Mỗi Ngày Một Chuyện
CÔ BÉ KHUYẾT TẬT - CAO MỴ NHÂN
CÔ
BÉ KHUYẾT TẬT - CAO MỴ NHÂN
Trường hợp mà những cô cậu bé con của một số nhỏ gia đình VN , bị chứng bịnh
" không bình thường " trong cuộc sống ,không do 2 nguyên nhân chính ,
đã khiến niềm vui của những gia đình đó tắt lịm ngay từ giây phút đầu tiên
.
Hai nguyên nhân chính là :
1/ Không phải di truyền .
2/ Không phải truyền nhiễm .
Ngày tôi vừa tới Mỹ cách đây hơn 20 năm . Bà bạn tôi rủ tôi đi dự buổi lễ mãn
khoá học của cô bé " khuyết tật " , con gái út của bà .
Cô bé này được gia đình cưng chiều lắm .
Bà bạn tôi kể thủa ông bà ra đi tị nạn năm 1975 , cả mấy cháu trai gái
đều bình thường , đều đang tới trường học hành như bên quê nhà .
Khi tới Hoa Kỳ , ông bà xoay trần vào công việc kiếm cách mưu sinh , ổn định
cuộc sống nơi xứ người .
Do đó , thấy con cái bình thường thì yên tâm làm ăn.
Tới một ngày mà bất chợt gia đình thấy cháu bé đó không xuống khỏi cái giường
vào một buổi sáng , thì cả 2 bố mẹ chở đi nhà thương .
Ngay tức khắc y khoa Mỹ xác nhận từ đó cháu bé ấy không thể sinh hoạt được như
trước , là sự không phát triển được bộ da ,mặc dầu xương cốt vẫn tăng
trưởng theo tuổi hàng năm .
Thành tất cả các người phải chấp nhận hoàn cảnh mới của chung gia đình .Bấy giò
cô bé 12 tuổi .
Ngày tôi tái ngộ gia đình bà bạn tôi , thì cô bé hẩm phận nêu trên vừa đúng 20
tuổi .
Mặc dầu là bạn rất thân của bạn tôi từ thủa còn đi học ở Trung học TV , tôi
cũng cố tránh những điều gì làm cho bạn tôi không vui , còn kiếm cách an ủi bạn
tôi , kể cả việc khuyên bạn tôi xây dựng một niềm tin nơi Thượng Đế .
Bà bạn tôi lái xe chở cô bé khuyết tật và tôi đến trường dành riêng cho các cô
cậu bé ,tôi nêu ở đoạn trên .
Sau khi đã ổn định bàn nào dành cho gia đình nào rồi , Nhân viên xã hội và giáo
dục bắt đầu giới thiệu chương trình lễ mãn khoá , trong đó có phần ẩm thực
chung cho cả mọi người , học viên cũng như gia đình .
Trên bục giảng , một học viên khuyết tật đang nói ú ớ , ngọng nghịu bằng tiếng
English , đặc biệt là cô bé đang phát biểu đó không cầm được micro , một thanh
niên Mỹ trắng rất đẹp trai , y phục chỉnh tề , đứng cạnh , cầm micro cho cô bé
, xem như giỏi nhất lớp đi .
Đồng thời trường cũng giới thiệu thanh niên Mỹ đó là sponsor của cô bé VN
khuyết tật ở ngoài đời .
Và kịp thời tôi nhận ra cô bé khuyết tật vốn ở gần nhà tôi bên VN , tức là ở
ngã tư Nguyễn Huỳnh Đức - Trương Tấn Bửu q. Phú Nhuận Saigon từ
trước 30/4/1975 .
Thấy tôi thoáng ngạc nhiên , bà bạn tôi hỏi có chuyện gì lạ . Tôi lắc đầu.
Nhưng vẫn hỏi thăm bà về cô bé vừa lên đọc " diễn văn " tội nghiệp ,
vì ở cùng city với chúng tôi .
Tôi cũng kể nhà cô bé ấy là một tiệm phở , ở VN thì có lẽ chẳng thể được học
hành , tiền nuôi dưỡng , và nhất là có một sponsor đặc biệt như người thanh
niên Mỹ trắng đang nêu .
Bà bạn tôi vốn cũng làm công tác xã hội lâu đời như tôi , bà thở dài , rồi ngậm
ngùi nói :
Này biết không , thực sự cái Văn hoá Mỹ nó siêu phẩm lắm , " thằng
Mỹ đó " nó nghĩ rằng nó giúp cho ai được gì là nó giúp ngay , nhất là đứng
trước một cô gái bất hạnh hoàn toàn kia .
Này nhìn đi , nó , thằng Mỹ , có lẽ vì cậu ta còn trẻ quá , độ hơn hai chục
tuổi thôi , nên người đời thường vô tình kêu như vậy . Nó đang tận tình chăm
sóc cô bé khuyết tật VN , hàng xóm bạn ở bên đó đấy .
Biết không con bé này cũng học cùng lượt với con mình , tức là con bà bạn tôi
.
Thì ra , Chúa quan phòng thật sự , nơi nào ngài , Chúa cũng có thể san bằng
niềm vui , nỗi buồn với tha nhân trên khắp thế giới chứ .
Buổi lễ chấm dứt , tất cả xuống cầu thang để ra về , vì là khuyết tật , nên
chia nhau đi thang máy .
Bà bạn tôi , cô gái con bà , tôi , đã vô một thang máy , vì con bạn tôi phải đi
xe lăn tay . Một cặp nam nữ bước vô cho đủ chỗ trống , lại là cô bé đọc diễn
văn và cậu thanh niên Mỹ trắng đề cập ở toàn bài .
Cậu thanh niên Mỹ cầm bó hoa mà trường tặng cho cô bé VN , ép sát bó hoa vào ngực
cô bé ấy, còn một tay đỡ lưng cô bé ra xe hơi đẹp đẽ của cậu sponsor,
trông như đôi tân lang và tân giai nhân từ tiệc cưới về tổ ấm bình thường ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CÔ BÉ KHUYẾT TẬT - CAO MỴ NHÂN
CÔ
BÉ KHUYẾT TẬT - CAO MỴ NHÂN
Trường hợp mà những cô cậu bé con của một số nhỏ gia đình VN , bị chứng bịnh
" không bình thường " trong cuộc sống ,không do 2 nguyên nhân chính ,
đã khiến niềm vui của những gia đình đó tắt lịm ngay từ giây phút đầu tiên
.
Hai nguyên nhân chính là :
1/ Không phải di truyền .
2/ Không phải truyền nhiễm .
Ngày tôi vừa tới Mỹ cách đây hơn 20 năm . Bà bạn tôi rủ tôi đi dự buổi lễ mãn
khoá học của cô bé " khuyết tật " , con gái út của bà .
Cô bé này được gia đình cưng chiều lắm .
Bà bạn tôi kể thủa ông bà ra đi tị nạn năm 1975 , cả mấy cháu trai gái
đều bình thường , đều đang tới trường học hành như bên quê nhà .
Khi tới Hoa Kỳ , ông bà xoay trần vào công việc kiếm cách mưu sinh , ổn định
cuộc sống nơi xứ người .
Do đó , thấy con cái bình thường thì yên tâm làm ăn.
Tới một ngày mà bất chợt gia đình thấy cháu bé đó không xuống khỏi cái giường
vào một buổi sáng , thì cả 2 bố mẹ chở đi nhà thương .
Ngay tức khắc y khoa Mỹ xác nhận từ đó cháu bé ấy không thể sinh hoạt được như
trước , là sự không phát triển được bộ da ,mặc dầu xương cốt vẫn tăng
trưởng theo tuổi hàng năm .
Thành tất cả các người phải chấp nhận hoàn cảnh mới của chung gia đình .Bấy giò
cô bé 12 tuổi .
Ngày tôi tái ngộ gia đình bà bạn tôi , thì cô bé hẩm phận nêu trên vừa đúng 20
tuổi .
Mặc dầu là bạn rất thân của bạn tôi từ thủa còn đi học ở Trung học TV , tôi
cũng cố tránh những điều gì làm cho bạn tôi không vui , còn kiếm cách an ủi bạn
tôi , kể cả việc khuyên bạn tôi xây dựng một niềm tin nơi Thượng Đế .
Bà bạn tôi lái xe chở cô bé khuyết tật và tôi đến trường dành riêng cho các cô
cậu bé ,tôi nêu ở đoạn trên .
Sau khi đã ổn định bàn nào dành cho gia đình nào rồi , Nhân viên xã hội và giáo
dục bắt đầu giới thiệu chương trình lễ mãn khoá , trong đó có phần ẩm thực
chung cho cả mọi người , học viên cũng như gia đình .
Trên bục giảng , một học viên khuyết tật đang nói ú ớ , ngọng nghịu bằng tiếng
English , đặc biệt là cô bé đang phát biểu đó không cầm được micro , một thanh
niên Mỹ trắng rất đẹp trai , y phục chỉnh tề , đứng cạnh , cầm micro cho cô bé
, xem như giỏi nhất lớp đi .
Đồng thời trường cũng giới thiệu thanh niên Mỹ đó là sponsor của cô bé VN
khuyết tật ở ngoài đời .
Và kịp thời tôi nhận ra cô bé khuyết tật vốn ở gần nhà tôi bên VN , tức là ở
ngã tư Nguyễn Huỳnh Đức - Trương Tấn Bửu q. Phú Nhuận Saigon từ
trước 30/4/1975 .
Thấy tôi thoáng ngạc nhiên , bà bạn tôi hỏi có chuyện gì lạ . Tôi lắc đầu.
Nhưng vẫn hỏi thăm bà về cô bé vừa lên đọc " diễn văn " tội nghiệp ,
vì ở cùng city với chúng tôi .
Tôi cũng kể nhà cô bé ấy là một tiệm phở , ở VN thì có lẽ chẳng thể được học
hành , tiền nuôi dưỡng , và nhất là có một sponsor đặc biệt như người thanh
niên Mỹ trắng đang nêu .
Bà bạn tôi vốn cũng làm công tác xã hội lâu đời như tôi , bà thở dài , rồi ngậm
ngùi nói :
Này biết không , thực sự cái Văn hoá Mỹ nó siêu phẩm lắm , " thằng
Mỹ đó " nó nghĩ rằng nó giúp cho ai được gì là nó giúp ngay , nhất là đứng
trước một cô gái bất hạnh hoàn toàn kia .
Này nhìn đi , nó , thằng Mỹ , có lẽ vì cậu ta còn trẻ quá , độ hơn hai chục
tuổi thôi , nên người đời thường vô tình kêu như vậy . Nó đang tận tình chăm
sóc cô bé khuyết tật VN , hàng xóm bạn ở bên đó đấy .
Biết không con bé này cũng học cùng lượt với con mình , tức là con bà bạn tôi
.
Thì ra , Chúa quan phòng thật sự , nơi nào ngài , Chúa cũng có thể san bằng
niềm vui , nỗi buồn với tha nhân trên khắp thế giới chứ .
Buổi lễ chấm dứt , tất cả xuống cầu thang để ra về , vì là khuyết tật , nên
chia nhau đi thang máy .
Bà bạn tôi , cô gái con bà , tôi , đã vô một thang máy , vì con bạn tôi phải đi
xe lăn tay . Một cặp nam nữ bước vô cho đủ chỗ trống , lại là cô bé đọc diễn
văn và cậu thanh niên Mỹ trắng đề cập ở toàn bài .
Cậu thanh niên Mỹ cầm bó hoa mà trường tặng cho cô bé VN , ép sát bó hoa vào ngực
cô bé ấy, còn một tay đỡ lưng cô bé ra xe hơi đẹp đẽ của cậu sponsor,
trông như đôi tân lang và tân giai nhân từ tiệc cưới về tổ ấm bình thường ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)