Mỗi Ngày Một Chuyện
CUỐI CUỘC RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
(HNPD) Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
CUỐI CUỘC RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
Cách đây mấy chục năm, những người ở lứa tuổi tôi chẳng ai nghĩ tới điều gọi là cuộc chơi sắp kết thúc, vì ai không cần soi gương cũng đinh ninh đang còn trẻ quá!
Thế nên năm cùng tháng tận dương lịch hay âm lịch "cũng chả là cái đinh" gì cả, còn có vẻ chế diễu người nào đó cứ thầm lặng buồn bã, băn khoăn trước thế thời ...phải thế chẳng hạn.
Buổi đó tôi vừa từ giã nông trường Rạch Bắp ở yếu khu "Tam giác sắt" Bình Dương, Bến Cát, Đồng Xoài về thành phố "Hồ", tức Saigon xưa, xong cái phần hậu tù cải tạo, tôi có thể thản nhiên đi đó đây trong đô thành của chúng mình, chẳng sợ ai bắt đi kinh tế mới nữa.
Mấy bà "chị thơ" trong hội thơ Quỳnh Dao lớn tuổi đã theo học những khoá dưỡng sinh ở Câu lạc bộ Dưỡng Sinh thuộc Viện y dược học dân tộc hỏi tôi là kiếm được việc gì làm chưa, nếu chưa thì nên đi học làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh vì bấy giờ cũng còn trẻ, vừa làm công tác xã hội, vừa có thể giữ gìn sức khỏe của chính mình.
Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
Ngoài những buổi sáng ngày làm việc, những buổi chiều tôi có thể đến tận nhà quý vị nào muốn tập riêng để thêm vào việc chữa trị hay phòng bệnh, cá nhân hoặc gia đình, thậm chí một toán người chung nhau học, tôi cũng không đặt vấn đề giá cả, thù lao.
Tất nhiên là họ cũng thân tặng một chút tiền còm uống nước chứ.
Bệnh nhân thì nhiều, toàn những ngươi lớn tuổi như tôi bây giờ hay cao niên hơn, có cả những người trẻ nhưng đang bệnh, mà vì sau 30-4-1975, ở trong nước chẳng có thuốc men tin cậy được, phần nhiêu phải dùng thuốc Nam tức những: Rễ, cành, lá, hoa, củ, quả ...sao, sắc rồi nấu nước như uống nước trà vậy.
Trong công việc như vậy, tôi gặp lại rất nhiêu quý vị phe ta còn kẹt lại, hay sắp lên đường xuất cảnh.
Vì thế tôi lại có dịp sống như trước lúc đổi đời.
Cụ bà tên Tiên có 4 cô con gái: 2 cô đã vượt biên qua được Mỹ, 2 cô ở lại đi làm hợp tác xã gì đó nuôi bà .
Đúng ra là nhà đó sống bằng quà cáp Hàng Mỹ gởi về thôi.
Cách ngày tôi đến tập cho bà Tiên cách luyện thở và thư giãn, với những động tác về suy nhược thần kinh. Nhưng tôi cứ bị ám ảnh về chuyện bà Tiên bảo tôi nhìn lên trần nhà chỗ phòng khách dùng để tập, những vết ố tạo thành hình ảnh người đàn bà sợ hãi trước khung trời đang gió bão.
Thực ra tôi không thấy gì ngoài những vết ố loang lổ vì mưa dột lâu ngày.
Tôi cũng không có ý nói dựa theo bà Tiên để duy trì thời gian học là một tháng, ai muốn học thêm thì tuỳ họ, mình lại dạy tiếp.
Khu nhà đó đối diện với nhà thờ Đa Minh, mùa Giáng Sinh năm đó nhà bà cũng trang hoàng như các nhà có đạo, ngó thì rực rỡ nhưng thấm ý buồn.
Thế rồi thì chuẩn bị đón Tết tây, nhưng cũng là sắm sửa cho tết âm lịch, còn vài buổi nữa là hết tháng 12, không phải tháng Chạp ta.
Như thường lệ , tôi vẫn tới tập dưỡng sinh cho bà Tiên . Nhưng hôm đó nhà bà lạ văng hoe . Tôi đang kiếm cách kêu cửa, thì một trong 2 cô con gái chạy ra mời tôi vào nhà.
Cô gái thầm thì hỏi tôi: thường ngày mẹ em có hỏi chi là thấy gì ở mấy cái vết ố trên trần nhà không?
Cô gái nhìn thẳng vào mặt tôi chờ câu trả lời.
Thật nan giải vì tôi là huấn luyện viên có bằng hành nghề thật, bà Tiên là bệnh suy nhược thần kinh thật, nhưng cái phiền của tôi là tôi gốc sĩ quan chế độ cũ, nên cũng ngại bạo quyền địa phương thăm hỏi kiếm chuyện kiểu bất thành vân, thủa đó cái gì muốn khỏi lôi thôi thì cứ ...trà nước là xong.
Nhưng tôi không thể trả lời cô con gái bà rằng không, lý do chính các cô ấy cũng đã được bà hỏi nhiều lần như thế, tôi liền gật đầu: bà Bác thường nhìn đăm đăm trước mỗi lần hỏi tôi thấy gì trên trần đó, vậy có chuyện gì?
Cô con gái bà tới cái hộc bàn, lấy ra một bao thư hơi dày trao cho tôi:
Mẹ em nói đưa tận tay chị thư này trong đó có tiền lương tháng vừa qua.
Tôi thoắt quên là bà chưa trả lương tập thể dục cho tôi. Nhưng để tránh mọi chuyện, tôi mở bao thư trước mặt cô, bà đã trả tôi số tiền gấp đôi, kèm tờ thư nhỏ:
Thân gởi cô Dưỡng Sinh, ra đi gấp gáp quá, không kịp báo trước cô để nghỉ tập, xin bồi hoàn lương tiền đầy đủ, chào cô nhé, đã cuối cuộc rong chơi rồi, tôi phải đi thôi, thật xa.
Con gái bà để rơi 2 dòng lệ cũng thầm như khi nói chuyện với tôi: cứ mỗi cuối năm là mẹ em đòi di xa. Tụi em đã giữ được bà mấy năm rồi, rút cuộc bà vẫn đi, chị biết không mẹ em bảo nên đi cuối năm để kết thúc như thời gian, để qua năm mới là rất phiền vì cả cái năm mới đó sẽ không vui.
Thế nên năm cùng tháng tận chính là thời điểm người già có chút bâng khuâng vì thời gian như nhắc nhở chưa làm xong việc gì, hay phải bỏ cuộc, vì hành trình ngắn bớt lại, bởi đã cuối cuộc rong chơi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Cách đây mấy chục năm, những người ở lứa tuổi tôi chẳng ai nghĩ tới điều gọi là cuộc chơi sắp kết thúc, vì ai không cần soi gương cũng đinh ninh đang còn trẻ quá!
Thế nên năm cùng tháng tận dương lịch hay âm lịch "cũng chả là cái đinh" gì cả, còn có vẻ chế diễu người nào đó cứ thầm lặng buồn bã, băn khoăn trước thế thời ...phải thế chẳng hạn.
Buổi đó tôi vừa từ giã nông trường Rạch Bắp ở yếu khu "Tam giác sắt" Bình Dương, Bến Cát, Đồng Xoài về thành phố "Hồ", tức Saigon xưa, xong cái phần hậu tù cải tạo, tôi có thể thản nhiên đi đó đây trong đô thành của chúng mình, chẳng sợ ai bắt đi kinh tế mới nữa.
Mấy bà "chị thơ" trong hội thơ Quỳnh Dao lớn tuổi đã theo học những khoá dưỡng sinh ở Câu lạc bộ Dưỡng Sinh thuộc Viện y dược học dân tộc hỏi tôi là kiếm được việc gì làm chưa, nếu chưa thì nên đi học làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh vì bấy giờ cũng còn trẻ, vừa làm công tác xã hội, vừa có thể giữ gìn sức khỏe của chính mình.
Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
Ngoài những buổi sáng ngày làm việc, những buổi chiều tôi có thể đến tận nhà quý vị nào muốn tập riêng để thêm vào việc chữa trị hay phòng bệnh, cá nhân hoặc gia đình, thậm chí một toán người chung nhau học, tôi cũng không đặt vấn đề giá cả, thù lao.
Tất nhiên là họ cũng thân tặng một chút tiền còm uống nước chứ.
Bệnh nhân thì nhiều, toàn những ngươi lớn tuổi như tôi bây giờ hay cao niên hơn, có cả những người trẻ nhưng đang bệnh, mà vì sau 30-4-1975, ở trong nước chẳng có thuốc men tin cậy được, phần nhiêu phải dùng thuốc Nam tức những: Rễ, cành, lá, hoa, củ, quả ...sao, sắc rồi nấu nước như uống nước trà vậy.
Trong công việc như vậy, tôi gặp lại rất nhiêu quý vị phe ta còn kẹt lại, hay sắp lên đường xuất cảnh.
Vì thế tôi lại có dịp sống như trước lúc đổi đời.
Cụ bà tên Tiên có 4 cô con gái: 2 cô đã vượt biên qua được Mỹ, 2 cô ở lại đi làm hợp tác xã gì đó nuôi bà .
Đúng ra là nhà đó sống bằng quà cáp Hàng Mỹ gởi về thôi.
Cách ngày tôi đến tập cho bà Tiên cách luyện thở và thư giãn, với những động tác về suy nhược thần kinh. Nhưng tôi cứ bị ám ảnh về chuyện bà Tiên bảo tôi nhìn lên trần nhà chỗ phòng khách dùng để tập, những vết ố tạo thành hình ảnh người đàn bà sợ hãi trước khung trời đang gió bão.
Thực ra tôi không thấy gì ngoài những vết ố loang lổ vì mưa dột lâu ngày.
Tôi cũng không có ý nói dựa theo bà Tiên để duy trì thời gian học là một tháng, ai muốn học thêm thì tuỳ họ, mình lại dạy tiếp.
Khu nhà đó đối diện với nhà thờ Đa Minh, mùa Giáng Sinh năm đó nhà bà cũng trang hoàng như các nhà có đạo, ngó thì rực rỡ nhưng thấm ý buồn.
Thế rồi thì chuẩn bị đón Tết tây, nhưng cũng là sắm sửa cho tết âm lịch, còn vài buổi nữa là hết tháng 12, không phải tháng Chạp ta.
Như thường lệ , tôi vẫn tới tập dưỡng sinh cho bà Tiên . Nhưng hôm đó nhà bà lạ văng hoe . Tôi đang kiếm cách kêu cửa, thì một trong 2 cô con gái chạy ra mời tôi vào nhà.
Cô gái thầm thì hỏi tôi: thường ngày mẹ em có hỏi chi là thấy gì ở mấy cái vết ố trên trần nhà không?
Cô gái nhìn thẳng vào mặt tôi chờ câu trả lời.
Thật nan giải vì tôi là huấn luyện viên có bằng hành nghề thật, bà Tiên là bệnh suy nhược thần kinh thật, nhưng cái phiền của tôi là tôi gốc sĩ quan chế độ cũ, nên cũng ngại bạo quyền địa phương thăm hỏi kiếm chuyện kiểu bất thành vân, thủa đó cái gì muốn khỏi lôi thôi thì cứ ...trà nước là xong.
Nhưng tôi không thể trả lời cô con gái bà rằng không, lý do chính các cô ấy cũng đã được bà hỏi nhiều lần như thế, tôi liền gật đầu: bà Bác thường nhìn đăm đăm trước mỗi lần hỏi tôi thấy gì trên trần đó, vậy có chuyện gì?
Cô con gái bà tới cái hộc bàn, lấy ra một bao thư hơi dày trao cho tôi:
Mẹ em nói đưa tận tay chị thư này trong đó có tiền lương tháng vừa qua.
Tôi thoắt quên là bà chưa trả lương tập thể dục cho tôi. Nhưng để tránh mọi chuyện, tôi mở bao thư trước mặt cô, bà đã trả tôi số tiền gấp đôi, kèm tờ thư nhỏ:
Thân gởi cô Dưỡng Sinh, ra đi gấp gáp quá, không kịp báo trước cô để nghỉ tập, xin bồi hoàn lương tiền đầy đủ, chào cô nhé, đã cuối cuộc rong chơi rồi, tôi phải đi thôi, thật xa.
Con gái bà để rơi 2 dòng lệ cũng thầm như khi nói chuyện với tôi: cứ mỗi cuối năm là mẹ em đòi di xa. Tụi em đã giữ được bà mấy năm rồi, rút cuộc bà vẫn đi, chị biết không mẹ em bảo nên đi cuối năm để kết thúc như thời gian, để qua năm mới là rất phiền vì cả cái năm mới đó sẽ không vui.
Thế nên năm cùng tháng tận chính là thời điểm người già có chút bâng khuâng vì thời gian như nhắc nhở chưa làm xong việc gì, hay phải bỏ cuộc, vì hành trình ngắn bớt lại, bởi đã cuối cuộc rong chơi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CUỐI CUỘC RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
(HNPD) Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
CUỐI CUỘC RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
Cách đây mấy chục năm, những người ở lứa tuổi tôi chẳng ai nghĩ tới điều gọi là cuộc chơi sắp kết thúc, vì ai không cần soi gương cũng đinh ninh đang còn trẻ quá!
Thế nên năm cùng tháng tận dương lịch hay âm lịch "cũng chả là cái đinh" gì cả, còn có vẻ chế diễu người nào đó cứ thầm lặng buồn bã, băn khoăn trước thế thời ...phải thế chẳng hạn.
Buổi đó tôi vừa từ giã nông trường Rạch Bắp ở yếu khu "Tam giác sắt" Bình Dương, Bến Cát, Đồng Xoài về thành phố "Hồ", tức Saigon xưa, xong cái phần hậu tù cải tạo, tôi có thể thản nhiên đi đó đây trong đô thành của chúng mình, chẳng sợ ai bắt đi kinh tế mới nữa.
Mấy bà "chị thơ" trong hội thơ Quỳnh Dao lớn tuổi đã theo học những khoá dưỡng sinh ở Câu lạc bộ Dưỡng Sinh thuộc Viện y dược học dân tộc hỏi tôi là kiếm được việc gì làm chưa, nếu chưa thì nên đi học làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh vì bấy giờ cũng còn trẻ, vừa làm công tác xã hội, vừa có thể giữ gìn sức khỏe của chính mình.
Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
Ngoài những buổi sáng ngày làm việc, những buổi chiều tôi có thể đến tận nhà quý vị nào muốn tập riêng để thêm vào việc chữa trị hay phòng bệnh, cá nhân hoặc gia đình, thậm chí một toán người chung nhau học, tôi cũng không đặt vấn đề giá cả, thù lao.
Tất nhiên là họ cũng thân tặng một chút tiền còm uống nước chứ.
Bệnh nhân thì nhiều, toàn những ngươi lớn tuổi như tôi bây giờ hay cao niên hơn, có cả những người trẻ nhưng đang bệnh, mà vì sau 30-4-1975, ở trong nước chẳng có thuốc men tin cậy được, phần nhiêu phải dùng thuốc Nam tức những: Rễ, cành, lá, hoa, củ, quả ...sao, sắc rồi nấu nước như uống nước trà vậy.
Trong công việc như vậy, tôi gặp lại rất nhiêu quý vị phe ta còn kẹt lại, hay sắp lên đường xuất cảnh.
Vì thế tôi lại có dịp sống như trước lúc đổi đời.
Cụ bà tên Tiên có 4 cô con gái: 2 cô đã vượt biên qua được Mỹ, 2 cô ở lại đi làm hợp tác xã gì đó nuôi bà .
Đúng ra là nhà đó sống bằng quà cáp Hàng Mỹ gởi về thôi.
Cách ngày tôi đến tập cho bà Tiên cách luyện thở và thư giãn, với những động tác về suy nhược thần kinh. Nhưng tôi cứ bị ám ảnh về chuyện bà Tiên bảo tôi nhìn lên trần nhà chỗ phòng khách dùng để tập, những vết ố tạo thành hình ảnh người đàn bà sợ hãi trước khung trời đang gió bão.
Thực ra tôi không thấy gì ngoài những vết ố loang lổ vì mưa dột lâu ngày.
Tôi cũng không có ý nói dựa theo bà Tiên để duy trì thời gian học là một tháng, ai muốn học thêm thì tuỳ họ, mình lại dạy tiếp.
Khu nhà đó đối diện với nhà thờ Đa Minh, mùa Giáng Sinh năm đó nhà bà cũng trang hoàng như các nhà có đạo, ngó thì rực rỡ nhưng thấm ý buồn.
Thế rồi thì chuẩn bị đón Tết tây, nhưng cũng là sắm sửa cho tết âm lịch, còn vài buổi nữa là hết tháng 12, không phải tháng Chạp ta.
Như thường lệ , tôi vẫn tới tập dưỡng sinh cho bà Tiên . Nhưng hôm đó nhà bà lạ văng hoe . Tôi đang kiếm cách kêu cửa, thì một trong 2 cô con gái chạy ra mời tôi vào nhà.
Cô gái thầm thì hỏi tôi: thường ngày mẹ em có hỏi chi là thấy gì ở mấy cái vết ố trên trần nhà không?
Cô gái nhìn thẳng vào mặt tôi chờ câu trả lời.
Thật nan giải vì tôi là huấn luyện viên có bằng hành nghề thật, bà Tiên là bệnh suy nhược thần kinh thật, nhưng cái phiền của tôi là tôi gốc sĩ quan chế độ cũ, nên cũng ngại bạo quyền địa phương thăm hỏi kiếm chuyện kiểu bất thành vân, thủa đó cái gì muốn khỏi lôi thôi thì cứ ...trà nước là xong.
Nhưng tôi không thể trả lời cô con gái bà rằng không, lý do chính các cô ấy cũng đã được bà hỏi nhiều lần như thế, tôi liền gật đầu: bà Bác thường nhìn đăm đăm trước mỗi lần hỏi tôi thấy gì trên trần đó, vậy có chuyện gì?
Cô con gái bà tới cái hộc bàn, lấy ra một bao thư hơi dày trao cho tôi:
Mẹ em nói đưa tận tay chị thư này trong đó có tiền lương tháng vừa qua.
Tôi thoắt quên là bà chưa trả lương tập thể dục cho tôi. Nhưng để tránh mọi chuyện, tôi mở bao thư trước mặt cô, bà đã trả tôi số tiền gấp đôi, kèm tờ thư nhỏ:
Thân gởi cô Dưỡng Sinh, ra đi gấp gáp quá, không kịp báo trước cô để nghỉ tập, xin bồi hoàn lương tiền đầy đủ, chào cô nhé, đã cuối cuộc rong chơi rồi, tôi phải đi thôi, thật xa.
Con gái bà để rơi 2 dòng lệ cũng thầm như khi nói chuyện với tôi: cứ mỗi cuối năm là mẹ em đòi di xa. Tụi em đã giữ được bà mấy năm rồi, rút cuộc bà vẫn đi, chị biết không mẹ em bảo nên đi cuối năm để kết thúc như thời gian, để qua năm mới là rất phiền vì cả cái năm mới đó sẽ không vui.
Thế nên năm cùng tháng tận chính là thời điểm người già có chút bâng khuâng vì thời gian như nhắc nhở chưa làm xong việc gì, hay phải bỏ cuộc, vì hành trình ngắn bớt lại, bởi đã cuối cuộc rong chơi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Cách đây mấy chục năm, những người ở lứa tuổi tôi chẳng ai nghĩ tới điều gọi là cuộc chơi sắp kết thúc, vì ai không cần soi gương cũng đinh ninh đang còn trẻ quá!
Thế nên năm cùng tháng tận dương lịch hay âm lịch "cũng chả là cái đinh" gì cả, còn có vẻ chế diễu người nào đó cứ thầm lặng buồn bã, băn khoăn trước thế thời ...phải thế chẳng hạn.
Buổi đó tôi vừa từ giã nông trường Rạch Bắp ở yếu khu "Tam giác sắt" Bình Dương, Bến Cát, Đồng Xoài về thành phố "Hồ", tức Saigon xưa, xong cái phần hậu tù cải tạo, tôi có thể thản nhiên đi đó đây trong đô thành của chúng mình, chẳng sợ ai bắt đi kinh tế mới nữa.
Mấy bà "chị thơ" trong hội thơ Quỳnh Dao lớn tuổi đã theo học những khoá dưỡng sinh ở Câu lạc bộ Dưỡng Sinh thuộc Viện y dược học dân tộc hỏi tôi là kiếm được việc gì làm chưa, nếu chưa thì nên đi học làm huấn luyện viên Dưỡng Sinh vì bấy giờ cũng còn trẻ, vừa làm công tác xã hội, vừa có thể giữ gìn sức khỏe của chính mình.
Thế là sau một năm học lý thuyết và thực hành những động tác của Phương pháp dưỡng sinh, tôi thực sự đã ...sinh nhai được bằng nghề đó.
Ngoài những buổi sáng ngày làm việc, những buổi chiều tôi có thể đến tận nhà quý vị nào muốn tập riêng để thêm vào việc chữa trị hay phòng bệnh, cá nhân hoặc gia đình, thậm chí một toán người chung nhau học, tôi cũng không đặt vấn đề giá cả, thù lao.
Tất nhiên là họ cũng thân tặng một chút tiền còm uống nước chứ.
Bệnh nhân thì nhiều, toàn những ngươi lớn tuổi như tôi bây giờ hay cao niên hơn, có cả những người trẻ nhưng đang bệnh, mà vì sau 30-4-1975, ở trong nước chẳng có thuốc men tin cậy được, phần nhiêu phải dùng thuốc Nam tức những: Rễ, cành, lá, hoa, củ, quả ...sao, sắc rồi nấu nước như uống nước trà vậy.
Trong công việc như vậy, tôi gặp lại rất nhiêu quý vị phe ta còn kẹt lại, hay sắp lên đường xuất cảnh.
Vì thế tôi lại có dịp sống như trước lúc đổi đời.
Cụ bà tên Tiên có 4 cô con gái: 2 cô đã vượt biên qua được Mỹ, 2 cô ở lại đi làm hợp tác xã gì đó nuôi bà .
Đúng ra là nhà đó sống bằng quà cáp Hàng Mỹ gởi về thôi.
Cách ngày tôi đến tập cho bà Tiên cách luyện thở và thư giãn, với những động tác về suy nhược thần kinh. Nhưng tôi cứ bị ám ảnh về chuyện bà Tiên bảo tôi nhìn lên trần nhà chỗ phòng khách dùng để tập, những vết ố tạo thành hình ảnh người đàn bà sợ hãi trước khung trời đang gió bão.
Thực ra tôi không thấy gì ngoài những vết ố loang lổ vì mưa dột lâu ngày.
Tôi cũng không có ý nói dựa theo bà Tiên để duy trì thời gian học là một tháng, ai muốn học thêm thì tuỳ họ, mình lại dạy tiếp.
Khu nhà đó đối diện với nhà thờ Đa Minh, mùa Giáng Sinh năm đó nhà bà cũng trang hoàng như các nhà có đạo, ngó thì rực rỡ nhưng thấm ý buồn.
Thế rồi thì chuẩn bị đón Tết tây, nhưng cũng là sắm sửa cho tết âm lịch, còn vài buổi nữa là hết tháng 12, không phải tháng Chạp ta.
Như thường lệ , tôi vẫn tới tập dưỡng sinh cho bà Tiên . Nhưng hôm đó nhà bà lạ văng hoe . Tôi đang kiếm cách kêu cửa, thì một trong 2 cô con gái chạy ra mời tôi vào nhà.
Cô gái thầm thì hỏi tôi: thường ngày mẹ em có hỏi chi là thấy gì ở mấy cái vết ố trên trần nhà không?
Cô gái nhìn thẳng vào mặt tôi chờ câu trả lời.
Thật nan giải vì tôi là huấn luyện viên có bằng hành nghề thật, bà Tiên là bệnh suy nhược thần kinh thật, nhưng cái phiền của tôi là tôi gốc sĩ quan chế độ cũ, nên cũng ngại bạo quyền địa phương thăm hỏi kiếm chuyện kiểu bất thành vân, thủa đó cái gì muốn khỏi lôi thôi thì cứ ...trà nước là xong.
Nhưng tôi không thể trả lời cô con gái bà rằng không, lý do chính các cô ấy cũng đã được bà hỏi nhiều lần như thế, tôi liền gật đầu: bà Bác thường nhìn đăm đăm trước mỗi lần hỏi tôi thấy gì trên trần đó, vậy có chuyện gì?
Cô con gái bà tới cái hộc bàn, lấy ra một bao thư hơi dày trao cho tôi:
Mẹ em nói đưa tận tay chị thư này trong đó có tiền lương tháng vừa qua.
Tôi thoắt quên là bà chưa trả lương tập thể dục cho tôi. Nhưng để tránh mọi chuyện, tôi mở bao thư trước mặt cô, bà đã trả tôi số tiền gấp đôi, kèm tờ thư nhỏ:
Thân gởi cô Dưỡng Sinh, ra đi gấp gáp quá, không kịp báo trước cô để nghỉ tập, xin bồi hoàn lương tiền đầy đủ, chào cô nhé, đã cuối cuộc rong chơi rồi, tôi phải đi thôi, thật xa.
Con gái bà để rơi 2 dòng lệ cũng thầm như khi nói chuyện với tôi: cứ mỗi cuối năm là mẹ em đòi di xa. Tụi em đã giữ được bà mấy năm rồi, rút cuộc bà vẫn đi, chị biết không mẹ em bảo nên đi cuối năm để kết thúc như thời gian, để qua năm mới là rất phiền vì cả cái năm mới đó sẽ không vui.
Thế nên năm cùng tháng tận chính là thời điểm người già có chút bâng khuâng vì thời gian như nhắc nhở chưa làm xong việc gì, hay phải bỏ cuộc, vì hành trình ngắn bớt lại, bởi đã cuối cuộc rong chơi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)