Cà Kê Dê Ngỗng

Cái Tôi của người Việt

Gặp một người bạn. Trong một giờ, anh ta nói về anh 57 phút, anh đã làm những gì khiến Tây phải le lưỡi.

 


Gặp một người bạn. Trong một giờ, anh ta nói về anh 57 phút, anh đã làm những gì khiến Tây phải le lưỡi.  Ba phút còn lại, trước khi chia tay, anh ta mới hỏi: “À, hồi này bạn làm gì? Sống chết ra sao?” 

  

Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: “Tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá.  Tại sao tôi tài ba đến thế?” 

  

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Nói chuyện với một ông bác sĩ trong hẻm, tưởng ông ta đã kiếm ra “Pénicilline.” Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “Ông,” vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. 

  

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo, Beaudelaire, Nguyễn Du. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, đại trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng. 

  

  

TÔI, TÔI, TÔI 

  

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có “nhà nghiên cứu.” Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cáí gì, lúc nào. Người viết bài này đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vào “Google” tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tàu hũ. 

  

Bất cứ người Việt nào cũng là một cái nhà gì đó. Hơn một cái nhà, đó là những lâu đài. 

  

Cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ người ta nói ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, tôn giáo của vô ngã, cái tôi không có. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người Công giáo hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu. Khổng giáo? Khổng tử nói: Biết, nói là biết; không biết, nói là không biết; thế là biết đấy. Người Việt ta cái gì cũng biết, quên rằng thỉnh thoảng nhận mình không biết là dấu hiệu của sự thông minh. 

  

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo? 

  

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: “Tôi, tôi, tôi.” Nói chuyện với người Nhật, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc. Hỏi những người khác, mới biết cái ông ngồi trịnh trọng ghi chép đó là bực thầy. 

  

Nhớ mãi một buổi hội thảo của người Việt. Ông MC nói về mình trước khi giới thiệu diễn giả. Không phải chỉ giới thiệu diễn giả, nhưng tất cả những người ngồi trên bàn cử tọa, chức tước, bằng cấp, tiểu sử, kể cả, nhất là những chi tiết oanh liệt không liên hệ gì tới đề tài thuyết trình. Sau phần giới thiệu những chủ tọa đoàn, tới lượt… những người tham dự. Chúng tôi hân hạnh có sự tham dự của Giáo sư X, tiến sĩ Y, chủ tịch Z. Vì tất cả đều có bằng cấp, chức tước cùng mình, việc giới thiệu tất cả văn võ bá quan kéo dài cả giờ. Mời 14 giờ, bắt đầu 15 giờ 15, giới thiệu xong phải thảo luận vội vàng cho kịp giờ trả phòng. Thảo luận nghĩa là: Mỗi người lên cầm “micro” nói các anh láo cả, chỉ có tôi là có lý. 

  

  

TÔI LÀ CHÂN LÝ 

  

Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu, thua thiên hạ mọi mặt. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong từ điển cá nhân của người Việt không có chữ “khiêm tốn.” Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: Không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay? Bởi vì cái tôi nó lớn quá. Bênh vực cái tôi trước đã, thực hư tính sau. 

  

Socrate nói càng học càng thấy mình không biết gì. Những nhà khoa học nói khoa học bắt đầu bằng sự hoài nghi. Có hoài nghi mới đặt lại vấn đề, mới học hỏi, tìm tòi. Người Việt ta không bao giờ hoài nghi về cái biết mênh mông, cái tài quán thế, trùm thiên hạ của mình. 

  

Nước Việt sống dưới ách đô hộ của một nhóm “Mafia,” tự phong cho mình toàn quyền sinh sát. Thế kỷ 21 vẫn chưa có quyền suy nghĩ. Viết vài chữ, nói vài câu phải lo có đúng ý người trên hay không. Vẫn khư khư bám vào một chế độ kỳ quái đã bị cả thế giới từ bỏ. Trong hoàn cảnh đó, đáng lẽ không có người Việt nào nên hãnh diện quá đáng, nếu không xấu hổ, vì quả thực không có gì vẻ vang phải cúi đầu để sống. Hay bất lực, nhìn quê hương mình lao xuống vực thẳm. 

  

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: Ông nội này mất gốc rồi! 

  

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo, chụp mũ. 

  

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người “mang dép râu mà đi vào vũ trụ” của Tố Hữu, có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21. 

  

Trong y học, “égocentrisme” là một cái bệnh, “pathologie.” Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité). 

  

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình, so sánh thành quả hôm nay với thành quả những năm trước. Và thường thường thất vọng. 

  

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu. 

  

Khi một nhà khoa học thỏa mãn với khám phá của mình, anh ta không khám phá nữa . Một lý thuyết gia thoả mãn, anh ta không đọc nữa, không tìm tòi nữa. Chúng ta không có khoa học gia, vì học xong co cái bằng là đủ sướng rồi, treo bằng lên tường ngắm mỗi ngày, tìm kiếm gì nữa. 

  

  

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN 

  

Thomas Edison nói: “Nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện.” 

  

Người Việt ta dễ thỏa mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ “tự sướng” quá. Chúng ta hài lòng với ngọn đèn dầu leo lét trong nhà, nghĩ là hải đăng. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ. 

  

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở “période rose” (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có “période bleue” (thời kỳ xanh). Nếu thoả mãn với “période bleue” sẽ không có tranh lập thể, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin “maître” ký tên. Picasso trả lời:  “Tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.” 

  

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: Vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hì hục tìm tòi cho tới chết. 

  

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương. 

  

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. 

  

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: “Thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe.” Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ. 

  

   

NGƯỜI VÀ TA 

  

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.  Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. 

  

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriod, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín. 

  

Ông là Olivier Messiaen, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra “Saint-Francois d’Assise” của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.  Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng - một cách kín đáo - các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót. 

  

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại, tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển. 

  

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messiaen- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào: “Tại sao tôi tài giỏi quá như vậy?”  Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau. 

  

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau. Những cái tôi đụng nhau chan chát, chúng ta ghét nhau hơn ghét kẻ thù. Người Việt nào cũng có lần uất ức vì không được đãi ngộ, đối xử xứng đáng với tài năng lớn lao của mình. Tổ chức nào cũng không sống nổi ba bảy 21 ngày, cũng phải chia thành hai, thành bốn, tách ra như những tế bào. Bởi vì trong thâm tâm, mỗi người chúng ta nghĩ chỉ có mình mới xứng đáng lãnh đạo. 

  

Không được thỏa mãn, chúng ta phá nhau hơn phá kẻ thù. 

  

Cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.

 

  

  

 Từ Thức 

  NTT chuyen

Bàn ra tán vào (1)

Sam LA
Good

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Cái Tôi của người Việt

Gặp một người bạn. Trong một giờ, anh ta nói về anh 57 phút, anh đã làm những gì khiến Tây phải le lưỡi.

 


Gặp một người bạn. Trong một giờ, anh ta nói về anh 57 phút, anh đã làm những gì khiến Tây phải le lưỡi.  Ba phút còn lại, trước khi chia tay, anh ta mới hỏi: “À, hồi này bạn làm gì? Sống chết ra sao?” 

  

Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: “Tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá.  Tại sao tôi tài ba đến thế?” 

  

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Nói chuyện với một ông bác sĩ trong hẻm, tưởng ông ta đã kiếm ra “Pénicilline.” Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “Ông,” vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà. 

  

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo, Beaudelaire, Nguyễn Du. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, đại trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng. 

  

  

TÔI, TÔI, TÔI 

  

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có “nhà nghiên cứu.” Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cáí gì, lúc nào. Người viết bài này đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vào “Google” tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tàu hũ. 

  

Bất cứ người Việt nào cũng là một cái nhà gì đó. Hơn một cái nhà, đó là những lâu đài. 

  

Cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ người ta nói ảnh hưởng văn hóa Phật giáo, tôn giáo của vô ngã, cái tôi không có. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người Công giáo hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu. Khổng giáo? Khổng tử nói: Biết, nói là biết; không biết, nói là không biết; thế là biết đấy. Người Việt ta cái gì cũng biết, quên rằng thỉnh thoảng nhận mình không biết là dấu hiệu của sự thông minh. 

  

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo? 

  

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực: “Tôi, tôi, tôi.” Nói chuyện với người Nhật, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc. Hỏi những người khác, mới biết cái ông ngồi trịnh trọng ghi chép đó là bực thầy. 

  

Nhớ mãi một buổi hội thảo của người Việt. Ông MC nói về mình trước khi giới thiệu diễn giả. Không phải chỉ giới thiệu diễn giả, nhưng tất cả những người ngồi trên bàn cử tọa, chức tước, bằng cấp, tiểu sử, kể cả, nhất là những chi tiết oanh liệt không liên hệ gì tới đề tài thuyết trình. Sau phần giới thiệu những chủ tọa đoàn, tới lượt… những người tham dự. Chúng tôi hân hạnh có sự tham dự của Giáo sư X, tiến sĩ Y, chủ tịch Z. Vì tất cả đều có bằng cấp, chức tước cùng mình, việc giới thiệu tất cả văn võ bá quan kéo dài cả giờ. Mời 14 giờ, bắt đầu 15 giờ 15, giới thiệu xong phải thảo luận vội vàng cho kịp giờ trả phòng. Thảo luận nghĩa là: Mỗi người lên cầm “micro” nói các anh láo cả, chỉ có tôi là có lý. 

  

  

TÔI LÀ CHÂN LÝ 

  

Nước Việt nghèo, chậm tiến, lạc hậu, thua thiên hạ mọi mặt. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong từ điển cá nhân của người Việt không có chữ “khiêm tốn.” Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ: Không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay? Bởi vì cái tôi nó lớn quá. Bênh vực cái tôi trước đã, thực hư tính sau. 

  

Socrate nói càng học càng thấy mình không biết gì. Những nhà khoa học nói khoa học bắt đầu bằng sự hoài nghi. Có hoài nghi mới đặt lại vấn đề, mới học hỏi, tìm tòi. Người Việt ta không bao giờ hoài nghi về cái biết mênh mông, cái tài quán thế, trùm thiên hạ của mình. 

  

Nước Việt sống dưới ách đô hộ của một nhóm “Mafia,” tự phong cho mình toàn quyền sinh sát. Thế kỷ 21 vẫn chưa có quyền suy nghĩ. Viết vài chữ, nói vài câu phải lo có đúng ý người trên hay không. Vẫn khư khư bám vào một chế độ kỳ quái đã bị cả thế giới từ bỏ. Trong hoàn cảnh đó, đáng lẽ không có người Việt nào nên hãnh diện quá đáng, nếu không xấu hổ, vì quả thực không có gì vẻ vang phải cúi đầu để sống. Hay bất lực, nhìn quê hương mình lao xuống vực thẳm. 

  

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng: Ông nội này mất gốc rồi! 

  

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo, chụp mũ. 

  

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người “mang dép râu mà đi vào vũ trụ” của Tố Hữu, có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21. 

  

Trong y học, “égocentrisme” là một cái bệnh, “pathologie.” Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại (complexe de supériorité) là để che đậy tự ti mặc cảm (complexe d’infériorité). 

  

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình, so sánh thành quả hôm nay với thành quả những năm trước. Và thường thường thất vọng. 

  

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu. 

  

Khi một nhà khoa học thỏa mãn với khám phá của mình, anh ta không khám phá nữa . Một lý thuyết gia thoả mãn, anh ta không đọc nữa, không tìm tòi nữa. Chúng ta không có khoa học gia, vì học xong co cái bằng là đủ sướng rồi, treo bằng lên tường ngắm mỗi ngày, tìm kiếm gì nữa. 

  

  

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN 

  

Thomas Edison nói: “Nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra điện.” 

  

Người Việt ta dễ thỏa mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ “tự sướng” quá. Chúng ta hài lòng với ngọn đèn dầu leo lét trong nhà, nghĩ là hải đăng. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ. 

  

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở “période rose” (thời kỳ hồng), nếu thỏa mãn, sẽ không có “période bleue” (thời kỳ xanh). Nếu thoả mãn với “période bleue” sẽ không có tranh lập thể, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại: Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin “maître” ký tên. Picasso trả lời:  “Tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.” 

  

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn: Vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hì hục tìm tòi cho tới chết. 

  

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương. 

  

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao. 

  

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói: “Thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe.” Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ. 

  

   

NGƯỜI VÀ TA 

  

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.  Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác. 

  

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV, chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriod, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín. 

  

Ông là Olivier Messiaen, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu, như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra “Saint-Francois d’Assise” của ông được trình diễn trên khắp thê giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven.  Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng - một cách kín đáo - các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót. 

  

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại, tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển. 

  

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messiaen- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào: “Tại sao tôi tài giỏi quá như vậy?”  Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau. 

  

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau. Những cái tôi đụng nhau chan chát, chúng ta ghét nhau hơn ghét kẻ thù. Người Việt nào cũng có lần uất ức vì không được đãi ngộ, đối xử xứng đáng với tài năng lớn lao của mình. Tổ chức nào cũng không sống nổi ba bảy 21 ngày, cũng phải chia thành hai, thành bốn, tách ra như những tế bào. Bởi vì trong thâm tâm, mỗi người chúng ta nghĩ chỉ có mình mới xứng đáng lãnh đạo. 

  

Không được thỏa mãn, chúng ta phá nhau hơn phá kẻ thù. 

  

Cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc.

 

  

  

 Từ Thức 

  NTT chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm