Mỗi Ngày Một Chuyện
CUNG KIẾM MỎI - CAO MỴ NHÂN
CUNG KIẾM MỎI - CAO MỴ NHÂN
Bấy
giờ độ 6 giờ chiều ngày N, ở hành lang bệnh viện X Orange county, tôi đứng sau lưng vị quan 6
xưa, niên trưởng đã 89 tuổi .
Phía
đầu hành lang, ngoài cửa phòng làm việc của nhân viên Văn phòng và toán chuyên
môn của bệnh
viện...lúc nào cũng đông người đến kẻ đi .
Tôi
cứ nhìn đồng hồ như đang trông chờ ai. Còn vị quan 6 lại vừa đủng đỉnh, vừa
chán nản điều gì đó, niên trưởng họ Đặng, xưa làm ở một cơ quan trung ương đồn
trú tại đô thành Saigon Chợ Lớn .
Trời
mỗi lúc một " chiều " hơn, đã có chỗ loang lổ sắc đậm nhạt hoàng
hôn...
Quan
6 Đg chỉ tay về phía đông người vào ra Văn phòng khu " I See You " ( I C U ) rồi bảo :
Cô
có biết " gã tử thần " đang duyệt danh sách ai đi, ai ở lại phòng này
đó không ?
Tôi
hết sức ngạc nhiên, hỏi lại niên trưởng cho chắc :
Là
thế nào, sao lạ vậy đại tá ?
Lạ
cái gì, tới bệnh viện sống, chết, là đã có danh sách từ trời gởi xuống cái Văn
phòng đó rồi .
Tôi
vẫn chưa hiểu ra, mặt cứ ...nghệt ra ngó ông quan 6 . Quan định nói gì chứ, ở
Mỹ chớ có phải ở VN CS đâu, mà có chuyện mờ ám hay mê tín gì đây .
Đại
tá Đg thở dài, ngó mấy người bịnh, nói vừa đủ cho tôi nghe:
"
hôm trước bà nhà tôi đau quá, tôi theo bả tới bệnh viện, tôi cứ dòm chừng bà,
như là sợ bà ấy đi lạc, bà ấy cười héo hắt, nhưng lại gắt gỏng: ông có giữ tôi
cũng không được, gã tử thần ngày nào hắn cũng đứng ở đằng kia kìa, tôi nhìn
thấy hắn rồi, hắn cũng nhìn thấy tôi, hắn gật gật cái đầu, ý nói tôi đã trúng
tuyển ..."
Đại
tá Đg cười hắt ra, thế rồi khuya hôm đó, bà nhà tôi đi, cô ạ .
Tôi
không dám hỏi quan 6 Đg nữa, chúng tôi tới thăm ông, và được nghe đoạn sầu
thiên cổ vừa nêu.
Quan
6 tiếp: Tôi cũng vừa thấy mặt gã tử thần, nhưng hắn không nhìn tôi, hắn bận với
mấy người ...nặng hơn tôi, chắc tôi còn thêm thời gian ở lại với con cháu .
Sau
đó đại tá Đg được về nhà, nhưng chỉ một tuần sau ông trở lại cái ICU đó , rồi
đi luôn .
Nghe
tin niên trưởng Đg về nhà, chúng tôi cũng mừng, rồi niên trưởng " trúng tuyển " lên đường trực
chỉ cõi tiên, một lần nữa tôi lờ mờ hiểu cái chuyện " tri thiên mệnh
" biết được lẽ ở, đi của bản thân, dù cụ 89 tuổi, là sắp gấp đôi số tuổi biết
mệnh trời : ngũ thập tri thiên mệnh ...
Bây
giờ, nếu không bịnh trầm kha, thì phải cửu thập trở lên mới " tri thiên
mệnh " đúng với thời đại văn minh tiên tiến chứ " tri " sớm làm
chi cà ?
Cũng
trong số huynh đệ chi binh thân thiết với gia đình đại tá Đg, có một đại uý
Biệt Động Quân rất năng nổ , rõ ràng tôi thấy lúc nào ông cũng có nụ cười thật
trọn vẹn trên gương mặt tươi vui.
Có
lẽ ai ở gần ông BĐQ ấy, chắc là yên tâm lắm, ít nhất ông ta gây được một niềm
tin cho khách cận kề .
Ấy
vậy mà vị quan ba này, cũng không xa rời ý nghĩ tổng quát như ông bà đại tá Đg,
ấy là :
Này
hơi đâu mà buồn, cái gì nó đến, thì mình đón chào thôi. Tui nói thiệt với bà,
bà Mỵ à, sao bà cứ lo " trời đổ " vậy.? Xưa tui đi " oánh giặc
", có lần tui vặn cổ lão " thần chết " đấy .
Ở
cái trận Miếu Bông sát nách Đà Nẵng đó, " thằng cha Tử Thần " nó hăm
tui là nó sẽ điền thêm tên tui vô bản danh sách ra đi ...sớm nhứt .
Chu
choa, ông đọc được bản danh sách đó à ?
Bà
mới dở, người nào không có niềm tin trong đời, là lập tức gặp nó " thằng
cha tử thần " đó ngay .
Cho
nên, quý huynh đệ chi binh cần ...xây dựng niềm tin, trước khi chiến đấu với
bịnh hoạn . ..
Niềm
tin tăng thêm nghị lực cho lẽ sống .
Nhưng
để làm gì, trời đã xế chiều ...
Bà
Mỵ này, ngày xưa bà uỷ lạo chúng tôi, bây giờ tui yêu cầu bà uỷ lạo cho chính
bà đi ...
Không
vì mục đích chi hết, chúng ta cần hiện diện lâu hơn ở cái khung cảnh lưu vong
này, tui cứ tưởng tượng một ngày nào, chúng ta mất hết, bộ mặt xã hội tị nạn sẽ
thế nào đây...
Ông
chiến hữu này, một thời với ông 5 Nguyễn Thừa Dzu, còn gọi Cò Dzu, ông 5 Tôn Thất
Trực mái tóc trước
hoe vàng từ thời còn là thiếu uý, sau lên trung rồi đại uý BĐQ.
Hai
ông tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó BĐQ này , khi lên tá 4, tá 5 là đã rời QKI, đi quận trưởng ở đâu trong
Nam, tôi không gặp nữa.
Quan
5 Cò Dzu thì qua đời ở thủ đô tị nạn Bolsa, đám tang chật nghẹt bạn hữu. Các giai nhân người nào người nấy, trang sức
toàn bằng những chuỗi nước mắt...
Còn
quan 5 Tôn Thất Trực thì lại nghe ông thất lộc, từ thủa vận
nước suy vong 1975 .
Vị
đại uý tươi vui, năng nổ BĐQ này, khi chung đơn vị với 2 ông trên, bạn ta còn trẻ lắm, vừa
thiếu uý thôi .
Tôi
bỗng nở nụ cười quen thuộc, nhớ lại những ngày còn ở chung với toán kỹ thuật
trong ngôi nhà trên lưng đồi ...Rạch Bắp...khi lao động hậu tù cải tạo .
Thiếu
tá trưởng toán và tôi hay nói chuyện với nhau về các đấng mày râu trong QL/VNCH...
Giả
( là chả, tức cha nội, gã vv...), thiếu tá Trần Văn Đài cứ thản nhiên nói :
Giả
mới thiếu tá thôi, mà khiếp lắm nghe...quen toàn tay tổ đó ...
Lần
khác, tôi lại tỉ tê kể lể:
Quang
hả, hắn mới thiếu uý thôi ...
Chưa
nói hết câu, thiếu uý Quang đã cười, cắt ngang :
Tôi
thấy chị với anh Đài thật lạ, mỗi lần nói chuyện về cấp bậc phe ta, là cứ thêm
chữ " thôi " vô, để ...ám chỉ chi vậy. ?
Tôi
cười ngặt nghẹo , còn tá Đài hơi ngượng, giải thích là ý định so sánh giữa quan
nhỏ hơn cái ông quan lớn kia , hay có tính cách làm được chuyện lớn vậy, chứ có
sao đâu, và kiểu nói năng đó, đã đi vào ngôn ngữ lính chúng ta rồi .
Chính
đại tá Phan Phiên Tham Mưu Phó CTCT QĐI/QKI cũng từng thốt chữ " thôi
"với quan 6 bạn :
"
Ông biết không, " lão B " đại tá thôi, mà có điểm với ông T ( Tông
Tông ) lắm nghe, lão sắp đi tỉnh trưởng lần thứ 3 rồi đó ..."
Bây
giờ tôi bỗng nhớ lời ăn tiếng nói của huynh đệ chi binh quá đỗi ...
Chẳng
lẽ tôi lại thương mến lính đến thế sao, nhất cử nhất động của các thành viên
trong đại tộc KaKi tôi, tôi đều tưởng
như mới hôm qua. ..những ngày xưa thân ái trước 30-4-1975 .
Do
đó, khi trên đường tị nạn, tình cờ gặp được
"Sân
chơi dành cho lính" này, Hải Ngoại Phiếm Đàm mà quan " Đồ Ngu "
vị Chủ biên ...tôi đã cố công gầy dựng nó, điện báo HNPD.
Ngõ
hầu để huynh đệ chi binh có nơi riêng biệt hồi tưởng lại ..."một thời đã
yêu...binh nghiệp" .
Thì
không thể nào quên , không thể nào ...phản bội binh nghiệp của mình.
Khi
tôi đã nhập cuộc phong trần ở sân chơi duy nhất hiện nay nghĩ về lửa đạn còn
đang âm ỉ cháy ...
Tôi
mừng rỡ nhiều lần ca tụng những người chăm sóc cái sân chơi tràn đầy " lá
cải " tươi tốt, mướt xanh ...
Vì
thế tình cảm tôi cứ dạt dào khi viết lách, khiến nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn, chủ biên
...tôi, không ngăn sức viết, hay nguồn thơ vốn dành cho lính từ lâu, ông lặng
lẽ để tôi tha hồ sáng tác ...
Dẫu
tôi không lăn xả vào tác chiến ở sa trường xưa, nhưng suốt thời gian trưởng
thành trong ...binh nghiệp, tôi nhận định được điều: chỉ có tình yêu lính chân
phương, mới cảm nhận được lòng chung thuỷ, dạ trung thành với đồng đội.
Đó
chính là lý do duy nhất khiến tôi lúc nào cũng kể chuyện huynh đệ chi binh, như
hôm nay, thân kính chia sẻ chút tâm tình cùng quý vị chiến sĩ từng đi vào nơi gió cát thủa nào, trong
đại tộc KaKi QL/VNCH thân thuộc, quý mến.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CUNG KIẾM MỎI - CAO MỴ NHÂN
CUNG KIẾM MỎI - CAO MỴ NHÂN
Bấy
giờ độ 6 giờ chiều ngày N, ở hành lang bệnh viện X Orange county, tôi đứng sau lưng vị quan 6
xưa, niên trưởng đã 89 tuổi .
Phía
đầu hành lang, ngoài cửa phòng làm việc của nhân viên Văn phòng và toán chuyên
môn của bệnh
viện...lúc nào cũng đông người đến kẻ đi .
Tôi
cứ nhìn đồng hồ như đang trông chờ ai. Còn vị quan 6 lại vừa đủng đỉnh, vừa
chán nản điều gì đó, niên trưởng họ Đặng, xưa làm ở một cơ quan trung ương đồn
trú tại đô thành Saigon Chợ Lớn .
Trời
mỗi lúc một " chiều " hơn, đã có chỗ loang lổ sắc đậm nhạt hoàng
hôn...
Quan
6 Đg chỉ tay về phía đông người vào ra Văn phòng khu " I See You " ( I C U ) rồi bảo :
Cô
có biết " gã tử thần " đang duyệt danh sách ai đi, ai ở lại phòng này
đó không ?
Tôi
hết sức ngạc nhiên, hỏi lại niên trưởng cho chắc :
Là
thế nào, sao lạ vậy đại tá ?
Lạ
cái gì, tới bệnh viện sống, chết, là đã có danh sách từ trời gởi xuống cái Văn
phòng đó rồi .
Tôi
vẫn chưa hiểu ra, mặt cứ ...nghệt ra ngó ông quan 6 . Quan định nói gì chứ, ở
Mỹ chớ có phải ở VN CS đâu, mà có chuyện mờ ám hay mê tín gì đây .
Đại
tá Đg thở dài, ngó mấy người bịnh, nói vừa đủ cho tôi nghe:
"
hôm trước bà nhà tôi đau quá, tôi theo bả tới bệnh viện, tôi cứ dòm chừng bà,
như là sợ bà ấy đi lạc, bà ấy cười héo hắt, nhưng lại gắt gỏng: ông có giữ tôi
cũng không được, gã tử thần ngày nào hắn cũng đứng ở đằng kia kìa, tôi nhìn
thấy hắn rồi, hắn cũng nhìn thấy tôi, hắn gật gật cái đầu, ý nói tôi đã trúng
tuyển ..."
