Mỗi Ngày Một Chuyện
Câu chuyện nhân ngày 8/3
Trong dịp năm mới, tôi có nhận được một thư chúc Tết nội dung thật cảm động. Thư từ cựu Đại Úy Đinh Hùng Cường, người bạn cố cựu của tôi tại vùng DC. Đại Úy Cường đã cao tuổi nhưng ông vẫn còn đầy sức sống, tham gia sinh hoạt cộng đồng ... từ khi đặt chân tới Mỹ.
Tôi giữ nguyên văn bức thư, không thêm vào một chữ, chỉ bỏ đi vài chi tiết cá nhân riêng tư, và tìm cơ hội gửi tới qúy bạn.
Nhân ngày 8/3, ngày cách đây 37 năm Đô Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân Đông Tiến đã khai mở cuộc đầu tranh đem lại tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Tôi xin gửi tới quý bạn lá thư đầu năm của cựu Đại Úy Đinh Hùng Cường đề chia sẽ đôi phần tâm tình những con người coi hạnh phúc và tương lai của Dân Tộc như của chính mình.
Hoàng Cơ Định
===================
Thưa quý anh chị:
Xin đoc đôi lời tâm tình đêm giao thừa Kỷ Hợi.
Còn 30 phút nữa là bước sang năm mới. Mậu Tuất qua đi, Kỷ Hợi đến, lợi dụng ít phút nhàn tản đón mừng năm mới, tôi có đôi điều muốn gửi tới qúy vị. Hàng năm, cứ vào những ngày cận tết, tôi thường lo lau chùi nhà cửa, nhất là trong mỗi dịp xuân về. Và bây giờ, con người tôi bắt đầu về chiều, sức đã cùng, lực cũng tận, chỉ còn tốt cho những công việc như lau dọn bàn thờ, đổ chân nhang, quét bụi bậm trên những hình ảnh...
Đang làm những việc này, bỗng tôi khựng lại truớc bức tranh Đức Phật Thích Ca, sơn son thếp vàng, bức in khá lớn, tôi có gắn hình phía dưới bài viết này. Đó là tác phẩm đầu tiên của Đô Đốc Hoàng Cơ Minh (ĐĐMinh). Trước khi bước vào cuộc đời đi sơn nhà cửa với tôi, và đi cứu nước, ông Minh đã làm cái nghề "bán Phật" nuôi vợ con.
Khi tôi giúp ĐĐMinh dọn nhà từ 1 cái appt. về cái nhà nhỏ townhouse cũng ở trong vùng Herndon, tôi bỗng chú ý đến một ít đồ lỉnh kỉnh mà ĐĐMinh lôi từ trên attic xuống, tôi không biết nó là cái gì, tôi nói:
- Đô đốc, mấy cái đồ này bụi bậm, dây dính sơn phết, tôi vứt đi nghe đô đốc?
- Ấy chết, đừng vứt, quý lắm đó. ĐĐMinh nói xong và kể tiếp:
- Gia đình Kelly"sponsor" cho gia đình tôi, không lẽ cả vợ chồng con cái cứ ngồi ăn bám họ, và ăn bám nhà thờ. Tôi mới có sáng kiến là in hình Phật đem bán, vì nước Mỹ ít người theo đạo Phật, mà người Việt Nam thì đa số, may ra có thị trường. In hình Phật công phu lắm, ông thấy 5, 6 lớp vải tôi dùng để che, và in mỗi lần một màu, chờ khô rồi mới in kế, làm bằng tay theo kiểu thủ công nghệ thì nhiêu khê, mất thì giờ nhiều lắm.
Mới in được mấy cái, chưa bán đựoc cái nào, ông là khách hàng đầu tiên, tôi tặng ông một ông Phật, nhưng không lấy tiền.
Sau đó tôi theo ông Minh đi làm nghề sơn, và không thấy ông bán được một ông Phật nào, trừ cho tôi một.
Tiếng pháo giao thừa đã không nổ trong đêm trừ tịch ở khu rừng Great Falls, nhưng tiếng chuông đồng hồ đã thong thả điểm 12 tiếng báo mừng năm mới. Hai vợ chồng già trong căn nhà trống vắng, bắt đầu chúc Tết cho nhau xong đốt hương, đèn cúng Phật, cúng tổ tiên đêm Giao Thừa. Trong hương khói lung linh, tôi thấy hình Đức Phật từ bi, có ẩn hiện Đô Đốc Minh trong tâm trí tôi. Trong khi Trâm lâm râm niệm phật, đánh chuông, thì tôi nhìn Đức Phật uy linh nhạt nhòa mà nhớ về ông Minh, một người anh, một người thày mà tôi quý mến nhưng hoàn toàn xung khắc. Tôi theo ông Minh vì kính trọng tư cách của ông, phục ông có lý tưởng yêu nước, yêu dân chống Cộng Sản tham tàn. ông Minh giám nói và giám làm. Nhưng có lẽ phương thức làm việc khác nhau, cho dù cùng chung lý tưởng, nhưng tôi với ông như hai đường rày xe lửa, đi song song nhưng chẳng thể gặp nhau.
