Mỗi Ngày Một Chuyện
CHUYỆN TÌNH CỦA THIÊN HẠ - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN TÌNH CỦA THIÊN HẠ - CAO MỴ NHÂN
Ngày tôi từ Saigon ra Đà Nẵng lập nghiệp, nói theo học thuyết Phật giáo, là tôi có cái nghiệp phải mang trong ba kiếp, mà không biết kiếp này là kiếp thứ mấy trong ba kiếp đương nêu. . .
Nếu là kiếp cuối, thì tôi sẽ không được tái ngộ người "nớ" nữa, nhưng lỡ mới chỉ kiếp đầu thôi, thì chu choa, đừng hòng tôi thoát được "ách đô hộ" êm ả của anh.
Ô hay, chúng mình ba sinh hương lửa, em phải hãnh diện là có một đức lang quân mà trước đó vừa là người yêu, vừa là người tình ... lý tưởng không chê vào đâu được . ..của em.
Vậy thì anh sẽ chở em ra cầu De Lattre, ngắm dòng sông Hàn chảy xiết, nơi đó đã chôn một khối tình buồn ...
Tôi chưa kịp ...tiếp thu cho hết lời lẽ . ..văn hoa óng ả của anh, đã chột dạ, chẳng biết anh định nói Khối tình của ai, nói để làm gì, trong lúc tôi không hề tò mò hay bắt buộc anh phải "khai báo sự thật", kiểu sau này đổi đời, phải vô tù cải tạo viết lý lịch khai báo sự thật ấy.
Anh tiếp tục phân tích tình hình mà giới trẻ trung thời đó cho tôi ...am tường, rằng anh không giống ông "kia", một nhân vật khá tên tuổi ở Đà thành năm đó, đã bị mất đứt người vợ sắp cưới, rồi phải bỏ cả chức vị vừa được tiến thân, để đổi vô nam, chỉ vì giọng hát có chất nha phiến của danh ca đang nổi mưa cuồng gió nộ, khiến biết bao cô gái đã thương thầm, nhớ trộm.
Vẫn chưa biết anh định nói ai, chiếc xe solex. đã tới chân cầu De Lattre cũ, sau đổi là cầu Trình Minh Thế ở Đà Nẵng.
Chiếc cầu sắt sơn mầu đen, các vài cầu đen nhánh ấy làm nổi bật bầu trời trắng dã mỗi khi cơn giông hiện đến .
Chiếc cầu này đã bị trôi một đoạn vào mùa lụt lớn năm 1964.
Rồi khi quân đội Hoa Kỳ đặt đại bản doanh. Quân Đoàn. 24 (U S A) ở An Hải, Mỹ Khê, bên kia sông Hàn, thì Đà Nẵng có ngay một cây cầu rất Mỹ, song song với cầu Trình Minh Thế cũ, bê tông cốt sắt vững vàng.
Anh cười nhạt: cô nàng ấy tạm gọi tên H. Chết nỗi ông kia, người chồng còn vài ngày nữa cưới cũng tên H, mới là trớ trêu, chắc trong sổ đoạn trường có tên 2 người này từ kiếp trước quá.
Anh nói rất nghiêm giọng, như là muốn cảnh cáo những ai phụ nữ lãng mạn, trong đó có ...tôi không chừng, rằng: cô H. đứng ở chỗ kia, anh ta đưa tay chỉ một vài cầu, rồi buông mình xuống như một chiếc lá biết không?
Tôi lấy làm buồn cười quá, rõ là chẳng ăn nhằm gì tới tôi, mà phải nghe linh tinh, lẽ ra, anh phải nói những lời mật ngọt với tôi chứ.
Cô ta, H. trong câu chuyện bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Bấy giờ tôi thấy ngứa miệng, bèn ra lời: kết quả là cô H chết, ông H sầu đời, đổi vô na, và ca sĩ, cũng gọi là H., vì làm nghề hát, thì chẳng hay chuyện gì. . . vẫn tiếp tục hát cho mọi người nghe. Vậy thì có chi lạ đâu.
Anh giận lắm, bi thương thế mà em thản nhiên vậy à?
Chứ chẳng lẽ khóc hay viết báo lên án người ca sĩ có giọng ma tuý đó.
Không phải lên án ca sĩ hát hay đến nỗi cô H. quyên sinh .
Hay bắt ca sĩ không được hát hay, vì hát hay quá sẽ có người tự tử bởi mê giọng ca, thích luôn ca sĩ ấy, ca sĩ ấy không biết, hay có biết đi nữa, cũng không phải trách nhiệm của ca sĩ.
Anh làm thinh, cho rằng nhân sinh quan và luyến ái quan của chúng tôi mâu thuẫn.
Sự thực thì câu chuyện thế này: người ca sĩ nêu trên với cô H có chút quen biết nhau, nhưng ông ca sĩ thủa đó còn phải ...tiến thêm trên đường danh vọng trở thành ca sĩ ...hàng đầu như bây giờ thường nói.
Quả nhiên ca sĩ ấy sau này là một trong những ca sĩ hàng đầu.
Ông ca sĩ đó đã ...mãn phần cách đây 13 năm. Người đứng hàng đầu nhạc sến danh ca Duy Khánh (1936 -2003).
Sau cuộc đổi đời 30 - 4 -1975, và sau ngày ra khỏi tù cải tạo, tình cờ tôi tạm trú ở nhà cô em chồng tôi, nơi đường bờ sông Thị Nghè .
Mấy lần đi ngang ngôi nhà nhỏ cùng đường, tôi có ghé sân vườn của người phụ nữ "tao khang" ca sĩ Duy Khánh, thời nào thì tôi không biết, để uống càfe, bà mở hàng giải khát, và điểm tâm, buôn bán nuôi gia đình.
Hồi đó, không biết ca sĩ Duy Khánh đi Mỹ chưa, trung uý H, sau lên trung tá, người chồng chưa cưới của cô H cũng không còn hiện diện ở đời, nhưng tất nhiên sau nỗi buồn kể trên, ông cũng đã tạo được một gia đình hạnh phúc.
Tình cờ mở nhạc nơi cái IPhone, nghe các bài hát sến mỗi buổi trưa buồn, tôi lại nhớ chuyện xưa, 3 nhân vật truyện đã ở bên kia thế giới vào 3 thời điểm khác nhau, theo thứ tự như một cuộc trốn tìm: cô H , ông H, rồi ca sĩ Duy Khánh.
Kết cuộc,, cả người kể lại cuốn phim buồn cho tôi nghe ở bên cầu De Lattre Đà Nẵng xưa, cũng không còn. Và ...anh là người tạ thế sau cùng với câu chuyện tình của thiên hạ.
Nhưng giọng ca Duy Khánh, thì quả là thấm mùi nha phiến, thủa đó, có lẽ không chỉ cô H mê, mà chắc còn không ít "ladies" ưa thích, nhất là bài "cảm ơn", với câu: "bao nhiêu thương yêu anh dành cho em", thì nghe thật mềm lòng chứ nhỉ. ..
Ông đã hát cho 3 đối tượng nữ lưu nghe: bà mẹ già, người tình trang lứa, và cô em gái là học sinh. Tất cả từ hậu phương gởi quà tặng chiến sĩ nơi tiền tuyến.
Cái lằn ranh tiền tuyến,giờ cũng chỉ còn trong ký ức ...mọi người, nếu ai muốn nhớ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CHUYỆN TÌNH CỦA THIÊN HẠ - CAO MỴ NHÂN
CHUYỆN TÌNH CỦA THIÊN HẠ - CAO MỴ NHÂN
Ngày tôi từ Saigon ra Đà Nẵng lập nghiệp, nói theo học thuyết Phật giáo, là tôi có cái nghiệp phải mang trong ba kiếp, mà không biết kiếp này là kiếp thứ mấy trong ba kiếp đương nêu. . .
Nếu là kiếp cuối, thì tôi sẽ không được tái ngộ người "nớ" nữa, nhưng lỡ mới chỉ kiếp đầu thôi, thì chu choa, đừng hòng tôi thoát được "ách đô hộ" êm ả của anh.
Ô hay, chúng mình ba sinh hương lửa, em phải hãnh diện là có một đức lang quân mà trước đó vừa là người yêu, vừa là người tình ... lý tưởng không chê vào đâu được . ..của em.
Vậy thì anh sẽ chở em ra cầu De Lattre, ngắm dòng sông Hàn chảy xiết, nơi đó đã chôn một khối tình buồn ...
Tôi chưa kịp ...tiếp thu cho hết lời lẽ . ..văn hoa óng ả của anh, đã chột dạ, chẳng biết anh định nói Khối tình của ai, nói để làm gì, trong lúc tôi không hề tò mò hay bắt buộc anh phải "khai báo sự thật", kiểu sau này đổi đời, phải vô tù cải tạo viết lý lịch khai báo sự thật ấy.
Anh tiếp tục phân tích tình hình mà giới trẻ trung thời đó cho tôi ...am tường, rằng anh không giống ông "kia", một nhân vật khá tên tuổi ở Đà thành năm đó, đã bị mất đứt người vợ sắp cưới, rồi phải bỏ cả chức vị vừa được tiến thân, để đổi vô nam, chỉ vì giọng hát có chất nha phiến của danh ca đang nổi mưa cuồng gió nộ, khiến biết bao cô gái đã thương thầm, nhớ trộm.
Vẫn chưa biết anh định nói ai, chiếc xe solex. đã tới chân cầu De Lattre cũ, sau đổi là cầu Trình Minh Thế ở Đà Nẵng.
Chiếc cầu sắt sơn mầu đen, các vài cầu đen nhánh ấy làm nổi bật bầu trời trắng dã mỗi khi cơn giông hiện đến .
Chiếc cầu này đã bị trôi một đoạn vào mùa lụt lớn năm 1964.
Rồi khi quân đội Hoa Kỳ đặt đại bản doanh. Quân Đoàn. 24 (U S A) ở An Hải, Mỹ Khê, bên kia sông Hàn, thì Đà Nẵng có ngay một cây cầu rất Mỹ, song song với cầu Trình Minh Thế cũ, bê tông cốt sắt vững vàng.
Anh cười nhạt: cô nàng ấy tạm gọi tên H. Chết nỗi ông kia, người chồng còn vài ngày nữa cưới cũng tên H, mới là trớ trêu, chắc trong sổ đoạn trường có tên 2 người này từ kiếp trước quá.
Anh nói rất nghiêm giọng, như là muốn cảnh cáo những ai phụ nữ lãng mạn, trong đó có ...tôi không chừng, rằng: cô H. đứng ở chỗ kia, anh ta đưa tay chỉ một vài cầu, rồi buông mình xuống như một chiếc lá biết không?
Tôi lấy làm buồn cười quá, rõ là chẳng ăn nhằm gì tới tôi, mà phải nghe linh tinh, lẽ ra, anh phải nói những lời mật ngọt với tôi chứ.
Cô ta, H. trong câu chuyện bị nước cuốn trôi mất xác luôn.
Bấy giờ tôi thấy ngứa miệng, bèn ra lời: kết quả là cô H chết, ông H sầu đời, đổi vô na, và ca sĩ, cũng gọi là H., vì làm nghề hát, thì chẳng hay chuyện gì. . . vẫn tiếp tục hát cho mọi người nghe. Vậy thì có chi lạ đâu.
Anh giận lắm, bi thương thế mà em thản nhiên vậy à?
Chứ chẳng lẽ khóc hay viết báo lên án người ca sĩ có giọng ma tuý đó.
Không phải lên án ca sĩ hát hay đến nỗi cô H. quyên sinh .
Hay bắt ca sĩ không được hát hay, vì hát hay quá sẽ có người tự tử bởi mê giọng ca, thích luôn ca sĩ ấy, ca sĩ ấy không biết, hay có biết đi nữa, cũng không phải trách nhiệm của ca sĩ.
Anh làm thinh, cho rằng nhân sinh quan và luyến ái quan của chúng tôi mâu thuẫn.
Sự thực thì câu chuyện thế này: người ca sĩ nêu trên với cô H có chút quen biết nhau, nhưng ông ca sĩ thủa đó còn phải ...tiến thêm trên đường danh vọng trở thành ca sĩ ...hàng đầu như bây giờ thường nói.
Quả nhiên ca sĩ ấy sau này là một trong những ca sĩ hàng đầu.
Ông ca sĩ đó đã ...mãn phần cách đây 13 năm. Người đứng hàng đầu nhạc sến danh ca Duy Khánh (1936 -2003).
Sau cuộc đổi đời 30 - 4 -1975, và sau ngày ra khỏi tù cải tạo, tình cờ tôi tạm trú ở nhà cô em chồng tôi, nơi đường bờ sông Thị Nghè .
Mấy lần đi ngang ngôi nhà nhỏ cùng đường, tôi có ghé sân vườn của người phụ nữ "tao khang" ca sĩ Duy Khánh, thời nào thì tôi không biết, để uống càfe, bà mở hàng giải khát, và điểm tâm, buôn bán nuôi gia đình.
Hồi đó, không biết ca sĩ Duy Khánh đi Mỹ chưa, trung uý H, sau lên trung tá, người chồng chưa cưới của cô H cũng không còn hiện diện ở đời, nhưng tất nhiên sau nỗi buồn kể trên, ông cũng đã tạo được một gia đình hạnh phúc.
Tình cờ mở nhạc nơi cái IPhone, nghe các bài hát sến mỗi buổi trưa buồn, tôi lại nhớ chuyện xưa, 3 nhân vật truyện đã ở bên kia thế giới vào 3 thời điểm khác nhau, theo thứ tự như một cuộc trốn tìm: cô H , ông H, rồi ca sĩ Duy Khánh.
Kết cuộc,, cả người kể lại cuốn phim buồn cho tôi nghe ở bên cầu De Lattre Đà Nẵng xưa, cũng không còn. Và ...anh là người tạ thế sau cùng với câu chuyện tình của thiên hạ.
Nhưng giọng ca Duy Khánh, thì quả là thấm mùi nha phiến, thủa đó, có lẽ không chỉ cô H mê, mà chắc còn không ít "ladies" ưa thích, nhất là bài "cảm ơn", với câu: "bao nhiêu thương yêu anh dành cho em", thì nghe thật mềm lòng chứ nhỉ. ..
Ông đã hát cho 3 đối tượng nữ lưu nghe: bà mẹ già, người tình trang lứa, và cô em gái là học sinh. Tất cả từ hậu phương gởi quà tặng chiến sĩ nơi tiền tuyến.
Cái lằn ranh tiền tuyến,giờ cũng chỉ còn trong ký ức ...mọi người, nếu ai muốn nhớ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)