Truyện Ngắn & Phóng Sự

Cái số rớt chồng

Bà hàng xóm “lão thành” nhất con hẻm nhỏ ngồi vắt một chân lên ghế, tay têm trầu, miệng vừa nhai vừa phun bã trầu vừa “bình luận” về “gia phả” ông trời, mà như nói chuyện gia đình bà:– Làm người hay làm thần thánh gì cũng vậy, có gia đình rồi cũng phải nhịn chứ đừng hơi chút bỏ đ

Du Uyên

Mưa thúi trời thúi đất mà không chịu ngưng, coi mòi ông trời bị vợ bỏ ổng khóc miết!

Bà hàng xóm “lão thành” nhất con hẻm nhỏ ngồi vắt một chân lên ghế, tay têm trầu, miệng vừa nhai vừa phun bã trầu vừa “bình luận” về “gia phả” ông trời, mà như nói chuyện gia đình bà:

– Làm người hay làm thần thánh gì cũng vậy, có gia đình rồi cũng phải nhịn chứ đừng hơi chút bỏ đi. Có vợ có chồng rồi mà hở chút như con nít đâu được…
Nói đã đời, bà chốt một câu có tôi là nhân vật chính:

– Tao nói mày nghe, lấy chồng phải lấy thằng khờ khờ chí thú làm ăn chứ khôn lanh quá nó lươn lẹo khổ đời..

cai-so-rot-chong1
Ngày 21-6-2015 anh Huynh mất tích đứa con sau khi nghe tiếng thét: “Bố ơi, cứu con với”. Sau khi kiếm trong vô vọng anh in hình con gắn lên xe máy để chạy đi khắp nơi gây sự chú ý cho mọi người, với mong muốn nhiều ánh mắt tìm con cùng mình. Đến nay vẫn chưa có kết quả gì. ảnh facebook

Tôi đang ngồi bẹp dưới đất, nhìn qua màn mưa suy nghĩ coi mình nên nghĩ chuyện gì. Nghe ù ù cạc cạc tiếng bà bì bõm trong tiếng mưa và tiếng nhai trầu, không hiểu tôi với ông trời với cháu dâu bà có liên can gì không. Nhưng mà để bà nói một mình chắc cũng buồn, tôi như lượm được cái thang, bèn “trả treo”:

– Làm gì có đứa nào khôn ngoan mà dám lấy con…

Bà liếc ngang tôi, tay miệng tiếp tục “xử” trầu với vôi, tiếp tục “bày tỏ bức xúc”:

– Mày giống… con gái chút thì thiếu gì thằng nó thèm. Tao nói mày nghe, con gái á thì… (lược bỏ hai ngàn chữ để có chỗ cho bài viết).

Tôi bặm môi câm nín, cạn lời trước “bài diễn văn” súc tích đó. Nói chứ tôi hình như có duyên với mấy người lớn tuổi. Cái xóm này, ngoài phá bọn chó ra tôi chỉ dám phá bà, không sợ bị quánh hội đồng. Bà đây cũng hơn 80 tuổi rồi, còn minh mẫn lắm nhưng di chuyển không tiện nữa. Công việc chính hàng ngày của bà là ăn trầu và lặt rau khi cháu dâu đi chợ về, “nghề tay trái” của bà là vừa lặt rau vừa… càm ràm. Khi thì chê cọng rau già, lúc thì nói con cá không tươi, bữa thì bảo cháu dâu có bầu mà “ngựa” coi chừng đẻ ra con nó vô duyên, lúc thì bảo cháu trai chiều dzợ nên nó “lừng”, bữa buồn buồn phê bình nồi cá kho “xắn quần lội”, hôm dzui thì bà lại nói về chuyện giá vàng giảm mà mua mấy cọng rau tới 5 ngàn đồng!

cai-so-rot-chong2

“Hồi xưa tao xin một lần là được gấp đôi số này, về cắm lên đất mọc ăn không hết!”…

Nói chung, mỗi ngày bà đều có chuyện để càm ràm. Riết rồi trong nhà ai cũng thấy quen nhưng người ngoài thì sợ. Nhất là đàn bà con gái đi ngang nhà bà thường phải cắm đầu lủi thẳng, chứ xớ rớ là nghe bà đọc diễn văn. Trong nhà thì “mối” nghe phê bình của bà là vợ chồng cô cháu dâu, vì con bà cũng lớn tuổi rồi nên có lẽ bà “ngại”, lâu lâu gom nói một lần. Hôm nay cháu dâu bà đi đẻ, bà… thất nghiệp. Cả nhà lên bệnh viện thăm cháu dâu nhưng vì “tuổi bà… xung khắc” nên bà nhất quyết không chịu đi. Ở nhà chờ trông sốt ruột thấy thương. Cả xóm có mình tôi “tiếp cận” được bà nên con bà nhờ tôi qua chơi với bà cho bà dzú rảnh… tai mà mần công chuyện đón “bà đẻ” về nhà.

Nghĩ cũng mắc cười lắm. Ngay “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy”, bà đang ngồi làm “nhiệm vụ chính trị” trong gia đình (đó là vừa ngồi lặt rau vừa càm ràm). Tôi “ngây thơ vô số tội” đi qua tìm cháu trai bà mượn đồ về làm việc sẵn thông báo là vừa dọn nhà về gần cậu, vì cậu này là bạn đồng nghiệp cũ. Cái thấy bà ngồi lầm bầm  mà xung quanh không có ai cả. Tôi mới suy nghĩ coi bà có phải bị… lẫn không mà nói chuyện một mình coi mòi “dzui dzẻ” quá.

– Kiếm ai? Con gái con lứa dzô nhà người ta đi khơi khơi không chào hỏi ai hết.

Tôi giật bắn người, trả lời:

– Con kiếm… bà

Thế là thành bạn. Vị bạn này tất cả hành động và suy nghĩ luôn theo một quy luật “hồi xưa tao làm dzậy là lót mo cau nằm chờ”, trong mắt bà “tụi trẻ giờ hết xài”. Người ta nói “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cô cháu dâu bà thì liên lục rên rỉ “nội chồng tao la”, “nội chồng tao không thích”, “nội chồng tao đang ở nhà” mỗi khi tôi rủ rê làm một chuyện gì đó “phi đạo dức” đối với suy nghĩ của bà nội chồng của cổ. Còn tôi, việc gì càng khiến người khác không dzui thì tôi lại thấy dzui. Mỗi sáng tôi canh lúc bà lặt rau là qua “phổ biến kiến thức” về an toàn vệ sinh thực phẩm trong “thời đại mới”. Tôi cứ qua véo von kể cho bà nghe chuyện nhiều chỗ đăng bán đồ sạch trên “in tờ nét” với giá cao ngất ngưởng gấp mấy lần ở chợ, nhưng lại chạy ra chợ mua mấy cái rau “xấu xấu” về bán để chứng minh không phun thuốc. Cái thời này là thời mà cọng rau mà suôn đuột, bóng lưỡng, đều tăm tắp, theo ý bà là ngon, thì đối với nhiều người khác là một trăm loại hóa chất đang chứa trong cọng rau đó, không ai dám ăn vô bụng. Người ta đi mua cọng giá cũng đòi giá nuôi ốm nhách dài thoòng. Ði mua cá mà con cá cứng ngắc, tươi rói, mà bà yêu cầu, thì thật ra nó có thể đã chết tám đời và được ngâm qua urê, hàn the để “duy trì nhan sắc”. Thời mà bà đi mua đồ, mua thêm một ngàn đồng rau thơm có thể bị cả chợ ghẻ lạnh chứ đừng nói là xin mấy cọng như hồi xưa. Thời mà nhiều người còn bảo, ăn trái cây thấy sâu là… mừng dữ lắm vì trái cây có khi mua rồi để quên mất cả tháng mà không thấy hư. Thời này là thời không phải ai cũng ngây thơ thánh thiện như… tôi đâu. Nói chung bà nói cái gì là tôi kể một câu chuyện “phản biện” về cái đó, từ cọng rau con cá đến thời trang, phép tắc. Tôi kể bà nghe chuyện này chuyện kia mỗi ngày, nói chung bà nói cái gì tôi bèn kể câu chuyện… ngược lại. Lúc nào bà cũng nói tôi nhiều chuyện, trả treo:

cai-so-rot-chong3
Cháu nhỏ trong hình chính là Trần Trung Nghĩa (bé Nô). Nghĩa sinh ngày 6-10-2011, cao 1m, nặng 20kg, tóc cắt ngắn 1,5cm, da trắng, mặt tròn. Nghĩa chơi trong sân nhà ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. 17h30, mẹ Nghĩa vào bếp nấu cơm, sau đó quay ra thì không thấy bóng dáng Nghĩa nữa. Gia đình Nghĩa đã đi tìm, đã báo công an, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm thấy. ảnh Facebook

“Hồi xưa mà cãi leo lẻo kiểu này không còn răng ăn cháo nghe con!”

Vậy là thân. Cái rồi bà kể đủ chuyện trên trời dưới đất, đa số là chuyện của “mấy chục năm về trước”. Mỗi câu mỗi chữ rời rạc, chắp vá, nhưng hiện lên một thời xuân sắc khá vất vả của bà. Có thể “đổ thừa” đó là lý do cho sự khó chịu và tiết kiệm của bà hôm nay.

Hồi trẻ gia đình bà tám chín anh chị em mà chết gần hết còn ba người con gái chia nhau buôn gánh bán bưng. Nhà nghèo nên không được đi học, cha bà lại rất phong kiến nên bảo con gái lớn lên lấy chồng, lo sanh con đẻ cái biết nhiều chữ làm gì. Bà bảo có lần cô chị bà lén đi học bị ba bà vác đòn gánh tới lớp đánh luôn tại chỗ. Thế là bà đến bây giờ vẫn không biết chữ, bán đất hay làm di chúc bà đều lăn tay. Các thông tin bà có được bao năm qua chỉ từ tin tức truyền miệng hoặc truyền hình từ tivi, con cháu ai cũng sợ bà nói nhiều, đâm ra bà rất cô đơn và không thể “phổ cập” hết thời cuộc. Ðến tận bây giờ bà còn tin là những quảng cáo trên tivi là thật. Ví dụ như người ta quảng cáo kem xóa nhăn, trong màn hình  có một bà lão dùng kem đó bôi lên mặt, thoa xong cắt cảnh, chèn hình mặt trẻ đẹp ngay bà liền kêu mọi người đặt mua cho bà vì tin nó thật “thần thánh”. Có lần, hai người đàn ông nào đó bán bếp gas dạo, chạy đến kêu bà mua. Ðể “dụ” bà, họ đứng hai chân lên hai đầu bếp gas… thề. Họ bảo nếu nói sai thì bếp gas sẽ… bốc lửa. Thế là nó không bốc lửa ngay cả khi đã gắn vào bình gas, bà mất một triệu, cái bếp bán ve chai được bảy chục ngàn đồng.

Nói chung bà tin mọi thứ “huyền diệu”, nắm được điểm yếu này mà bà bị dụ miết. Bà có hai đời chồng. Chồng thứ nhất thì lấy về cả tháng mới biết mặt chồng vì lấy qua mai mối với lại “Ổng đi làm ăn suốt”. Không biết chồng bà làm gì mà không thường ở nhà, hai năm sau khi cưới thì mang về cho bà thằng con trai 6 tháng mấy xong bỏ đi biệt tích tới giờ. Nuôi con người ta như con mình hú hí qua ngày, rồi sau bà lại thêm một lần đò. Chồng sau thì qua một hồi yêu thương lén lút vì hồi đó đàn bà mà góa chồng lại có con riêng là loại đàn bà “nạ dòng”, xúi quẩy, quyết định cãi cha mẹ chồng mà cưới bà, mang con riêng của chồng bà về nuôi. Ở một thời gian nhà bà bị đánh tư sản, bị “Việt Cộng” tịch thu nhà rồi đuổi về khu “kinh tế mới”. Chồng bà không chịu nổi nên quyết định đi buôn. Không biết buôn gì mà đi hoài đi mãi. Bà nói:

“Số tao là cái số rớt chồng!”

Thế là bà làm lụng cực khổ nuôi lớn đứa con không phải của mình theo cách của bà mẹ bà dạy bà khi nhỏ.

“Ðược cái là tao cho nó ăn học đến nơi đến chốn, mong nó làm ông này bà kia”. 

cai-so-rot-chong
Người mẹ này sẽ biến mất 10 năm với bằng chứng là cô ta in ra giấy 31 vụ con người biến mất sau khi vô đồn công an. ảnh facebook Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Con bà lớn, thành đạt. Tuy không làm ông này bà kia nhưng rất có hiếu với bà, luôn kính trọng và dặn con cái nghe lời bà. Nhưng hình như trong lòng bà luôn có một nỗi sợ mất mát. Nên mỗi khi muốn “giáo huấn” ai trong nhà thì bà luôn đem câu chuyện xưa ra “kể lể” mình đã từng cắt ca cắt củm từng đồng ra sao để nuôi đứa con không chung dòng máu khôn lớn. Vì vậy mà mọi người trong nhà rất sợ bà buồn nhưng cũng không thể gần gũi bà.

Ngoài ra, mỗi lần nói chuyện với từng người trong gia đình đó tôi đều thấy mỗi người có một nỗi sợ khác, không hề liên quan nhau. Ví dụ như con trai bà thì sợ bỏ lỡ… các chương trình đá banh, sợ coi các chương trình thời sự, con dâu bà thì sợ vàng xuống giá, đô mất giá, cháu trai bà thì sợ sẽ có một ngày bị bắt vì “chống” Trung Quốc bỏ vợ bỏ con, cháu dâu của bà thì sợ… đi chợ về gặp bà… Con người mà, ai mà không “nuôi” một vài nỗi sợ trong tâm hồn. Nhưng có lẽ nỗi sợ của bà coi mòi đơn giản với người khác (vì họ nghĩ sẽ không xảy ra) nhưng lại là cục đá nặng ngàn cân treo trong trái tim chỉ nặng vài trăm gram của bà. Bà sợ con trai bà biến mất như hai người chồng của bà.

Bà lo cũng đúng thôi, tuy đã qua thời chiến tranh loạn lạc nhưng cái xã hội bà đang sống còn có nhiều chuyện khủng khiếp hơn. Con người ta có thể “bỗng dưng biến mất” bất cứ khi nào, từ những đứa nhỏ đang ngủ trưa với ba mẹ tự dưng biến mất đến những con người trưởng thành bỗng dưng biến mất sau khi vào đồn công an.

Chắc bà không biết đâu, gần đây đã có không ít bà mẹ tự dưng biến mất vì nói sự thật, vì “chống Trung Quốc”. Bản thân tôi, ngoài những nỗi sợ thường ngày từ “vĩ mô” đến “vi mô”, tôi còn có một nỗi sợ mỗi khi qua nhà bà chơi. Ðó chính là câu hỏi:

– Kiếm được thằng… ngu nào chưa?

DU

( Báo Trẻ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cái số rớt chồng

Bà hàng xóm “lão thành” nhất con hẻm nhỏ ngồi vắt một chân lên ghế, tay têm trầu, miệng vừa nhai vừa phun bã trầu vừa “bình luận” về “gia phả” ông trời, mà như nói chuyện gia đình bà:– Làm người hay làm thần thánh gì cũng vậy, có gia đình rồi cũng phải nhịn chứ đừng hơi chút bỏ đ

Du Uyên

Mưa thúi trời thúi đất mà không chịu ngưng, coi mòi ông trời bị vợ bỏ ổng khóc miết!

Bà hàng xóm “lão thành” nhất con hẻm nhỏ ngồi vắt một chân lên ghế, tay têm trầu, miệng vừa nhai vừa phun bã trầu vừa “bình luận” về “gia phả” ông trời, mà như nói chuyện gia đình bà:

– Làm người hay làm thần thánh gì cũng vậy, có gia đình rồi cũng phải nhịn chứ đừng hơi chút bỏ đi. Có vợ có chồng rồi mà hở chút như con nít đâu được…
Nói đã đời, bà chốt một câu có tôi là nhân vật chính:

– Tao nói mày nghe, lấy chồng phải lấy thằng khờ khờ chí thú làm ăn chứ khôn lanh quá nó lươn lẹo khổ đời..

cai-so-rot-chong1
Ngày 21-6-2015 anh Huynh mất tích đứa con sau khi nghe tiếng thét: “Bố ơi, cứu con với”. Sau khi kiếm trong vô vọng anh in hình con gắn lên xe máy để chạy đi khắp nơi gây sự chú ý cho mọi người, với mong muốn nhiều ánh mắt tìm con cùng mình. Đến nay vẫn chưa có kết quả gì. ảnh facebook

Tôi đang ngồi bẹp dưới đất, nhìn qua màn mưa suy nghĩ coi mình nên nghĩ chuyện gì. Nghe ù ù cạc cạc tiếng bà bì bõm trong tiếng mưa và tiếng nhai trầu, không hiểu tôi với ông trời với cháu dâu bà có liên can gì không. Nhưng mà để bà nói một mình chắc cũng buồn, tôi như lượm được cái thang, bèn “trả treo”:

– Làm gì có đứa nào khôn ngoan mà dám lấy con…

Bà liếc ngang tôi, tay miệng tiếp tục “xử” trầu với vôi, tiếp tục “bày tỏ bức xúc”:

– Mày giống… con gái chút thì thiếu gì thằng nó thèm. Tao nói mày nghe, con gái á thì… (lược bỏ hai ngàn chữ để có chỗ cho bài viết).

Tôi bặm môi câm nín, cạn lời trước “bài diễn văn” súc tích đó. Nói chứ tôi hình như có duyên với mấy người lớn tuổi. Cái xóm này, ngoài phá bọn chó ra tôi chỉ dám phá bà, không sợ bị quánh hội đồng. Bà đây cũng hơn 80 tuổi rồi, còn minh mẫn lắm nhưng di chuyển không tiện nữa. Công việc chính hàng ngày của bà là ăn trầu và lặt rau khi cháu dâu đi chợ về, “nghề tay trái” của bà là vừa lặt rau vừa… càm ràm. Khi thì chê cọng rau già, lúc thì nói con cá không tươi, bữa thì bảo cháu dâu có bầu mà “ngựa” coi chừng đẻ ra con nó vô duyên, lúc thì bảo cháu trai chiều dzợ nên nó “lừng”, bữa buồn buồn phê bình nồi cá kho “xắn quần lội”, hôm dzui thì bà lại nói về chuyện giá vàng giảm mà mua mấy cọng rau tới 5 ngàn đồng!

cai-so-rot-chong2

“Hồi xưa tao xin một lần là được gấp đôi số này, về cắm lên đất mọc ăn không hết!”…

Nói chung, mỗi ngày bà đều có chuyện để càm ràm. Riết rồi trong nhà ai cũng thấy quen nhưng người ngoài thì sợ. Nhất là đàn bà con gái đi ngang nhà bà thường phải cắm đầu lủi thẳng, chứ xớ rớ là nghe bà đọc diễn văn. Trong nhà thì “mối” nghe phê bình của bà là vợ chồng cô cháu dâu, vì con bà cũng lớn tuổi rồi nên có lẽ bà “ngại”, lâu lâu gom nói một lần. Hôm nay cháu dâu bà đi đẻ, bà… thất nghiệp. Cả nhà lên bệnh viện thăm cháu dâu nhưng vì “tuổi bà… xung khắc” nên bà nhất quyết không chịu đi. Ở nhà chờ trông sốt ruột thấy thương. Cả xóm có mình tôi “tiếp cận” được bà nên con bà nhờ tôi qua chơi với bà cho bà dzú rảnh… tai mà mần công chuyện đón “bà đẻ” về nhà.

Nghĩ cũng mắc cười lắm. Ngay “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy”, bà đang ngồi làm “nhiệm vụ chính trị” trong gia đình (đó là vừa ngồi lặt rau vừa càm ràm). Tôi “ngây thơ vô số tội” đi qua tìm cháu trai bà mượn đồ về làm việc sẵn thông báo là vừa dọn nhà về gần cậu, vì cậu này là bạn đồng nghiệp cũ. Cái thấy bà ngồi lầm bầm  mà xung quanh không có ai cả. Tôi mới suy nghĩ coi bà có phải bị… lẫn không mà nói chuyện một mình coi mòi “dzui dzẻ” quá.

– Kiếm ai? Con gái con lứa dzô nhà người ta đi khơi khơi không chào hỏi ai hết.

Tôi giật bắn người, trả lời:

– Con kiếm… bà

Thế là thành bạn. Vị bạn này tất cả hành động và suy nghĩ luôn theo một quy luật “hồi xưa tao làm dzậy là lót mo cau nằm chờ”, trong mắt bà “tụi trẻ giờ hết xài”. Người ta nói “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cô cháu dâu bà thì liên lục rên rỉ “nội chồng tao la”, “nội chồng tao không thích”, “nội chồng tao đang ở nhà” mỗi khi tôi rủ rê làm một chuyện gì đó “phi đạo dức” đối với suy nghĩ của bà nội chồng của cổ. Còn tôi, việc gì càng khiến người khác không dzui thì tôi lại thấy dzui. Mỗi sáng tôi canh lúc bà lặt rau là qua “phổ biến kiến thức” về an toàn vệ sinh thực phẩm trong “thời đại mới”. Tôi cứ qua véo von kể cho bà nghe chuyện nhiều chỗ đăng bán đồ sạch trên “in tờ nét” với giá cao ngất ngưởng gấp mấy lần ở chợ, nhưng lại chạy ra chợ mua mấy cái rau “xấu xấu” về bán để chứng minh không phun thuốc. Cái thời này là thời mà cọng rau mà suôn đuột, bóng lưỡng, đều tăm tắp, theo ý bà là ngon, thì đối với nhiều người khác là một trăm loại hóa chất đang chứa trong cọng rau đó, không ai dám ăn vô bụng. Người ta đi mua cọng giá cũng đòi giá nuôi ốm nhách dài thoòng. Ði mua cá mà con cá cứng ngắc, tươi rói, mà bà yêu cầu, thì thật ra nó có thể đã chết tám đời và được ngâm qua urê, hàn the để “duy trì nhan sắc”. Thời mà bà đi mua đồ, mua thêm một ngàn đồng rau thơm có thể bị cả chợ ghẻ lạnh chứ đừng nói là xin mấy cọng như hồi xưa. Thời mà nhiều người còn bảo, ăn trái cây thấy sâu là… mừng dữ lắm vì trái cây có khi mua rồi để quên mất cả tháng mà không thấy hư. Thời này là thời không phải ai cũng ngây thơ thánh thiện như… tôi đâu. Nói chung bà nói cái gì là tôi kể một câu chuyện “phản biện” về cái đó, từ cọng rau con cá đến thời trang, phép tắc. Tôi kể bà nghe chuyện này chuyện kia mỗi ngày, nói chung bà nói cái gì tôi bèn kể câu chuyện… ngược lại. Lúc nào bà cũng nói tôi nhiều chuyện, trả treo:

cai-so-rot-chong3
Cháu nhỏ trong hình chính là Trần Trung Nghĩa (bé Nô). Nghĩa sinh ngày 6-10-2011, cao 1m, nặng 20kg, tóc cắt ngắn 1,5cm, da trắng, mặt tròn. Nghĩa chơi trong sân nhà ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. 17h30, mẹ Nghĩa vào bếp nấu cơm, sau đó quay ra thì không thấy bóng dáng Nghĩa nữa. Gia đình Nghĩa đã đi tìm, đã báo công an, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm thấy. ảnh Facebook

“Hồi xưa mà cãi leo lẻo kiểu này không còn răng ăn cháo nghe con!”

Vậy là thân. Cái rồi bà kể đủ chuyện trên trời dưới đất, đa số là chuyện của “mấy chục năm về trước”. Mỗi câu mỗi chữ rời rạc, chắp vá, nhưng hiện lên một thời xuân sắc khá vất vả của bà. Có thể “đổ thừa” đó là lý do cho sự khó chịu và tiết kiệm của bà hôm nay.

Hồi trẻ gia đình bà tám chín anh chị em mà chết gần hết còn ba người con gái chia nhau buôn gánh bán bưng. Nhà nghèo nên không được đi học, cha bà lại rất phong kiến nên bảo con gái lớn lên lấy chồng, lo sanh con đẻ cái biết nhiều chữ làm gì. Bà bảo có lần cô chị bà lén đi học bị ba bà vác đòn gánh tới lớp đánh luôn tại chỗ. Thế là bà đến bây giờ vẫn không biết chữ, bán đất hay làm di chúc bà đều lăn tay. Các thông tin bà có được bao năm qua chỉ từ tin tức truyền miệng hoặc truyền hình từ tivi, con cháu ai cũng sợ bà nói nhiều, đâm ra bà rất cô đơn và không thể “phổ cập” hết thời cuộc. Ðến tận bây giờ bà còn tin là những quảng cáo trên tivi là thật. Ví dụ như người ta quảng cáo kem xóa nhăn, trong màn hình  có một bà lão dùng kem đó bôi lên mặt, thoa xong cắt cảnh, chèn hình mặt trẻ đẹp ngay bà liền kêu mọi người đặt mua cho bà vì tin nó thật “thần thánh”. Có lần, hai người đàn ông nào đó bán bếp gas dạo, chạy đến kêu bà mua. Ðể “dụ” bà, họ đứng hai chân lên hai đầu bếp gas… thề. Họ bảo nếu nói sai thì bếp gas sẽ… bốc lửa. Thế là nó không bốc lửa ngay cả khi đã gắn vào bình gas, bà mất một triệu, cái bếp bán ve chai được bảy chục ngàn đồng.

