Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN NGOÀI BIỂN - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN NGOÀI BIỂN - CAO MỴ NHÂN
Đầu thập niên 80 thế
kỷ trước, tức là 5 năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30- 4 -1975, bà họ Võ cùng hẻm
X, đối diện Nhà thờ Ba Chuông, với gia đình chị tôi, dẫn cậu con trai duy nhất
ra đi vượt biên.
Bấy giờ bà đã 44 tuổi,
con trai 16 tuổi. Sống trong không khí ngột ngạt của thành phố sau chiến tranh,
bà Võ nguyên là một công chức nhỏ ở quận Tân Bình thuộc chế độ cũ.
Chuyến đi được tổ chức
gần như công khai, khởi hành ngay tại bờ sông Saigon, Bến Phạm Thế Hiển, nghe nói
thế. 2 mẹ con tốn cả chục cây vàng, tức 10 lạng vàng y 24 ca ra.
Trước khi đi, bà có
kín đáo tặng cho hàng xóm láng giềng những quần áo, đồ gia dụng trong nhà, vì
thời đó cuộc sống vô cùng khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất.
Mấy ngày sau, tôi nghe
trong xóm nói nhỏ cho nhau nghe, mà không biết từ đâu, rằng ghe máy lớn chở gần
100 người trong đó có mẹ con bà Võ bị hải tặc cướp bóc hãm hại tàn khốc.
Đau khổ nhất là mẹ con
bà Võ bị bọn cướp biển đó còng chân chung trên sàn tàu của chúng, rồi bà bị chúng
thay phiên hãm hiếp trước mặt cậu bé đang ở tuổi thiếu niên trong trắng.
Hậu quả là cậu bé ngất
xỉu đi, chúng ném mẹ con bà Võ qua ghe máy của đoàn vượt biên, bắt đi mấy cô
còn trẻ đẹp, để mãi tới sau này, gia đình các cô cũng chẳng có tin tức nữa.
Rồi đoàn người vượt
biên khốn khổ đó cũng tới được trại tị nạn Thái Lan, là một trại đông nhất,
phức tạp nhất, nhưng cũng dễ liên lạc nhất. Bà Võ đã thư về cho anh chị em nhà
bà, có đoạn tả cả 2 mẹ con đều nhập bệnh viện ngay khi tới được trại tị nạn.
Vì cuộc sống của con
bà và chính bà, bà Võ phải quên đi, xoá đi tất cả những hình ảnh khốn nạn quãng
thời gian qua.
Song nghịch cảnh như
một vết thương vừa lớn, vừa sâu hoắm vào cuộc đời vốn bình dị của bà lâu nay.
Vết thương mà cũng là
vết nhục trầm kha nhất ở đời, nên bà Võ sống trong hoang tưởng sợ hãi, còn cậu
bé bị ám ảnh những bi thương, tàn nhẫn, đã có ý định rời bỏ cuộc sống.
Biết được ý định của
con trai 16 tuổi, cái tuổi đầy hoa mộng nếu như không bị đảo lộn hoàn cảnh yên
lành của mẹ con bà .
Ở trại tị nạn Thái một
năm, tình trạng hỗn mang của mẹ con bà chỉ lắng đi một chút thôi, lúc nào ngày
cũng như đêm, mẹ con bà cứ như những người ngồi trên bờ vực thẳm.
Một phái đoàn y tế
quốc tế, đã nghiên cứu từng "cas", mẹ con bà Võ được vô Mỹ tị
nạn.
Ngay khi đến Hoa Kỳ,
nhà thờ ở một tiểu bang Trung bắc Mỹ đã nhận bảo trợ cho mẹ con bà Võ.
Phải 5 năm sau, cậu bé
16 tuổi kia tới tuổi trưởng thành 21 tuổi. Bà Võ đã đi làm ở một sở xã hội được
vài năm.
Tạm thời mẹ con bà Võ
ổn định trong cái thế bắt buộc tự nhiên, nhưng cũng từ đó, những suy nghĩ riêng
tư về cuộc sống ở đời cũng có vẻ nhân nhượng, nhẫn nhịn hơn.
Trong cách nghĩ, cách
nhìn của bà Võ và cậu thanh niên 21 tuổi, không phải là chín chắn, vị
tha, hay vv...khác, mà nó như sự chấp nhận tuyệt vọng, muốn làm việc để quên đi
nỗi khổ hận bao trùm.
Đồng thời muốn để
Thượng Đế tối cao, tối đại thấy được sự cố gắng vượt bực của những người bất
hạnh trước đấng tạo dựng ra mình.
Có lẽ giai đoạn này,
còn khổ hơn giai đoạn mẹ con bà Võ bị hải tặc làm nhơ nhớp, bẽ bàng lẽ sống vốn
an bình của họ .
Là bởi vì, bà Võ và
con bà đã thấy được hết những buồn chán xót xa của loài người dù thông minh,
trí tuệ, hay ngu dốt, dại khờ ...
Cậu thanh niên 21 tuổi
định xin vô một chủng viện, nhưng cha xứ đã lặng yên, khuyên cậu không nên đi
tu để lấp nỗi bi phẫn, mà cần đón nhận niềm hoan lạc trước khi đóng khung cuộc
đời, vào nhiều khó khăn hơn ở chủng viện.
Bởi vì nếu không có
tâm tư trong sáng lạc quan, thì không thể hiện được tình yêu Thiên chúa và con
người trọn vẹn thánh thiện.
5 năm sau nữa, cậu
thanh niên đã 26 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư công nghệ gì đó, rồi xin
được việc làm. Ngó lại thời gian 10 năm trước, cậu rùng mình, lại sợ hãi đi tìm
mẹ, dù mẹ cậu vẫn đang ở trong nhà với cậu, vẫn đi làm, và đi lễ nhà thờ.
Mẹ cậu cũng mới 54
tuổi, chưa đến nỗi già lắm, 2 mẹ con không dám ở riêng, vì luôn sợ bất trắc xẩy
ra cho mỗi người .
Cuối cùng, năm nay cậu
53 tuổi rồi, mẹ cậu đang ở tuổi 81, cậu dụt dè xin mẹ cùng đi Thái Lan để làm
đám cưới với một cô nhân viên cùng sở,là người Thái Lan.
Ô hay, 2 chữ Thái Lan
như một nghiệp chướng theo đuổi mẹ con bà Võ.
Trong buổi tiệc cưới ở
nhà cô dâu, bà Võ đi quanh phòng khách ngắm những bức hình treo trên tường,
bỗng bà hoa cả mắt, muốn té, bà thấy một bức ảnh lớn chụp chiếc tàu sắt loang
lổ đang chạy giữa biển khơi, chẳng biết ở nơi nào.
Nhưng bà Võ linh cảm
thấy như là chiếc tàu khốn nạn mẹ con bà phải chịu đựng cách đây 37 năm.
Chưa kịp bình tĩnh
lại, thì một giọng nói lơ lớ Thái từ bà mẹ cô dâu thốt lên:
"Chào bà, nghe
con gái tôi nói cậu Võ là người Việt Nam, tôi mừng quá!"
Thiếu đường bà Võ ngã
gục xuống nền nhà luôn...
Cho tới khi bà Võ tỉnh
hẳn, mới hay mẹ cô dâu là một trong số mấy cô bị hải tặc bắt đi năm 1980 xa
xưa.
Bà Võ và con trai 53
tuổi mới cưới vợ, tưởng đã thoát được quá khứ hành hạ, nào ngờ tới cuối cuộc
đời vẫn sống trong thảng thốt, âu lo...
Tại sao Thượng Đế vẫn
bắt thế nhân phải nhìn vào sự thật, như một an bài thách thức ? Hãy thử cầu
nguyện cho tâm hồn được thanh thản xem sao, chắc chắn mọi sự cũng sẽ bình
thường thôi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN NGOÀI BIỂN - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN NGOÀI BIỂN - CAO MỴ NHÂN
Đầu thập niên 80 thế
kỷ trước, tức là 5 năm sau cuộc đổi đời bi thảm 30- 4 -1975, bà họ Võ cùng hẻm
X, đối diện Nhà thờ Ba Chuông, với gia đình chị tôi, dẫn cậu con trai duy nhất
ra đi vượt biên.
Bấy giờ bà đã 44 tuổi,
con trai 16 tuổi. Sống trong không khí ngột ngạt của thành phố sau chiến tranh,
bà Võ nguyên là một công chức nhỏ ở quận Tân Bình thuộc chế độ cũ.
Chuyến đi được tổ chức
gần như công khai, khởi hành ngay tại bờ sông Saigon, Bến Phạm Thế Hiển, nghe nói
thế. 2 mẹ con tốn cả chục cây vàng, tức 10 lạng vàng y 24 ca ra.
Trước khi đi, bà có
kín đáo tặng cho hàng xóm láng giềng những quần áo, đồ gia dụng trong nhà, vì
thời đó cuộc sống vô cùng khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất.
Mấy ngày sau, tôi nghe
trong xóm nói nhỏ cho nhau nghe, mà không biết từ đâu, rằng ghe máy lớn chở gần
100 người trong đó có mẹ con bà Võ bị hải tặc cướp bóc hãm hại tàn khốc.
Đau khổ nhất là mẹ con
bà Võ bị bọn cướp biển đó còng chân chung trên sàn tàu của chúng, rồi bà bị chúng
thay phiên hãm hiếp trước mặt cậu bé đang ở tuổi thiếu niên trong trắng.
Hậu quả là cậu bé ngất
xỉu đi, chúng ném mẹ con bà Võ qua ghe máy của đoàn vượt biên, bắt đi mấy cô
còn trẻ đẹp, để mãi tới sau này, gia đình các cô cũng chẳng có tin tức nữa.
Rồi đoàn người vượt
biên khốn khổ đó cũng tới được trại tị nạn Thái Lan, là một trại đông nhất,
phức tạp nhất, nhưng cũng dễ liên lạc nhất. Bà Võ đã thư về cho anh chị em nhà
bà, có đoạn tả cả 2 mẹ con đều nhập bệnh viện ngay khi tới được trại tị nạn.
Vì cuộc sống của con
bà và chính bà, bà Võ phải quên đi, xoá đi tất cả những hình ảnh khốn nạn quãng
thời gian qua.
Song nghịch cảnh như
một vết thương vừa lớn, vừa sâu hoắm vào cuộc đời vốn bình dị của bà lâu nay.
Vết thương mà cũng là
vết nhục trầm kha nhất ở đời, nên bà Võ sống trong hoang tưởng sợ hãi, còn cậu
bé bị ám ảnh những bi thương, tàn nhẫn, đã có ý định rời bỏ cuộc sống.
Biết được ý định của
con trai 16 tuổi, cái tuổi đầy hoa mộng nếu như không bị đảo lộn hoàn cảnh yên
lành của mẹ con bà .
Ở trại tị nạn Thái một
năm, tình trạng hỗn mang của mẹ con bà chỉ lắng đi một chút thôi, lúc nào ngày
cũng như đêm, mẹ con bà cứ như những người ngồi trên bờ vực thẳm.
Một phái đoàn y tế
quốc tế, đã nghiên cứu từng "cas", mẹ con bà Võ được vô Mỹ tị
nạn.
Ngay khi đến Hoa Kỳ,
nhà thờ ở một tiểu bang Trung bắc Mỹ đã nhận bảo trợ cho mẹ con bà Võ.
Phải 5 năm sau, cậu bé
16 tuổi kia tới tuổi trưởng thành 21 tuổi. Bà Võ đã đi làm ở một sở xã hội được
vài năm.
Tạm thời mẹ con bà Võ
ổn định trong cái thế bắt buộc tự nhiên, nhưng cũng từ đó, những suy nghĩ riêng
tư về cuộc sống ở đời cũng có vẻ nhân nhượng, nhẫn nhịn hơn.
