Đoạn Đường Chiến Binh

CỐ VẤN và Các Chiến Binh Đồng Hành.

“Tưởng rằng làm cố vấn giúp cho các bạn chiến đấu, nhưng ngược lại chúng tôi phải học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn, và buổi lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20,000 người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa
NguyenVuDuong
                   MD54

“Tưởng rằng làm cố vấn giúp cho các bạn chiến đấu, nhưng ngược lại chúng tôi phải học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn, và buổi lễ
tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20,000 người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, trong đó có nhiều Cố vấn trong Team 162
đã nằm xuống vì tự do cho Việt Nam”.
Trên là lời phát biểu của cựu Trung tướng James B. Vaught, nguyên cố vấn trưởng sư đoàn trong buổi lễ đặt bia tưởng niệm tại Fayetteville, North Carolina
năm 2006. Ông là một trong những người bạn chiến đấu đồng minh Hoa kỳ thân thương chí tình nhất của binh chủng, không những ngoài chiến trường mà cho đến
tận cuối cuộc đời mình. Vị cố vấn khả kính gần như luôn có mặt trong các lần hội ngộ của anh chị em Mũ Đỏ tại hải ngoại và chỉ thiếu vắng khi sức khỏe không cho
phép.
Trong thời gian hành quân vùng Tây Ninh, Cam Bốt. Chiều hôm đó, đại tá cố vấn trưởng ghé đại đội đưa cho tôi thư của Tomklin, (sĩ quan làm việc chung
mấy năm trước) gởi từ bên Mỹ. Sau khi ông giải thích người gởi nhờ tìm kiếm đưa giùm. Thư Tom viết, xin cáo lỗi không thể sang phục vụ thêm một lần nữa như đã
hứa, vì chính phủ không cho phép, cuối thư vợ chồng chúc mọi người trong toán sĩ quan liên lạc cũ luôn bình an, sức khỏe.
Lần đầu tiên thấy ông, khổ người khá cao to lớn trong quân phục mầu hoa rừng gọn gàng, dáng đi chúi đầu về phía trước rất nhanh nhẹn. Khi ấy, trông dáng
dấp ông có vẻ là một tay võ sĩ kick-boxing hay tay anh chị giang hồ nhiều hơn là một lính nhà nghề gan dạ, như một số binh sĩ trong toán cố vấn ca tụng ông. Nhận lá
thư bất ngờ và hình ảnh ông làm tôi gợi nhớ lại những ngày tháng đầu đời  trong quân ngũ, nơi vùng I, làm việc với mấy người lính Hoa kỳ. 
                                    
