Truyện Ngắn & Phóng Sự
Chí Phèo ngoại truyện: Thị Nở không thừa nhận em trai Chí là người thân
Nam Công
Đoạn Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện nhưng không chết. Sau đó, đời Chí và Nở đã bước sang trang mới…
Chuyện là, cái ngày định mệnh ấy, trong cơn tức giận, Chí Phèo cầm dao xông vào nhà đâm Bá Kiến khiến lão chỉ kịp kêu lên một tiếng. Lúc ấy, “Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”.
Đúng cái thời điểm gần đất xa trời, thì may ở làng có gã trước làm bên quân y nay về hưu có mặt kịp thời tiến hành cấp cứu nên Chí thoát chết. Bá Kiến thì đoản mệnh, chết không kịp nhắm mắt.
Mấy tháng sau, Chí lành vết thường, lúc ấy cách mạng thàng công, hắn thoát án tù.
Nói đến Thị Nở, đoạn tưởng Chí chết, Nở định bụng sinh đứa con đang mang bầu xong rồi vứt ngoài lò gạch. Nhưng Chí không chết nên Nở và hắn quyết định nên nghĩa vợ chồng, về ở với nhau trong túp lều gần bụi chuối – nơi kỷ niệm tình yêu của hai người.
Chí – Nở nên nghĩa vợ chồng và cuộc đời bước sang trang mới.
Thời gian cứ thế trôi đi, Nở với Chí có với nhau một đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh đã bước vào lớp 1. Nói thêm, sau ngày đất nước thoát khỏi xiềng xích phong kiến, Chí tìm lại được mẹ đẻ và có thêm một người em trai chuyên hành nghề mổ lợn sống ngay cạnh làng bên.
Rồi một ngày, bỗng nhiên ở trên có dự án đường sắt chạy qua ngôi nhà sát bụi chuối của vợ chồng Chí. Thế là, đôi vợ chồng ấy tự dưng “một phút lên tiên”, hả hê nhận được khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng khổng lồ mà có trong cơn say triền miên Chí cũng không bao giờ dám mơ tới.
Có tiền, vợ chồng Chí – Nở tu chí làm ăn. Chí mở thương hiệu rượu “Chí Vũ Đại” nức danh cả một miền. Ngoài ra, hắn còn sở hữu thêm vài ba cái nhà hàng bậc nhất thị trấn.
Tuy trở nên giàu có là vậy nhưng Chí vẫn ức lắm!
Chí ức vì cái bọn lắm mồm Đội Tảo, Bát Tùng… vẫn chê vợ chồng hắn giàu mà ít học, nhiều tiền mà não ngắn. Bởi thế, Chí quyết đầu tư cho Nở đi học đến nơi, đến chốn cho nở mày nở mặt cái sỹ diện. Thế là, Nở học hết cấp 2 rồi học cấp tốc thẳng lên lớp Trung cấp thú y.
Đến đoạn Nở lấy bằng xong, Chí quyết định bán đi một nhà hàng để “chạy” cho vợ về làm Trưởng trạm Thú – Vệ – Dịch (Thú y – Vệ sinh – dịch tễ) của làng. “Chạy” thế mà được, bỗng dưng Nở có chức, có vị trong tay.
Dạo ấy, làng Vũ Đại xôn xao chuyện đấu thầu cái sạp bán thịt cung ứng cho cả làng. Hội đồng làng giao cho Trạm Thú – Vệ – Dịch nơi Nở đứng đầu phụ trách chuyện chọn người trúng thầu.
Tranh thủ chuyện này, chợt nhớ có thằng em trai đang hành nghề mổ lợn ở làng bên nên Chí bàn với vợ, “thông” thầu để giúp thằng em cải thiện đời sống. “Thông” thế mà được, thằng em trao Chí cùng hùn vốn với bạn nghiễm nhiên trúng, trở thành chủ sạp thịt duy nhất, lớn nhất của cả cái làng Vũ Đại bấy giờ.
Được một thời gian, cái sạp thịt của thằng em trai Chí làm ăn bết bát, sử dụng hàn the, phẩm màu ướp thịt, rồi nghe đâu mổ cả lợn chết để bán… Bà con làng Vũ Đại ức quá mới kiện lên hội đồng làng.
Việc rùm beng, làng trách tội, bắt em trai Chí và bạn cùng hùn vốn ra đầu đình để hỏi cho ra nhẽ. Trạm của Nở phụ trách mảng này nên bản thân Nở cũng phải có mặt.
