ danh là Tùng Chùa hiện
ở quận 3 Segon, chuyên hát nhạc Chế và nhạc Chính đang nổi như cồn đó, có Nhac
sĩ nào khiếu nại đâu.
Chưa kể quý vị nhạc sĩ
hào hoa mã thượng, còn thích Tùng Chùa chiếu cố nhạc của họ nữa đó.
Nhị ca Lính Dù, ông hay
hát (không phải hát hay) lắm, ông thấy tôi có sai lỗi gì không hả?
Về Văn chương, chính trị
thì "ne pas", nhưng về nhớ sai, hay cố tình nhớ sai chữ MONG CẦU ra
MÃNG CẦU thì trừ mấy điểm, thầy dạy nhạc cũng chưa hết tức.
Vậy lần sau cố gắng thận
trọng chữ nghĩa nhá.
OK Thanks tất cả
nhé, đã nói không biết hát mà lại bị ngay cái lỗi "nhạc phạm" đó là
không nên tí nào.
Bye bye, chịu... chàng
là ai (câu: dẫu biết cho rằng chàng là người... gì đó trong bài hát quên
béng đi rồi), cứ quen mất nết nhìn gà hoá cuốc (chim quốc Đỗ Vũ kìa) vậy vui
tươi, hỉ xả cho yêu đời hơn nữa bạn trẻ ơi, chào thông cảm nhé...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)