Từ năm 1987, sau lần gặp gỡ cuối cùng ở nhà anh Phạm Xuân Thái, tôi đã mất ông, nhưng bao giờ ông Minh cũng sống trong đầu tôi. Tôi có ba tài sản quý báu mà tôi còn giữ lại của Đô Đốc Minh.
Thứ nhất: Đức Phật Thích Ca của ông cho tôi, vẫn ở trên bàn thờ, mỗi lần cúng Phật, tôi lại nhớ ông. Hình Đức Phật còn được một người nữa biết đến là bà Ngô Bích Vân, con gái cụ Ngô Thúc Địch vợ của ông Minh.
Một hôm, lâu lắm rồi bà Minh từ Cali qua chơi, anh chị Hoán Tiêu đưa lại nhà tôi chơi, và bà Minh đã sửng sốt, khi thấy hình Đức Phật. Bà nói hình này anh Minh làm mà, nói rồi bà ra lạy bàn thờ Phật. Tôi nghĩ trong đầu, bà Minh cũng giống tôi vừa lạy Phật, vừa nhớ tới ông Minh.
Thứ hai: Cái thang 32 feet, không cao lắm, nhưng suýt lấy mạng ông Minh. Tôi còn nhớ, hôm đó gió to lắm.
Tôi và ông Minh thầu được khu apts. ở Lee Hwy gần D.C. Tôi từ phía truớc chạy ra phía sau tính giữ thang cho ông vì sợ trời gió, nhưng quá trễ. Cái thang ông đang leo cao để sơn, bỗng bị một cơn gió quá mạnh sô đổ cái thang, may thay, nếu nó không vướng vào một cái khung cửa sổ làm thụt vô trong tường, thì nó sẽ thuận chiều phang ông Minh xuống đất, không chết thì cũng gãy xương. Ông Minh như làm xiệc trên thang, chân ông đã dời những nấc thang, chỉ còn hai tay ôm lấy cái thang mà đánh đu với gió. Tôi hoảng quá la to.
- Đô Đốc ráng đừng tuột tay, tôi không đủ sức kéo cái thang cho thẳng. Tôi sẽ cấp tốc vác một cái thang khác, hộc tốc chạy đến kê sát tường, nơi ông Minh đang đánh đu, ông có thể với chân bước qua cái thay mới bắc mà đi xuống.
Thật hú vía, nếu tôi không vác kịp cái thang phụ, thì đuối tay, ông Minh đã rơi xuống đất.
Tôi giữ lại cái thang khi ông đã ra đi với tham vọng, nếu ông Minh giải phóng được đất nước khỏi tay Cộng Sản tàn bạo, thì tôi sẽ đem bán đấu giá cái thang này lấy tiền dóng góp cho đất nước.
Thứ ba: Một tài sản về kiến thức, suy luận và nhất là tư cách lãnh đạo. Ông Minh đã biến tôi thành một người
có tác phong đạo đức, ăn nói đúng chừng, đúng mực, và biết cách làm gương tốt để thu phục lòng người. Thực lòng mà nói, trước đây, trong nền đệ nhị Cộng Hòa, tôi cũng may mắn là người có chúc vụ. Nhưng rất tiếc vốn liếng để làm những công việc này lại đến sau.
32 năm qua, ngày tư ngày Tết, tôi ôn lại những chuyện này để tưởng nhớ một tướng lãnh VNCH. một người Việt Nam cho tôi còn hãnh diện và tin tưởng vào tiền đồ dân tộc. Một người như Đô Đốc Minh tuy đã ra đi nhưng sẽ sống mãi trong hồn dân tộc, và trong lòng tôi
Trước thềm năm mới tôi xin thân chúc, qúy anh chị và qúy quyến một Năm Kỷ Hợi, nhiều sức khỏe, nhiều may mắn và vững tin vào một ngày quang phục quê hương. Với "tấm lòng trải rộng", tôi ước mong anh chị chia sẻ và thông cảm với tôi.
Thân kính.
Đinh Hùng Cường, Ngọc Trâm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Câu chuyện nhân ngày 8/3
Trong dịp năm mới, tôi có nhận được một thư chúc Tết nội dung thật cảm động. Thư từ cựu Đại Úy Đinh Hùng Cường, người bạn cố cựu của tôi tại vùng DC. Đại Úy Cường đã cao tuổi nhưng ông vẫn còn đầy sức sống, tham gia sinh hoạt cộng đồng ... từ khi đặt chân tới Mỹ.
Tôi giữ nguyên văn bức thư, không thêm vào một chữ, chỉ bỏ đi vài chi tiết cá nhân riêng tư, và tìm cơ hội gửi tới qúy bạn.
Nhân ngày 8/3, ngày cách đây 37 năm Đô Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân Đông Tiến đã khai mở cuộc đầu tranh đem lại tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Tôi xin gửi tới quý bạn lá thư đầu năm của cựu Đại Úy Đinh Hùng Cường đề chia sẽ đôi phần tâm tình những con người coi hạnh phúc và tương lai của Dân Tộc như của chính mình.
Hoàng Cơ Định
===================
Thưa quý anh chị:
Xin đoc đôi lời tâm tình đêm giao thừa Kỷ Hợi.
Còn 30 phút nữa là bước sang năm mới. Mậu Tuất qua đi, Kỷ Hợi đến, lợi dụng ít phút nhàn tản đón mừng năm mới, tôi có đôi điều muốn gửi tới qúy vị. Hàng năm, cứ vào những ngày cận tết, tôi thường lo lau chùi nhà cửa, nhất là trong mỗi dịp xuân về. Và bây giờ, con người tôi bắt đầu về chiều, sức đã cùng, lực cũng tận, chỉ còn tốt cho những công việc như lau dọn bàn thờ, đổ chân nhang, quét bụi bậm trên những hình ảnh...
Đang làm những việc này, bỗng tôi khựng lại truớc bức tranh Đức Phật Thích Ca, sơn son thếp vàng, bức in khá lớn, tôi có gắn hình phía dưới bài viết này. Đó là tác phẩm đầu tiên của Đô Đốc Hoàng Cơ Minh (ĐĐMinh). Trước khi bước vào cuộc đời đi sơn nhà cửa với tôi, và đi cứu nước, ông Minh đã làm cái nghề "bán Phật" nuôi vợ con.
Khi tôi giúp ĐĐMinh dọn nhà từ 1 cái appt. về cái nhà nhỏ townhouse cũng ở trong vùng Herndon, tôi bỗng chú ý đến một ít đồ lỉnh kỉnh mà ĐĐMinh lôi từ trên attic xuống, tôi không biết nó là cái gì, tôi nói:
- Đô đốc, mấy cái đồ này bụi bậm, dây dính sơn phết, tôi vứt đi nghe đô đốc?
- Ấy chết, đừng vứt, quý lắm đó. ĐĐMinh nói xong và kể tiếp:
- Gia đình Kelly"sponsor" cho gia đình tôi, không lẽ cả vợ chồng con cái cứ ngồi ăn bám họ, và ăn bám nhà thờ. Tôi mới có sáng kiến là in hình Phật đem bán, vì nước Mỹ ít người theo đạo Phật, mà người Việt Nam thì đa số, may ra có thị trường. In hình Phật công phu lắm, ông thấy 5, 6 lớp vải tôi dùng để che, và in mỗi lần một màu, chờ khô rồi mới in kế, làm bằng tay theo kiểu thủ công nghệ thì nhiêu khê, mất thì giờ nhiều lắm.
Mới in được mấy cái, chưa bán đựoc cái nào, ông là khách hàng đầu tiên, tôi tặng ông một ông Phật, nhưng không lấy tiền.
Sau đó tôi theo ông Minh đi làm nghề sơn, và không thấy ông bán được một ông Phật nào, trừ cho tôi một.
Tiếng pháo giao thừa đã không nổ trong đêm trừ tịch ở khu rừng Great Falls, nhưng tiếng chuông đồng hồ đã thong thả điểm 12 tiếng báo mừng năm mới. Hai vợ chồng già trong căn nhà trống vắng, bắt đầu chúc Tết cho nhau xong đốt hương, đèn cúng Phật, cúng tổ tiên đêm Giao Thừa. Trong hương khói lung linh, tôi thấy hình Đức Phật từ bi, có ẩn hiện Đô Đốc Minh trong tâm trí tôi. Trong khi Trâm lâm râm niệm phật, đánh chuông, thì tôi nhìn Đức Phật uy linh nhạt nhòa mà nhớ về ông Minh, một người anh, một người thày mà tôi quý mến nhưng hoàn toàn xung khắc. Tôi theo ông Minh vì kính trọng tư cách của ông, phục ông có lý tưởng yêu nước, yêu dân chống Cộng Sản tham tàn. ông Minh giám nói và giám làm. Nhưng có lẽ phương thức làm việc khác nhau, cho dù cùng chung lý tưởng, nhưng tôi với ông như hai đường rày xe lửa, đi song song nhưng chẳng thể gặp nhau.
Từ năm 1987, sau lần gặp gỡ cuối cùng ở nhà anh Phạm Xuân Thái, tôi đã mất ông, nhưng bao giờ ông Minh cũng sống trong đầu tôi. Tôi có ba tài sản quý báu mà tôi còn giữ lại của Đô Đốc Minh.
Thứ nhất: Đức Phật Thích Ca của ông cho tôi, vẫn ở trên bàn thờ, mỗi lần cúng Phật, tôi lại nhớ ông. Hình Đức Phật còn được một người nữa biết đến là bà Ngô Bích Vân, con gái cụ Ngô Thúc Địch vợ của ông Minh.
Một hôm, lâu lắm rồi bà Minh từ Cali qua chơi, anh chị Hoán Tiêu đưa lại nhà tôi chơi, và bà Minh đã sửng sốt, khi thấy hình Đức Phật. Bà nói hình này anh Minh làm mà, nói rồi bà ra lạy bàn thờ Phật. Tôi nghĩ trong đầu, bà Minh cũng giống tôi vừa lạy Phật, vừa nhớ tới ông Minh.
Thứ hai: Cái thang 32 feet, không cao lắm, nhưng suýt lấy mạng ông Minh. Tôi còn nhớ, hôm đó gió to lắm.
Tôi và ông Minh thầu được khu apts. ở Lee Hwy gần D.C. Tôi từ phía truớc chạy ra phía sau tính giữ thang cho ông vì sợ trời gió, nhưng quá trễ. Cái thang ông đang leo cao để sơn, bỗng bị một cơn gió quá mạnh sô đổ cái thang, may thay, nếu nó không vướng vào một cái khung cửa sổ làm thụt vô trong tường, thì nó sẽ thuận chiều phang ông Minh xuống đất, không chết thì cũng gãy xương. Ông Minh như làm xiệc trên thang, chân ông đã dời những nấc thang, chỉ còn hai tay ôm lấy cái thang mà đánh đu với gió. Tôi hoảng quá la to.
- Đô Đốc ráng đừng tuột tay, tôi không đủ sức kéo cái thang cho thẳng. Tôi sẽ cấp tốc vác một cái thang khác, hộc tốc chạy đến kê sát tường, nơi ông Minh đang đánh đu, ông có thể với chân bước qua cái thay mới bắc mà đi xuống.
Thật hú vía, nếu tôi không vác kịp cái thang phụ, thì đuối tay, ông Minh đã rơi xuống đất.
Tôi giữ lại cái thang khi ông đã ra đi với tham vọng, nếu ông Minh giải phóng được đất nước khỏi tay Cộng Sản tàn bạo, thì tôi sẽ đem bán đấu giá cái thang này lấy tiền dóng góp cho đất nước.
Thứ ba: Một tài sản về kiến thức, suy luận và nhất là tư cách lãnh đạo. Ông Minh đã biến tôi thành một người
có tác phong đạo đức, ăn nói đúng chừng, đúng mực, và biết cách làm gương tốt để thu phục lòng người. Thực lòng mà nói, trước đây, trong nền đệ nhị Cộng Hòa, tôi cũng may mắn là người có chúc vụ. Nhưng rất tiếc vốn liếng để làm những công việc này lại đến sau.
32 năm qua, ngày tư ngày Tết, tôi ôn lại những chuyện này để tưởng nhớ một tướng lãnh VNCH. một người Việt Nam cho tôi còn hãnh diện và tin tưởng vào tiền đồ dân tộc. Một người như Đô Đốc Minh tuy đã ra đi nhưng sẽ sống mãi trong hồn dân tộc, và trong lòng tôi
Trước thềm năm mới tôi xin thân chúc, qúy anh chị và qúy quyến một Năm Kỷ Hợi, nhiều sức khỏe, nhiều may mắn và vững tin vào một ngày quang phục quê hương. Với "tấm lòng trải rộng", tôi ước mong anh chị chia sẻ và thông cảm với tôi.
Thân kính.
Đinh Hùng Cường, Ngọc Trâm.