Nhân Vật
Câu Chuyện của Nam học sinh mồ côi khiếm thị Nguyễn Hoài
Từ trên 15 năm nay, tại Houston mỗi năm Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam có chương trình Ngày Truyền Thống và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam với chương trình Vinh Quy Bái Tổ, làm lễ vinh danh các tân khoa rất lọng trọng để khuyến khích giới trẻ tiếp tục thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ và bảo tồn truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả này còn có những trường hợp thành công khác, tuy có vẻ khiêm tốn hơn nhưng lại là những tấm gương cố gắng đáng khâm phục của phụ huynh cũng như học sinh. Những gương thành công này tạo nên niềm hy vọng cho những trẻ em đang sống trong hoàn cảnh bất hạnh, cố gắng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điển hình nhất trong năm nay, có lẽ là trường hợp em Nguyễn Hoài vừa lãnh bằng tốt nghiệp trung học tại trường Trung Học Clear Lake, thuộc khu học chính Clear Creek, thành phố Houston.
Được biết Nguyễn Hoài cùng với em gái sống và lớn lên trong trại mồ côi Hố Nai từ năm 3 tuổi khi Mẹ mất. Em bị tật mắt bẩm sinh, mù gần như toàn diện. Năm 2008, Nguyễn Hoài vừa 13 tuổi thì được ông Jame King, thuộc một tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ, bảo trợ qua Mỹ vì bác sĩ và nhà thương Mayo ở tiểu bang Minnesota đồng ý giải phẫu mắt miễn phí cho Hoài. Tuy nhiên, sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng bác sĩ tại đây quyết định là trường hợp của Nguyễn Hoài chưa thể giải phẫu được, mà phải đợi đến lúc em 21 tuổi, may ra mới có hy vọng. Ông Jame King phải trả em về lại Việt Nam, ngoại trừ có ai tại Hoa Kỳ nhận em làm con nuôi. Do một sự tình cờ hy hữu, cũng vào thời điểm này hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston, tiểu bang Texas, đang giúp đỡ trại mồ côi Hố Nai. Ông Jame King liên lạc với cô Ly Băng Trần, giám đốc Hội Sứ Giả Tình Yêu. Sau rất nhiều đắn đo Cô Ly Băng, là một kỹ sư tại cơ quan Quản Trị Hàng Không Không Gian Quốc Gia (NASA) tại Houston nhận em làm con nuôi để em được sống tại Houston và đi học tại trường trung học Clear Lake. Đây là một trường hợp rất đặc biệt vì Cô Ly Băng còn độc thân, chưa từng có kinh nghiệm nuôi trẻ, nhất là các trẻ em tật nguyền. Cô Ly Băng tâm sự lý do cô can đảm nhận Hoài làm con nuôi dù nhiều người ngăn cản:
“ Em không thể nào gửi nó về Việt Nam khi biết tương lai sẽ chỉ lang thang ngoài đường bán vé số vì mắt nó bị như vậy. Thứ nữa là em nghĩ đó là một cái duyên nói theo bên Phật nó tới với em là một cái Duyên, nói theo bên Chúa là sự sắp đặt của Chúa thì em chấp nhận, vậy thôi!”
Thời gian mới đến Mỹ để chữa mắt, Nguyễn Hoài ở với một gia đình Mỹ. Em tâm sự những ngày đầu tiên tại Mỹ của em:
“Mới đầu con qua thì con ở với lại một gia đình Mỹ tại vì lúc đó con qua để chữa mắt thì con ở đó cỡ 3 tháng để họ khám mắt xem như thế nào. Khi mà họ nói không thể mổ được thì họ chuyển con cho Cô Ly Băng thì Cô Băng nhận nuôi con.”
Sự thích ứng với đời sống mới cho Nguyễn Hoài là một khó khăn không nhỏ, vì ngoài trở ngại về mắt, cũng như ngôn ngữ, Hoài hoàn toàn xa lạ với trường lớp Hoa Kỳ lúc 13 tuổi. Tuy nhiên trường Clear Lake là một nơi có nhiều phương tiện và Nguyễn Hoài được giúp đỡ tận tình về mọi mặt. Cô Ly Băng cho biết:
“I am so happy là nó ở đây tại vì họ giúp rất là tận tình giúp nó, họ có những người này người nọ, về eye vision teacher, về English teacher vì trường hợp của nó là một đứa disable, những chương trình của Mỹ họ hay lắm”
Năm nay Hoài 17 tuổi và tốt nghiệp trung học trường Clear Lake, là một trường có tiêu chuẩn khá cao. Cô Ly Băng Trần chia sẻ niềm hãnh diện về sự cố gắng học hỏi để ra trường của Hoài bên cạnh các học sinh giỏi:
“ Học high school ở Clear Lake rất là khó. High school ở Clear Lake là một exemplary school, phải compete với những đứa con của các kỹ sư NASA, với lại con của mấy phi hành gia là những đứa rất giỏi mà ảnh cũng học xong, cũng ra trường”
Còn Hoài thì nói về những giúp đỡ đặc biệt của nhà trường dành cho em:
“ Có lớp dạy tiếng Anh dành cho những người không biết tiếng Anh hay đang học tiếng Anh, thì con cũng vô đó học. Với lại trường hợp mình không thấy đường, thì có những vision teachers giúp mình”
Với rất nhiều khó khăn vì mắt không thấy được rõ ràng, nên khi lên lãnh bằng tốt nghiệp, Hoài cho biết là em rất hãnh diện:
“Sau 4 năm trung học, thì con thấy rất là vui, rất là hãnh diện vì lâu nay con vẫn hay nghĩ không biết đến bao giờ mới tốt nghiệp, nên đến giây phút đó thì cũng cảm thấy hồi hộp”
Gần đây các bác sĩ cho biết trường hợp của Nguyễn Hoài có lẽ không chữa được và trong tương lai có thể Hoài sẽ mù hoàn toàn. Trước hoàn cảnh này Hoài vẫn lạc quan chấp nhận và sẽ bắt đầu khóa học 9 tháng tại trường Crisco tại Austin, tiểu bang Texas là một trường đặc biệt huấn luyện các kỹ năng sống tự túc cho người mù. Em tâm sự:
“Có một chương trình dành cho người mù, Con sẽ vô (trường) Crisco họ sẽ dạy blind skill, dạy mình làm bất cứ điều gì nhưng không dùng mắt nữa, tức là họ sẽ blind-folded, thì con sẽ học về cái đó với lại họ giúp mình có khả năng build cái confidence của mình”
Được biết Hoài có năng khiếu về âm nhạc và em thường trình diễn khi còn ở cô nhi viện Hố Nai và các buổi họp mặt của hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston. Em cũng cho biết em rất thích nhạc sĩ khiếm thị Đạt Nguyễn trong cộng đồng Việt Nam và hy vọng có thể trở thành một "Đạt Nguyễn thứ hai". Hiện nay Hoài đang làm việc như một thiện nguyện trong hội Sứ Giả Tình Yêu. Được hỏi về ước mơ của em, Hoài trả lời:
“ Con muốn giúp cho ngưòi nghèo hay những trẻ mồ côi trong tương lai, giống như hội Sứ Giả Tình Yêu. Ước mơ là trên thế giới này không còn người nghèo hay bất cứ ai mồ côi nữa”
Nguyễn Hoài đã may mắn được sự nâng đỡ của những người có lòng vị tha nhưng sự cố gắng để thành công của em cũng là một gương sáng và niềm hy vọng cho những trẻ em tật nguyền mồ côi đang cố vươn lên trong xã hội.
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Câu Chuyện của Nam học sinh mồ côi khiếm thị Nguyễn Hoài
Từ trên 15 năm nay, tại Houston mỗi năm Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam có chương trình Ngày Truyền Thống và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam với chương trình Vinh Quy Bái Tổ, làm lễ vinh danh các tân khoa rất lọng trọng để khuyến khích giới trẻ tiếp tục thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ và bảo tồn truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả này còn có những trường hợp thành công khác, tuy có vẻ khiêm tốn hơn nhưng lại là những tấm gương cố gắng đáng khâm phục của phụ huynh cũng như học sinh. Những gương thành công này tạo nên niềm hy vọng cho những trẻ em đang sống trong hoàn cảnh bất hạnh, cố gắng hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Điển hình nhất trong năm nay, có lẽ là trường hợp em Nguyễn Hoài vừa lãnh bằng tốt nghiệp trung học tại trường Trung Học Clear Lake, thuộc khu học chính Clear Creek, thành phố Houston.
Được biết Nguyễn Hoài cùng với em gái sống và lớn lên trong trại mồ côi Hố Nai từ năm 3 tuổi khi Mẹ mất. Em bị tật mắt bẩm sinh, mù gần như toàn diện. Năm 2008, Nguyễn Hoài vừa 13 tuổi thì được ông Jame King, thuộc một tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ, bảo trợ qua Mỹ vì bác sĩ và nhà thương Mayo ở tiểu bang Minnesota đồng ý giải phẫu mắt miễn phí cho Hoài. Tuy nhiên, sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng bác sĩ tại đây quyết định là trường hợp của Nguyễn Hoài chưa thể giải phẫu được, mà phải đợi đến lúc em 21 tuổi, may ra mới có hy vọng. Ông Jame King phải trả em về lại Việt Nam, ngoại trừ có ai tại Hoa Kỳ nhận em làm con nuôi. Do một sự tình cờ hy hữu, cũng vào thời điểm này hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston, tiểu bang Texas, đang giúp đỡ trại mồ côi Hố Nai. Ông Jame King liên lạc với cô Ly Băng Trần, giám đốc Hội Sứ Giả Tình Yêu. Sau rất nhiều đắn đo Cô Ly Băng, là một kỹ sư tại cơ quan Quản Trị Hàng Không Không Gian Quốc Gia (NASA) tại Houston nhận em làm con nuôi để em được sống tại Houston và đi học tại trường trung học Clear Lake. Đây là một trường hợp rất đặc biệt vì Cô Ly Băng còn độc thân, chưa từng có kinh nghiệm nuôi trẻ, nhất là các trẻ em tật nguyền. Cô Ly Băng tâm sự lý do cô can đảm nhận Hoài làm con nuôi dù nhiều người ngăn cản:
“ Em không thể nào gửi nó về Việt Nam khi biết tương lai sẽ chỉ lang thang ngoài đường bán vé số vì mắt nó bị như vậy. Thứ nữa là em nghĩ đó là một cái duyên nói theo bên Phật nó tới với em là một cái Duyên, nói theo bên Chúa là sự sắp đặt của Chúa thì em chấp nhận, vậy thôi!”
Thời gian mới đến Mỹ để chữa mắt, Nguyễn Hoài ở với một gia đình Mỹ. Em tâm sự những ngày đầu tiên tại Mỹ của em:
“Mới đầu con qua thì con ở với lại một gia đình Mỹ tại vì lúc đó con qua để chữa mắt thì con ở đó cỡ 3 tháng để họ khám mắt xem như thế nào. Khi mà họ nói không thể mổ được thì họ chuyển con cho Cô Ly Băng thì Cô Băng nhận nuôi con.”
Sự thích ứng với đời sống mới cho Nguyễn Hoài là một khó khăn không nhỏ, vì ngoài trở ngại về mắt, cũng như ngôn ngữ, Hoài hoàn toàn xa lạ với trường lớp Hoa Kỳ lúc 13 tuổi. Tuy nhiên trường Clear Lake là một nơi có nhiều phương tiện và Nguyễn Hoài được giúp đỡ tận tình về mọi mặt. Cô Ly Băng cho biết:
“I am so happy là nó ở đây tại vì họ giúp rất là tận tình giúp nó, họ có những người này người nọ, về eye vision teacher, về English teacher vì trường hợp của nó là một đứa disable, những chương trình của Mỹ họ hay lắm”
Năm nay Hoài 17 tuổi và tốt nghiệp trung học trường Clear Lake, là một trường có tiêu chuẩn khá cao. Cô Ly Băng Trần chia sẻ niềm hãnh diện về sự cố gắng học hỏi để ra trường của Hoài bên cạnh các học sinh giỏi:
“ Học high school ở Clear Lake rất là khó. High school ở Clear Lake là một exemplary school, phải compete với những đứa con của các kỹ sư NASA, với lại con của mấy phi hành gia là những đứa rất giỏi mà ảnh cũng học xong, cũng ra trường”
Còn Hoài thì nói về những giúp đỡ đặc biệt của nhà trường dành cho em:
“ Có lớp dạy tiếng Anh dành cho những người không biết tiếng Anh hay đang học tiếng Anh, thì con cũng vô đó học. Với lại trường hợp mình không thấy đường, thì có những vision teachers giúp mình”
Với rất nhiều khó khăn vì mắt không thấy được rõ ràng, nên khi lên lãnh bằng tốt nghiệp, Hoài cho biết là em rất hãnh diện:
“Sau 4 năm trung học, thì con thấy rất là vui, rất là hãnh diện vì lâu nay con vẫn hay nghĩ không biết đến bao giờ mới tốt nghiệp, nên đến giây phút đó thì cũng cảm thấy hồi hộp”
Gần đây các bác sĩ cho biết trường hợp của Nguyễn Hoài có lẽ không chữa được và trong tương lai có thể Hoài sẽ mù hoàn toàn. Trước hoàn cảnh này Hoài vẫn lạc quan chấp nhận và sẽ bắt đầu khóa học 9 tháng tại trường Crisco tại Austin, tiểu bang Texas là một trường đặc biệt huấn luyện các kỹ năng sống tự túc cho người mù. Em tâm sự:
“Có một chương trình dành cho người mù, Con sẽ vô (trường) Crisco họ sẽ dạy blind skill, dạy mình làm bất cứ điều gì nhưng không dùng mắt nữa, tức là họ sẽ blind-folded, thì con sẽ học về cái đó với lại họ giúp mình có khả năng build cái confidence của mình”
Được biết Hoài có năng khiếu về âm nhạc và em thường trình diễn khi còn ở cô nhi viện Hố Nai và các buổi họp mặt của hội Sứ Giả Tình Yêu tại Houston. Em cũng cho biết em rất thích nhạc sĩ khiếm thị Đạt Nguyễn trong cộng đồng Việt Nam và hy vọng có thể trở thành một "Đạt Nguyễn thứ hai". Hiện nay Hoài đang làm việc như một thiện nguyện trong hội Sứ Giả Tình Yêu. Được hỏi về ước mơ của em, Hoài trả lời:
“ Con muốn giúp cho ngưòi nghèo hay những trẻ mồ côi trong tương lai, giống như hội Sứ Giả Tình Yêu. Ước mơ là trên thế giới này không còn người nghèo hay bất cứ ai mồ côi nữa”
Nguyễn Hoài đã may mắn được sự nâng đỡ của những người có lòng vị tha nhưng sự cố gắng để thành công của em cũng là một gương sáng và niềm hy vọng cho những trẻ em tật nguyền mồ côi đang cố vươn lên trong xã hội.
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas