Mỗi Ngày Một Chuyện
CỬA SỔ BÊN KIA - CAO M Ỵ NHÂN
CỬA SỔ BÊN KIA - CAO M Ỵ NHÂN
Từ
ngày gia đình tôi đến khu phố này, mỗi nhà có một cây to, cao chận trước hè đường,
mỗi năm thành phố có một lần cho toán cắt cây đi chặt những cành thả tha la
xuống mặt đường, để phố xá quang đãng và tránh tai nạn, lỡ mưa to, gió lớn ...
Tôi
quen thuộc với cái cây đại thụ to sù, chẳng lấy gì làm đẹp lắm.
Hàng
xóm bên trái nhà tôi, vốn là hai cụ già người Anh rời Luân Đôn đi tìm đất mới,
các cụ ấy tới đây hơn 50 năm trước, cụ ông mới ngoài 20, còn cụ bà 18, đủ trưởng
thành, song vẫn sợ còn tuổi vị thành niên.
Đầu
thiên niên kỷ mới, con trai tôi cứ nhất định đòi ở căn nhà này, nó bắt tôi phải
đi coi nhà trong tích tắc...bấy giờ tôi còn thuê nhà của chị bạn xưa cùng nội
trú ở trường bà sơ, bạn tôi hiện diện nơi này ngay từ ngày lập quốc tị nạn
Bolsa.
Tôi
đứng tần ngần trước sân nhà tôi đang nêu, sao trong lòng thấy ngổn ngang, cứ
như là mình vừa rời nơi chôn nhau cắt rún vậy ...
Cụ
bà hàng xóm đi thong thả từ nhà qua sân tôi, cụ hỏi có phải tôi ở một nước thật
xa mới tới không?
Tôi
lắc đầu nói, tôi đã tới nơi này từ 8 năm trước, ở cách đó không xa, cũng không
phải xa người thân tôi đang ở nơi nào, nhưng sao tôi buồn quá.
Cụ
ấy hỏi thăm tôi thêm nhiều thứ, hiếm khi có người Mỹ nào thích nói và hỏi
chuyện người mới biết sơ qua, bằng sự quan sát hơn là đã tiếp xúc.
Đồng
thời cụ kể cho nghe cuộc sống hiện tại của 2 cụ. Bấy giờ cụ ông bị cái bịnh run
rẩy chân tay, tiếp xúc với ai, thì người cứ rung lên bần bật và sợ hãi lắm ...
Cụ
mời tôi qua chơi, còn chỉ cái cửa sổ mà lúc nào cũng để đèn sáng choang, mầu
vàng. Cụ giải thích cụ ông không chịu được cái ánh đèn neon trắng
như trong nhà thương, cụ ông rất ghét nhà thương, nên đau mà cụ sợ nhà thương,
chứ cụ có thể đi nhà thương dặc biệt hay vô dưỡng lão cho phần hành chăm sóc
đầy đủ hơn.
Cụ
bà đó nói cụ vẫn tự lái xe đi chợ CVS gần đây, nếu tôi muốn đi chợ nhỏ đó, thì
đi cùng với cụ vài ngày một lần .
Sau
đó cụ dặn tôi, cụ luôn ngồi chỗ đèn sáng đó, không nuôi chó mèo, tôi cứ qua
chơi.
Nhưng
tôi không hề qua một lần nào. Trong nhà chỉ có hai cụ đều trên 70, một cụ lại
bịnh kinh niên thế, lỡ có chuyện chi không thuận tiện, lại khổ vì đối chất cảnh
sát thì rắc rối. ..
có
một điều là không thấy ai tới thăm quý cụ ấy.
Tuy
tôi cũng có lúc đi đó đi đây xa, nhưng không vắng nhà dài ngày, nên có thể nói
tôi không hề thấy hay nghe trong nhà hai cụ người Anh đó, có sự đổi thay.
Cây
mận nhà hai cụ trồng sát bên hông nhà tôi, vẫn lả những cành rực rỡ hoa, hay
nặng chĩu quả, tôi vẫn có thể hái hàng rổ mận nếu muốn, cũng chẳng nghe tiếng
nói nào, bên nhà cụ, dù rất nhỏ ...
Năm
này sang tháng khác, tôi vẫn tưởng như tôi mới gặp cụ bà hôm qua thôi...
Có
đâu ngờ là cả chục năm trôi qua rồi.
Cho
tới một ngày, có tiếng xe cắt cỏ dọn dẹp sân vườn trước
sau
nhà hai cụ. Một vị trung niên, e cũng năm chục tuổi, cứ đầu tắt mặt tối lo nhà
lo cửa vho hai cụ .
Ông
ta đứng trước sân nhà ông, nói chuyện với con trai tôi khi con tôi hỏi thăm
hai cụ chủ nhà ...thì được biết một cụ đã vô dưỡng lão lâu rồi, chắc là cụ ông
bị Parkinson đó, còn một cụ vẫn ở trong nhà, chắc cụ bà tội nghiệp của tôi.
Con
trai tôi không dám hỏi thêm,sợ mang cái tiếng châu Á lắm chuyện ...
Vị
trung niên đó là con trai hai cụ, lập nghiệp ở tận Florida, ông ta làm nghề mộc, nên điều
đầu tiên là ông ta đã
lột những thảm cỏ xanh trong vườn, rồi mua hàng chục tấn dăm bào đổ lấp lên những chỗ có đất trong khuôn viên, để không
bao giờ cỏ mọc lên nữa, đỡ phải cắt cỏ.
Cứ
thế vị trung niên tiếp tục cuộc sống cô dơn, lặng lẽ như hai cụ hàng xóm tôi đã
sinh hoạt trước kia.
Rồi
thì biến mất cả người đàn ông trung niên, tất nhiên cả cụ còn lại trong nhà .
Họ
biến nhanh như chạy loạn, nhà được khoá lại kỹ càng .
Rồi
nhà lại được mở ra, với những chuỗi cười ròn tan, cũng chỉ mới đây thôi, một
cặp vợ chồng trẻ, mà do tình cờ người ta biết được là chủ nhà mới bên trái nhà
tôi, cũng trắng tinh mầu da thượng đẳng, hai vợ chồng cùng là giáo sư, tức làm
nghề dạy học .
Không
biết nghề dạy học cấp trung tiểu học bên này có lương tiền lớn không, nhưng có
một mùa hè thì phải, có những chiếc xe hơi nhỏ, không nhiều, tới học thêm nơi
nhà hàng xóm ấy ...
Cặp
vợ chồng đó khi mới ở, chưa có baby nào, thế mà tôi nghe bển có tiệc "
baby shower "bạn bè đến đông, tặng đồ đến lắm ...
Rồi
thì bé gái ra đời, baby khóc oà, rồi baby ồn ào ... Sáng nào củng có một phụ nữ cỡ vừa tới mang bé đi
chăm sóc ...
Cứ
thế cho đến mới đây, tôi chợt thấy một chiếc xe chở bé thơ đi chơi trước nhà
tôi, mà người mẹ còn bế một bé thơ lớn hơn ...
Thì
hoá ra nhà hàng xóm bên trái nhà tôi, đã có 2 baby gái lận , và cô chủ nhà ấy
quyết định không đi làm nữa, ở nhà chăm sóc 2 bé gái đó luôn .
Tôi
mới thấy vợ chồng cô dọn tới đây thôi, mà năm tháng qua mau thế, tính ra thì đã
4 năm hơn .
Rồi
tấm bảng thật to đóng trước nhà: " Nhà bán", thời gian nhanh chóng
đến nỗi tấm bảng treo chưa đầy một tuần đã được hạ xuống .
Lại
một thay đổi lớn nơi nhà hàng xóm bên trái nhà tôi.
Hôm
nay quý vị đã rời nhà đi chỗ nào chả biết .
Hàng
xóm mà ở cạnh nhau 5 năm cứ tưởng lúc nào cũng mới hôm qua .
Một
cụ bà Mỹ trắng khác, nhà xế hàng xóm bên trái tôi, là chủ một tiệm hoa, nhưng
là khách quen làm đẹp của con gái tôi, trong lúc cô nàng sơn móng tay cho bà
khách ấy, bà kín đáo nói thầm:
Bà
cụ hàng xóm nhà tôi xưa, vẫn ở trong nhà, cô chủ nhà có 2 con nhỏ đó đang dỗ 2
đứa nhỏ ngủ trưa, thấy một cụ bà thật đẹp, mắt xanh mầu lá non, tóc vàng mỏng
như tơ, cứ đứng ngó chúng mỉm cười ...
Cô
sợ quá bắt chồng đi tìm nhà khác ở.
Bây
giờ lại là một nhà Mỹ trắng nữa, 2 cụ trẻ hơn 2 cụ đầu tiên tôi gặp, và 3 con:
một chị gái đầu, với 2 cậu sinh viên UCLA, tất cả cũng đang tiếp tục lặng lẽ,
cuộc sống có vẻ khiêm tốn, một chút gì như buồn phiền, kín đáo ...
Trưa
qua, tôi đứng ngoài vườn sau, đang kéo những cành hoa giấy mầu đỏ xác pháo, từ
cây vườn nhà tôi vươn qua tới hành lang nhà hàng xóm ấy .
Chỉ
có mình tôi với con chó Minet bé nhỏ, bên kia cũng chẳng nghe một tiếng động
...
Tôi
cứ đưa tay nắm cành hoa giấy đầy gai nhọn mà kéo về vườn tôi, để không làm
phiền rộn hành lang hàng xóm vì hoa rụng ghê lắm .
Tôi
bỗng mất thăng bằng khi nhìn sang cửa sổ mà ngày trước cụ bà người Anh hay ngồi
nhìn ra hành lang ấy .
Tôi
bị té một nửa người trong vườn, một nửa ra phía lối đi trong vườn , không nghe
một tiếng rớt mạnh, nhưng tôi thấy rõ ràng lẽ ra tôi té ngửa, thì cái thân tôi
nó chúi úp mặt xuống, cái cầm đụng sát nền gạch...
Tôi
tự nhấc khỏi chỗ té ...từ từ vô trong nhà ...hình ảnh cụ bà người Anh cứ thấp thoáng trong tâm tư
tôi, vẫn chập chờn bón
dáng cụ bà hàng xóm thủa sinh thời...ở cửa sổ bên kía ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CỬA SỔ BÊN KIA - CAO M Ỵ NHÂN
CỬA SỔ BÊN KIA - CAO M Ỵ NHÂN
Từ
ngày gia đình tôi đến khu phố này, mỗi nhà có một cây to, cao chận trước hè đường,
mỗi năm thành phố có một lần cho toán cắt cây đi chặt những cành thả tha la
xuống mặt đường, để phố xá quang đãng và tránh tai nạn, lỡ mưa to, gió lớn ...
Tôi
quen thuộc với cái cây đại thụ to sù, chẳng lấy gì làm đẹp lắm.
Hàng
xóm bên trái nhà tôi, vốn là hai cụ già người Anh rời Luân Đôn đi tìm đất mới,
các cụ ấy tới đây hơn 50 năm trước, cụ ông mới ngoài 20, còn cụ bà 18, đủ trưởng
thành, song vẫn sợ còn tuổi vị thành niên.
Đầu
thiên niên kỷ mới, con trai tôi cứ nhất định đòi ở căn nhà này, nó bắt tôi phải
đi coi nhà trong tích tắc...bấy giờ tôi còn thuê nhà của chị bạn xưa cùng nội
trú ở trường bà sơ, bạn tôi hiện diện nơi này ngay từ ngày lập quốc tị nạn
Bolsa.
Tôi
đứng tần ngần trước sân nhà tôi đang nêu, sao trong lòng thấy ngổn ngang, cứ
như là mình vừa rời nơi chôn nhau cắt rún vậy ...
Cụ
bà hàng xóm đi thong thả từ nhà qua sân tôi, cụ hỏi có phải tôi ở một nước thật
xa mới tới không?
Tôi
lắc đầu nói, tôi đã tới nơi này từ 8 năm trước, ở cách đó không xa, cũng không
phải xa người thân tôi đang ở nơi nào, nhưng sao tôi buồn quá.
Cụ
ấy hỏi thăm tôi thêm nhiều thứ, hiếm khi có người Mỹ nào thích nói và hỏi
chuyện người mới biết sơ qua, bằng sự quan sát hơn là đã tiếp xúc.
Đồng
thời cụ kể cho nghe cuộc sống hiện tại của 2 cụ. Bấy giờ cụ ông bị cái bịnh run
rẩy chân tay, tiếp xúc với ai, thì người cứ rung lên bần bật và sợ hãi lắm ...
Cụ
mời tôi qua chơi, còn chỉ cái cửa sổ mà lúc nào cũng để đèn sáng choang, mầu
vàng. Cụ giải thích cụ ông không chịu được cái ánh đèn neon trắng
như trong nhà thương, cụ ông rất ghét nhà thương, nên đau mà cụ sợ nhà thương,
chứ cụ có thể đi nhà thương dặc biệt hay vô dưỡng lão cho phần hành chăm sóc
đầy đủ hơn.
Cụ
bà đó nói cụ vẫn tự lái xe đi chợ CVS gần đây, nếu tôi muốn đi chợ nhỏ đó, thì
đi cùng với cụ vài ngày một lần .
Sau
đó cụ dặn tôi, cụ luôn ngồi chỗ đèn sáng đó, không nuôi chó mèo, tôi cứ qua
chơi.
Nhưng
tôi không hề qua một lần nào. Trong nhà chỉ có hai cụ đều trên 70, một cụ lại
bịnh kinh niên thế, lỡ có chuyện chi không thuận tiện, lại khổ vì đối chất cảnh
sát thì rắc rối. ..
có
một điều là không thấy ai tới thăm quý cụ ấy.
Tuy
tôi cũng có lúc đi đó đi đây xa, nhưng không vắng nhà dài ngày, nên có thể nói
tôi không hề thấy hay nghe trong nhà hai cụ người Anh đó, có sự đổi thay.
Cây
mận nhà hai cụ trồng sát bên hông nhà tôi, vẫn lả những cành rực rỡ hoa, hay
nặng chĩu quả, tôi vẫn có thể hái hàng rổ mận nếu muốn, cũng chẳng nghe tiếng
nói nào, bên nhà cụ, dù rất nhỏ ...
Năm
này sang tháng khác, tôi vẫn tưởng như tôi mới gặp cụ bà hôm qua thôi...
Có
đâu ngờ là cả chục năm trôi qua rồi.
Cho
tới một ngày, có tiếng xe cắt cỏ dọn dẹp sân vườn trước
sau
nhà hai cụ. Một vị trung niên, e cũng năm chục tuổi, cứ đầu tắt mặt tối lo nhà
lo cửa vho hai cụ .
Ông
ta đứng trước sân nhà ông, nói chuyện với con trai tôi khi con tôi hỏi thăm
hai cụ chủ nhà ...thì được biết một cụ đã vô dưỡng lão lâu rồi, chắc là cụ ông
bị Parkinson đó, còn một cụ vẫn ở trong nhà, chắc cụ bà tội nghiệp của tôi.
Con
trai tôi không dám hỏi thêm,sợ mang cái tiếng châu Á lắm chuyện ...
Vị
trung niên đó là con trai hai cụ, lập nghiệp ở tận Florida, ông ta làm nghề mộc, nên điều
đầu tiên là ông ta đã
lột những thảm cỏ xanh trong vườn, rồi mua hàng chục tấn dăm bào đổ lấp lên những chỗ có đất trong khuôn viên, để không
bao giờ cỏ mọc lên nữa, đỡ phải cắt cỏ.
Cứ
thế vị trung niên tiếp tục cuộc sống cô dơn, lặng lẽ như hai cụ hàng xóm tôi đã
sinh hoạt trước kia.
Rồi
thì biến mất cả người đàn ông trung niên, tất nhiên cả cụ còn lại trong nhà .
Họ
biến nhanh như chạy loạn, nhà được khoá lại kỹ càng .
Rồi
nhà lại được mở ra, với những chuỗi cười ròn tan, cũng chỉ mới đây thôi, một
cặp vợ chồng trẻ, mà do tình cờ người ta biết được là chủ nhà mới bên trái nhà
tôi, cũng trắng tinh mầu da thượng đẳng, hai vợ chồng cùng là giáo sư, tức làm
nghề dạy học .
Không
biết nghề dạy học cấp trung tiểu học bên này có lương tiền lớn không, nhưng có
một mùa hè thì phải, có những chiếc xe hơi nhỏ, không nhiều, tới học thêm nơi
nhà hàng xóm ấy ...
Cặp
vợ chồng đó khi mới ở, chưa có baby nào, thế mà tôi nghe bển có tiệc "
baby shower "bạn bè đến đông, tặng đồ đến lắm ...
Rồi
thì bé gái ra đời, baby khóc oà, rồi baby ồn ào ... Sáng nào củng có một phụ nữ cỡ vừa tới mang bé đi
chăm sóc ...
Cứ
thế cho đến mới đây, tôi chợt thấy một chiếc xe chở bé thơ đi chơi trước nhà
tôi, mà người mẹ còn bế một bé thơ lớn hơn ...
Thì
hoá ra nhà hàng xóm bên trái nhà tôi, đã có 2 baby gái lận , và cô chủ nhà ấy
quyết định không đi làm nữa, ở nhà chăm sóc 2 bé gái đó luôn .
Tôi
mới thấy vợ chồng cô dọn tới đây thôi, mà năm tháng qua mau thế, tính ra thì đã
4 năm hơn .
Rồi
tấm bảng thật to đóng trước nhà: " Nhà bán", thời gian nhanh chóng
đến nỗi tấm bảng treo chưa đầy một tuần đã được hạ xuống .
Lại
một thay đổi lớn nơi nhà hàng xóm bên trái nhà tôi.
Hôm
nay quý vị đã rời nhà đi chỗ nào chả biết .
Hàng
xóm mà ở cạnh nhau 5 năm cứ tưởng lúc nào cũng mới hôm qua .
Một
cụ bà Mỹ trắng khác, nhà xế hàng xóm bên trái tôi, là chủ một tiệm hoa, nhưng
là khách quen làm đẹp của con gái tôi, trong lúc cô nàng sơn móng tay cho bà
khách ấy, bà kín đáo nói thầm:
Bà
cụ hàng xóm nhà tôi xưa, vẫn ở trong nhà, cô chủ nhà có 2 con nhỏ đó đang dỗ 2
đứa nhỏ ngủ trưa, thấy một cụ bà thật đẹp, mắt xanh mầu lá non, tóc vàng mỏng
như tơ, cứ đứng ngó chúng mỉm cười ...
Cô
sợ quá bắt chồng đi tìm nhà khác ở.
Bây
giờ lại là một nhà Mỹ trắng nữa, 2 cụ trẻ hơn 2 cụ đầu tiên tôi gặp, và 3 con:
một chị gái đầu, với 2 cậu sinh viên UCLA, tất cả cũng đang tiếp tục lặng lẽ,
cuộc sống có vẻ khiêm tốn, một chút gì như buồn phiền, kín đáo ...
Trưa
qua, tôi đứng ngoài vườn sau, đang kéo những cành hoa giấy mầu đỏ xác pháo, từ
cây vườn nhà tôi vươn qua tới hành lang nhà hàng xóm ấy .
Chỉ
có mình tôi với con chó Minet bé nhỏ, bên kia cũng chẳng nghe một tiếng động
...
Tôi
cứ đưa tay nắm cành hoa giấy đầy gai nhọn mà kéo về vườn tôi, để không làm
phiền rộn hành lang hàng xóm vì hoa rụng ghê lắm .
Tôi
bỗng mất thăng bằng khi nhìn sang cửa sổ mà ngày trước cụ bà người Anh hay ngồi
nhìn ra hành lang ấy .
Tôi
bị té một nửa người trong vườn, một nửa ra phía lối đi trong vườn , không nghe
một tiếng rớt mạnh, nhưng tôi thấy rõ ràng lẽ ra tôi té ngửa, thì cái thân tôi
nó chúi úp mặt xuống, cái cầm đụng sát nền gạch...
Tôi
tự nhấc khỏi chỗ té ...từ từ vô trong nhà ...hình ảnh cụ bà người Anh cứ thấp thoáng trong tâm tư
tôi, vẫn chập chờn bón
dáng cụ bà hàng xóm thủa sinh thời...ở cửa sổ bên kía ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)