Tại sân đình, Nở thanh minh cái sạp thịt ấy nhỏ, Nở không biết nó như thế nào rồi nghe bảo sạp có nhập lợn chết nên cũng đã đề nghị “thanh tra” hội đồng làng tìm hiểu. Còn chuyện sạp bán thịt ướp phẩm màu, nhập lợn chết, Nở bảo qua kiểm tra đây là lợn bệnh chứ không phải lợn chết. “Lợn bệnh thì chỉ kém về chất lượng thịt thôi”, Nở khua môi để lộ hàm răng đen lấm tấm như bánh đa vừng.
Buổi chất vấn còn có mặt đông đảo bà con, cánh Đội Tảo đứng dậy bức xúc chuyện em chồng của Nở là người cùng đứng chủ để kinh doanh sạp, trong khi hương ước của làng là không cho người thân của người có chức vị tham gia đấu và trúng thầu.
Nở lươn lẹo bảo người thân chỉ bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con chứ không đề cập đến các đối tượng như em chồng.
Đội Tảo điên tiết nói: Nghĩa là em trai của Chí không phải là người thân của cô Nở?
Bí quá, trợ lý của Nở đứng dậy chống chế: “Trạm trưởng không nói chứ không phải nói không có em chồng làm việc tại sạp thịt”…
Cả làng im lặng chẳng biết nói thế nào. Hội đồng làng cũng tỏ ra ngao ngán. Lúc này, gã Binh Chức say khướt đứng dậy chậc lưỡi: Thôi, kệ! rồi nhỏm đít ra về. Bà con trong làng lắc đầu rồi cũng lần lượt về theo…
Chứng kiến buổi đấu khẩu từ đầu đến cuối, đứng ngoài hàng rào sân đình, Chí Phèo trông vẻ buồn buồn và đăm chiêu. Chí nghĩ bụng, con Nở từ ngày lên chức trưởng Trạm không còn chỉ biết nhe răng cười, nấu cháo hành ngon mà nay ăn nói lưu loát, lật lọng con chữ cãi thắng cả hội đồng và bà con làng Vũ Đại.
Nhưng giữa bàn dân thiên hạ, nghe Nở nói trắng phớ kiểu như không thừa nhận em trai mình là người thân khiến Chí cũng nặng lòng lắm!
“Tiên sư cái con Nở, lầy đến thế là cùng!”, Chí chửi thầm.
N.C.
Mai Anh chuyển
Chí Phèo ngoại truyện: Thị Nở không thừa nhận em trai Chí là người thân
Nam Công
Đoạn Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện nhưng không chết. Sau đó, đời Chí và Nở đã bước sang trang mới…
Chuyện là, cái ngày định mệnh ấy, trong cơn tức giận, Chí Phèo cầm dao xông vào nhà đâm Bá Kiến khiến lão chỉ kịp kêu lên một tiếng. Lúc ấy, “Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”.
Đúng cái thời điểm gần đất xa trời, thì may ở làng có gã trước làm bên quân y nay về hưu có mặt kịp thời tiến hành cấp cứu nên Chí thoát chết. Bá Kiến thì đoản mệnh, chết không kịp nhắm mắt.
Mấy tháng sau, Chí lành vết thường, lúc ấy cách mạng thàng công, hắn thoát án tù.
Nói đến Thị Nở, đoạn tưởng Chí chết, Nở định bụng sinh đứa con đang mang bầu xong rồi vứt ngoài lò gạch. Nhưng Chí không chết nên Nở và hắn quyết định nên nghĩa vợ chồng, về ở với nhau trong túp lều gần bụi chuối – nơi kỷ niệm tình yêu của hai người.
Chí – Nở nên nghĩa vợ chồng và cuộc đời bước sang trang mới.
Thời gian cứ thế trôi đi, Nở với Chí có với nhau một đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh đã bước vào lớp 1. Nói thêm, sau ngày đất nước thoát khỏi xiềng xích phong kiến, Chí tìm lại được mẹ đẻ và có thêm một người em trai chuyên hành nghề mổ lợn sống ngay cạnh làng bên.
Rồi một ngày, bỗng nhiên ở trên có dự án đường sắt chạy qua ngôi nhà sát bụi chuối của vợ chồng Chí. Thế là, đôi vợ chồng ấy tự dưng “một phút lên tiên”, hả hê nhận được khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng khổng lồ mà có trong cơn say triền miên Chí cũng không bao giờ dám mơ tới.
Có tiền, vợ chồng Chí – Nở tu chí làm ăn. Chí mở thương hiệu rượu “Chí Vũ Đại” nức danh cả một miền. Ngoài ra, hắn còn sở hữu thêm vài ba cái nhà hàng bậc nhất thị trấn.
Tuy trở nên giàu có là vậy nhưng Chí vẫn ức lắm!
Chí ức vì cái bọn lắm mồm Đội Tảo, Bát Tùng… vẫn chê vợ chồng hắn giàu mà ít học, nhiều tiền mà não ngắn. Bởi thế, Chí quyết đầu tư cho Nở đi học đến nơi, đến chốn cho nở mày nở mặt cái sỹ diện. Thế là, Nở học hết cấp 2 rồi học cấp tốc thẳng lên lớp Trung cấp thú y.
Đến đoạn Nở lấy bằng xong, Chí quyết định bán đi một nhà hàng để “chạy” cho vợ về làm Trưởng trạm Thú – Vệ – Dịch (Thú y – Vệ sinh – dịch tễ) của làng. “Chạy” thế mà được, bỗng dưng Nở có chức, có vị trong tay.
Dạo ấy, làng Vũ Đại xôn xao chuyện đấu thầu cái sạp bán thịt cung ứng cho cả làng. Hội đồng làng giao cho Trạm Thú – Vệ – Dịch nơi Nở đứng đầu phụ trách chuyện chọn người trúng thầu.
Tranh thủ chuyện này, chợt nhớ có thằng em trai đang hành nghề mổ lợn ở làng bên nên Chí bàn với vợ, “thông” thầu để giúp thằng em cải thiện đời sống. “Thông” thế mà được, thằng em trao Chí cùng hùn vốn với bạn nghiễm nhiên trúng, trở thành chủ sạp thịt duy nhất, lớn nhất của cả cái làng Vũ Đại bấy giờ.
Được một thời gian, cái sạp thịt của thằng em trai Chí làm ăn bết bát, sử dụng hàn the, phẩm màu ướp thịt, rồi nghe đâu mổ cả lợn chết để bán… Bà con làng Vũ Đại ức quá mới kiện lên hội đồng làng.
Việc rùm beng, làng trách tội, bắt em trai Chí và bạn cùng hùn vốn ra đầu đình để hỏi cho ra nhẽ. Trạm của Nở phụ trách mảng này nên bản thân Nở cũng phải có mặt.
Tại sân đình, Nở thanh minh cái sạp thịt ấy nhỏ, Nở không biết nó như thế nào rồi nghe bảo sạp có nhập lợn chết nên cũng đã đề nghị “thanh tra” hội đồng làng tìm hiểu. Còn chuyện sạp bán thịt ướp phẩm màu, nhập lợn chết, Nở bảo qua kiểm tra đây là lợn bệnh chứ không phải lợn chết. “Lợn bệnh thì chỉ kém về chất lượng thịt thôi”, Nở khua môi để lộ hàm răng đen lấm tấm như bánh đa vừng.
Buổi chất vấn còn có mặt đông đảo bà con, cánh Đội Tảo đứng dậy bức xúc chuyện em chồng của Nở là người cùng đứng chủ để kinh doanh sạp, trong khi hương ước của làng là không cho người thân của người có chức vị tham gia đấu và trúng thầu.
Nở lươn lẹo bảo người thân chỉ bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con chứ không đề cập đến các đối tượng như em chồng.
Đội Tảo điên tiết nói: Nghĩa là em trai của Chí không phải là người thân của cô Nở?
Bí quá, trợ lý của Nở đứng dậy chống chế: “Trạm trưởng không nói chứ không phải nói không có em chồng làm việc tại sạp thịt”…
Cả làng im lặng chẳng biết nói thế nào. Hội đồng làng cũng tỏ ra ngao ngán. Lúc này, gã Binh Chức say khướt đứng dậy chậc lưỡi: Thôi, kệ! rồi nhỏm đít ra về. Bà con trong làng lắc đầu rồi cũng lần lượt về theo…
Chứng kiến buổi đấu khẩu từ đầu đến cuối, đứng ngoài hàng rào sân đình, Chí Phèo trông vẻ buồn buồn và đăm chiêu. Chí nghĩ bụng, con Nở từ ngày lên chức trưởng Trạm không còn chỉ biết nhe răng cười, nấu cháo hành ngon mà nay ăn nói lưu loát, lật lọng con chữ cãi thắng cả hội đồng và bà con làng Vũ Đại.
Nhưng giữa bàn dân thiên hạ, nghe Nở nói trắng phớ kiểu như không thừa nhận em trai mình là người thân khiến Chí cũng nặng lòng lắm!
“Tiên sư cái con Nở, lầy đến thế là cùng!”, Chí chửi thầm.
N.C.
Mai Anh chuyển