Đại
tá Đg cười hắt ra, thế rồi khuya hôm đó, bà nhà tôi đi, cô ạ .
Tôi
không dám hỏi quan 6 Đg nữa, chúng tôi tới thăm ông, và được nghe đoạn sầu
thiên cổ vừa nêu.
Quan
6 tiếp: Tôi cũng vừa thấy mặt gã tử thần, nhưng hắn không nhìn tôi, hắn bận với
mấy người ...nặng hơn tôi, chắc tôi còn thêm thời gian ở lại với con cháu .
Sau
đó đại tá Đg được về nhà, nhưng chỉ một tuần sau ông trở lại cái ICU đó , rồi
đi luôn .
Nghe
tin niên trưởng Đg về nhà, chúng tôi cũng mừng, rồi niên trưởng " trúng tuyển " lên đường trực
chỉ cõi tiên, một lần nữa tôi lờ mờ hiểu cái chuyện " tri thiên mệnh
" biết được lẽ ở, đi của bản thân, dù cụ 89 tuổi, là sắp gấp đôi số tuổi biết
mệnh trời : ngũ thập tri thiên mệnh ...
Bây
giờ, nếu không bịnh trầm kha, thì phải cửu thập trở lên mới " tri thiên
mệnh " đúng với thời đại văn minh tiên tiến chứ " tri " sớm làm
chi cà ?
Cũng
trong số huynh đệ chi binh thân thiết với gia đình đại tá Đg, có một đại uý
Biệt Động Quân rất năng nổ , rõ ràng tôi thấy lúc nào ông cũng có nụ cười thật
trọn vẹn trên gương mặt tươi vui.
Có
lẽ ai ở gần ông BĐQ ấy, chắc là yên tâm lắm, ít nhất ông ta gây được một niềm
tin cho khách cận kề .
Ấy
vậy mà vị quan ba này, cũng không xa rời ý nghĩ tổng quát như ông bà đại tá Đg,
ấy là :
Này
hơi đâu mà buồn, cái gì nó đến, thì mình đón chào thôi. Tui nói thiệt với bà,
bà Mỵ à, sao bà cứ lo " trời đổ " vậy.? Xưa tui đi " oánh giặc
", có lần tui vặn cổ lão " thần chết " đấy .
Ở
cái trận Miếu Bông sát nách Đà Nẵng đó, " thằng cha Tử Thần " nó hăm
tui là nó sẽ điền thêm tên tui vô bản danh sách ra đi ...sớm nhứt .
Chu
choa, ông đọc được bản danh sách đó à ?
Bà
mới dở, người nào không có niềm tin trong đời, là lập tức gặp nó " thằng
cha tử thần " đó ngay .
Cho
nên, quý huynh đệ chi binh cần ...xây dựng niềm tin, trước khi chiến đấu với
bịnh hoạn . ..
Niềm
tin tăng thêm nghị lực cho lẽ sống .
Nhưng
để làm gì, trời đã xế chiều ...
Bà
Mỵ này, ngày xưa bà uỷ lạo chúng tôi, bây giờ tui yêu cầu bà uỷ lạo cho chính
bà đi ...
Không
vì mục đích chi hết, chúng ta cần hiện diện lâu hơn ở cái khung cảnh lưu vong
này, tui cứ tưởng tượng một ngày nào, chúng ta mất hết, bộ mặt xã hội tị nạn sẽ
thế nào đây...
Ông
chiến hữu này, một thời với ông 5 Nguyễn Thừa Dzu, còn gọi Cò Dzu, ông 5 Tôn Thất
Trực mái tóc trước
hoe vàng từ thời còn là thiếu uý, sau lên trung rồi đại uý BĐQ.
Hai
ông tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó BĐQ này , khi lên tá 4, tá 5 là đã rời QKI, đi quận trưởng ở đâu trong
Nam, tôi không gặp nữa.
Quan
5 Cò Dzu thì qua đời ở thủ đô tị nạn Bolsa, đám tang chật nghẹt bạn hữu. Các giai nhân người nào người nấy, trang sức
toàn bằng những chuỗi nước mắt...
Còn
quan 5 Tôn Thất Trực thì lại nghe ông thất lộc, từ thủa vận
nước suy vong 1975 .
Vị
đại uý tươi vui, năng nổ BĐQ này, khi chung đơn vị với 2 ông trên, bạn ta còn trẻ lắm, vừa
thiếu uý thôi .
Tôi
bỗng nở nụ cười quen thuộc, nhớ lại những ngày còn ở chung với toán kỹ thuật
trong ngôi nhà trên lưng đồi ...Rạch Bắp...khi lao động hậu tù cải tạo .
Thiếu
tá trưởng toán và tôi hay nói chuyện với nhau về các đấng mày râu trong QL/VNCH...
Giả
( là chả, tức cha nội, gã vv...), thiếu tá Trần Văn Đài cứ thản nhiên nói :
Giả
mới thiếu tá thôi, mà khiếp lắm nghe...quen toàn tay tổ đó ...
Lần
khác, tôi lại tỉ tê kể lể:
Quang
hả, hắn mới thiếu uý thôi ...
Chưa
nói hết câu, thiếu uý Quang đã cười, cắt ngang :
Tôi
thấy chị với anh Đài thật lạ, mỗi lần nói chuyện về cấp bậc phe ta, là cứ thêm
chữ " thôi " vô, để ...ám chỉ chi vậy. ?
Tôi
cười ngặt nghẹo , còn tá Đài hơi ngượng, giải thích là ý định so sánh giữa quan
nhỏ hơn cái ông quan lớn kia , hay có tính cách làm được chuyện lớn vậy, chứ có
sao đâu, và kiểu nói năng đó, đã đi vào ngôn ngữ lính chúng ta rồi .
Chính
đại tá Phan Phiên Tham Mưu Phó CTCT QĐI/QKI cũng từng thốt chữ " thôi
"với quan 6 bạn :
"
Ông biết không, " lão B " đại tá thôi, mà có điểm với ông T ( Tông
Tông ) lắm nghe, lão sắp đi tỉnh trưởng lần thứ 3 rồi đó ..."
Bây
giờ tôi bỗng nhớ lời ăn tiếng nói của huynh đệ chi binh quá đỗi ...
Chẳng
lẽ tôi lại thương mến lính đến thế sao, nhất cử nhất động của các thành viên
trong đại tộc KaKi tôi, tôi đều tưởng
như mới hôm qua. ..những ngày xưa thân ái trước 30-4-1975 .
Do
đó, khi trên đường tị nạn, tình cờ gặp được
"Sân
chơi dành cho lính" này, Hải Ngoại Phiếm Đàm mà quan " Đồ Ngu "
vị Chủ biên ...tôi đã cố công gầy dựng nó, điện báo HNPD.
Ngõ
hầu để huynh đệ chi binh có nơi riêng biệt hồi tưởng lại ..."một thời đã
yêu...binh nghiệp" .
Thì
không thể nào quên , không thể nào ...phản bội binh nghiệp của mình.
Khi
tôi đã nhập cuộc phong trần ở sân chơi duy nhất hiện nay nghĩ về lửa đạn còn
đang âm ỉ cháy ...
Tôi
mừng rỡ nhiều lần ca tụng những người chăm sóc cái sân chơi tràn đầy " lá
cải " tươi tốt, mướt xanh ...
Vì
thế tình cảm tôi cứ dạt dào khi viết lách, khiến nhà văn Nguyễn Trọng Hoàn, chủ biên
...tôi, không ngăn sức viết, hay nguồn thơ vốn dành cho lính từ lâu, ông lặng
lẽ để tôi tha hồ sáng tác ...
Dẫu
tôi không lăn xả vào tác chiến ở sa trường xưa, nhưng suốt thời gian trưởng
thành trong ...binh nghiệp, tôi nhận định được điều: chỉ có tình yêu lính chân
phương, mới cảm nhận được lòng chung thuỷ, dạ trung thành với đồng đội.
Đó
chính là lý do duy nhất khiến tôi lúc nào cũng kể chuyện huynh đệ chi binh, như
hôm nay, thân kính chia sẻ chút tâm tình cùng quý vị chiến sĩ từng đi vào nơi gió cát thủa nào, trong
đại tộc KaKi QL/VNCH thân thuộc, quý mến.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)