Tham Khảo
Chỉ 100 ngày nữa ông Obama sẽ về hưu, đây là 3 di sản lớn nhất và gây tranh cãi nhất trong cuộc đời TT của ông ( 2 trong 3 không phải công của Ông )
Tổng thống Barack Obama hiện đang có tiếng nói rất cao trong người dân Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng ông Obama là vị tổng thống thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sau 2 nhiệm kỳ thành công của mình, Tổng thống Obama đã để lại 3 di sản kinh tế quan trọng nhất cho người kế nhiệm: bộ luật Dodd-Frank năm 2010, dự luật Obamacare năm 2010 và hiệp định TPP năm 2015.
Dodd Frank
Năm 2001, Tổng thống George W Bush lên nắm quyền khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng khá tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.
Thế nhưng chỉ 8 năm sau đó, khi Tổng thống Bush rời Nhà Trắng vào năm 2009, khoảng 800.000 người lao động Mỹ mất việc hàng tháng do cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Vào tháng 9/2008, tập đoàn tài chính Lehman Brothers và công ty bảo hiểm AIG tuyên bố phá sản. Khi đó chính phủ Mỹ chỉ chấp nhận cứu AIG nhằm tránh một cuộc sụp đổ dây chuyền đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ngay từ những năm 1998, Chủ tịch hội đồng giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC), bà Brooksley Born đã cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể gặp rủi ro khi hàng nghìn tỷ USD nợ không được kiểm soát chặt chẽ, và lời tiên đoán của bà đã đúng.
Với bài học cho vay vô tội vạ, tăng trưởng bong bóng không kiểm soát trong thập niên 2000 đã khiến nước Mỹ bừng tỉnh. Vào tháng 5/2010, dưới sự ủng hộ của Tổng thống Obama. Bộ luật Dodd Frank đã được ký và thông qua.
Theo đó, một cơ quan giám sát độc lập mang tên CFPB đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ trước những cái bẫy tín dụng mà các ngân hàng giăng ra để thu hút thêm khách hàng.
Một số cơ quan nữa cũng được thành lập như FSOC hay cục OFR trong Bộ tài chính Mỹ nhằm rà soát, kiểm tra và thắt chặt các quy định trong hệ thống tài chính, ngân hàng Mỹ.
Ngoài ra, đạo luật Dodd Frank cũng yêu cầu các ngân hàng nâng mức vốn bắt buộc khả dụng (Capital Requirement) và siết chặt hơn các thủ tục đầu tư của ngân hàng.
Tất cả những biện pháp trên được thành lập để đảm bảo rằng chính phủ Mỹ sẽ không phải dùng tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng một lần nữa.
Đồng thời, những người gửi tiền trong các ngân hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi hơn nếu những tổ chức tài chính này phá sản.
Tất nhiên, đạo luật Dodd Frank của Tổng thống Obama không khiến các ngân hàng hài lòng. Thậm chí nhiều ông lớn Phố Wall còn công khai chỉ trích những biện pháp vực dậy nền kinh tế của tổng thống thời kỳ hậu khủng hoảng.
Họ cho rằng đạo luật này giới hạn tính thanh khoản cũng như hạn chế khả năng đầu tư trên thị trường.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng đạo luật Dodd Frank đã tiến hành được 6 năm và chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống tài chính Mỹ đang bất ổn. Thay vào đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và dần hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng 2008.
Một số chuyên gia cho rằng các tập đoàn tài chính đang vận động hành lang để có những quy định nới lỏng cho đạo luật Dodd Frank.
Tuy nhiên, dù ông chủ Nhà Trắng tới đây có là ai đi chăng nữa thì họ cũng phải thừa nhận rằng nhờ có đạo luật này của Tổng thống Obama mà kinh tế Mỹ sống sót cũng như vực dậy sau khủng hoảng 2008.
Tổng thống Obama ký thông qua Dodd frank năm 2010.
Obamacare
Dự luật bảo hiểm y tế mới của Tổng thống Obama (PPACA hay Obamacare) được ký kết vào năm 2010 đã đem lại hy vọng mới cho những người Mỹ nghèo, không đủ tiền chi trả cho các khoản phí y tế đắt đỏ.
Nước Mỹ là một quốc gia coi trọng bản quyền và đây là lý do các loại thuốc ở đây đắt hơn rất nhiều so với các nước khác.
Thêm vào đó, hàng loạt những chi phí thử nghiệm, kiểm duyệt cũng như việc các nhà đầu tư muốn thu lời sau phát minh đã đẩy nhiều loại thuốc lên mức quá cao so với thu nhập bình quân của người dân.
May mắn thay, dịch vụ bảo hiểm vẫn còn và có thể chi trả một phần. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng cần có lợi nhuận nên việc người nghèo tại Mỹ tử vong do không có tiền chữa trị hay mua thuốc là điều bình thường.
Năm 2007, có đến 62,1% số đơn xin phá sản tại Mỹ là do chi phí y tế quá đắt đỏ so với thu nhập. Trong khi một nghiên cứu cho thấy khoảng 45.000-48.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ là do không có bảo hiểm y tế, hoặc không đủ tiền đóng bảo hiểm.
Vấn đề y tế và sức khỏe trở nên vô cùng nhức nhối trong xã hội Mỹ khi người dân nước này có thói quen đến bệnh viện khám hoặc uống thuốc theo đơn của bác sỹ với những triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.
Thêm vào đó, sự kiểm soát chặt chẽ của dòng chảy thuốc men khiến người dân khó mua thuốc nếu không có đơn của bác sỹ.
Với Obamacare, ngành bảo hiểm của Mỹ sẽ chịu nhiều quy định hơn trước quyền lợi của bệnh nhân và người dân. Đồng thời, đạo luật này cũng thúc đẩy người dân Mỹ tăng cường mua bảo hiểm nhiều hơn và giảm chi phí thuốc men, chữa bệnh.
Cụ thể, Obamacare mở rộng đối tượng được tham gia đăng ký bảo hiểm cũng như thực hiện các chính sách trợ giá nhằm giảm chi phí y tế của người dân.
Đây là một chính sách được rất nhiều người dân Mỹ nghèo ủng hộ, nhưng chúng lại gặp phản đối từ những công ty dược và bảo hiểm. Theo đó, các tập đoàn này sẽ thu được ít lợi nhuận hơn khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng do những quy định ràng buộc của pháp luật.
Thậm chí, nhiều chuyên gia dự đoán một số công ty bảo hiểm sẽ phải từ bỏ cuộc chơi khi doanh thu quá thấp.
Tuy vậy, đến hiện tại thì Obamacare đã tồn tại được 6 năm và chất lượng y tế của người dân Mỹ ngày càng được cải thiện.
Hiệp định TPP
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) là một trong những di sản mới nhất mà Tổng thống Obama để lại cho người kế nhiệm.
Dù hiện nay cả ứng cử viên Donald Trump lẫn bà Hillary Clinton đều có quan điểm phản đối nội dung TPP đã được ký kết nhưng không thể phủ nhận những cố gắng của Tổng thống Obama đã đặt bước tiến lớn cho tự do thương mại.
Mặc dù chưa được Nghị viện thông qua và có khả năng người kế nhiệm sẽ thay đổi nội dung của TPP, nhưng chính nhờ sự cố gắng của Tổng thống Obama mà bản thỏa thuận tự do thương mại bao gồm tới 40% GDP toàn cầu này được thúc đẩy.
Cũng chính nhờ những tuyên bố tích cực của ông Obama mà nhiều nước đồng ý xem xét nghiêm túc TPP, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cho hiệp định này và nhiều lao động nhận thêm được việc làm do nhu cầu tăng cao.
Nền kinh tế Mỹ cũng sẽ nhận được những lợi ích to lớn khi được mở cửa vào những thị trường tiềm năng vốn bị rào chắn bởi thuế quan và các quy định.
Thêm vào đó, Tổng thống Obama cũng không che giấu khi nói rõ quan điểm sử dụng TPP như một công cụ trong kế hoạch xoay trục Châu Á của Mỹ và áp đặt cơ chế thương mại mới lên Trung Quốc.
Rõ ràng, cho dù bản hiệp định này có thành công hay không, chắc chắn sau này mọi người sẽ phải nhắc đến Obama khi nói về TPP.
theo Trí Thức Trẻ/Cafebiz
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chỉ 100 ngày nữa ông Obama sẽ về hưu, đây là 3 di sản lớn nhất và gây tranh cãi nhất trong cuộc đời TT của ông ( 2 trong 3 không phải công của Ông )
Tổng thống Barack Obama hiện đang có tiếng nói rất cao trong người dân Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng ông Obama là vị tổng thống thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sau 2 nhiệm kỳ thành công của mình, Tổng thống Obama đã để lại 3 di sản kinh tế quan trọng nhất cho người kế nhiệm: bộ luật Dodd-Frank năm 2010, dự luật Obamacare năm 2010 và hiệp định TPP năm 2015.
Dodd Frank
Năm 2001, Tổng thống George W Bush lên nắm quyền khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng khá tốt sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.
Thế nhưng chỉ 8 năm sau đó, khi Tổng thống Bush rời Nhà Trắng vào năm 2009, khoảng 800.000 người lao động Mỹ mất việc hàng tháng do cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Vào tháng 9/2008, tập đoàn tài chính Lehman Brothers và công ty bảo hiểm AIG tuyên bố phá sản. Khi đó chính phủ Mỹ chỉ chấp nhận cứu AIG nhằm tránh một cuộc sụp đổ dây chuyền đối với nền kinh tế toàn cầu.
Ngay từ những năm 1998, Chủ tịch hội đồng giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC), bà Brooksley Born đã cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể gặp rủi ro khi hàng nghìn tỷ USD nợ không được kiểm soát chặt chẽ, và lời tiên đoán của bà đã đúng.
Với bài học cho vay vô tội vạ, tăng trưởng bong bóng không kiểm soát trong thập niên 2000 đã khiến nước Mỹ bừng tỉnh. Vào tháng 5/2010, dưới sự ủng hộ của Tổng thống Obama. Bộ luật Dodd Frank đã được ký và thông qua.
Theo đó, một cơ quan giám sát độc lập mang tên CFPB đã được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ trước những cái bẫy tín dụng mà các ngân hàng giăng ra để thu hút thêm khách hàng.
Một số cơ quan nữa cũng được thành lập như FSOC hay cục OFR trong Bộ tài chính Mỹ nhằm rà soát, kiểm tra và thắt chặt các quy định trong hệ thống tài chính, ngân hàng Mỹ.
Ngoài ra, đạo luật Dodd Frank cũng yêu cầu các ngân hàng nâng mức vốn bắt buộc khả dụng (Capital Requirement) và siết chặt hơn các thủ tục đầu tư của ngân hàng.
Tất cả những biện pháp trên được thành lập để đảm bảo rằng chính phủ Mỹ sẽ không phải dùng tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng một lần nữa.
Đồng thời, những người gửi tiền trong các ngân hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi hơn nếu những tổ chức tài chính này phá sản.
Tất nhiên, đạo luật Dodd Frank của Tổng thống Obama không khiến các ngân hàng hài lòng. Thậm chí nhiều ông lớn Phố Wall còn công khai chỉ trích những biện pháp vực dậy nền kinh tế của tổng thống thời kỳ hậu khủng hoảng.
Họ cho rằng đạo luật này giới hạn tính thanh khoản cũng như hạn chế khả năng đầu tư trên thị trường.
Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng đạo luật Dodd Frank đã tiến hành được 6 năm và chưa có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống tài chính Mỹ đang bất ổn. Thay vào đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và dần hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng 2008.
Một số chuyên gia cho rằng các tập đoàn tài chính đang vận động hành lang để có những quy định nới lỏng cho đạo luật Dodd Frank.
Tuy nhiên, dù ông chủ Nhà Trắng tới đây có là ai đi chăng nữa thì họ cũng phải thừa nhận rằng nhờ có đạo luật này của Tổng thống Obama mà kinh tế Mỹ sống sót cũng như vực dậy sau khủng hoảng 2008.
Tổng thống Obama ký thông qua Dodd frank năm 2010.
Obamacare
Dự luật bảo hiểm y tế mới của Tổng thống Obama (PPACA hay Obamacare) được ký kết vào năm 2010 đã đem lại hy vọng mới cho những người Mỹ nghèo, không đủ tiền chi trả cho các khoản phí y tế đắt đỏ.
Nước Mỹ là một quốc gia coi trọng bản quyền và đây là lý do các loại thuốc ở đây đắt hơn rất nhiều so với các nước khác.
Thêm vào đó, hàng loạt những chi phí thử nghiệm, kiểm duyệt cũng như việc các nhà đầu tư muốn thu lời sau phát minh đã đẩy nhiều loại thuốc lên mức quá cao so với thu nhập bình quân của người dân.
May mắn thay, dịch vụ bảo hiểm vẫn còn và có thể chi trả một phần. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng cần có lợi nhuận nên việc người nghèo tại Mỹ tử vong do không có tiền chữa trị hay mua thuốc là điều bình thường.
Năm 2007, có đến 62,1% số đơn xin phá sản tại Mỹ là do chi phí y tế quá đắt đỏ so với thu nhập. Trong khi một nghiên cứu cho thấy khoảng 45.000-48.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ là do không có bảo hiểm y tế, hoặc không đủ tiền đóng bảo hiểm.
Vấn đề y tế và sức khỏe trở nên vô cùng nhức nhối trong xã hội Mỹ khi người dân nước này có thói quen đến bệnh viện khám hoặc uống thuốc theo đơn của bác sỹ với những triệu chứng bệnh dù nhỏ nhất.
Thêm vào đó, sự kiểm soát chặt chẽ của dòng chảy thuốc men khiến người dân khó mua thuốc nếu không có đơn của bác sỹ.
Với Obamacare, ngành bảo hiểm của Mỹ sẽ chịu nhiều quy định hơn trước quyền lợi của bệnh nhân và người dân. Đồng thời, đạo luật này cũng thúc đẩy người dân Mỹ tăng cường mua bảo hiểm nhiều hơn và giảm chi phí thuốc men, chữa bệnh.
Cụ thể, Obamacare mở rộng đối tượng được tham gia đăng ký bảo hiểm cũng như thực hiện các chính sách trợ giá nhằm giảm chi phí y tế của người dân.
Đây là một chính sách được rất nhiều người dân Mỹ nghèo ủng hộ, nhưng chúng lại gặp phản đối từ những công ty dược và bảo hiểm. Theo đó, các tập đoàn này sẽ thu được ít lợi nhuận hơn khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng do những quy định ràng buộc của pháp luật.
Thậm chí, nhiều chuyên gia dự đoán một số công ty bảo hiểm sẽ phải từ bỏ cuộc chơi khi doanh thu quá thấp.
Tuy vậy, đến hiện tại thì Obamacare đã tồn tại được 6 năm và chất lượng y tế của người dân Mỹ ngày càng được cải thiện.
Hiệp định TPP
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) là một trong những di sản mới nhất mà Tổng thống Obama để lại cho người kế nhiệm.
Dù hiện nay cả ứng cử viên Donald Trump lẫn bà Hillary Clinton đều có quan điểm phản đối nội dung TPP đã được ký kết nhưng không thể phủ nhận những cố gắng của Tổng thống Obama đã đặt bước tiến lớn cho tự do thương mại.
Mặc dù chưa được Nghị viện thông qua và có khả năng người kế nhiệm sẽ thay đổi nội dung của TPP, nhưng chính nhờ sự cố gắng của Tổng thống Obama mà bản thỏa thuận tự do thương mại bao gồm tới 40% GDP toàn cầu này được thúc đẩy.
Cũng chính nhờ những tuyên bố tích cực của ông Obama mà nhiều nước đồng ý xem xét nghiêm túc TPP, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cho hiệp định này và nhiều lao động nhận thêm được việc làm do nhu cầu tăng cao.
Nền kinh tế Mỹ cũng sẽ nhận được những lợi ích to lớn khi được mở cửa vào những thị trường tiềm năng vốn bị rào chắn bởi thuế quan và các quy định.
Thêm vào đó, Tổng thống Obama cũng không che giấu khi nói rõ quan điểm sử dụng TPP như một công cụ trong kế hoạch xoay trục Châu Á của Mỹ và áp đặt cơ chế thương mại mới lên Trung Quốc.
Rõ ràng, cho dù bản hiệp định này có thành công hay không, chắc chắn sau này mọi người sẽ phải nhắc đến Obama khi nói về TPP.
theo Trí Thức Trẻ/Cafebiz