Mỗi Ngày Một Chuyện
CON ĐƯỜNG CÓ NHỮNG Ổ GÀ - CAO MỴ NHÂN
CON ĐƯỜNG CÓ NHỮNG Ổ GÀ -
CAO MỴ NHÂN
Con đường từ Bình Dương đi Rạch Bắp
chưa đầy 30 cây số, là một con đường xuyên qua vạt rừng thưa,
đúng ra phải gọi là rẫy, vì 2 bên con đường đó vẫn có những mái nhà tranh
thấp thoáng, đồng rẫy vẫn có những vườn cải, luống cà, và nhất là
khoai lang, khoai mì thì gần như là lương thực chính.
Thời gian đó vào những năm đầu thập niên
80 thế kỷ trước. Khi tôi vừa từ trại tù cải tạo về, tôi đã nhận được
giấy phải đi nông trường để tham gia lao động, lý do đơn giản là trước
30-4-1975 tôi cư ngụ ở Đà Nẵng, không thuộc dân số Saigon.
Thế nên thay vì phải đi tìm một quê hương mới như
mấy nông trường ở miền tây "Nam bộ", tên tôi trong danh
sách các sĩ quan ra tù phải đến lao động ở nông trường Dương
Minh Châu, thuộc miền đông, thì:
Tôi đã đến Nông Trang Kobra do vị kỹ sư cao
niên Dương đình Xuân và ông Bác cứ thấy gọi là Ba Bảng, sinh hoạt
trong giới Cải lương, thuộc chế độ cũ, dự định tổ chức một nông trang. kiểu mới, rất
thu hút những người như chúng tôi vừa ra tù, muốn sống lại kiểu
sống ngày xưa, không bị bó buộc quản chế bởi bạo quyền CS VN.
Muốn thế mỗi người chúng tôi phải đóng
1000$ tiền Hồ. Bấy giờ giá vàng là 600$ một lạng. Nhưng sắp sửa lên
Lâm Đồng để phá rừng xây dựng nông trang, thì kỹ sư Dương Đình Xuân
thẳng đường xuất ngoại bằng hải lộ. Thế là như rắn mất đầu, chúng tôi được
trả lại tiền, và nếu muốn tiếp tục ...phiêu lưu làm rẫy, thì có ngay một
nông trường mang dáng vẻ Kobra, đó là nông trường trồng cây xuất khẩu "điều".
ở Rạch Bắp, còn gọi tây nam, thuộc sở ngoại thương thành Hồ
Và kể từ đó mà tôi biết tới địa danh Rạch Bắp,
nơi buồn hiu buồn hắt ở cuối con đường nêu trên.
Như tôi đã kể là từ Bình Dương đi Rạch Bắp chỉ
chưa đầy 30 Km, nhưng nếu theo đường chim bay, thì chỉ ít phút
thôi, và cũng thế nếu tính từ Saigon tới chính cái vùng tôi đang nói,
thì cho là gấp đôi thời gian bay, hoặc tính gọn là nửa giờ hay hơn một chút.
Thế mà 2 bên đường, nhất là từ bên này sông Rạch
Bắp qua Củ Chi. bằng đường ruộng, quý vị sẽ thấy hàng trăm hố bom B.
52, có đoạn hố nọ chồng lên hố kia như mấy cái chén xếp lên nhau
...
Do đó mới biết là đô thành Saigon Chợ lớn trước
30 4. 1975 tiếng xe đã át tiếng bom rơi đạn nổ chỉ trên một
khoảng rất gần cõi chết.
Đọc trong nhiều hồi ký của quân nhân các cấp
VNCH trước và sau cuộc đổi đời 30 4.
1975. Những trận đánh mà bom phải trút như mưa, quân ta đã phải
hy sinh không ít chiến hữu dưới đó. Còn quân địch thì
đương nhiên chết như rạ, vì chúng trắng trợn len lỏi vào lãnh thổ VNCH.
Toán kỹ thuật chúng tôi, gồm những người phải bỏ
cuộc Kobra, ngoài cụ kỹ sư Cường. chủ tiệm thuốc tây Phong Châu gần chùa
Vĩnh Nghiêm, bị đánh tư sản, còn 7 người đều là sĩ quan đi tù cải tạo về,
đến nông trường làm nhiệm vụ khai quang, cắm tiêu để vẽ bản đồ, chia
lô cho công nhân gieo hạt trồng cây điều để sẽ lấy Hạt điều xuất
khẩu.
Hằng ngày chúng tôi phải đi trên những con đường
mà mìn thì chưa phá, đạn thì còn ngòi nổ. Trưởng toán là thiếu tá Trận
Văn Đài, 3 đại uý, 2 thiếu uý, và tôi. Nhưng tôi lại làm việc khác là nấu
ăn cho toán, làm y tá cho nông trường, tăng cường cho trại
nuôi thỏ.
Trại nuôi thỏ gồm 3000 con lớn nhỏ với
những chuồng bằng lưới do nước Úc tặng, tất cả để trong 2 căn
nhà dài thoồng xây cất cho thỏ mái tôn vách gạch nền xi măng, phần việc nuôi thỏ
này do một số công nhân làm.
Mỗi buổi chiều khiêng hàng chục Cần xé rau lang
ra bờ sông Rạch Bắp rửa, để cho thỏ ăn, cô bé khiêng chung cần
xé với tôi chạy tới chỗ đám đông tán róc, tôi ngồi giữa vạt rau,
nhìn lên hướng Tây Ninh, mây đã phủ đầy quanh núi Bà Đen, buồn nhớ lạ
lùng,
Chỉ dám hát thật nhỏ: đường chiều mây chắp
cánh bay ngang, em ngồi em nhớ ... Phải nói là không lúc nào, ở
đâu buồn nhớ đến thế ...
Con đường từ Bình Dương lên Rạch Bắp đó còn
giữ lại được một chút gì nhựa đường từ thời tám hoánh
nào, nên mỗi lần lỡ xe, chúng tôi đi bộ phải gần trọn một ngày ...
Cứ thế trong 2 năm, để thấy được những kiếp người
tối tăm cùng cực. Không cần phải đổ lỗi cho chiến tranh, một
căn nhà lá đã bốc cháy trong 5 phút vì bếp tro ủ lửa, đã phát hoả, thằng
bé 5 tuổi bị phỏng nặng, trong lúc người phụ nữ vào rừng.kiếm củi để đổi
gạo cho bữa ăn sau.
Thú thiệt tôi chẳng giúp được gì. Nghe được
những tiếng thì thầm, rồi ông K . Nguyên đại uý không quân trong cái toán
kỹ thuật đương nêu nói thật nhỏ: hay chúng ta bớt chút gạo cho chị ấy
được không?
Hình như tất cả đồng lòng trừ tôi đang lo lắng cho
những bữa ăn chung ...
Con đường nhựa hoang liêu có những ổ gà
to như những cái nia, thủa nào chúng tôi đã nhiều lần từ Saigon lên Bình Dương
bị trễ xe, bắt buộc phải đi bộ tới Rạch Bắp để tiếp tục
hành trình cuộc đời ...
Những hành trình cuộc đời Thượng Đế đã vạch
sẵn cho mỗi chúng ta, Vâng đang vạch tiếp, và sẽ vạch cho tới khi nào
không đi được nữa.
CAO MỴ. NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CON ĐƯỜNG CÓ NHỮNG Ổ GÀ - CAO MỴ NHÂN
CON ĐƯỜNG CÓ NHỮNG Ổ GÀ -
CAO MỴ NHÂN
Con đường từ Bình Dương đi Rạch Bắp
chưa đầy 30 cây số, là một con đường xuyên qua vạt rừng thưa,
đúng ra phải gọi là rẫy, vì 2 bên con đường đó vẫn có những mái nhà tranh
thấp thoáng, đồng rẫy vẫn có những vườn cải, luống cà, và nhất là
khoai lang, khoai mì thì gần như là lương thực chính.
Thời gian đó vào những năm đầu thập niên
80 thế kỷ trước. Khi tôi vừa từ trại tù cải tạo về, tôi đã nhận được
giấy phải đi nông trường để tham gia lao động, lý do đơn giản là trước
30-4-1975 tôi cư ngụ ở Đà Nẵng, không thuộc dân số Saigon.
Thế nên thay vì phải đi tìm một quê hương mới như
mấy nông trường ở miền tây "Nam bộ", tên tôi trong danh
sách các sĩ quan ra tù phải đến lao động ở nông trường Dương
Minh Châu, thuộc miền đông, thì:
Tôi đã đến Nông Trang Kobra do vị kỹ sư cao
niên Dương đình Xuân và ông Bác cứ thấy gọi là Ba Bảng, sinh hoạt
trong giới Cải lương, thuộc chế độ cũ, dự định tổ chức một nông trang. kiểu mới, rất
thu hút những người như chúng tôi vừa ra tù, muốn sống lại kiểu
sống ngày xưa, không bị bó buộc quản chế bởi bạo quyền CS VN.
Muốn thế mỗi người chúng tôi phải đóng
1000$ tiền Hồ. Bấy giờ giá vàng là 600$ một lạng. Nhưng sắp sửa lên
Lâm Đồng để phá rừng xây dựng nông trang, thì kỹ sư Dương Đình Xuân
thẳng đường xuất ngoại bằng hải lộ. Thế là như rắn mất đầu, chúng tôi được
trả lại tiền, và nếu muốn tiếp tục ...phiêu lưu làm rẫy, thì có ngay một
nông trường mang dáng vẻ Kobra, đó là nông trường trồng cây xuất khẩu "điều".
ở Rạch Bắp, còn gọi tây nam, thuộc sở ngoại thương thành Hồ
Và kể từ đó mà tôi biết tới địa danh Rạch Bắp,
nơi buồn hiu buồn hắt ở cuối con đường nêu trên.
Như tôi đã kể là từ Bình Dương đi Rạch Bắp chỉ
chưa đầy 30 Km, nhưng nếu theo đường chim bay, thì chỉ ít phút
thôi, và cũng thế nếu tính từ Saigon tới chính cái vùng tôi đang nói,
thì cho là gấp đôi thời gian bay, hoặc tính gọn là nửa giờ hay hơn một chút.
Thế mà 2 bên đường, nhất là từ bên này sông Rạch
Bắp qua Củ Chi. bằng đường ruộng, quý vị sẽ thấy hàng trăm hố bom B.
52, có đoạn hố nọ chồng lên hố kia như mấy cái chén xếp lên nhau
...
Do đó mới biết là đô thành Saigon Chợ lớn trước
30 4. 1975 tiếng xe đã át tiếng bom rơi đạn nổ chỉ trên một
khoảng rất gần cõi chết.
Đọc trong nhiều hồi ký của quân nhân các cấp
VNCH trước và sau cuộc đổi đời 30 4.
1975. Những trận đánh mà bom phải trút như mưa, quân ta đã phải
hy sinh không ít chiến hữu dưới đó. Còn quân địch thì
đương nhiên chết như rạ, vì chúng trắng trợn len lỏi vào lãnh thổ VNCH.
Toán kỹ thuật chúng tôi, gồm những người phải bỏ
cuộc Kobra, ngoài cụ kỹ sư Cường. chủ tiệm thuốc tây Phong Châu gần chùa
Vĩnh Nghiêm, bị đánh tư sản, còn 7 người đều là sĩ quan đi tù cải tạo về,
đến nông trường làm nhiệm vụ khai quang, cắm tiêu để vẽ bản đồ, chia
lô cho công nhân gieo hạt trồng cây điều để sẽ lấy Hạt điều xuất
khẩu.
Hằng ngày chúng tôi phải đi trên những con đường
mà mìn thì chưa phá, đạn thì còn ngòi nổ. Trưởng toán là thiếu tá Trận
Văn Đài, 3 đại uý, 2 thiếu uý, và tôi. Nhưng tôi lại làm việc khác là nấu
ăn cho toán, làm y tá cho nông trường, tăng cường cho trại
nuôi thỏ.
Trại nuôi thỏ gồm 3000 con lớn nhỏ với
những chuồng bằng lưới do nước Úc tặng, tất cả để trong 2 căn
nhà dài thoồng xây cất cho thỏ mái tôn vách gạch nền xi măng, phần việc nuôi thỏ
này do một số công nhân làm.
Mỗi buổi chiều khiêng hàng chục Cần xé rau lang
ra bờ sông Rạch Bắp rửa, để cho thỏ ăn, cô bé khiêng chung cần
xé với tôi chạy tới chỗ đám đông tán róc, tôi ngồi giữa vạt rau,
nhìn lên hướng Tây Ninh, mây đã phủ đầy quanh núi Bà Đen, buồn nhớ lạ
lùng,
Chỉ dám hát thật nhỏ: đường chiều mây chắp
cánh bay ngang, em ngồi em nhớ ... Phải nói là không lúc nào, ở
đâu buồn nhớ đến thế ...
Con đường từ Bình Dương lên Rạch Bắp đó còn
giữ lại được một chút gì nhựa đường từ thời tám hoánh
nào, nên mỗi lần lỡ xe, chúng tôi đi bộ phải gần trọn một ngày ...
Cứ thế trong 2 năm, để thấy được những kiếp người
tối tăm cùng cực. Không cần phải đổ lỗi cho chiến tranh, một
căn nhà lá đã bốc cháy trong 5 phút vì bếp tro ủ lửa, đã phát hoả, thằng
bé 5 tuổi bị phỏng nặng, trong lúc người phụ nữ vào rừng.kiếm củi để đổi
gạo cho bữa ăn sau.
Thú thiệt tôi chẳng giúp được gì. Nghe được
những tiếng thì thầm, rồi ông K . Nguyên đại uý không quân trong cái toán
kỹ thuật đương nêu nói thật nhỏ: hay chúng ta bớt chút gạo cho chị ấy
được không?
Hình như tất cả đồng lòng trừ tôi đang lo lắng cho
những bữa ăn chung ...
Con đường nhựa hoang liêu có những ổ gà
to như những cái nia, thủa nào chúng tôi đã nhiều lần từ Saigon lên Bình Dương
bị trễ xe, bắt buộc phải đi bộ tới Rạch Bắp để tiếp tục
hành trình cuộc đời ...
Những hành trình cuộc đời Thượng Đế đã vạch
sẵn cho mỗi chúng ta, Vâng đang vạch tiếp, và sẽ vạch cho tới khi nào
không đi được nữa.
CAO MỴ. NHÂN (HNPD)