Văn Học & Nghệ Thuật
Ca khúc "Ly rượu mừng" "tái xuất" sau 40 năm không được hát ( Hát cho mọi nó nghe cũng chẳng nên hát )
BTC chương trình Giai điệu tự hào cho biết, ca khúc Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ trở thành bài hát kết thúc 12 chương trình Giai điệu tự hào của năm 2016. Chương trình này sẽ phát sóng vào 20 giờ 10 ngày 31.12 trên VTV1.
Bảo Trâm sẽ thể hiện ca khúc "Ly rượu mừng" trong Giai điệu tự hào.
Điều đáng nói là tác phẩm sáng tác năm 1952 này mới chỉ được cấp phép biểu diễn cách đây không lâu, sau 40 năm không được hát. Bảo Trâm, Ngọc Khuê và nhóm Dòng thời gian là những nghệ sĩ chuyển tải tác phẩm này.
BTC Giai điệu tự hào cho biết, Ly rượu mừng cũng chính là lời chúc gửi tới mùa xuân mới ấm áp cho tác giả. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương nhiều năm nay thường được nhớ tới qua tác phẩm Nửa hồn thương đau. Ít người biết rằng tác phẩm Ly rượu mừng cũng là một sáng tác của ông vì 40 năm qua chưa được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép.
Ca khúc "Ly rượu mừng" do Đức Tuấn thể hiện.
Cùng với Ly rượu mừng, nhiều ca khúc thuộc dòng tân nhạc thập niên 40 - 50 cũng xuất hiện trong chương trình Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và Tuổi trẻ. Đó sẽ là những tình ca được pha giữa cách phối cũ với tiết điệu chậm, điểm xuyết những nốt dân ca với chút âm hưởng nhạc Jazz hoặc thính phòng. Vẻ lãng mạn của từng ca khúc cũng toát lên từ đó.
Hà Anh Tuấn biểu diễn ca khúc "Dư âm".
Ca khúc mang chủ đề chương trình Xuân và Tuổi trẻ là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ La Hối, sáng tác khi ông mới 20 tuổi. Cố vấn âm nhạc Nguyễn Thụy Kha cho biết, ca khúc báo trước hy vọng về ngày Độc lập. Thoạt tiên, nó là một bài hát viết bằng tiếng Pháp. Nhà thơ Thế Lữ đã rất mê bài hát này nên đã xin gia đình La Hối đặt lời Việt cho bài hát, rồi lấy tên là Xuân và Tuổi trẻ.
Một tác phẩm khác cũng được sáng tác khi tác giả rất trẻ là Mơ hoa của Hoàng Giác. Ông viết bài ca này khi mới ở tuổi 21. Ca khúc được sáng tác vào năm 1945, có giai điệu và ca từ đôi chút “lả lơi” – như lời tán tỉnh của chàng trai với cô gái trong mộng.
Hoàng Hải thể hiện "Em đến thăm anh một chiều mưa”.
Một số bài hát khác cũng góp mặt trong chương trình này là Em đến thăm anh một chiều mưa của nhạc sĩ Tô Vũ, Sơn nữ ca của nhạc sĩ Trần Hoàn, Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Bóng chiều xưa của Dương Thiệu Tước…
Theo Kiều Thuận (Dân Việt)Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Ca khúc "Ly rượu mừng" "tái xuất" sau 40 năm không được hát ( Hát cho mọi nó nghe cũng chẳng nên hát )
BTC chương trình Giai điệu tự hào cho biết, ca khúc Ly rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ trở thành bài hát kết thúc 12 chương trình Giai điệu tự hào của năm 2016. Chương trình này sẽ phát sóng vào 20 giờ 10 ngày 31.12 trên VTV1.
Bảo Trâm sẽ thể hiện ca khúc "Ly rượu mừng" trong Giai điệu tự hào.
Điều đáng nói là tác phẩm sáng tác năm 1952 này mới chỉ được cấp phép biểu diễn cách đây không lâu, sau 40 năm không được hát. Bảo Trâm, Ngọc Khuê và nhóm Dòng thời gian là những nghệ sĩ chuyển tải tác phẩm này.
BTC Giai điệu tự hào cho biết, Ly rượu mừng cũng chính là lời chúc gửi tới mùa xuân mới ấm áp cho tác giả. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương nhiều năm nay thường được nhớ tới qua tác phẩm Nửa hồn thương đau. Ít người biết rằng tác phẩm Ly rượu mừng cũng là một sáng tác của ông vì 40 năm qua chưa được Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép.
Ca khúc "Ly rượu mừng" do Đức Tuấn thể hiện.
Cùng với Ly rượu mừng, nhiều ca khúc thuộc dòng tân nhạc thập niên 40 - 50 cũng xuất hiện trong chương trình Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và Tuổi trẻ. Đó sẽ là những tình ca được pha giữa cách phối cũ với tiết điệu chậm, điểm xuyết những nốt dân ca với chút âm hưởng nhạc Jazz hoặc thính phòng. Vẻ lãng mạn của từng ca khúc cũng toát lên từ đó.
Hà Anh Tuấn biểu diễn ca khúc "Dư âm".
Ca khúc mang chủ đề chương trình Xuân và Tuổi trẻ là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhạc sĩ La Hối, sáng tác khi ông mới 20 tuổi. Cố vấn âm nhạc Nguyễn Thụy Kha cho biết, ca khúc báo trước hy vọng về ngày Độc lập. Thoạt tiên, nó là một bài hát viết bằng tiếng Pháp. Nhà thơ Thế Lữ đã rất mê bài hát này nên đã xin gia đình La Hối đặt lời Việt cho bài hát, rồi lấy tên là Xuân và Tuổi trẻ.
Một tác phẩm khác cũng được sáng tác khi tác giả rất trẻ là Mơ hoa của Hoàng Giác. Ông viết bài ca này khi mới ở tuổi 21. Ca khúc được sáng tác vào năm 1945, có giai điệu và ca từ đôi chút “lả lơi” – như lời tán tỉnh của chàng trai với cô gái trong mộng.
Hoàng Hải thể hiện "Em đến thăm anh một chiều mưa”.
Một số bài hát khác cũng góp mặt trong chương trình này là Em đến thăm anh một chiều mưa của nhạc sĩ Tô Vũ, Sơn nữ ca của nhạc sĩ Trần Hoàn, Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Bóng chiều xưa của Dương Thiệu Tước…
Theo Kiều Thuận (Dân Việt)