Nói chung bà tin mọi thứ “huyền diệu”, nắm được điểm yếu này mà bà bị dụ miết. Bà có hai đời chồng. Chồng thứ nhất thì lấy về cả tháng mới biết mặt chồng vì lấy qua mai mối với lại “Ổng đi làm ăn suốt”. Không biết chồng bà làm gì mà không thường ở nhà, hai năm sau khi cưới thì mang về cho bà thằng con trai 6 tháng mấy xong bỏ đi biệt tích tới giờ. Nuôi con người ta như con mình hú hí qua ngày, rồi sau bà lại thêm một lần đò. Chồng sau thì qua một hồi yêu thương lén lút vì hồi đó đàn bà mà góa chồng lại có con riêng là loại đàn bà “nạ dòng”, xúi quẩy, quyết định cãi cha mẹ chồng mà cưới bà, mang con riêng của chồng bà về nuôi. Ở một thời gian nhà bà bị đánh tư sản, bị “Việt Cộng” tịch thu nhà rồi đuổi về khu “kinh tế mới”. Chồng bà không chịu nổi nên quyết định đi buôn. Không biết buôn gì mà đi hoài đi mãi. Bà nói:

“Số tao là cái số rớt chồng!”

Thế là bà làm lụng cực khổ nuôi lớn đứa con không phải của mình theo cách của bà mẹ bà dạy bà khi nhỏ.

“Ðược cái là tao cho nó ăn học đến nơi đến chốn, mong nó làm ông này bà kia”. 

cai-so-rot-chong
Người mẹ này sẽ biến mất 10 năm với bằng chứng là cô ta in ra giấy 31 vụ con người biến mất sau khi vô đồn công an. ảnh facebook Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Con bà lớn, thành đạt. Tuy không làm ông này bà kia nhưng rất có hiếu với bà, luôn kính trọng và dặn con cái nghe lời bà. Nhưng hình như trong lòng bà luôn có một nỗi sợ mất mát. Nên mỗi khi muốn “giáo huấn” ai trong nhà thì bà luôn đem câu chuyện xưa ra “kể lể” mình đã từng cắt ca cắt củm từng đồng ra sao để nuôi đứa con không chung dòng máu khôn lớn. Vì vậy mà mọi người trong nhà rất sợ bà buồn nhưng cũng không thể gần gũi bà.

Ngoài ra, mỗi lần nói chuyện với từng người trong gia đình đó tôi đều thấy mỗi người có một nỗi sợ khác, không hề liên quan nhau. Ví dụ như con trai bà thì sợ bỏ lỡ… các chương trình đá banh, sợ coi các chương trình thời sự, con dâu bà thì sợ vàng xuống giá, đô mất giá, cháu trai bà thì sợ sẽ có một ngày bị bắt vì “chống” Trung Quốc bỏ vợ bỏ con, cháu dâu của bà thì sợ… đi chợ về gặp bà… Con người mà, ai mà không “nuôi” một vài nỗi sợ trong tâm hồn. Nhưng có lẽ nỗi sợ của bà coi mòi đơn giản với người khác (vì họ nghĩ sẽ không xảy ra) nhưng lại là cục đá nặng ngàn cân treo trong trái tim chỉ nặng vài trăm gram của bà. Bà sợ con trai bà biến mất như hai người chồng của bà.

Bà lo cũng đúng thôi, tuy đã qua thời chiến tranh loạn lạc nhưng cái xã hội bà đang sống còn có nhiều chuyện khủng khiếp hơn. Con người ta có thể “bỗng dưng biến mất” bất cứ khi nào, từ những đứa nhỏ đang ngủ trưa với ba mẹ tự dưng biến mất đến những con người trưởng thành bỗng dưng biến mất sau khi vào đồn công an.

Chắc bà không biết đâu, gần đây đã có không ít bà mẹ tự dưng biến mất vì nói sự thật, vì “chống Trung Quốc”. Bản thân tôi, ngoài những nỗi sợ thường ngày từ “vĩ mô” đến “vi mô”, tôi còn có một nỗi sợ mỗi khi qua nhà bà chơi. Ðó chính là câu hỏi:

– Kiếm được thằng… ngu nào chưa?

DU

( Báo Trẻ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm