Mỗi Ngày Một Chuyện
CUỘC MỘNG DU - CAO MỴ NHÂN
CUỘC MỘNG DU - CAO MỴ NHÂN
Cánh
cửa hé mở từ từ, tôi sốt ruột đẩy mạnh một cái, không cần biết, bên trong cánh
cửa đó, là thiên đường hay địa ngục.
Anh
sốt ruột nói: "Cứ làm như huyền bí hay trinh thám ấy, rồi sau cửa là cái
gì? Chỉ cần biết cái gì thôi, không cần kể tiếp..."
Trời,
quan trọng là kể tiếp, chứ huỵch toẹt ra rồi, thì có gì hứng thú...
Biết
rồi, song, chuyện kể thì cũng phải lớp lang chứ, ào ào làm sao nhớ hết được,
nên:
Hương
đưa vào nẻo nghìn thu
Người
về tay ngà thương nhớ
Kêu
ta bằng một lời ru...
(Mộng Du Phạm Duy)
Anh
dịu giọng ngay: "Ma à?"
Ôi
có mà "maman", một gương mặt hốc hác, thất thần, sợ hãi hiện ra...
Tôi
hỏi: "Bội Lan, bà đang làm gì, có một mình ở nhà thôi à?"
Bội
Lan gật đầu:" Tôi lo quá, đang tự kiểm chứng, chắc tôi bị mộng du thật
rồi, này bà nhìn đi, mấy quả ổi, và con dao để bên cạnh dĩa đó. Nhìn cả kệ bếp
nữa kìa, có thấy cái ly mì ăn dở dang đó không?"
Tôi
ngó theo tay Bội Lan chỉ chỗ này chỗ kia, đúng với lời Bội Lan kể lại:
"
Con trai tôi ở trên lầu, vợ chồng đứa thuê nhà cũng ở trên lầu, tôi vẫn ngủ ở cái ghế
sofa này lâu nay rồi, chiều qua rõ ràng tôi để trong đĩa này 3 quả ổi, không có
con dao đặt cạnh dĩa đó như hiện nay.
Và
cái ly mì kia, ăn dở dang ...
Sáng
nay, tôi hỏi thằng con là trong đêm nó có ăn mì ly và một trái ổi không?
Nó
gắt lên: "Mẹ không nhớ là tối qua chính mẹ bới cơm cho con 3,4 lần luôn,
con no thế thì ăn mì làm gì
Còn,
có bao giờ con ăn ba cái quả vớ vẩn này, chắc mẹ đói bụng mẹ ăn đấy, lúc này mẹ
quên nhiều quá, tình trạng này kéo dài, nguy hiểm lắm".
Bội
Lan nhìn tôi vẻ ...cầu khẩn: "bà đã nghe hay đã thấy người bị mộng du
chưa? "
Nghe
nhiều rồi, và đã thấy một lần rồi. Nghe thì có vẻ mơ hồ, đôi khi lại lồng vào
chuyện ma quái, phải thấy được một lần, mới quyết đoán đó là một sự thật, một
bệnh hay một " tật ".
Nếu
may ra một " tật " thôi, thì có thể đề phòng được, còn một bệnh phải
hỏi Bác sĩ.
Bội
Lan bùi ngùi, buồn bã:
"Tôi
bị lâu rồi, nhưng mấy lần trước nó có vẻ kiểm soát được, bây giờ nó bị quên đi,
cho tới lúc tỉnh ra, mới hay là vừa qua một cơn bệnh."
Biết
bạn buồn, song tôi vẫn thử đùa cho bạn quên cái trạng thái tâm thần trong cuộc
sống, một chương trong phương pháp điều trị bằng những thao tác cũng khá phổ
biến, bởi kết quả rất khả quan.
Tôi
thủ thỉ như tâm tình mơ mộng, bằng lời bài hát Mộng Du của nhạc sĩ Phạm Duy
cách đây 15 năm, chắc lúc đó vị nhạc sĩ tên tuổi này đã phần nào có ý như đời
là một cuộc mộng du liên tục:
Ta
đi bằng một sợi tơ
Lung
linh lùa trong khói mờ
Ta
treo hồn vào tình thu ...
(Mộng Du Phạm Duy)
Bội
Lan buồn tủi: "Nãy bà nói là bà thấy một lần ở đâu vậy?
Thế
này, mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, mấy đứa tụi tôi ra trường Cán Sự Xã
Hội Caritas, nhưng còn phải ra Vùng 1 Chiến thuật (sau đổi là Quân khu1)
Ba
người ra bắc Hải Vân, ba người ở lại nam Hải Vân trong đó có tôi.
Chúng
tôi ở mấy phòng độc thân trong cư xá Trưng Nữ Vương, số 87 đường Trưng Nữ Vương
Đà Nẵng .
Đó
là một cư xá ít nhà nhất, như tôi kể nhiều lần, là cổng trước cư xá có 2 villa
lớn, bên trái là nhà của đại tá Nguyễn Đức Khoái, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc
Biệt Vùng1 CT, bên phải là nhà vãng lai cấp lớn, có thời gia đình chuẩn tướng
Vũ Văn Giai ở tạm đây, khi ông làm Tư lệnh Sư Đoàn 3 BB .
Dãy
nhà phía sau chỉ có 5 căn dành cho gia đình sĩ quan thuộc QĐI/QKI, với nhà độc
thân của các nữ nhân viên Phòng XH như kể trên.
Thế
thì một trong 5 căn dành cho gia đình sĩ quan, được cấp cho Trung uý Vũ Thị
Thược, trưởng phòng XH/ QĐI/QKI, mà chúng tôi chuẩn uý mới ra trường, từ Saigon
ra tập sự chị vậy.
Do
đó chúng tôi xin được ăn cơm chung với gia đình chị Trung uý Thược đó .
Ngoài
gia đình chị có cụ bà thân sinh, con trai nhỏ của chị, chúng tôi thấy có 2 Bé
trai khoảng trên 10 tuổi cũng ở đó.
Chị
giới thiệu là cặp song sinh con của tướng họ TH. gởi chị nuôi và chăm sóc dùm,
vì ông bà ấy đi đâu đó ít lâu.
Chị
cứ dặn đi dặn lại chúng tôi là một trong 2 bé trai đó mắc bệnh mộng du. Thỉnh
thoảng ban đêm, bé đó hay bỏ giấc ngủ, mở cửa, ra sân cư xá, rồi thoăn thoắt
leo lên cái cây cau cao thiệt cao kia.
Cư
xá đó có mấy cây cau cao lắm, và cũng có mấy cây vòm lá rậm rạp nữa, nhưng bé
đó cứ đúng cái cây cau quen leo lên, chị Thược dặn chúng tôi là hễ thấy bé đó
leo lên cây cau ấy, thì đừng có la hét, kêu xuống hay vv...gì khác, nó sẽ ngã
khi mình kêu, bấy giò nó hốt hoảng như người bình thường, nhưng không bình
thường đâu.
Biết
được chuyện đó, tôi cố ý chờ xem sự thể thế nào. Cho tới một đêm đã khuya, thấy
cánh cửa nhà chị Trung uý Vũ Thị Thược mở hé ra, rồi một bóng nhỏ thoăn thoắt
leo lên cây cau giữa sân cư xá.
Chúng tôi bấm tay nhau, lần ra cửa sổ, hé
mắt nhìn, trong lòng cứ lo bé đó ngã xuống.
Nhưng
không, bé đã lên, rồi lại từ từ tụt xuống gốc cây cau đó, và cứ như một hành
trình quen thuộc, bé thoăn thoắt vô nhà.
Hôm
sau cặp song sinh đó và con trai chị Thược lại được tài xế chở đi học như
thường lệ.
Hôm
trước, tôi có dịp nói về "Thâm cung bí sử" và đã kết luận là ở sinh
hoạt nào, cũng có thâm cung bí sử cả.
Bội
Lan theo dõi câu chuyện có thực mà mấy đứa tôi thấy được năm ấy, bà thở dài,
Bội Lan là bạn học TV với tôi, con một vị chủ tiệm vàng ở chợ Tân Định ngày
chúng tôi còn học chung thời đệ nhất cấp.
Hiện
nay Bội Lan cũng đang ở thủ đô tị nạn Bolsa,
Bội
Lan giỏi đàn hát, nhưng bây giờ bạn ấy qua một thăng trầm khá quan trọng, có lẽ thế nên bị như ...mộng du chăng.
Tôi
nói vu vơ: nếu mộng du mà có ai chia xẻ, như nhận xét của nhạc sĩ Phạm Duy,
chắc dễ chịu lắm:
Đêm
đêm người mở lòng ra
Ôm
ta trong cánh tay ngà
Giã
từ đời bằng hơi gió...
(Mộng Du Phạm Duy)
Bội
Lan háy tôi, bảo rằng tôi có thể cười rỡn trên sự đau khổ của nàng sao, tôi vẫn
tiếp tục:
Ta
bay bằng một giọng ca
Tuôn
ra thế giới mịt mù
Ta
về bao la trôi suôi theo dòng tinh tú...
(Mộng Du Phạm Duy)
Chắc
anh sẽ khôi hài là trong cơn mộng du, mà về bao la trôi suôi theo dòng tinh tú,
thì còn đâu cơ hội trở lại cuộc đời nữa ...
Bội
Lan ngẫm nghĩ rồi tâm sự: "Ông nhạc sĩ Phạm Duy này có mộng du hay không
thì không cần biết, chỉ thấy là tính cách mộng du như bài hát đó ...cao cấp quá
chứ ".
Thường
những người bị bất cứ bệnh nan y gì, cũng như người bị thất bại trong bất cứ
lãnh vực nào, đều mang cảm giác tuyệt vọng, tưởng có thể chết bất cứ lúc nào,
nên họ hay nghĩ tới những bầu trời tưởng bao la, đến tuyệt cùng, không dừng lại
được .
Có
phải đó là thế giới ngoài trái đất này, đó là không gian miên man, mịt mù ...
Nếu
không rơi vào trường hợp đó, trôi vào tinh tú như vừa nêu trên, thì người đau
hay thất bại đó, lại bị phân liệt cái tâm thần ngay, tức không mộng du kiểu
chính thức, thì cũng mộng du kiểu tâm thần thôi, ngơ ngác đứng giữa chợ đời
chẳng hạn:
Êm
êm người dệt bài thơ
Nâng
ta trong lưới mơ hồ
Ta
về lòng người bỡ ngỡ
Khóc
cười như bé bơ vơ ...
(Mộng
Du. Phạm Duy)
Bội
Lan khóc tấm tức, thường người ta nói mộng du trẻ em ở lứa tuổi lên 3 tới 12
rồi tự hết, lớn lên sẽ bình thường như thiên hạ.
Mộng
du của người trung niên là do một ức chế đến không kiểm soát được, nếu không
trong giờ ngủ ban đêm, thì là người lẩn thẩn, mà nhẹ nhàng là lẩm cẩm. Nhưng
nay mộng du ở khách cao niên rồi, đó là sự mất mát khủng khiếp, khiến người ta
phải đi tìm ngay tức khắc trong tiềm thức lúc ngủ.
Biết
vậy cũng đành thôi, tôi hứa với lòng là sẽ tới thăm Bội Lan thường hơn, Bội Lan
ngó tôi đăm đăm rồi tự an ủi: "Cũng may Mỵ ạ, mộng du cũng có cái giới hạn
huyền bí lắm, cơn mộng du không bao giò kéo dài, và nhất là không gây thiệt hại
kiểu tàn sát, đốt nhà vv..."
Thì
đúng rồi, cái mộng nó thoát ra khỏi giấc ngủ, đi lang thang trong một ít phút
giây, rồi trở về ngủ tiếp."
Tôi
thầm hỏi...anh, nếu tôi bị mộng du như Bội Lan,
anh
sẽ vẽ cho tôi một trái tim treo trên đỉnh nhớ, để cơn mộng du có xẩy ra, thì
biết được:
Nghĩa
tình vàng đá thiên thu
Nhân
sinh là cuộc mộng du vẹn toàn ...
(Cuộc Mộng Du cmn)
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CUỘC MỘNG DU - CAO MỴ NHÂN
CUỘC MỘNG DU - CAO MỴ NHÂN
Cánh
cửa hé mở từ từ, tôi sốt ruột đẩy mạnh một cái, không cần biết, bên trong cánh
cửa đó, là thiên đường hay địa ngục.
Anh
sốt ruột nói: "Cứ làm như huyền bí hay trinh thám ấy, rồi sau cửa là cái
gì? Chỉ cần biết cái gì thôi, không cần kể tiếp..."
Trời,
quan trọng là kể tiếp, chứ huỵch toẹt ra rồi, thì có gì hứng thú...
Biết
rồi, song, chuyện kể thì cũng phải lớp lang chứ, ào ào làm sao nhớ hết được,
nên:
Hương
đưa vào nẻo nghìn thu
Người
về tay ngà thương nhớ
Kêu
ta bằng một lời ru...
(Mộng Du Phạm Duy)
Anh
dịu giọng ngay: "Ma à?"
Ôi
có mà "maman", một gương mặt hốc hác, thất thần, sợ hãi hiện ra...
Tôi
hỏi: "Bội Lan, bà đang làm gì, có một mình ở nhà thôi à?"
Bội
Lan gật đầu:" Tôi lo quá, đang tự kiểm chứng, chắc tôi bị mộng du thật
rồi, này bà nhìn đi, mấy quả ổi, và con dao để bên cạnh dĩa đó. Nhìn cả kệ bếp
nữa kìa, có thấy cái ly mì ăn dở dang đó không?"
Tôi
ngó theo tay Bội Lan chỉ chỗ này chỗ kia, đúng với lời Bội Lan kể lại:
"
Con trai tôi ở trên lầu, vợ chồng đứa thuê nhà cũng ở trên lầu, tôi vẫn ngủ ở cái ghế
sofa này lâu nay rồi, chiều qua rõ ràng tôi để trong đĩa này 3 quả ổi, không có
con dao đặt cạnh dĩa đó như hiện nay.
Và
cái ly mì kia, ăn dở dang ...
Sáng
nay, tôi hỏi thằng con là trong đêm nó có ăn mì ly và một trái ổi không?
Nó
gắt lên: "Mẹ không nhớ là tối qua chính mẹ bới cơm cho con 3,4 lần luôn,
con no thế thì ăn mì làm gì
Còn,
có bao giờ con ăn ba cái quả vớ vẩn này, chắc mẹ đói bụng mẹ ăn đấy, lúc này mẹ
quên nhiều quá, tình trạng này kéo dài, nguy hiểm lắm".
Bội
Lan nhìn tôi vẻ ...cầu khẩn: "bà đã nghe hay đã thấy người bị mộng du
chưa? "
Nghe
nhiều rồi, và đã thấy một lần rồi. Nghe thì có vẻ mơ hồ, đôi khi lại lồng vào
chuyện ma quái, phải thấy được một lần, mới quyết đoán đó là một sự thật, một
bệnh hay một " tật ".
Nếu
may ra một " tật " thôi, thì có thể đề phòng được, còn một bệnh phải
hỏi Bác sĩ.
Bội
Lan bùi ngùi, buồn bã:
"Tôi
bị lâu rồi, nhưng mấy lần trước nó có vẻ kiểm soát được, bây giờ nó bị quên đi,
cho tới lúc tỉnh ra, mới hay là vừa qua một cơn bệnh."
Biết
bạn buồn, song tôi vẫn thử đùa cho bạn quên cái trạng thái tâm thần trong cuộc
sống, một chương trong phương pháp điều trị bằng những thao tác cũng khá phổ
biến, bởi kết quả rất khả quan.
Tôi
thủ thỉ như tâm tình mơ mộng, bằng lời bài hát Mộng Du của nhạc sĩ Phạm Duy
cách đây 15 năm, chắc lúc đó vị nhạc sĩ tên tuổi này đã phần nào có ý như đời
là một cuộc mộng du liên tục:
Ta
đi bằng một sợi tơ
Lung
linh lùa trong khói mờ
Ta
treo hồn vào tình thu ...
(Mộng Du Phạm Duy)
Bội
Lan buồn tủi: "Nãy bà nói là bà thấy một lần ở đâu vậy?
Thế
này, mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, mấy đứa tụi tôi ra trường Cán Sự Xã
Hội Caritas, nhưng còn phải ra Vùng 1 Chiến thuật (sau đổi là Quân khu1)
Ba
người ra bắc Hải Vân, ba người ở lại nam Hải Vân trong đó có tôi.
Chúng
tôi ở mấy phòng độc thân trong cư xá Trưng Nữ Vương, số 87 đường Trưng Nữ Vương
Đà Nẵng .
Đó
là một cư xá ít nhà nhất, như tôi kể nhiều lần, là cổng trước cư xá có 2 villa
lớn, bên trái là nhà của đại tá Nguyễn Đức Khoái, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc
Biệt Vùng1 CT, bên phải là nhà vãng lai cấp lớn, có thời gia đình chuẩn tướng
Vũ Văn Giai ở tạm đây, khi ông làm Tư lệnh Sư Đoàn 3 BB .
Dãy
nhà phía sau chỉ có 5 căn dành cho gia đình sĩ quan thuộc QĐI/QKI, với nhà độc
thân của các nữ nhân viên Phòng XH như kể trên.
Thế
thì một trong 5 căn dành cho gia đình sĩ quan, được cấp cho Trung uý Vũ Thị
Thược, trưởng phòng XH/ QĐI/QKI, mà chúng tôi chuẩn uý mới ra trường, từ Saigon
ra tập sự chị vậy.
Do
đó chúng tôi xin được ăn cơm chung với gia đình chị Trung uý Thược đó .
Ngoài
gia đình chị có cụ bà thân sinh, con trai nhỏ của chị, chúng tôi thấy có 2 Bé
trai khoảng trên 10 tuổi cũng ở đó.
Chị
giới thiệu là cặp song sinh con của tướng họ TH. gởi chị nuôi và chăm sóc dùm,
vì ông bà ấy đi đâu đó ít lâu.
Chị
cứ dặn đi dặn lại chúng tôi là một trong 2 bé trai đó mắc bệnh mộng du. Thỉnh
thoảng ban đêm, bé đó hay bỏ giấc ngủ, mở cửa, ra sân cư xá, rồi thoăn thoắt
leo lên cái cây cau cao thiệt cao kia.
Cư
xá đó có mấy cây cau cao lắm, và cũng có mấy cây vòm lá rậm rạp nữa, nhưng bé
đó cứ đúng cái cây cau quen leo lên, chị Thược dặn chúng tôi là hễ thấy bé đó
leo lên cây cau ấy, thì đừng có la hét, kêu xuống hay vv...gì khác, nó sẽ ngã
khi mình kêu, bấy giò nó hốt hoảng như người bình thường, nhưng không bình
thường đâu.
Biết
được chuyện đó, tôi cố ý chờ xem sự thể thế nào. Cho tới một đêm đã khuya, thấy
cánh cửa nhà chị Trung uý Vũ Thị Thược mở hé ra, rồi một bóng nhỏ thoăn thoắt
leo lên cây cau giữa sân cư xá.
Chúng tôi bấm tay nhau, lần ra cửa sổ, hé
mắt nhìn, trong lòng cứ lo bé đó ngã xuống.
Nhưng
không, bé đã lên, rồi lại từ từ tụt xuống gốc cây cau đó, và cứ như một hành
trình quen thuộc, bé thoăn thoắt vô nhà.
Hôm
sau cặp song sinh đó và con trai chị Thược lại được tài xế chở đi học như
thường lệ.
Hôm
trước, tôi có dịp nói về "Thâm cung bí sử" và đã kết luận là ở sinh
hoạt nào, cũng có thâm cung bí sử cả.
Bội
Lan theo dõi câu chuyện có thực mà mấy đứa tôi thấy được năm ấy, bà thở dài,
Bội Lan là bạn học TV với tôi, con một vị chủ tiệm vàng ở chợ Tân Định ngày
chúng tôi còn học chung thời đệ nhất cấp.
Hiện
nay Bội Lan cũng đang ở thủ đô tị nạn Bolsa,
Bội
Lan giỏi đàn hát, nhưng bây giờ bạn ấy qua một thăng trầm khá quan trọng, có lẽ thế nên bị như ...mộng du chăng.
Tôi
nói vu vơ: nếu mộng du mà có ai chia xẻ, như nhận xét của nhạc sĩ Phạm Duy,
chắc dễ chịu lắm:
Đêm
đêm người mở lòng ra
Ôm
ta trong cánh tay ngà
Giã
từ đời bằng hơi gió...
(Mộng Du Phạm Duy)
Bội
Lan háy tôi, bảo rằng tôi có thể cười rỡn trên sự đau khổ của nàng sao, tôi vẫn
tiếp tục:
Ta
bay bằng một giọng ca
Tuôn
ra thế giới mịt mù
Ta
về bao la trôi suôi theo dòng tinh tú...
(Mộng Du Phạm Duy)
Chắc
anh sẽ khôi hài là trong cơn mộng du, mà về bao la trôi suôi theo dòng tinh tú,
thì còn đâu cơ hội trở lại cuộc đời nữa ...
Bội
Lan ngẫm nghĩ rồi tâm sự: "Ông nhạc sĩ Phạm Duy này có mộng du hay không
thì không cần biết, chỉ thấy là tính cách mộng du như bài hát đó ...cao cấp quá
chứ ".
Thường
những người bị bất cứ bệnh nan y gì, cũng như người bị thất bại trong bất cứ
lãnh vực nào, đều mang cảm giác tuyệt vọng, tưởng có thể chết bất cứ lúc nào,
nên họ hay nghĩ tới những bầu trời tưởng bao la, đến tuyệt cùng, không dừng lại
được .
Có
phải đó là thế giới ngoài trái đất này, đó là không gian miên man, mịt mù ...
Nếu
không rơi vào trường hợp đó, trôi vào tinh tú như vừa nêu trên, thì người đau
hay thất bại đó, lại bị phân liệt cái tâm thần ngay, tức không mộng du kiểu
chính thức, thì cũng mộng du kiểu tâm thần thôi, ngơ ngác đứng giữa chợ đời
chẳng hạn:
Êm
êm người dệt bài thơ
Nâng
ta trong lưới mơ hồ
Ta
về lòng người bỡ ngỡ
Khóc
cười như bé bơ vơ ...
(Mộng
Du. Phạm Duy)
Bội
Lan khóc tấm tức, thường người ta nói mộng du trẻ em ở lứa tuổi lên 3 tới 12
rồi tự hết, lớn lên sẽ bình thường như thiên hạ.
Mộng
du của người trung niên là do một ức chế đến không kiểm soát được, nếu không
trong giờ ngủ ban đêm, thì là người lẩn thẩn, mà nhẹ nhàng là lẩm cẩm. Nhưng
nay mộng du ở khách cao niên rồi, đó là sự mất mát khủng khiếp, khiến người ta
phải đi tìm ngay tức khắc trong tiềm thức lúc ngủ.
Biết
vậy cũng đành thôi, tôi hứa với lòng là sẽ tới thăm Bội Lan thường hơn, Bội Lan
ngó tôi đăm đăm rồi tự an ủi: "Cũng may Mỵ ạ, mộng du cũng có cái giới hạn
huyền bí lắm, cơn mộng du không bao giò kéo dài, và nhất là không gây thiệt hại
kiểu tàn sát, đốt nhà vv..."
Thì
đúng rồi, cái mộng nó thoát ra khỏi giấc ngủ, đi lang thang trong một ít phút
giây, rồi trở về ngủ tiếp."
Tôi
thầm hỏi...anh, nếu tôi bị mộng du như Bội Lan,
anh
sẽ vẽ cho tôi một trái tim treo trên đỉnh nhớ, để cơn mộng du có xẩy ra, thì
biết được:
Nghĩa
tình vàng đá thiên thu
Nhân
sinh là cuộc mộng du vẹn toàn ...
(Cuộc Mộng Du cmn)
CAO MỴ NHÂN (HNPD)