                         
Mãn khóa tốt nghiệp năm sáu năm và được biệt phái phục vụ trong các đoàn công tác bán quân sự vùng I. Khi những đơn vị tác chiến đầu tiên của lực
lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, tôi lại được lệnh của quân đoàn biệt phái sang bộ tư lệnh III MAP của quân đội Hoa Kỳ tại căn cứ Đà Nẵng làm sĩ quan liên lạc,
rồi di chuyển ra làm việc tại căn cứ Phú Bài Huế. Cuối năm đầu tiên, tôi được lệnh ra phi trường Phú Bài đón một sĩ quan nhảy dù Hoa Kỳ từ Saigon ra làm việc
chung. Từ ngày ra đón anh tại phi trường tới giờ này, tôi không thể quên hình ảnh của buối đầu ra phi trường đón tiếp, người sĩ quan có một không hai này. Từng tốp
người nuôi đuôi nhau bước xuống sân bay từ chiếc phi cơ vận tải C130. Tôi và anh hạ sĩ quan thông dịch viên đang lớ ngớ ngóng  tìm tên trên ngực áo, thì anh ta tiến
đến xuất hiện trước mặt chúng tôi, rồi tự giới thiệu về mình. Anh tỏ vẻ rất mừng thấy chúng tôi ra đón. Sau vài câu chào hỏi xã giao. Tôi lấy gói thuốc lá Pall Mall
mời anh hút. Nhưng anh đưa tay ngăn lại và rồi móc trong túi áo trên của mình, loại quân phục bốn túi khá nhàu nát, có lẽ vì ngồi lâu giờ trên máy bay.  Anh nói:
- Tôi thích hút thuốc Bastos xanh này của Việt Nam, nó ngon hơn thuốc là Mỹ, Điều bất ngờ này đã làm tôi khá ngạc nhiên rồi tò mò hỏi tiếp:
- Thế anh có còn cái gì thích nữa không?
Không trả lời, anh móc từ bên trong túi áo dưới, chai dầu cù là nhị thiên đường tròn nhỏ: 
- Cái này “headache” number one.
Nói xong, bằng một cử chỉ rất thành thạo, anh mở nắp chai, lấy ngón tay chấm chút dầu, xong đưa lên thoa hai bên thái dương và lại còn biết dùng ngón tay kẹp giật
giữa hai chân mày trên trán. Tôi lẩm bẩm, Chúa ơi! Tôi gặp phải một nhân vật quái chiêu rồi, không hiểu gã đã ở Việt Nam lâu chưa mà sao biết dùng cả dầu cù là
nhị thiên đường, hút thuốc Bastos xanh. Cũng cần nói thêm, toán liên lạc hỗn hợp chúng tôi được ở riêng trong một căn nhà tiền chế nhỏ, cạnh bộ chỉ huy căn cứ,
nằm cách không xa lắm quốc lộ I. Toán gồm có hai sĩ quan, tôi và Tom, (mới được biệt phái làm sĩ quan liên lạc) - một hạ sĩ quan thông dịch viên, hai chiếc xe jeep,
một Việt , một Mỹ với tài xế, hai binh lính bảo vệ toán và một nhân viên phụ trách máy truyền tin. Dưới đây là chuyện của từng người trong toán.
Trước hết, người đầu tiên Trung úy Tomklin, nhân vật quái chiêu nhất trong toán, gốc binh chủng nhảy dù, người duy nhất hút thuốc lá Bastos xanh, khổ
người cao ngang tầm vóc với tôi, có lẽ gốc lai Nam Mỹ nên nước da ngăm ngăm nâu, không mập lắm, nụ cười thật hiền hòa, miệng hơi móm trên khuôn mặt tròn
chịa, mái tóc mầu nâu vàng mềm mại không bao giờ được trải chuốt. Tổng quát, con người trông rất dễ có cảm tình, bộ quân phục loại bốn túi lúc nào cũng xốc xếch
lệch lạc, quần ống cao ống thấp, mặc dù hai ống quần cũng được nịt bên trong bằng một sợi cao su, trên đôi giầy trận da vải dính đầy bụi đất đỏ. Áo quần gần như
không bao giờ được là ủi, trên ngực áo bảng chữ tên Tomklin mầu đen, đầu đội chiếc nón lưỡi trai vải mà cách đội ít khi nào đúng quân cách, lúc thì vành nón hướng
thẳng lên trời, lúc cụp xuống như kiểu đội của mấy anh chàng bụi đời thứ thiệt. Cách chào tay của anh khi gặp thượng cấp, cũng giống y như kiểu chào của mấy bố
lính già lê dương Pháp. Hai đứa chúng tôi ở chung phòng, chuyện tắm rửa hằng ngày gần như không, lâu lâu mới thấy anh đi tắm, tôi thường xuyên than phiền về
cách ăn ở thiếu vệ sinh, nhưng anh cũng chỉ cười xòa. Một hôm, tôi nhờ chị quét dọn phòng ốc trong căn cứ, yêu cầu chị giúp, may ra có kết quả, tôi nói :
- Này chị, chị làm ơn nói Tom tắm mỗi ngày và thường xuyên thay quần áo, chị nói anh ấy nghe, tôi sẽ thưởng tiền công cho chị. Gặp Tom, chị nói:
- Ê!, Tom, anh chịu khó tắm mỗi ngày, sao mà lại ở bẩn thế ! Anh cười hiền lành, tay vỗ vai chị trả lời:
- Má-ma-san à, người ta chỉ chết vì đói, chứ đâu có ai chết vì ở bẩn. Dĩ nhiên sau đó rồi đâu cũng vào đấy, rồi lâu ngày tôi cũng đành phải chịu và quen mùi
của gã.
Sau khi đã ổn định chỗ ăn ở và nhận lãnh những nhiệm vụ phải làm từ ban chỉ huy được ít tuần. Buổi sáng đó, ngày chủ nhật được nghỉ. Khi nhìn thấy Tom
đã tắm rửa sạch sẽ và bận quần áo khá tươm tất, tôi tò mò:
- Này Tom, buổi sáng nay nghỉ, sao mà lại tắm rửa sạch sẽ và quần áo ngon lành thế?  Anh cười trừ và gạ:
- Tụi mình lái xe lên Huế chơi và tôi muốn ăn bún.
- Anh cũng biết ăn bún?
Tôi lái xe và rủ Tân, anh thông dịch viên trẻ mới ra trường trong toán đi theo. Bước vào quán bún bò Huế bên kia cầu Gia Hội, quán Mụ Rớt, tôi hỏi Tom.
- Ăn bún, thế anh có biết ăn ớt cay không?
- Chút chút,
Ba tô bún bò được mang ra, khi nhìn thấy tô bún, Tom nói:
- Không phải thứ bún này.
- Thế thì anh ăn bún nào?
Sau khi hỏi rõ ràng, anh ta muốn ăn bún không. Đĩa bún không được cô gái con bà chủ quán mang ra để trên bàn trước mặt Tom. Tôi nói:
- Phải loại này không? Anh ta gập đầu.
Vấn đề không ngừng ở đây, anh ta đòi phải có nước chấm. Tôi nhắc nhở:
- Tom  anh cũng biết ăn nước mắm?
- Nước mắm number one.
Cô gái con bà chủ, tay cầm chén nước mắm ớt đặt trên bàn. Tôi đọc được trong đôi mắt của cô bé, đầy ấp những thắc mắc lạ lùng và tò mò về người lính Hoa kỳ
với đĩa bún và chén nước mắm. Tuy nhiên vấn đề lại tiếp tục, khi Tom nói không phải loại thứ nước chấm này và sau cùng, qua diễn tả, anh đòi thứ nước chấm mắm
tôm sền sệt. Tôi lẩm bẩm, Chúa ơi ! chắc bà Bắc kỳ nào đó chỉ bảo, nên gã biết rõ; vì thứ loại nước chấm này đến tôi, mỗi khi ăn còn luôn phải ái ngại  e dè. Khi tất
cả mọi yêu cầu được đáp ứng, tôi hỏi Tom:
- Như vậy đúng chưa ? 
Anh gật đầu, nhưng đòi thêm chanh, đường và ớt tươi. Bằng cử chỉ khá quen thuộc, anh vắt chanh và bỏ đường vào chiếc chén mắm tôm, quậy đều cho sủi bọt,
xong lấy bún bỏ vào tô và chan nước mắm tôm chanh ớt, ăn ngon lành. Tân ngồi kế bên:  
- Anh Nam này, ai chỉ cho anh ta biết ăn thứ quỉ quái này sành thế ? đến em cũng chưa bao giờ dám ăn như vậy. Bảo đảm với anh thế nào gã cũng bị đi re,
mà không chừng trên đường về căn cứ lại ịn ra cả quần cũng nên.
- Anh đừng có nói gở, mình cứ cầu cho nó đừng có vãi ra, bởi nếu không, anh và tôi lãnh đủ. 
Sau khi ăn xong, ba chúng tôi lang thang dọc phố chính trước ngôi chợ Đông Ba. Ghé vào một vài tiệm tạp hóa để mua nhưng thứ cần thiết dùng hằng ngày.
Tôi vào quán của bà chị cô bạn gái:
- Bữa ni, bộ rãnh rỗi sao mà lên đây chơi và còn dẫn theo cái anh chàng người Mỹ, mà nhìn anh ta cũng chẳng có giống Mỹ tí mô !
- Chị à, bạn làm việc cùng toán với em trong căn cứ, quái kiệt của em đấy! Tụi em vừa đi ăn sáng xong, quán Mụ Rớt, em thì ăn bún bò, còn anh ta ăn bún
không với nước mắm tôm chanh ớt.
- Cậu sạo chị, Mỹ mần răng mà biết ăn bún mắm tôm chanh. À này, Kim Anh, - cô bạn gái tôi quen - nó đi cúng chùa với bà rồi, chỉ có ông ở trên lầu. Vậy
cậu có lên chào ông không? Hay đi đâu đó, trưa ghé nhà ăn cơm.
Tôi cám ơn rồi xin cáo từ. Ra xe, Tom tò mò:
- Cô chủ quán thật đẹp, bạn anh?
- Không phải, cô chị, bạn gái tôi không có nhà.
- Như vậy, chắc cô em còn đẹp hơn rất nhiều?
- Này Tom, vậy anh muốn làm anh rể tôi à? Hắn cười ngất.
- Trễ rồi, đã có vợ hai con rồi.
Trước khi về, Tomklin muốn mua bún không để về căn cứ ăn. Chúng tôi bước vào lồng chợ Đông Ba, đám trẻ con tò mò chạy theo, đứa nhỏ núi áo Tom xin kẹo
bánh, đứa lớn la to vang:
- ê, tụi bay ơi!, lính Mỹ biết đi chợ.
Trước cửa hàng bún, Tom ra dấu tỏ ý muốn mua. Bà bán bún, trên khuôn mặt lộ hẳn nét kinh ngạc, bên cạnh đó, vang lên những tiếng cười khúc khích của các bà
hàng chợ. Mua xong bún, Tom hỏi mua thêm chanh ớt mắm tôm. Đến đây thì bà bán bún hỏi tôi:
- Eng này, rứa mằm răng mà cái ông lính Mỹ ni, lại biết mua bún với nước mắm tôm hỉ?
- Thưa Mệ, cháu chịu thua, không thể trả lời mệ được.
Trên đường ra khỏi chợ, lại vang lên tiếng con trẻ tạo náo nhiệt, ồn ào:
- Ơ! Tụi bay ơi! lính Mỹ mua bún với mắm tôm. Tom hỏi tôi;
- Đám trẻ chạy theo la to cái gì thế?
- Bọn trẻ tụi nó đang hô hào vạn tuế anh, người lính viễn chinh Hoa Kỳ biết ăn bún với mắm tôm chanh ớt. Nghe vậy Tom bật cười tỏ vẻ thích thú, tôi nói
thêm:
- Tom à, anh nên xin nhập tịch ở lại luôn xứ sở này cho tiện.
Từ đó, cứ mỗi lần lên Huế, Tom thường đòi ăn bún với nước chấm mắm tôm chanh. Sau cái màn ăn bún. Một lần, trên đường về căn cứ, sau khi ghé ban 2 chi khu
địa phương lấy tin tức tình báo. Tom nói:  
- Ê Nam, tôi muốn ăn “gâu gâu” meat
- Tom, anh cũng biết ăn thịt chó ?
-”Gâu gâu meat, number one.  Nam-mô-a-di-đà-Phật, đúng là thứ thiệt rồi. 
- Tôi không biết trên Huế có chỗ nào bán không, chờ tôi đi tìm.
Một ngày nọ, chúng tôi ghé xe tại một đơn vị nghĩa quân canh gác cầu trục quốc lộ, Tom đưa tiền cho người trung đội trưởng và nhờ tìm mua chó và làm vài món ăn.
Khi nào xong, gọi điện báo.  Anh trung đội trưởng đơn vị hỏi tôi:
- Thiếu úy, rứa cái ông sĩ quan Mỹ ni, biết ăn thịt chó sao?
- Mấy tuần trước gã đã bắt tôi đưa lên Huế ăn bún không với nước mắm tôm chanh ớt đấy, có lẽ chỉ còn thiếu là chưa có vợ Việt. 
Buổi xế trưa hôm hẹn, chúng tôi ghé đơn vị để ăn món “gâu gâu meat”. Khi vừa ngồi vào bàn ăn với năm sáu món khác nhau, Tom hỏi luôn:
- Có rượu đế, rượu thuốc gì không?
Phải nói rằng Tom cũng khá sành ăn món này. Khi ăn thịt luộc, anh biết ăn kèm lát giềng mỏng và lá mơ chấm với nước mắm tôm chanh ớt. Ăn sáo măng cũng biết
bỏ chút bún vào tô và ăn rựa mậm cũng kèm theo miếng bánh tráng nướng nho nhỏ, tôi hỏi Tom:
- Này Tom, gâu gâu meat, món nào anh thích nhất? Chỉ vào tô thịt rựa mậm.
- Món này number one.
Chúa ơi! Gã sành ăn thịt chó còn hơn cả tôi nữa. Từ đó, cứ đôi ba tháng gã bảo tôi lái xe xuống cầu ăn món thịt gâu gâu. Hơn tuần sau ngày lễ Noel và năm mới, cà
hai chúng tôi cùng nhận giấy báo tin có quà gởi sang từ bên Mỹ. Mang về phòng, cả hai cùng mở. Quà của tôi là do vợ Tom gởi kèm lá thư viết tay: 
“ Thay mặt gia đình, tôi xin gởi lời cám ơn anh, không hiểu bên ấy các anh đã làm cái gì cho chồng tôi mà trong mỗi thư gởi về đều nói là đang sống và làm
việc rất vui vẻ với mọi người trong toán và anh còn khoe với tôi, thức ăn Việt Nam rất ngon. Nhân dịp mùa Xmas và năm mới tôi gởi anh chút quà như thay lời cám
ơn. Khi xếp quà vào thùng, đứa con gái lớn nói: - má mi phải bỏ quà trong hai thùng giống nhau, một cho ba và một cho bạn của ba. Cầu chúc anh và mọi người bên
đó luôn an lành.    Betty.
- Tom này, thế anh có khoe với vợ đã ghiền ăn gâu gâu meat không đấy? gã cười ngất.
-  Không bao giờ, bún thì có.
- Đừng có dại, hội bảo vệ súc vật bên đó vác đơn kiện, tôi và anh bị đi tù chung thân đấy!                                        

Người thứ hai: Hạ sĩ nhất Marino, tài xế, gốc Mễ Tây Cơ nhỏ con, tóc đen thẳng, da ngăm đen nâu sậm, lúc nào cũng hát ngêu ngao các bản nhạc điệu
samba quay cuồng, anh nhảy múa lắc mông khá mềm mại, dù không có chiều cao. Gã này khoái nhất món cơm chiên thập cẩm. Khi cuối tuần toán không phải trực
gác, tôi thường lên Huế nghỉ ngơi. Trước khi đi, mười lần như một, Marino đều căn dặn:
- Này Thiếu úy, nhớ mua cho tôi cơm chiên lúc về.
- Và còn gì nữa không?
- Chỉ cơm chiên thôi đủ rồi mà nhiều nhiều càng tốt.
Hoàn cảnh anh cũng khá tội nghiệp, mẹ mất sớm, bố đi lấy vợ khác. Sống với bố ít năm rồi về ở chung với ông bà ngoại. Nhà nghèo học không xong lớp 12 rồi đi
làm, lương ba cọc ba đồng được ít năm. Cuối cùng không còn chọn lựa nào khác, lao vào lính, anh gia nhập binh chủng thủy quân lục chiến. Tôi hỏi anh:
- Tại sao không đi lính khác mà lại đi vào binh chủng chiến đấu cam go nhất? gã cười:
- Muốn cho xong cuộc đời.
- Giờ thì còn ý định này nữa không?
- Nếu cứ sống và làm việc trong toán này hết cả đời cũng được?
- Nhưng nếu không có cơm chiên hằng tuần, liệu có chịu nổi không. Gã cười vang.
- Cơm chiên always number one.
- À này Marino, anh có vợ con chưa?
- Bên Mỹ, những người như tôi kiếm bạn gái đàng hoàng khó lắm.
- Thế để mai này tôi giới thiệu cho anh một cô bạn Việt Nam chiụ không?
- Thật không thiếu úy ? mà cô ấy phải biết nấu ăn món cơm chiên đấy nhé.
- Như vậy, kể từ nay, tôi gọi anh bằng tên, “gã cơm chiên”. Thêm nữa, khi nào anh lấy vợ, quà cưới, tôi sẽ biếu anh món cơm chiên thập cảm để đãi khách.
Marino, siêng năng nhất trong toán, ai cần gì đều hăng hái nhận giúp và đôi khi còn đánh bóng, rửa sạch cả đôi giầy dính đất bụi của tôi. Mỗi khi làm cái gì đó cho tôi,
anh phân trần:
- Thiếu úy à, tôi làm hoàn toàn không phải vì được ăn cơm chiên đâu đấy.
Về sau, hỗn danh “gã cơm chiên” được mọi người trong toán gọi và rồi lây sang đến mấy anh lính phòng làm việc bên cạnh trong căn cứ. Không những không khó
chịu, mà anh còn tỏ vẻ thích thú với hỗn danh này.
Mấy tháng sau đó, buổi tối căn cứ bị pháo kích và “gã cơm chiên” bị thương khá nặng. Trước khi được đưa về nước điều trị, chúng tôi đến thăm anh trong
căn lều vải lớn làm trạm xá dã chiến và tôi cũng đã không quên mua cho anh món anh thích, kèm theo quà kỷ niệm, cái chén nhỏ sành và đôi đũa tre. Hôm từ giã,
chúng tôi ôm nhau khóc, anh khóc thật to lớn, tôi tin đây là những giọt nước mắt sâu đậm nhất trong đời anh và tôi cũng cảm nhận được thấm thía tình đồng đội chân
thực của những kẻ đồng hành. Chúng tôi cầu chúc anh mau bình phục, anh nói:
- Sau khi về nước chữa trị xong, tôi sẽ lại tình nguyện sang đây, hy vọng lúc bấy giờ vẫn còn nguyên tất cả mọi người trong toán. Tôi đáp:
-Yên chí đi, Marino, mọi người sẽ chờ anh, ngày ấy sẽ có cơm chiên mỗi ngày.
Người thứ ba: Binh nhất William giữ máy truyền tin C 25, quê tại New York, đang theo học đại học bị gọi nhập ngũ thi hành quân dịch. Da trắng, không cao
lắm, mái tóc vàng hơi quăn, khuôn mặt hình trái soan hơi dài, đeo cặp kiếng cận thị khá dầy, quần áo lúc nào cũng tương đối gọn gàng, anh chàng này là con mọt
sách, gần như sáng trưa chiếu tối, mỗi khi có chút thì giờ nhàn dỗi đều lấy sách ra ngồi đọc, có những lúc đọc say mê gọi không nghe, phải đến gần vỗ vai. Tính tình
khá điềm đạm ít nói, sai bảo làm cái gì làm cái đó không bao giờ thắc mắc. Do đó tôi và Tom thay vì gọi tên anh, chúng tôi gọi gã robot. Trên vách tường đầu giường
ngủ, anh treo tấm lịch ngày tháng qua đi được gạch chéo, tính từ ngày đến Việt nam và ngày hết hạn được về nước. Ba tháng trước mùa lễ Giáng sinh. Tom bảo tôi,
phòng 3 hành quân điện cần một nhân viên mang theo máy truyền tin C 25 đi theo đoàn xe công tác khẩn cấp ngoài Quảng Trị. Chúng tôi đến hỏi Bill và anh đồng ý
nhận lời đi không một điều thắc mắc. Trước khi đi tôi nhắc nhở:
- Bill, việc anh đi hay không tùy anh quyết định.
- Yên tâm đi, không sao đâu.
Vài ngày sau, phòng 3 hành quân căn cứ báo tin, xe của anh đang di chuyển trên đường thì bị trúng mìn của cộng quân đã tử nạn. Tin buồn đến làm chúng tôi đau
đớn, nhất là Tom và tôi. Hôm thu dọn hành lý để gởi về cho gia đình, tấm lịch gạch chéo ngày mãn hạn phục vụ trở về nước cũng chỉ còn hơn hai tuần lễ. Khi đến,
anh là một trong số những người bị đưa đến mảnh đất xa lạ này để phục vụ và rồi khi sắp sửa mãn hạn thì số phận lại nghiệt ngã được âm thầm đưa trở vể, trong
chiếc quan tài bọc kẽm phủ quốc kỳ. Bill, thôi thì ở một nơi chốn bình yên nào đó, xin anh phù trợ cho chúng tôi, những hình hài vẫn chưa hết kiếp người đang tiếp tục
cuộc sống.
Người thứ tư: tên anh là Hollowell, to con mập mạp, bố gốc Châu Phi, mẹ người Haiwaii, nước da nâu sậm, khuôn mặt khá tròn chĩnh, ăn nói lễ phép, điềm
tĩnh và lỳ lợm, quả xứng đáng là một cựu cầu thủ môn bóng chày trong thời kỳ ở trung học, không bao giờ chậm trễ đi công tác, nhiều khi được lệnh đi đột xuất, anh
vẫn vui vẻ không bao giờ than vãn. Câu chuyện về anh khá đặc biệt. Anh quen một cô bán bar trong khu phố bên ngoài căn cứ. Đa số khách mua hàng là binh lính
trong căn cứ. Phố có hai loại kinh doanh chính. Thứ nhất là các tiệm tạp hóa bán đủ loại thứ linh tinh, vật kỷ niệm. Thứ hai các quán bar. Cô gái Hollowell quen cũng
khá đẹp và chỉ sau thời gian ngắn biết nhau, họ đi đến quyết định lấy nhau. Buổi lễ đính hôn được tổ chức đơn sơ với sự tham dự, bên đàng trai mọi người trong toán
liên lạc, bên đàng gái có một vài người lớn tuổi và bạn bè cô gái. Trong khi chờ đợi tiến hành thủ tục giấy tờ di trú và cả dự trù trang trí căn nhà ăn trong căn cứ
thành nơi tổ chức đám cưới. Quần áo cô dâu, chú rể, nhẫn cưới  và một vài thứ cần thiết tối thiểu cho một đám cưới dã chiến cũng đã được thông báo đang từ Hoa
Kỳ gởi sang. Thế rồi, cả toán được lệnh phải vào căn cứ Đà Nẵng để công tác. Gần hai tháng sau trở về. Ngay chiều đó, Hollowell xin phép ra khu phố bên ngoài 
thăm vợ, đến gần tối mới trở vào. Mấy ngày sau, tôi nhìn thấy khuôn mặt gã lộ rõ vẻ buồn rầu khác lạ, không như những ngày trước khi đi công tác, gã lúc nào cũng
vui vẻ yêu đời, hát nghêu ngao, tôi gạ chuyện :
- Hollowell, anh có điều gì không ổn ? mà sao trông anh có vẻ buồn thế?
- Đám bạn nói, nó lại theo đường cũ?
- Nó là ai mà lại theo đường cũ?
- Còn ai nữa, vợ tôi.
- Thôi, bỏ nó đi, để mai này tôi giới thiệu cho anh một cô khác đàng hoàng, nếu anh muốn quyết tâm lấy vợ Việt.
- Tiên sư ông, ông không ở trong hoàn cảnh mà bảo quên đi dễ dàng vậy.
Đúng, tôi thấm thía câu trả lời, bởi thật sự không ở có trong chăn làm sao biết có rận. Đây là lần đầu tiên gã lộ rõ sự bực tức và vô lễ với tôi. Từ đó về sau, gã lầm lì
ít nói, lúc thì uống rượu sớt mướt, lúc ngồi một mình lảm nhảm nét mặt đanh thép đến rợm người. Lúc cầm súng trên tay quay quay, đưa tầm bắn ngang dọc. Với tình
cảnh này của gã, tôi đề nghị với Tom nên trình báo và không nên để gã ở đây lâu, vì sợ có thể xảy ra chuyện không hay. Không bao lâu sau, Hollowell được lệnh
thuyên chuyển đi đơn vị trong miền Nam và trở về nước trước hạn kỳ phục vụ.
Người thứ Năm: Anh chàng này gần như gốc Phi Châu thuần túy, đáng to cao, người thô kệch, tóc quăn tít, chiếc lược nhuôm to lớn lúc nào cũng được nhét
ở túi áo trên trước ngực, khuôn mặt vuông kiểu võ sĩ đô vật, nhưng lại là anh chàng chết nhát nhất trong toán. Anh lớn lên sinh sống nơi xứ sở của các sòng bạc nổi
tiếng khắp thế giới, thành phố Las Vegas. Anh cho biết bỏ học đi lang thang bụi đời khi vừa học xong lớp 10 trung học. Sống nay đây mai đó trong các hang cùng
ngõ hiểm của thành phố đỏ đen. Anh tự hào khá rành rẽ các ngón nghề chia bài bịp. Những lúc nhàn rỗi, anh thường chỉ cho chúng tôi cách chia bài, nếu làm cái ít
khi nào bị thua. Mỗi lần toán phải xuống xe, đi bộ vào làng lấy tin tức, gã là người luôn luôn đi sau cùng, tôi bảo gã:
- Này Gary, anh là người đi theo bảo vệ toán, sao không đi đầu như Hollowell mà lần mò mãi phía sau. Gã chống chế:
- Thiếu úy à, tôi đi sau bảo vệ phía hậu.
Tôi còn nhớ những ngày cận tết năm sáu bẩy, sau khi chúng tôi đi một vòng thăm xóm làng nhìn cảnh người dân làng đang chuẩn bị sửa chữa, quét dọn sơn nhà để
ăn tết. Một vài đám trẻ nhỏ tụ tập đã bắt đầu bầy các trò vui chơi ngày tết. Trên đường ra xe về căn cứ, Gary đến gần tôi, rồi theo cách anh diễn tả, anh nhờ tôi mua
bộ bầu cua cá cọp y như của đám trẻ nhỏ trong làng. 
- Này Gary, anh có biết chơi trò đó không? Anh gập đầu .
- Thiếu úy à, ông cứ mua cho tôi thứ đó đi, mình về căn cứ kiếm tiền.
- Tôi không tin, coi chừng thua đấy.
Chiều mồng hai tết, anh ta vào lều và xin phép tôi cho mang bộ bầu cua cá cọp ra sân chơi, vì tò mò muốn biết gã da đen này chơi cờ bạc ra sao, tôi đồng ý. Sau khi
khoát vào người chiếc áo lạnh rộng thùng thình mượn của Hollowell, anh mang bộ bầu cua cá cọp ra giữa sân trại, ngồi rao hàng. Trước hết gã trải tấm hình vẽ các
con thú trước mặt, ba viên xúc xắc bỏ trong hộp giấy cứng, loại hộp C ration bìa cứng mỏng, đựng phần ăn khô cá nhân. Tôi đứng bên bảo anh:
- Gary, ba viên xúc xắc phải đặt trên đĩa đậy úp bằng tô chứ? 
- Thiếu úy à, nhà bếp đâu có cho mượn mấy thứ đó. 
Rồi ông đi qua bà đi lại, mấy anh lính viễn chinh xa nhà trong căn cứ tò mò đứng vây quanh, đến xem anh la hét bày trò. Lúc đầu ít sau khá đông đứng phía trước
tấm giấy vẽ hình các con thú để trên đất. Tôi đứng sát sau lưng anh quan sát. Anh bắt đầu la hét chiêu dụ giải thích trò chơi này:
- “Mại vô, mại vô, đặt một đồng trong ô giấy trúng gấp ba, nếu trong hộp cùng có mặt ba con thú giống nhau, có hai con trúng hai con, mại vô, mại vô, bà con
ơi!”
Hình ảnh này nếu có thêm tiếng trống phèng la, chắc hay hơn cả đám sơn đông mãi võ của các chú ba tàu. Tướng mạo anh cao lớn như cầu thủ bóng rổ, ngồi bệt
xuống đất, vai phủ chiếc áo khoác lạnh, mấy viên xúc xắc bé nhỏ nằm khá gọn trong lòng hộp. Thỉnh thoảng gã lấy bàn tay vỗ lên nắp chiếc hộp, miêng hô to liên tục
kiểu tiếng trống múa lân mời gọi khách đặt tiền. Tôi đứng phía sau anh lưng nhìn xuống qua vai, thấy khá rõ mặt hình các xúc xắc trong hộp. Anh chỉ mở nắp hộp nhè
nhẹ khi thấy hình xúc xắc trong hộp phù hợp với bên ngoài tờ giấy, mà trên đó có số tiền chơi đặt cược ít nhất. Nhưng mỗi khi anh cúi liếc nhìn thấy dưới hộp, có các
viên xúc xắc bên trong trùng hợp với các ô đánh lớn, anh làm bộ la hét rao hàng khá to, bằng cách vừa đập mạnh nắp hộp, vừa la to mời gọi đặt thêm tiền. Động tác
này đã làm các viên xúc xắc trong hộp tung đảo lộn. Đám đông từ khởi đầu đăt cược năm mười xu, rồi một hai đồng cho đến cả tờ giấy hai mươi đồng dollar đỏ -
(loại giấy tín dụng MPC thay đồng dollar xanh để chi dùng trong lực lượng Mỹ tham chiến tại Việt Nam). Sáng hôm sau, anh đến gặp tôi và khoe thành tích, anh
kiếm được hơn cả ngàn dollars.
- Thiếu úy, đây là phần của ông đã mua cho tôi bộ đồ chơi.
- Gary, tôi không lấy đâu, hãy lấy số tiền đó chia đều cho mấy người trong toán.  
Ngoài những “gã” đồng minh trong toán. Phía Việt Nam có Tân, hạ sĩ quan thông dịch viên, vừa được tung ra chiến trường phục vụ, sau khi mãn khóa tốt
nghiệp ít tuần lễ huấn luyện căn bản quân sự và sinh ngữ. Dáng mảnh khảnh, khá điển trai, giọng nói nhỏ nhẹ như con gái.
- Anh Tân này, nhìn cậu, tôi đoán trong gia đình, nếu có chị em gái chắc chắn đều có vẻ đẹp mê hồn, vậy cậu giới thiệu cho tôi đi. Anh ta cười hiền lành
đáp: 
- Để em về hỏi lại ba má!
Sau này anh cũng bị tử thương trong lần đi theo làm thông ngôn cho đơn vị hỗn hợp Việt Mỹ hành quân ban đêm tảo thanh địch ngoài căn cứ.
Và người sau hết, anh tài xế, ngoài ba mươi tuổi, còn độc thân chưa vợ, người miền Bắc chính gốc, thuộc  xứ đạo nổi tiếng Bùi Chu, Phát Diệm, lớn lên sinh
sống vùng Long Khánh Hố Nai. Đôi khi anh nói chuyện với cái giọng thì- nà- mà chính gốc nhà quê của miền Bắc với người dân địa phương, tôi phải làm thông ngôn
cho anh. Rất thật thà và nhiều khi ngu ngơ hơn cả một anh ngốc, có lần tôi hỏi đùa anh:
- Anh Phát này, nếu mai này anh lấy vợ, cưới ngay phải cô gốc người Đà Nẵng thì đêm tân hôn phải làm sao?
Cái gì đến nó cũng đến, những tuần lễ cuối phải chuẩn bị về nước khi hết hạn kỳ phục vụ. Tom có vẻ không vui. Đêm ngồi bên nhau trong câu lạc bộ sĩ quan
của căn cứ, nhâm nhi vài ba lon bia với vài thức ăn vặt . Tom tâm sự đủ thứ truyện, từ trên trời xuống dưới dất. Đây là lần thứ hai sang Việt Nam, lần trước làm cố
vấn cho một tiểu đoàn tác chiến tại vùng II (hèn chi mà gã sành ăn mấy móm ăn độc đáo của quê hương và biết dùng dầu cù là). Tom ca tụng vóc dáng các cô gái
Việt trong các bộ áo dài, ca tụng cảnh tuyệt đẹp của quê hương và tiếc nuối cho người dân Việt Nam hiền hòa đang chịu cảnh chiến tranh. Anh phê bình gay gắt
đám chính trị gia của đất nước mình. Khi nghe anh tâm sự, tôi nói:
- Người ta nói, các anh đến đây giúp chúng tôi để bảo vệ tự do và dân chủ, phía chống đối, địch quân hô hào người dân vùng lên đánh đuổi quân xâm lược
ngoại bang. Tôi và anh cũng chỉ biết thi hành lệnh, miễn bàn.
- Mai này anh đi đâu? Có còn phục vụ ở toán này đi chỗ khác ?
- Không biết được, có thể vẫn ở đây một thời gian hay cũng có thể xin đi các đơn vị cận chiến trường, như gia nhập vào nhảy dù, cũng như Marino đã nói: -
lao vào quân đội cho xong.
- Tôi về nước sẽ tìm cách lại xin sang đây phục vụ và sẽ đi tìm anh.
- Cám ơn, nhưng không nên, anh đã có vợ con, đừng nên để cho gia đình lo âu về những người ngoài chiến trường. Hơn nữa hai con anh chúng đã lớn, rất
cần có đầy đủ bố mẹ bên cạnh. Cuộc chiến này rồi cũng có ngày kết thúc, và ngày đó không một chiến binh nào dám chắc mình vẫn còn tồn tại.
Trước biến cố Mậu Thân, quân đội Hoa kỳ lần lượt triệt thoái, các toán liên lạc và thông dịch viên bắt dầu được giải tán. Tôi tình nguyện xin gia nhập về
nhảy dù.                     

           Sau tháng 4/1975. Tôi bị bắt và trải qua một thời gian khá dài trong các trại lao tù cộng sản từ Bắc vào Nam. Vượt thoát bằng đường biển. Tôi gặp lại vị cố
vấn sư đoàn năm xưa nơi Tây Ninh tại nghĩa trang Arlington DC trong buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ Nhảy Dù Việt Mỹ. Dáng oai hùng ngày trước kiểu võ sĩ, gã
lính chiến nhà nghề gan dạ thì nay chỉ còn lại, hình ảnh một ông già lưng đã còng. Có một điều không thay đổi, chiếc nón đỏ vẫn luôn trên đỉnh đầu, đôi mắt nhìn
chúng tôi luôn ẩm ướt, qua đó tôi  hiểu rõ, trong thâm tâm ông chứa đựng nỗi thông cảm đến tận cùng tình chiến hữu không biên giới mà ông dành cho những chiến
binh đồng đội Mũ Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa sau cuộc chiến.  Xin cám ơn ông Tướng, xin cám ơn tất cả những chiến sĩ đồng minh, hơn một lần trong đời, đã đến
đất nước Việt, đã cùng nhau vai bên vai  trong kiếp người và cũng đã chọn lựa đúng lý tưởng Tự Do & Dân Chủ để phục vụ.
Cuộc chiến tại Việt Nam. Vì quyền lợi của mình, đồng minh đã phản bội lời cam kết.  
Vì lòng tham vật chất, bọn cộng sản và những tên tay sai nội thù, tất cả đã dùng mọi  
thủ đoạn đê hèn, đốn mạt nhất để chiếm đoạt . Và cũng như đám truyền thông xứ này,  
cũng chỉ vì đồng tiền, họ đã nói sai sự thật.  
Trong kỳ đại hội của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam cách đây vài năm, trước khi  
ông mất vào hạ tuần tháng 9 vừa qua, tôi hỏi ông:
- Ông Tướng à, liệu có còn sức khỏe làm cố vấn cho Nhảy Dù về tái chiếm lại  
Việt Nam nữa không?
- Dĩ nhiên rồi, tại sao không? Mà lần này nên đổi, Nhảy Dù Việt Nam làm cố  
vấn hay hơn.
Viết về cố vấn và những chiến binh Hoa Kỳ đồng hành. Tôi xin phép ghi lại lời  
phát biếu của Tướng William Westmoreland, Tổng Tư lệnh lực lượng quân đội Hoa kỳ  
tham  chiến tại Việt Nam:
” On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the  
veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys”                      
           
                          Mùa lễ Thanksgiving Hoa Kỳ 2013.
                                        NguyenVuDuong  MD54
nhaydu.com

Cố Vấn và - nhaydu.com

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CỐ VẤN và Các Chiến Binh Đồng Hành.

“Tưởng rằng làm cố vấn giúp cho các bạn chiến đấu, nhưng ngược lại chúng tôi phải học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn, và buổi lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20,000 người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa
NguyenVuDuong
                   MD54

“Tưởng rằng làm cố vấn giúp cho các bạn chiến đấu, nhưng ngược lại chúng tôi phải học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn, và buổi lễ
tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20,000 người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, trong đó có nhiều Cố vấn trong Team 162
đã nằm xuống vì tự do cho Việt Nam”.
Trên là lời phát biểu của cựu Trung tướng James B. Vaught, nguyên cố vấn trưởng sư đoàn trong buổi lễ đặt bia tưởng niệm tại Fayetteville, North Carolina
năm 2006. Ông là một trong những người bạn chiến đấu đồng minh Hoa kỳ thân thương chí tình nhất của binh chủng, không những ngoài chiến trường mà cho đến
tận cuối cuộc đời mình. Vị cố vấn khả kính gần như luôn có mặt trong các lần hội ngộ của anh chị em Mũ Đỏ tại hải ngoại và chỉ thiếu vắng khi sức khỏe không cho
phép.
Trong thời gian hành quân vùng Tây Ninh, Cam Bốt. Chiều hôm đó, đại tá cố vấn trưởng ghé đại đội đưa cho tôi thư của Tomklin, (sĩ quan làm việc chung
mấy năm trước) gởi từ bên Mỹ. Sau khi ông giải thích người gởi nhờ tìm kiếm đưa giùm. Thư Tom viết, xin cáo lỗi không thể sang phục vụ thêm một lần nữa như đã
hứa, vì chính phủ không cho phép, cuối thư vợ chồng chúc mọi người trong toán sĩ quan liên lạc cũ luôn bình an, sức khỏe.
Lần đầu tiên thấy ông, khổ người khá cao to lớn trong quân phục mầu hoa rừng gọn gàng, dáng đi chúi đầu về phía trước rất nhanh nhẹn. Khi ấy, trông dáng
dấp ông có vẻ là một tay võ sĩ kick-boxing hay tay anh chị giang hồ nhiều hơn là một lính nhà nghề gan dạ, như một số binh sĩ trong toán cố vấn ca tụng ông. Nhận lá
thư bất ngờ và hình ảnh ông làm tôi gợi nhớ lại những ngày tháng đầu đời  trong quân ngũ, nơi vùng I, làm việc với mấy người lính Hoa kỳ. 
                                    
                         
Mãn khóa tốt nghiệp năm sáu năm và được biệt phái phục vụ trong các đoàn công tác bán quân sự vùng I. Khi những đơn vị tác chiến đầu tiên của lực
lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng, tôi lại được lệnh của quân đoàn biệt phái sang bộ tư lệnh III MAP của quân đội Hoa Kỳ tại căn cứ Đà Nẵng làm sĩ quan liên lạc,
rồi di chuyển ra làm việc tại căn cứ Phú Bài Huế. Cuối năm đầu tiên, tôi được lệnh ra phi trường Phú Bài đón một sĩ quan nhảy dù Hoa Kỳ từ Saigon ra làm việc
chung. Từ ngày ra đón anh tại phi trường tới giờ này, tôi không thể quên hình ảnh của buối đầu ra phi trường đón tiếp, người sĩ quan có một không hai này. Từng tốp
người nuôi đuôi nhau bước xuống sân bay từ chiếc phi cơ vận tải C130. Tôi và anh hạ sĩ quan thông dịch viên đang lớ ngớ ngóng  tìm tên trên ngực áo, thì anh ta tiến
đến xuất hiện trước mặt chúng tôi, rồi tự giới thiệu về mình. Anh tỏ vẻ rất mừng thấy chúng tôi ra đón. Sau vài câu chào hỏi xã giao. Tôi lấy gói thuốc lá Pall Mall
mời anh hút. Nhưng anh đưa tay ngăn lại và rồi móc trong túi áo trên của mình, loại quân phục bốn túi khá nhàu nát, có lẽ vì ngồi lâu giờ trên máy bay.  Anh nói:
- Tôi thích hút thuốc Bastos xanh này của Việt Nam, nó ngon hơn thuốc là Mỹ, Điều bất ngờ này đã làm tôi khá ngạc nhiên rồi tò mò hỏi tiếp:
- Thế anh có còn cái gì thích nữa không?
Không trả lời, anh móc từ bên trong túi áo dưới, chai dầu cù là nhị thiên đường tròn nhỏ: 
- Cái này “headache” number one.
Nói xong, bằng một cử chỉ rất thành thạo, anh mở nắp chai, lấy ngón tay chấm chút dầu, xong đưa lên thoa hai bên thái dương và lại còn biết dùng ngón tay kẹp giật
giữa hai chân mày trên trán. Tôi lẩm bẩm, Chúa ơi! Tôi gặp phải một nhân vật quái chiêu rồi, không hiểu gã đã ở Việt Nam lâu chưa mà sao biết dùng cả dầu cù là
nhị thiên đường, hút thuốc Bastos xanh. Cũng cần nói thêm, toán liên lạc hỗn hợp chúng tôi được ở riêng trong một căn nhà tiền chế nhỏ, cạnh bộ chỉ huy căn cứ,
nằm cách không xa lắm quốc lộ I. Toán gồm có hai sĩ quan, tôi và Tom, (mới được biệt phái làm sĩ quan liên lạc) - một hạ sĩ quan thông dịch viên, hai chiếc xe jeep,
một Việt , một Mỹ với tài xế, hai binh lính bảo vệ toán và một nhân viên phụ trách máy truyền tin. Dưới đây là chuyện của từng người trong toán.
Trước hết, người đầu tiên Trung úy Tomklin, nhân vật quái chiêu nhất trong toán, gốc binh chủng nhảy dù, người duy nhất hút thuốc lá Bastos xanh, khổ
người cao ngang tầm vóc với tôi, có lẽ gốc lai Nam Mỹ nên nước da ngăm ngăm nâu, không mập lắm, nụ cười thật hiền hòa, miệng hơi móm trên khuôn mặt tròn
chịa, mái tóc mầu nâu vàng mềm mại không bao giờ được trải chuốt. Tổng quát, con người trông rất dễ có cảm tình, bộ quân phục loại bốn túi lúc nào cũng xốc xếch
lệch lạc, quần ống cao ống thấp, mặc dù hai ống quần cũng được nịt bên trong bằng một sợi cao su, trên đôi giầy trận da vải dính đầy bụi đất đỏ. Áo quần gần như
không bao giờ được là ủi, trên ngực áo bảng chữ tên Tomklin mầu đen, đầu đội chiếc nón lưỡi trai vải mà cách đội ít khi nào đúng quân cách, lúc thì vành nón hướng
thẳng lên trời, lúc cụp xuống như kiểu đội của mấy anh chàng bụi đời thứ thiệt. Cách chào tay của anh khi gặp thượng cấp, cũng giống y như kiểu chào của mấy bố
lính già lê dương Pháp. Hai đứa chúng tôi ở chung phòng, chuyện tắm rửa hằng ngày gần như không, lâu lâu mới thấy anh đi tắm, tôi thường xuyên than phiền về
cách ăn ở thiếu vệ sinh, nhưng anh cũng chỉ cười xòa. Một hôm, tôi nhờ chị quét dọn phòng ốc trong căn cứ, yêu cầu chị giúp, may ra có kết quả, tôi nói :
- Này chị, chị làm ơn nói Tom tắm mỗi ngày và thường xuyên thay quần áo, chị nói anh ấy nghe, tôi sẽ thưởng tiền công cho chị. Gặp Tom, chị nói:
- Ê!, Tom, anh chịu khó tắm mỗi ngày, sao mà lại ở bẩn thế ! Anh cười hiền lành, tay vỗ vai chị trả lời:
- Má-ma-san à, người ta chỉ chết vì đói, chứ đâu có ai chết vì ở bẩn. Dĩ nhiên sau đó rồi đâu cũng vào đấy, rồi lâu ngày tôi cũng đành phải chịu và quen mùi
của gã.
Sau khi đã ổn định chỗ ăn ở và nhận lãnh những nhiệm vụ phải làm từ ban chỉ huy được ít tuần. Buổi sáng đó, ngày chủ nhật được nghỉ. Khi nhìn thấy Tom
đã tắm rửa sạch sẽ và bận quần áo khá tươm tất, tôi tò mò:
- Này Tom, buổi sáng nay nghỉ, sao mà lại tắm rửa sạch sẽ và quần áo ngon lành thế?  Anh cười trừ và gạ:
- Tụi mình lái xe lên Huế chơi và tôi muốn ăn bún.
- Anh cũng biết ăn bún?
Tôi lái xe và rủ Tân, anh thông dịch viên trẻ mới ra trường trong toán đi theo. Bước vào quán bún bò Huế bên kia cầu Gia Hội, quán Mụ Rớt, tôi hỏi Tom.
- Ăn bún, thế anh có biết ăn ớt cay không?
- Chút chút,
Ba tô bún bò được mang ra, khi nhìn thấy tô bún, Tom nói:
- Không phải thứ bún này.
- Thế thì anh ăn bún nào?
Sau khi hỏi rõ ràng, anh ta muốn ăn bún không. Đĩa bún không được cô gái con bà chủ quán mang ra để trên bàn trước mặt Tom. Tôi nói:
- Phải loại này không? Anh ta gập đầu.
Vấn đề không ngừng ở đây, anh ta đòi phải có nước chấm. Tôi nhắc nhở:
- Tom  anh cũng biết ăn nước mắm?
- Nước mắm number one.
Cô gái con bà chủ, tay cầm chén nước mắm ớt đặt trên bàn. Tôi đọc được trong đôi mắt của cô bé, đầy ấp những thắc mắc lạ lùng và tò mò về người lính Hoa kỳ
với đĩa bún và chén nước mắm. Tuy nhiên vấn đề lại tiếp tục, khi Tom nói không phải loại thứ nước chấm này và sau cùng, qua diễn tả, anh đòi thứ nước chấm mắm
tôm sền sệt. Tôi lẩm bẩm, Chúa ơi ! chắc bà Bắc kỳ nào đó chỉ bảo, nên gã biết rõ; vì thứ loại nước chấm này đến tôi, mỗi khi ăn còn luôn phải ái ngại  e dè. Khi tất
cả mọi yêu cầu được đáp ứng, tôi hỏi Tom:
- Như vậy đúng chưa ? 
Anh gật đầu, nhưng đòi thêm chanh, đường và ớt tươi. Bằng cử chỉ khá quen thuộc, anh vắt chanh và bỏ đường vào chiếc chén mắm tôm, quậy đều cho sủi bọt,
xong lấy bún bỏ vào tô và chan nước mắm tôm chanh ớt, ăn ngon lành. Tân ngồi kế bên:  
- Anh Nam này, ai chỉ cho anh ta biết ăn thứ quỉ quái này sành thế ? đến em cũng chưa bao giờ dám ăn như vậy. Bảo đảm với anh thế nào gã cũng bị đi re,
mà không chừng trên đường về căn cứ lại ịn ra cả quần cũng nên.
- Anh đừng có nói gở, mình cứ cầu cho nó đừng có vãi ra, bởi nếu không, anh và tôi lãnh đủ. 
Sau khi ăn xong, ba chúng tôi lang thang dọc phố chính trước ngôi chợ Đông Ba. Ghé vào một vài tiệm tạp hóa để mua nhưng thứ cần thiết dùng hằng ngày.
Tôi vào quán của bà chị cô bạn gái:
- Bữa ni, bộ rãnh rỗi sao mà lên đây chơi và còn dẫn theo cái anh chàng người Mỹ, mà nhìn anh ta cũng chẳng có giống Mỹ tí mô !
- Chị à, bạn làm việc cùng toán với em trong căn cứ, quái kiệt của em đấy! Tụi em vừa đi ăn sáng xong, quán Mụ Rớt, em thì ăn bún bò, còn anh ta ăn bún
không với nước mắm tôm chanh ớt.
- Cậu sạo chị, Mỹ mần răng mà biết ăn bún mắm tôm chanh. À này, Kim Anh, - cô bạn gái tôi quen - nó đi cúng chùa với bà rồi, chỉ có ông ở trên lầu. Vậy
cậu có lên chào ông không? Hay đi đâu đó, trưa ghé nhà ăn cơm.
Tôi cám ơn rồi xin cáo từ. Ra xe, Tom tò mò:
- Cô chủ quán thật đẹp, bạn anh?
- Không phải, cô chị, bạn gái tôi không có nhà.
- Như vậy, chắc cô em còn đẹp hơn rất nhiều?
- Này Tom, vậy anh muốn làm anh rể tôi à? Hắn cười ngất.
- Trễ rồi, đã có vợ hai con rồi.
Trước khi về, Tomklin muốn mua bún không để về căn cứ ăn. Chúng tôi bước vào lồng chợ Đông Ba, đám trẻ con tò mò chạy theo, đứa nhỏ núi áo Tom xin kẹo
bánh, đứa lớn la to vang:
- ê, tụi bay ơi!, lính Mỹ biết đi chợ.
Trước cửa hàng bún, Tom ra dấu tỏ ý muốn mua. Bà bán bún, trên khuôn mặt lộ hẳn nét kinh ngạc, bên cạnh đó, vang lên những tiếng cười khúc khích của các bà
hàng chợ. Mua xong bún, Tom hỏi mua thêm chanh ớt mắm tôm. Đến đây thì bà bán bún hỏi tôi:
- Eng này, rứa mằm răng mà cái ông lính Mỹ ni, lại biết mua bún với nước mắm tôm hỉ?
- Thưa Mệ, cháu chịu thua, không thể trả lời mệ được.
Trên đường ra khỏi chợ, lại vang lên tiếng con trẻ tạo náo nhiệt, ồn ào:
- Ơ! Tụi bay ơi! lính Mỹ mua bún với mắm tôm. Tom hỏi tôi;
- Đám trẻ chạy theo la to cái gì thế?
- Bọn trẻ tụi nó đang hô hào vạn tuế anh, người lính viễn chinh Hoa Kỳ biết ăn bún với mắm tôm chanh ớt. Nghe vậy Tom bật cười tỏ vẻ thích thú, tôi nói
thêm:
- Tom à, anh nên xin nhập tịch ở lại luôn xứ sở này cho tiện.
Từ đó, cứ mỗi lần lên Huế, Tom thường đòi ăn bún với nước chấm mắm tôm chanh. Sau cái màn ăn bún. Một lần, trên đường về căn cứ, sau khi ghé ban 2 chi khu
địa phương lấy tin tức tình báo. Tom nói:  
- Ê Nam, tôi muốn ăn “gâu gâu” meat
- Tom, anh cũng biết ăn thịt chó ?
-”Gâu gâu meat, number one.  Nam-mô-a-di-đà-Phật, đúng là thứ thiệt rồi. 
- Tôi không biết trên Huế có chỗ nào bán không, chờ tôi đi tìm.
Một ngày nọ, chúng tôi ghé xe tại một đơn vị nghĩa quân canh gác cầu trục quốc lộ, Tom đưa tiền cho người trung đội trưởng và nhờ tìm mua chó và làm vài món ăn.
Khi nào xong, gọi điện báo.  Anh trung đội trưởng đơn vị hỏi tôi:
- Thiếu úy, rứa cái ông sĩ quan Mỹ ni, biết ăn thịt chó sao?
- Mấy tuần trước gã đã bắt tôi đưa lên Huế ăn bún không với nước mắm tôm chanh ớt đấy, có lẽ chỉ còn thiếu là chưa có vợ Việt. 
Buổi xế trưa hôm hẹn, chúng tôi ghé đơn vị để ăn món “gâu gâu meat”. Khi vừa ngồi vào bàn ăn với năm sáu món khác nhau, Tom hỏi luôn:
- Có rượu đế, rượu thuốc gì không?
Phải nói rằng Tom cũng khá sành ăn món này. Khi ăn thịt luộc, anh biết ăn kèm lát giềng mỏng và lá mơ chấm với nước mắm tôm chanh ớt. Ăn sáo măng cũng biết
bỏ chút bún vào tô và ăn rựa mậm cũng kèm theo miếng bánh tráng nướng nho nhỏ, tôi hỏi Tom:
- Này Tom, gâu gâu meat, món nào anh thích nhất? Chỉ vào tô thịt rựa mậm.
- Món này number one.
Chúa ơi! Gã sành ăn thịt chó còn hơn cả tôi nữa. Từ đó, cứ đôi ba tháng gã bảo tôi lái xe xuống cầu ăn món thịt gâu gâu. Hơn tuần sau ngày lễ Noel và năm mới, cà
hai chúng tôi cùng nhận giấy báo tin có quà gởi sang từ bên Mỹ. Mang về phòng, cả hai cùng mở. Quà của tôi là do vợ Tom gởi kèm lá thư viết tay: 
“ Thay mặt gia đình, tôi xin gởi lời cám ơn anh, không hiểu bên ấy các anh đã làm cái gì cho chồng tôi mà trong mỗi thư gởi về đều nói là đang sống và làm
việc rất vui vẻ với mọi người trong toán và anh còn khoe với tôi, thức ăn Việt Nam rất ngon. Nhân dịp mùa Xmas và năm mới tôi gởi anh chút quà như thay lời cám
ơn. Khi xếp quà vào thùng, đứa con gái lớn nói: - má mi phải bỏ quà trong hai thùng giống nhau, một cho ba và một cho bạn của ba. Cầu chúc anh và mọi người bên
đó luôn an lành.    Betty.
- Tom này, thế anh có khoe với vợ đã ghiền ăn gâu gâu meat không đấy? gã cười ngất.
-  Không bao giờ, bún thì có.
- Đừng có dại, hội bảo vệ súc vật bên đó vác đơn kiện, tôi và anh bị đi tù chung thân đấy!                                        

Người thứ hai: Hạ sĩ nhất Marino, tài xế, gốc Mễ Tây Cơ nhỏ con, tóc đen thẳng, da ngăm đen nâu sậm, lúc nào cũng hát ngêu ngao các bản nhạc điệu
samba quay cuồng, anh nhảy múa lắc mông khá mềm mại, dù không có chiều cao. Gã này khoái nhất món cơm chiên thập cẩm. Khi cuối tuần toán không phải trực
gác, tôi thường lên Huế nghỉ ngơi. Trước khi đi, mười lần như một, Marino đều căn dặn:
- Này Thiếu úy, nhớ mua cho tôi cơm chiên lúc về.
- Và còn gì nữa không?
- Chỉ cơm chiên thôi đủ rồi mà nhiều nhiều càng tốt.
Hoàn cảnh anh cũng khá tội nghiệp, mẹ mất sớm, bố đi lấy vợ khác. Sống với bố ít năm rồi về ở chung với ông bà ngoại. Nhà nghèo học không xong lớp 12 rồi đi
làm, lương ba cọc ba đồng được ít năm. Cuối cùng không còn chọn lựa nào khác, lao vào lính, anh gia nhập binh chủng thủy quân lục chiến. Tôi hỏi anh:
- Tại sao không đi lính khác mà lại đi vào binh chủng chiến đấu cam go nhất? gã cười:
- Muốn cho xong cuộc đời.
- Giờ thì còn ý định này nữa không?
- Nếu cứ sống và làm việc trong toán này hết cả đời cũng được?
- Nhưng nếu không có cơm chiên hằng tuần, liệu có chịu nổi không. Gã cười vang.
- Cơm chiên always number one.
- À này Marino, anh có vợ con chưa?
- Bên Mỹ, những người như tôi kiếm bạn gái đàng hoàng khó lắm.
- Thế để mai này tôi giới thiệu cho anh một cô bạn Việt Nam chiụ không?
- Thật không thiếu úy ? mà cô ấy phải biết nấu ăn món cơm chiên đấy nhé.
- Như vậy, kể từ nay, tôi gọi anh bằng tên, “gã cơm chiên”. Thêm nữa, khi nào anh lấy vợ, quà cưới, tôi sẽ biếu anh món cơm chiên thập cảm để đãi khách.
Marino, siêng năng nhất trong toán, ai cần gì đều hăng hái nhận giúp và đôi khi còn đánh bóng, rửa sạch cả đôi giầy dính đất bụi của tôi. Mỗi khi làm cái gì đó cho tôi,
anh phân trần:
- Thiếu úy à, tôi làm hoàn toàn không phải vì được ăn cơm chiên đâu đấy.
Về sau, hỗn danh “gã cơm chiên” được mọi người trong toán gọi và rồi lây sang đến mấy anh lính phòng làm việc bên cạnh trong căn cứ. Không những không khó
chịu, mà anh còn tỏ vẻ thích thú với hỗn danh này.
Mấy tháng sau đó, buổi tối căn cứ bị pháo kích và “gã cơm chiên” bị thương khá nặng. Trước khi được đưa về nước điều trị, chúng tôi đến thăm anh trong
căn lều vải lớn làm trạm xá dã chiến và tôi cũng đã không quên mua cho anh món anh thích, kèm theo quà kỷ niệm, cái chén nhỏ sành và đôi đũa tre. Hôm từ giã,
chúng tôi ôm nhau khóc, anh khóc thật to lớn, tôi tin đây là những giọt nước mắt sâu đậm nhất trong đời anh và tôi cũng cảm nhận được thấm thía tình đồng đội chân
thực của những kẻ đồng hành. Chúng tôi cầu chúc anh mau bình phục, anh nói:
- Sau khi về nước chữa trị xong, tôi sẽ lại tình nguyện sang đây, hy vọng lúc bấy giờ vẫn còn nguyên tất cả mọi người trong toán. Tôi đáp:
-Yên chí đi, Marino, mọi người sẽ chờ anh, ngày ấy sẽ có cơm chiên mỗi ngày.
Người thứ ba: Binh nhất William giữ máy truyền tin C 25, quê tại New York, đang theo học đại học bị gọi nhập ngũ thi hành quân dịch. Da trắng, không cao
lắm, mái tóc vàng hơi quăn, khuôn mặt hình trái soan hơi dài, đeo cặp kiếng cận thị khá dầy, quần áo lúc nào cũng tương đối gọn gàng, anh chàng này là con mọt
sách, gần như sáng trưa chiếu tối, mỗi khi có chút thì giờ nhàn dỗi đều lấy sách ra ngồi đọc, có những lúc đọc say mê gọi không nghe, phải đến gần vỗ vai. Tính tình
khá điềm đạm ít nói, sai bảo làm cái gì làm cái đó không bao giờ thắc mắc. Do đó tôi và Tom thay vì gọi tên anh, chúng tôi gọi gã robot. Trên vách tường đầu giường
ngủ, anh treo tấm lịch ngày tháng qua đi được gạch chéo, tính từ ngày đến Việt nam và ngày hết hạn được về nước. Ba tháng trước mùa lễ Giáng sinh. Tom bảo tôi,
phòng 3 hành quân điện cần một nhân viên mang theo máy truyền tin C 25 đi theo đoàn xe công tác khẩn cấp ngoài Quảng Trị. Chúng tôi đến hỏi Bill và anh đồng ý
nhận lời đi không một điều thắc mắc. Trước khi đi tôi nhắc nhở:
- Bill, việc anh đi hay không tùy anh quyết định.
- Yên tâm đi, không sao đâu.
Vài ngày sau, phòng 3 hành quân căn cứ báo tin, xe của anh đang di chuyển trên đường thì bị trúng mìn của cộng quân đã tử nạn. Tin buồn đến làm chúng tôi đau
đớn, nhất là Tom và tôi. Hôm thu dọn hành lý để gởi về cho gia đình, tấm lịch gạch chéo ngày mãn hạn phục vụ trở về nước cũng chỉ còn hơn hai tuần lễ. Khi đến,
anh là một trong số những người bị đưa đến mảnh đất xa lạ này để phục vụ và rồi khi sắp sửa mãn hạn thì số phận lại nghiệt ngã được âm thầm đưa trở vể, trong
chiếc quan tài bọc kẽm phủ quốc kỳ. Bill, thôi thì ở một nơi chốn bình yên nào đó, xin anh phù trợ cho chúng tôi, những hình hài vẫn chưa hết kiếp người đang tiếp tục
cuộc sống.
Người thứ tư: tên anh là Hollowell, to con mập mạp, bố gốc Châu Phi, mẹ người Haiwaii, nước da nâu sậm, khuôn mặt khá tròn chĩnh, ăn nói lễ phép, điềm
tĩnh và lỳ lợm, quả xứng đáng là một cựu cầu thủ môn bóng chày trong thời kỳ ở trung học, không bao giờ chậm trễ đi công tác, nhiều khi được lệnh đi đột xuất, anh
vẫn vui vẻ không bao giờ than vãn. Câu chuyện về anh khá đặc biệt. Anh quen một cô bán bar trong khu phố bên ngoài căn cứ. Đa số khách mua hàng là binh lính
trong căn cứ. Phố có hai loại kinh doanh chính. Thứ nhất là các tiệm tạp hóa bán đủ loại thứ linh tinh, vật kỷ niệm. Thứ hai các quán bar. Cô gái Hollowell quen cũng
khá đẹp và chỉ sau thời gian ngắn biết nhau, họ đi đến quyết định lấy nhau. Buổi lễ đính hôn được tổ chức đơn sơ với sự tham dự, bên đàng trai mọi người trong toán
liên lạc, bên đàng gái có một vài người lớn tuổi và bạn bè cô gái. Trong khi chờ đợi tiến hành thủ tục giấy tờ di trú và cả dự trù trang trí căn nhà ăn trong căn cứ
thành nơi tổ chức đám cưới. Quần áo cô dâu, chú rể, nhẫn cưới  và một vài thứ cần thiết tối thiểu cho một đám cưới dã chiến cũng đã được thông báo đang từ Hoa
Kỳ gởi sang. Thế rồi, cả toán được lệnh phải vào căn cứ Đà Nẵng để công tác. Gần hai tháng sau trở về. Ngay chiều đó, Hollowell xin phép ra khu phố bên ngoài 
thăm vợ, đến gần tối mới trở vào. Mấy ngày sau, tôi nhìn thấy khuôn mặt gã lộ rõ vẻ buồn rầu khác lạ, không như những ngày trước khi đi công tác, gã lúc nào cũng
vui vẻ yêu đời, hát nghêu ngao, tôi gạ chuyện :
- Hollowell, anh có điều gì không ổn ? mà sao trông anh có vẻ buồn thế?
- Đám bạn nói, nó lại theo đường cũ?
- Nó là ai mà lại theo đường cũ?
- Còn ai nữa, vợ tôi.
- Thôi, bỏ nó đi, để mai này tôi giới thiệu cho anh một cô khác đàng hoàng, nếu anh muốn quyết tâm lấy vợ Việt.
- Tiên sư ông, ông không ở trong hoàn cảnh mà bảo quên đi dễ dàng vậy.
Đúng, tôi thấm thía câu trả lời, bởi thật sự không ở có trong chăn làm sao biết có rận. Đây là lần đầu tiên gã lộ rõ sự bực tức và vô lễ với tôi. Từ đó về sau, gã lầm lì
ít nói, lúc thì uống rượu sớt mướt, lúc ngồi một mình lảm nhảm nét mặt đanh thép đến rợm người. Lúc cầm súng trên tay quay quay, đưa tầm bắn ngang dọc. Với tình
cảnh này của gã, tôi đề nghị với Tom nên trình báo và không nên để gã ở đây lâu, vì sợ có thể xảy ra chuyện không hay. Không bao lâu sau, Hollowell được lệnh
thuyên chuyển đi đơn vị trong miền Nam và trở về nước trước hạn kỳ phục vụ.
Người thứ Năm: Anh chàng này gần như gốc Phi Châu thuần túy, đáng to cao, người thô kệch, tóc quăn tít, chiếc lược nhuôm to lớn lúc nào cũng được nhét
ở túi áo trên trước ngực, khuôn mặt vuông kiểu võ sĩ đô vật, nhưng lại là anh chàng chết nhát nhất trong toán. Anh lớn lên sinh sống nơi xứ sở của các sòng bạc nổi
tiếng khắp thế giới, thành phố Las Vegas. Anh cho biết bỏ học đi lang thang bụi đời khi vừa học xong lớp 10 trung học. Sống nay đây mai đó trong các hang cùng
ngõ hiểm của thành phố đỏ đen. Anh tự hào khá rành rẽ các ngón nghề chia bài bịp. Những lúc nhàn rỗi, anh thường chỉ cho chúng tôi cách chia bài, nếu làm cái ít
khi nào bị thua. Mỗi lần toán phải xuống xe, đi bộ vào làng lấy tin tức, gã là người luôn luôn đi sau cùng, tôi bảo gã:
- Này Gary, anh là người đi theo bảo vệ toán, sao không đi đầu như Hollowell mà lần mò mãi phía sau. Gã chống chế:
- Thiếu úy à, tôi đi sau bảo vệ phía hậu.
Tôi còn nhớ những ngày cận tết năm sáu bẩy, sau khi chúng tôi đi một vòng thăm xóm làng nhìn cảnh người dân làng đang chuẩn bị sửa chữa, quét dọn sơn nhà để
ăn tết. Một vài đám trẻ nhỏ tụ tập đã bắt đầu bầy các trò vui chơi ngày tết. Trên đường ra xe về căn cứ, Gary đến gần tôi, rồi theo cách anh diễn tả, anh nhờ tôi mua
bộ bầu cua cá cọp y như của đám trẻ nhỏ trong làng. 
- Này Gary, anh có biết chơi trò đó không? Anh gập đầu .
- Thiếu úy à, ông cứ mua cho tôi thứ đó đi, mình về căn cứ kiếm tiền.
- Tôi không tin, coi chừng thua đấy.
Chiều mồng hai tết, anh ta vào lều và xin phép tôi cho mang bộ bầu cua cá cọp ra sân chơi, vì tò mò muốn biết gã da đen này chơi cờ bạc ra sao, tôi đồng ý. Sau khi
khoát vào người chiếc áo lạnh rộng thùng thình mượn của Hollowell, anh mang bộ bầu cua cá cọp ra giữa sân trại, ngồi rao hàng. Trước hết gã trải tấm hình vẽ các
con thú trước mặt, ba viên xúc xắc bỏ trong hộp giấy cứng, loại hộp C ration bìa cứng mỏng, đựng phần ăn khô cá nhân. Tôi đứng bên bảo anh:
- Gary, ba viên xúc xắc phải đặt trên đĩa đậy úp bằng tô chứ? 
- Thiếu úy à, nhà bếp đâu có cho mượn mấy thứ đó. 
Rồi ông đi qua bà đi lại, mấy anh lính viễn chinh xa nhà trong căn cứ tò mò đứng vây quanh, đến xem anh la hét bày trò. Lúc đầu ít sau khá đông đứng phía trước
tấm giấy vẽ hình các con thú để trên đất. Tôi đứng sát sau lưng anh quan sát. Anh bắt đầu la hét chiêu dụ giải thích trò chơi này:
- “Mại vô, mại vô, đặt một đồng trong ô giấy trúng gấp ba, nếu trong hộp cùng có mặt ba con thú giống nhau, có hai con trúng hai con, mại vô, mại vô, bà con
ơi!”
Hình ảnh này nếu có thêm tiếng trống phèng la, chắc hay hơn cả đám sơn đông mãi võ của các chú ba tàu. Tướng mạo anh cao lớn như cầu thủ bóng rổ, ngồi bệt
xuống đất, vai phủ chiếc áo khoác lạnh, mấy viên xúc xắc bé nhỏ nằm khá gọn trong lòng hộp. Thỉnh thoảng gã lấy bàn tay vỗ lên nắp chiếc hộp, miêng hô to liên tục
kiểu tiếng trống múa lân mời gọi khách đặt tiền. Tôi đứng phía sau anh lưng nhìn xuống qua vai, thấy khá rõ mặt hình các xúc xắc trong hộp. Anh chỉ mở nắp hộp nhè
nhẹ khi thấy hình xúc xắc trong hộp phù hợp với bên ngoài tờ giấy, mà trên đó có số tiền chơi đặt cược ít nhất. Nhưng mỗi khi anh cúi liếc nhìn thấy dưới hộp, có các
viên xúc xắc bên trong trùng hợp với các ô đánh lớn, anh làm bộ la hét rao hàng khá to, bằng cách vừa đập mạnh nắp hộp, vừa la to mời gọi đặt thêm tiền. Động tác
này đã làm các viên xúc xắc trong hộp tung đảo lộn. Đám đông từ khởi đầu đăt cược năm mười xu, rồi một hai đồng cho đến cả tờ giấy hai mươi đồng dollar đỏ -
(loại giấy tín dụng MPC thay đồng dollar xanh để chi dùng trong lực lượng Mỹ tham chiến tại Việt Nam). Sáng hôm sau, anh đến gặp tôi và khoe thành tích, anh
kiếm được hơn cả ngàn dollars.
- Thiếu úy, đây là phần của ông đã mua cho tôi bộ đồ chơi.
- Gary, tôi không lấy đâu, hãy lấy số tiền đó chia đều cho mấy người trong toán.  
Ngoài những “gã” đồng minh trong toán. Phía Việt Nam có Tân, hạ sĩ quan thông dịch viên, vừa được tung ra chiến trường phục vụ, sau khi mãn khóa tốt
nghiệp ít tuần lễ huấn luyện căn bản quân sự và sinh ngữ. Dáng mảnh khảnh, khá điển trai, giọng nói nhỏ nhẹ như con gái.
- Anh Tân này, nhìn cậu, tôi đoán trong gia đình, nếu có chị em gái chắc chắn đều có vẻ đẹp mê hồn, vậy cậu giới thiệu cho tôi đi. Anh ta cười hiền lành
đáp: 
- Để em về hỏi lại ba má!
Sau này anh cũng bị tử thương trong lần đi theo làm thông ngôn cho đơn vị hỗn hợp Việt Mỹ hành quân ban đêm tảo thanh địch ngoài căn cứ.
Và người sau hết, anh tài xế, ngoài ba mươi tuổi, còn độc thân chưa vợ, người miền Bắc chính gốc, thuộc  xứ đạo nổi tiếng Bùi Chu, Phát Diệm, lớn lên sinh
sống vùng Long Khánh Hố Nai. Đôi khi anh nói chuyện với cái giọng thì- nà- mà chính gốc nhà quê của miền Bắc với người dân địa phương, tôi phải làm thông ngôn
cho anh. Rất thật thà và nhiều khi ngu ngơ hơn cả một anh ngốc, có lần tôi hỏi đùa anh:
- Anh Phát này, nếu mai này anh lấy vợ, cưới ngay phải cô gốc người Đà Nẵng thì đêm tân hôn phải làm sao?
Cái gì đến nó cũng đến, những tuần lễ cuối phải chuẩn bị về nước khi hết hạn kỳ phục vụ. Tom có vẻ không vui. Đêm ngồi bên nhau trong câu lạc bộ sĩ quan
của căn cứ, nhâm nhi vài ba lon bia với vài thức ăn vặt . Tom tâm sự đủ thứ truyện, từ trên trời xuống dưới dất. Đây là lần thứ hai sang Việt Nam, lần trước làm cố
vấn cho một tiểu đoàn tác chiến tại vùng II (hèn chi mà gã sành ăn mấy móm ăn độc đáo của quê hương và biết dùng dầu cù là). Tom ca tụng vóc dáng các cô gái
Việt trong các bộ áo dài, ca tụng cảnh tuyệt đẹp của quê hương và tiếc nuối cho người dân Việt Nam hiền hòa đang chịu cảnh chiến tranh. Anh phê bình gay gắt
đám chính trị gia của đất nước mình. Khi nghe anh tâm sự, tôi nói:
- Người ta nói, các anh đến đây giúp chúng tôi để bảo vệ tự do và dân chủ, phía chống đối, địch quân hô hào người dân vùng lên đánh đuổi quân xâm lược
ngoại bang. Tôi và anh cũng chỉ biết thi hành lệnh, miễn bàn.
- Mai này anh đi đâu? Có còn phục vụ ở toán này đi chỗ khác ?
- Không biết được, có thể vẫn ở đây một thời gian hay cũng có thể xin đi các đơn vị cận chiến trường, như gia nhập vào nhảy dù, cũng như Marino đã nói: -
lao vào quân đội cho xong.
- Tôi về nước sẽ tìm cách lại xin sang đây phục vụ và sẽ đi tìm anh.
- Cám ơn, nhưng không nên, anh đã có vợ con, đừng nên để cho gia đình lo âu về những người ngoài chiến trường. Hơn nữa hai con anh chúng đã lớn, rất
cần có đầy đủ bố mẹ bên cạnh. Cuộc chiến này rồi cũng có ngày kết thúc, và ngày đó không một chiến binh nào dám chắc mình vẫn còn tồn tại.
Trước biến cố Mậu Thân, quân đội Hoa kỳ lần lượt triệt thoái, các toán liên lạc và thông dịch viên bắt dầu được giải tán. Tôi tình nguyện xin gia nhập về
nhảy dù.                     

           Sau tháng 4/1975. Tôi bị bắt và trải qua một thời gian khá dài trong các trại lao tù cộng sản từ Bắc vào Nam. Vượt thoát bằng đường biển. Tôi gặp lại vị cố
vấn sư đoàn năm xưa nơi Tây Ninh tại nghĩa trang Arlington DC trong buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ Nhảy Dù Việt Mỹ. Dáng oai hùng ngày trước kiểu võ sĩ, gã
lính chiến nhà nghề gan dạ thì nay chỉ còn lại, hình ảnh một ông già lưng đã còng. Có một điều không thay đổi, chiếc nón đỏ vẫn luôn trên đỉnh đầu, đôi mắt nhìn
chúng tôi luôn ẩm ướt, qua đó tôi  hiểu rõ, trong thâm tâm ông chứa đựng nỗi thông cảm đến tận cùng tình chiến hữu không biên giới mà ông dành cho những chiến
binh đồng đội Mũ Đỏ của Việt Nam Cộng Hòa sau cuộc chiến.  Xin cám ơn ông Tướng, xin cám ơn tất cả những chiến sĩ đồng minh, hơn một lần trong đời, đã đến
đất nước Việt, đã cùng nhau vai bên vai  trong kiếp người và cũng đã chọn lựa đúng lý tưởng Tự Do & Dân Chủ để phục vụ.
Cuộc chiến tại Việt Nam. Vì quyền lợi của mình, đồng minh đã phản bội lời cam kết.  
Vì lòng tham vật chất, bọn cộng sản và những tên tay sai nội thù, tất cả đã dùng mọi  
thủ đoạn đê hèn, đốn mạt nhất để chiếm đoạt . Và cũng như đám truyền thông xứ này,  
cũng chỉ vì đồng tiền, họ đã nói sai sự thật.  
Trong kỳ đại hội của Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam cách đây vài năm, trước khi  
ông mất vào hạ tuần tháng 9 vừa qua, tôi hỏi ông:
- Ông Tướng à, liệu có còn sức khỏe làm cố vấn cho Nhảy Dù về tái chiếm lại  
Việt Nam nữa không?
- Dĩ nhiên rồi, tại sao không? Mà lần này nên đổi, Nhảy Dù Việt Nam làm cố  
vấn hay hơn.
Viết về cố vấn và những chiến binh Hoa Kỳ đồng hành. Tôi xin phép ghi lại lời  
phát biếu của Tướng William Westmoreland, Tổng Tư lệnh lực lượng quân đội Hoa kỳ  
tham  chiến tại Việt Nam:
” On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the  
veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys”                      
           
                          Mùa lễ Thanksgiving Hoa Kỳ 2013.
                                        NguyenVuDuong  MD54
nhaydu.com

Cố Vấn và - nhaydu.com

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm