Mỗi Ngày Một Chuyện
CUỐI THÁNG 4/1975 - CAO MỴ NHÂN
CUỐI THÁNG 4/1975 - CAO MỴ NHÂN
Đã
mất về tay cộng sản bắc việt lần lượt cao nguyên Trung phần, rồi duyên hải miền
Trung trong cái tháng 3/1975 rồi, đã nhìn thấy Saigon thoi thóp rồi,
mà 10 ngày cuối tháng tư đen năm 1975 ấy, tôi vẫn thấy trong lòng chưa xôn xao lắm.
Hình
như tôi không biết sợ là gì, sau khi đã di chuyển được 4 đứa con, và một bé
người làm chuyên bế ẵm cháu út vô tới Saigon, tôi tưởng thế là yên rồi, ông xã
thì tự ý mắc kẹt ở Đà Nẵng luôn, tôi thản nhiên rong chơi...
Cũng
giây phút cuối cùng của cuộc thế 1975, tôi mới thực sự biết có những người bạn
mà bình thường đi làm và sinh hoạt tầm xoàng như tôi, nay tức là bấy giờ, bỗng
khác lạ nhiều lắm.
Họ
vãi tiền ra mua những tin tức về ra đi di tản, đến nỗi tôi phát buồn cười, chứ
không ngưỡng mộ gì cả.
Chỉ
cần nghe có chuyến bay bất ngờ trên phi trường Tân Sơn Nhứt, là đã thuê xe trọn
chuyến đi ngay.
Tới
nơi cả đại gia đình mấy chục người nằm vạ vật quanh hành lang phi cảng, rồi về
lại nhà.
Nghe
ngoài bến Khánh Hội, các tầu quân dân sự đang neo, là lập tức kêu vài chiếc
taxi cho cả nhà nêu trên đi ngay, mục đích ra khơi, rời VN, rồi cứ lênh đênh
tới đâu thì tới.
Rút
cuộc cũng lại trở về.
Cái
điều tôi muốn kể ấy là, tôi đã nhìn thấy những hộp đựng cả trăm lạng vàng y,
những cuộn tiền dollars Mỹ như cuộn len đan áo.
Có
thể quý vị đã có hay đã thấy nhiều hơn tôi, đây là tôi chỉ nói về tôi.
Ông xã tôi với tôi đi làm, gần hai chục
ngàn một tháng, kể như khá rồi, song xài phí quá, nên phút chót trắng tay luôn,
chẳng bao giờ tôi thấy tiền của nhiều như thế.
Còn
bạn đương nêu của tôi, có hai hộp vàng ròng cộng với cuộn dollars toàn giấy
100, thì không biết thế nào mà nói.
Bạn
rủ tôi đi di tản cùng, bạn bao hết, vì bấy giờ chỉ cần chạy thoát thôi, thế mà
tôi lại từ chối mới là ...khùng.
Quý
vị sẽ hỏi bộ tôi muốn ở lại, hay còn chờ gì, hoặc sợ bất trắc dọc đường thiên
lý sao ?
Bao nhiêu người ở Saigon chỉ mong có
phương tiện rời quê hương, vì Việt cộng tàn ác, chúng sẽ lấy kềm đóng đinh để
rút móng tay chân chúng ta, hay đàn bà con gái miền nam.
Thậm
chí tôi còn nghe tin cô giáo dạy Anh Văn, mà hồi tôi phải nhờ cô cùng bà hiệu
trưởng đi tiếp phái đoàn phu nhân các vị tuỳ viên quân sự, từ các nước đồng
minh thăm viếng QĐI/QKI của...tôi, vì tôi không đủ nhân viên tiếp rước đầy đủ.
Cô
giáo ấy đã bị kết hôn với thương binh cộng sản bắc việt.
Do đó đáng lẽ tôi phải quàng chân lên
cổ, chạy mau
khổi VN trong cái tháng tư 1975 mới phải.
Tôi
lại đủng đỉnh, làm như quân ta sẽ tái chiếm miền nam như đã từng tái chiếm Huế
mùa xuân 1968, hay cổ thành Quảng Trị 1972, nên an tâm quá.
Chị
bạn có của nêu trên cùng một chị bạn nữa, bộ ba chúng tôi đi coi bói thử, ông
thầy gì đó ở đường Hồng Thập Tự . Thầy bói đoán : Chị bạn có của ấy sắp thiên
di, còn bà kia với tôi đang hạn tam tai, không đi đâu được .
Chúng
tôi thường tới những chỗ đông người đang bàn ra tán vào, đọc những tờ báo có
các tin ông này bỏ bà nọ đi Mỹ, bà nọ không chờ ông cùng di tản mà đã lên máy
bay kia, tàu thuyền kia đi rồi.
Biết
bao bài tả oán lâm ly, không ngớt trên mấy tờ báo ở Saigon mùa xuân 1975 ấy .
Ở
một nơi khác, bà Ngô Bá Thành và ni sư Huỳnh Liên còn đi các tiệm lớn quyên
tiền, để thuê tàu qua đảo Guam đón dân tị nạn muốn trở về, thật chán mớ đời.
Ít
ngày sau nữa thì chị bạn có của nêu trên, đã mất hút trong một chiếc tầu nhỏ
chứa hàng ngàn người ra khơi.
Sau
này nghe tin gia đình chị đang lênh đênh trên biển đông, thì gặp vị Tư Lệnh của
đơn vị chị ngó thấy, và một số đã được vớt lên tầu Mỹ để nhập Guam, rồi Camp Pendleton, trước khi được phân phối
đi định cư ở các tiểu bang Hoa Kỳ.
Như
vậy không tin bói toán cũng không...được, vì rõ ràng chị bạn tôi đã đi và đã
tới.
Còn
bà kia với tôi thì đúng là hạn tam tứ tai, đi tù tập trung cải tạo, rồi người thì 16 năm,
người thì 25 năm sau mới đặt chân lên thủ đô tị nạn Bolsa.
10
ngày cuối tháng tư 1975, xã tôi vẫn chưa từ Đà Nẵng vô Saigon, và anh ta đã
trong số 4 người làm việc ở DAO, hậu
MACV lên thắng Rừng thiêng Thượng Đức, sát
Nam Lào, để biết thế nào là mùi vị tù cải tạo.
Nếu
anh ta không có mặt ở Đà Nẵng, thì chả bao giờ bị kêu đi tập trung để trả lời
những công sự chiến đấu Mỹ xây cất như thế nào, và ở những đâu chẳng hạn .
10
ngày cuối tháng tư 1975 ấy, hình như tôi quá sợ cái hình ảnh mà 4 đêm 3 ngày
trên tầu Philippin từ Tiên Sa Đà Nẵng đi Manila.
Một
số rất ít cứ đòi xuống bến Khánh Hội, trong đó có tôi, vì hành khách trên tầu
toàn đi theo các hãng sở Hoa Kỳ qua Phi tị nạn rồi đi Mỹ tái định cư.
Như
vậy tôi cứ nhởn nhơ trước thời cuộc, để rồi cuối tháng tư, phải đến khu cư xá
sau đại học Vạn Hạnh, để tránh pháo kích của Việt cộng nã vào thành phố Saigon.
Cho
tới khi ông tổng thống dở hơi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản, tự tay
tôi đã đốt tấm thẻ sĩ quan
QL/VNCH
tuyệt đẹp của tôi.
Tại
sao tôi cũng dở hơi như vị đại tướng to ù thô kệch, mà thời gian ông ở quân đội
Cộng Hoà , tất cả đều thích gọi ông là Big Minh.
Hầu
phân biệt với 2 vị tướng Minh khác : Trung tướng Nguyễn Văn Minh có thời làm Tư
lệnh QDIII/ QK3 .
Và
Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Lực VNCH, còn là nhà văn, tác giả mấy
cuốn sách, trong đó có tập truyện " Chết Non " viết khi tướng còn trẻ
.
Ôi
cả đời đôi khi người ta còn không tự chủ được, thì với tôi 10 ngày cuối tháng
tư 1975, tôi không giận tôi đã bỏ chuyến đi Manila ngay từ khi Saigon chưa rơi
vào tay cộng sản.
Nhưng
tôi tiếc tấm thẻ ID Quân Lực VNCH thật, vì dung nhan đó, dáng dấp đó, là một
chứng tích thời gian tôi hãnh tiến nhất trong dĩ vãng khó phai mờ của tôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
CUỐI THÁNG 4/1975 - CAO MỴ NHÂN
CUỐI THÁNG 4/1975 - CAO MỴ NHÂN
Đã
mất về tay cộng sản bắc việt lần lượt cao nguyên Trung phần, rồi duyên hải miền
Trung trong cái tháng 3/1975 rồi, đã nhìn thấy Saigon thoi thóp rồi,
mà 10 ngày cuối tháng tư đen năm 1975 ấy, tôi vẫn thấy trong lòng chưa xôn xao lắm.
Hình
như tôi không biết sợ là gì, sau khi đã di chuyển được 4 đứa con, và một bé
người làm chuyên bế ẵm cháu út vô tới Saigon, tôi tưởng thế là yên rồi, ông xã
thì tự ý mắc kẹt ở Đà Nẵng luôn, tôi thản nhiên rong chơi...
Cũng
giây phút cuối cùng của cuộc thế 1975, tôi mới thực sự biết có những người bạn
mà bình thường đi làm và sinh hoạt tầm xoàng như tôi, nay tức là bấy giờ, bỗng
khác lạ nhiều lắm.
Họ
vãi tiền ra mua những tin tức về ra đi di tản, đến nỗi tôi phát buồn cười, chứ
không ngưỡng mộ gì cả.
Chỉ
cần nghe có chuyến bay bất ngờ trên phi trường Tân Sơn Nhứt, là đã thuê xe trọn
chuyến đi ngay.
Tới
nơi cả đại gia đình mấy chục người nằm vạ vật quanh hành lang phi cảng, rồi về
lại nhà.
Nghe
ngoài bến Khánh Hội, các tầu quân dân sự đang neo, là lập tức kêu vài chiếc
taxi cho cả nhà nêu trên đi ngay, mục đích ra khơi, rời VN, rồi cứ lênh đênh
tới đâu thì tới.
Rút
cuộc cũng lại trở về.
Cái
điều tôi muốn kể ấy là, tôi đã nhìn thấy những hộp đựng cả trăm lạng vàng y,
những cuộn tiền dollars Mỹ như cuộn len đan áo.
Có
thể quý vị đã có hay đã thấy nhiều hơn tôi, đây là tôi chỉ nói về tôi.
Ông xã tôi với tôi đi làm, gần hai chục
ngàn một tháng, kể như khá rồi, song xài phí quá, nên phút chót trắng tay luôn,
chẳng bao giờ tôi thấy tiền của nhiều như thế.
Còn
bạn đương nêu của tôi, có hai hộp vàng ròng cộng với cuộn dollars toàn giấy
100, thì không biết thế nào mà nói.
Bạn
rủ tôi đi di tản cùng, bạn bao hết, vì bấy giờ chỉ cần chạy thoát thôi, thế mà
tôi lại từ chối mới là ...khùng.
Quý
vị sẽ hỏi bộ tôi muốn ở lại, hay còn chờ gì, hoặc sợ bất trắc dọc đường thiên
lý sao ?
Bao nhiêu người ở Saigon chỉ mong có
phương tiện rời quê hương, vì Việt cộng tàn ác, chúng sẽ lấy kềm đóng đinh để
rút móng tay chân chúng ta, hay đàn bà con gái miền nam.
Thậm
chí tôi còn nghe tin cô giáo dạy Anh Văn, mà hồi tôi phải nhờ cô cùng bà hiệu
trưởng đi tiếp phái đoàn phu nhân các vị tuỳ viên quân sự, từ các nước đồng
minh thăm viếng QĐI/QKI của...tôi, vì tôi không đủ nhân viên tiếp rước đầy đủ.
Cô
giáo ấy đã bị kết hôn với thương binh cộng sản bắc việt.
Do đó đáng lẽ tôi phải quàng chân lên
cổ, chạy mau
khổi VN trong cái tháng tư 1975 mới phải.
Tôi
lại đủng đỉnh, làm như quân ta sẽ tái chiếm miền nam như đã từng tái chiếm Huế
mùa xuân 1968, hay cổ thành Quảng Trị 1972, nên an tâm quá.
Chị
bạn có của nêu trên cùng một chị bạn nữa, bộ ba chúng tôi đi coi bói thử, ông
thầy gì đó ở đường Hồng Thập Tự . Thầy bói đoán : Chị bạn có của ấy sắp thiên
di, còn bà kia với tôi đang hạn tam tai, không đi đâu được .
Chúng
tôi thường tới những chỗ đông người đang bàn ra tán vào, đọc những tờ báo có
các tin ông này bỏ bà nọ đi Mỹ, bà nọ không chờ ông cùng di tản mà đã lên máy
bay kia, tàu thuyền kia đi rồi.
Biết
bao bài tả oán lâm ly, không ngớt trên mấy tờ báo ở Saigon mùa xuân 1975 ấy .
Ở
một nơi khác, bà Ngô Bá Thành và ni sư Huỳnh Liên còn đi các tiệm lớn quyên
tiền, để thuê tàu qua đảo Guam đón dân tị nạn muốn trở về, thật chán mớ đời.
Ít
ngày sau nữa thì chị bạn có của nêu trên, đã mất hút trong một chiếc tầu nhỏ
chứa hàng ngàn người ra khơi.
Sau
này nghe tin gia đình chị đang lênh đênh trên biển đông, thì gặp vị Tư Lệnh của
đơn vị chị ngó thấy, và một số đã được vớt lên tầu Mỹ để nhập Guam, rồi Camp Pendleton, trước khi được phân phối
đi định cư ở các tiểu bang Hoa Kỳ.
Như
vậy không tin bói toán cũng không...được, vì rõ ràng chị bạn tôi đã đi và đã
tới.
Còn
bà kia với tôi thì đúng là hạn tam tứ tai, đi tù tập trung cải tạo, rồi người thì 16 năm,
người thì 25 năm sau mới đặt chân lên thủ đô tị nạn Bolsa.
10
ngày cuối tháng tư 1975, xã tôi vẫn chưa từ Đà Nẵng vô Saigon, và anh ta đã
trong số 4 người làm việc ở DAO, hậu
MACV lên thắng Rừng thiêng Thượng Đức, sát
Nam Lào, để biết thế nào là mùi vị tù cải tạo.
Nếu
anh ta không có mặt ở Đà Nẵng, thì chả bao giờ bị kêu đi tập trung để trả lời
những công sự chiến đấu Mỹ xây cất như thế nào, và ở những đâu chẳng hạn .
10
ngày cuối tháng tư 1975 ấy, hình như tôi quá sợ cái hình ảnh mà 4 đêm 3 ngày
trên tầu Philippin từ Tiên Sa Đà Nẵng đi Manila.
Một
số rất ít cứ đòi xuống bến Khánh Hội, trong đó có tôi, vì hành khách trên tầu
toàn đi theo các hãng sở Hoa Kỳ qua Phi tị nạn rồi đi Mỹ tái định cư.
Như
vậy tôi cứ nhởn nhơ trước thời cuộc, để rồi cuối tháng tư, phải đến khu cư xá
sau đại học Vạn Hạnh, để tránh pháo kích của Việt cộng nã vào thành phố Saigon.
Cho
tới khi ông tổng thống dở hơi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản, tự tay
tôi đã đốt tấm thẻ sĩ quan
QL/VNCH
tuyệt đẹp của tôi.
Tại
sao tôi cũng dở hơi như vị đại tướng to ù thô kệch, mà thời gian ông ở quân đội
Cộng Hoà , tất cả đều thích gọi ông là Big Minh.
Hầu
phân biệt với 2 vị tướng Minh khác : Trung tướng Nguyễn Văn Minh có thời làm Tư
lệnh QDIII/ QK3 .
Và
Trung Tướng Trần Văn Minh Tư Lệnh Không Lực VNCH, còn là nhà văn, tác giả mấy
cuốn sách, trong đó có tập truyện " Chết Non " viết khi tướng còn trẻ
.
Ôi
cả đời đôi khi người ta còn không tự chủ được, thì với tôi 10 ngày cuối tháng
tư 1975, tôi không giận tôi đã bỏ chuyến đi Manila ngay từ khi Saigon chưa rơi
vào tay cộng sản.
Nhưng
tôi tiếc tấm thẻ ID Quân Lực VNCH thật, vì dung nhan đó, dáng dấp đó, là một
chứng tích thời gian tôi hãnh tiến nhất trong dĩ vãng khó phai mờ của tôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)