Trong cách nghĩ, cách
nhìn của bà Võ và cậu thanh niên 21 tuổi, không phải là chín chắn, vị
tha, hay vv...khác, mà nó như sự chấp nhận tuyệt vọng, muốn làm việc để quên đi
nỗi khổ hận bao trùm.
Đồng thời muốn để
Thượng Đế tối cao, tối đại thấy được sự cố gắng vượt bực của những người bất
hạnh trước đấng tạo dựng ra mình.
Có lẽ giai đoạn này,
còn khổ hơn giai đoạn mẹ con bà Võ bị hải tặc làm nhơ nhớp, bẽ bàng lẽ sống vốn
an bình của họ .
Là bởi vì, bà Võ và
con bà đã thấy được hết những buồn chán xót xa của loài người dù thông minh,
trí tuệ, hay ngu dốt, dại khờ ...
Cậu thanh niên 21 tuổi
định xin vô một chủng viện, nhưng cha xứ đã lặng yên, khuyên cậu không nên đi
tu để lấp nỗi bi phẫn, mà cần đón nhận niềm hoan lạc trước khi đóng khung cuộc
đời, vào nhiều khó khăn hơn ở chủng viện.
Bởi vì nếu không có
tâm tư trong sáng lạc quan, thì không thể hiện được tình yêu Thiên chúa và con
người trọn vẹn thánh thiện.
5 năm sau nữa, cậu
thanh niên đã 26 tuổi, tốt nghiệp kỹ sư công nghệ gì đó, rồi xin
được việc làm. Ngó lại thời gian 10 năm trước, cậu rùng mình, lại sợ hãi đi tìm
mẹ, dù mẹ cậu vẫn đang ở trong nhà với cậu, vẫn đi làm, và đi lễ nhà thờ.
Mẹ cậu cũng mới 54
tuổi, chưa đến nỗi già lắm, 2 mẹ con không dám ở riêng, vì luôn sợ bất trắc xẩy
ra cho mỗi người .
Cuối cùng, năm nay cậu
53 tuổi rồi, mẹ cậu đang ở tuổi 81, cậu dụt dè xin mẹ cùng đi Thái Lan để làm
đám cưới với một cô nhân viên cùng sở,là người Thái Lan.
Ô hay, 2 chữ Thái Lan
như một nghiệp chướng theo đuổi mẹ con bà Võ.
Trong buổi tiệc cưới ở
nhà cô dâu, bà Võ đi quanh phòng khách ngắm những bức hình treo trên tường,
bỗng bà hoa cả mắt, muốn té, bà thấy một bức ảnh lớn chụp chiếc tàu sắt loang
lổ đang chạy giữa biển khơi, chẳng biết ở nơi nào.
Nhưng bà Võ linh cảm
thấy như là chiếc tàu khốn nạn mẹ con bà phải chịu đựng cách đây 37 năm.
Chưa kịp bình tĩnh
lại, thì một giọng nói lơ lớ Thái từ bà mẹ cô dâu thốt lên:
"Chào bà, nghe
con gái tôi nói cậu Võ là người Việt Nam, tôi mừng quá!"
Thiếu đường bà Võ ngã
gục xuống nền nhà luôn...
Cho tới khi bà Võ tỉnh
hẳn, mới hay mẹ cô dâu là một trong số mấy cô bị hải tặc bắt đi năm 1980 xa
xưa.
Bà Võ và con trai 53
tuổi mới cưới vợ, tưởng đã thoát được quá khứ hành hạ, nào ngờ tới cuối cuộc
đời vẫn sống trong thảng thốt, âu lo...
Tại sao Thượng Đế vẫn
bắt thế nhân phải nhìn vào sự thật, như một an bài thách thức ? Hãy thử cầu
nguyện cho tâm hồn được thanh thản xem sao, chắc chắn mọi sự cũng sẽ bình
thường thôi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)