Truyện Ngắn & Phóng Sự

Chuyện Kể Thiếu Uý 9 Ngày _Phạm Văn Hùng ( Sinh Tồn chuyển )

<p><span style="color:#000080;font-family:verdana;"><em>Khi giặc chiếm S&agrave;ig&ograve;n th&aacute;ng 4/75, mỗi người l&iacute;nh miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh ri&ecirc;ng: kẻ tự vẫn, người bu&ocirc;ng s&uacute;ng, kẻ t&igrave;m đường về nh&agrave;, người t&igrave;m đường ra khơi v.v&hellip;.</em></span></p>

Khi giặc chiếm Sàigòn tháng 4/75, mỗi người lính miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh riêng: kẻ tự vẫn, người buông súng, kẻ tìm đường về nhà, người tìm đường ra khơi v.v….

Bài viết, Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày của Phạm Văn Hùng SVSQVBĐL K28 cung cấp cho chúng ta những chi tiết thật về việc đơn vị của anh đã buông súng như thế nào, và những gì đã diễn ra ngoài khơi vào các ngày 30/4, 1/5, và 2/5 năm 1975.

Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá! Tôi có thằng bạn chung khóa tên Trần Hiệp về cùng Lữ Đoàn 1 Dù. Theo như lời nó nói, có 6 Thiếu úy về mỗi tiểu đoàn, chia đều 3 cho khóa 28 và 3 cho khóa 29. Khóa 28 có nó và Lê Phước Nhuận, còn thằng thứ ba tụi nó không nhớ ra ai, tôi nhận bừa, tôi chứ ai. Nhưng nếu là tôi, sao tôi không về Tiểu Đoàn 1 mà lọt chọt về Tiểu Đoàn 8/Đại đội 83. Như đúng lời nó nói, vậy Tiểu Đoàn 8 hẳn phải còn 2 ông khoá 28 nữa. Hai người đó là ai và còn người thứ ba bên Tiểu Đoàn 1. Chúng tôi tranh luận và bắt đầu ghi nhớ lại khởi điểm từ Núi Đất, Phước Tuy, với hy vọng quí niên trưởng và các bạn nào có góp mặt vào thời điểm ấy cho chúng tôi biết tin thêm.

Cám ơn! Như tôi nói biến chuyển thời cuộc đã qua 35 năm, mọi sai sót ắt phải có mong quí vị bỏ qua cũng như với cấp bậc Thiếu Úy mới ra trường, ăn chưa no lo chưa tới, xin quí vị thứ lỗi luôn. Phải bắt đầu như thế nào đây? Ừm, cho tôi nói về Trần Hiệp trước. Sau khi trưởng toán Lê Phước Nhuận trình diện các tân thiếu úy 28, 29 lên Tham Mưu Ban 3 Tiểu Đoàn 1 Dù, niên trưởng Thể K24 còn chấn chỉnh trưởng toán trình diện với quân phục không được gọn gàng, cũng may không bị hít đất. Sau đó cả toán được trình diện lên Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu K18.

May mắn cho tụi nó hôm đó la Thiếu Tá Châu có người nhà ra thăm nên được ưu ái đãi ăn một bữa cơm dã chiến gồm bánh hỏi và thịt heo quay trước khi ra đại đội trình diện. Hiệp nhà ta ra đại đội mừng húm gặp lại niên trưởng Thọ K25 đang làm đại đội trưởng. Chả là hồi ở trong trường hai người cùng chung Đại Đội H. Ngày vui không bao lâu, nó và đơn vị phải gian khổ mới kéo nhau về trình diện Vũng Tàu kể từ khi chân cầu Cỏ May bị giựt sập. Đơn vị nó được chỉ định đóng ở bãi sau Vũng Tàu. Chưa yên, qua ngày 29 tháng 4 bị ăn đạn pháo ở Bến Đá, Vũng Tàu, khi đơn vị nó định theo chân Lữ Đoàn rời về Vàm Láng, Gò Công. Vì đi ghe nhỏ, nó chậm chạp vào Gò Công ngày 30 tháng 4, chuyện tan đàn xảy nghé đã diễn ra tại đây và nó bơ vơ từ dạo đó.

Đúng là ngày vui qua mau, thời gian 9 ngày Thiếu Úy ray rứt nó mãi trong lao tù cộng sản. Tại sao ngày đó không đi tha phương để khỏi bị cảnh đày đọa ngay trên quê hương? Nó hối hận chọn lầm đường ở lại. Quay sang Lê Phước Nhuận, Thiếu Úy 9 ngày của nó thật oanh liệt. Nó về Đại Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1, nắm chức Đại Đội Phó. Tối 25 tháng 4 được dự lễ khao quân ở tiểu khu Phước Tuy nhưng qua tối 26 lãnh trọn đêm đạn địch pháo kích, và ngày 27 bị địch quân vây hãm trong đồn Nhà Đá. Trung đội của nó phải mở đường máu thoát ra ngoài và nhờ liên lạc được với niên trưởng Thể mới tìm đường về Bến Đá vào ngày 28. Sau một đêm yên bình trên tàu đánh cá, ngày 29 chiếc tàu của nó lại phải chạy tránh né đạn pháo kích nơi này. Ngày 30 tàu nó vẫn còn lang thang trên biển không biết Lữ Đoàn 1 đã về Vàm Láng, Gò Công.

Sau cùng, nó được Mỹ vớt ngày 1 tháng 5 và từ đó nó bắt đầu cuộc đời lưu vong. Còn tôi, cũng Thiếu Úy 9 ngày nhưng không có lấy một ngày oanh liệt như bạn tôi, Lê Phước Nhuận. Và đây, câu chuyện của tôi. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, khóa 28, 29 rủ nhau ra trường một lượt. Lễ mãn khóa với quân phục và nón sắt, chúng tôi hăm hở lên đường. Có điều trùng hợp, ngày lịch sử của hai khóa chúng tôi cũng là ngày lịch sử cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 24 tháng 4, toán Nhảy Dù chúng tôi ra trình diện Lữ Đoàn 1 tại Núi Đất, Phước Tuy sau nhiều ngày nằm chờ dài cổ ở trai Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Tôi về Tiểu Đoàn 8, Đại Đội 83, Đại Úy Hiệu đại đội trưởng.

Đêm đó, theo lệnh cấp trên, Đại Úy Hiệu đưa đại đội lên ngọn đồi cao nhất của Phước Tuy trú đóng. Tôi chưa có chức vụ gì trong đại đội, chỉ theo sau lưng để quan sát lối hành quân của ông ta. Trời khá khuya, dưới ánh trăng mờ nhạt bỗng ai cũng nghe hai tiếng bịch, bịch rổi im lặng sau đó. Ổng đang đi ngon trớn, khựng lại hơi khòm xuống và hỏi nhanh về phía trước:

- Đ.M. cái gì đó? Chừng mươi giây sau có tiếng khàn khàn rất nhỏ vọng lại từ phía trước: – Dạ… thưa… có thằng hái đu đủ!

- Đ.M. kêu nó tới đây. Giọng ổng đanh lại và đứng thẳng người lên. Đằng trước có dáng dấp một người nhỏ con hơi lùn chạy lom khom đến và chuẩn bị trình diện thì bình, bịch, bình , bịch. Ổng, không nhiều tay, giơ chân đá hai ba cái lên thân hình người lính gây tội ấy:

- Đ.M. mầy muốn giết cả đám hả? Đã biểu im lặng mà. Những tiếng động mà ổng giáng xuống người lính, còn lớn hơn trái đu đủ rớt. Vậy mà ổng kêu im lặng. Tôi quì ở phía sau ở thế thủ nghĩ thầm. Mẹ, Nhảy Dù kỷ luật quá xá và đây là lần đầu tôi thấy sĩ quan đánh lính. Rồi thì cũng lên tới đồi, bây chừ ổng mới nói chuyện với tôi, đại khái đại đội tạm thời đang đầy đủ quân số, tôi cho thiếu úy một thằng lo ăn ngủ trước, sau đó sẽ tính. Tôi biểu thằng tà lọt trải poncho ngủ gần ổng. Ổng ngủ võng, tôi mới ra làm gì có võng. Cứ bám theo gần ổng, tuổi thọ của tôi biết đâu có thể nâng lên được một cấp!’

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 4, gần trưa có thượng sĩ phát lương từ Sài Gòn ra, ông ta phải trèo lên chỗ đóng quân mà phát lương. Thế ông ta từ Sài Gòn ra và lên ngọn đồi này bằng cách nào, tôi không biết! Ai cũng có phần, cũng có tiền nhưng tôi thì không. Mẹ, mới ra binh chủng Dù có một đêm làm gì có tên trong sổ quân đòi lương với phạn! Thấy tôi đứng xớ rớ gần đó, đại úy của tôi ngoắc lại hỏi còn tiền xài không? Tôi đang đói meo đây, ngày ra trường chọn về Nhảy Dù, hết mẹ nó tiền, chơi luôn chiếc nhẩn Võ Bị vào tiệm cầm đồ, mua ngay bộ đồ Dù và những thứ lỉnh kỉnh khác. Bây giờ đứng trước mặt ông, tôi chỉ có tờ giấy cầm đồ, giấy chứng nhận tại ngũ, bằng Dù, căn cước Sinh Viên Sĩ Quan, và thẻ lãnh lương củ rích của trường. Nói tới thẻ lãnh lương này mới ngán ngẫm, lương tháng nào ra cũng bị anh Ba Râu chủ câu lạc bộ trong trường thò bàn tay vào và ngắt đi hơn một nửa. Đại úy thấy tôi khổ sở ca bài con cá, bèn nói ông thượng sĩ phát lương, cho tôi mượn trước 5000 đồng.

Úi chà, Nhảy Dù số một, Đại Úy Hiệu của tôi ‘number one’!’

Có tiền, tôi và thằng đệ tử xuống ngay xóm dưới chân đồi mua sắm liền. Chẳng mua gì ngoài ba thứ như mì gói, tôm khô, thuốc lá. Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu được thuốc lá. Tối đó, tôi có một đêm huy hoàng. Mà lạ, kế bên chỗ tôi nằm có thằng đệ tử của Đai Úy Hiệu đào ngũ mất tiêu. Tôi quên nói Đại Úy Hiệu có tới ba bốn thằng đệ tử lận. Cái thằng tía lia tối qua nghe nó kể chuyện rất rành rọt về tiếng chim kêu, chim hót. Chỉ cần nghe tiếng con chim kêu hót là nó biết tỏng ngay con chim gì. Nó kể ra vanh vách tên những loại chim ở dưới quê của nó, thân thể, màu sắc, lông lá. Nó diễn tả qua tiếng huýt gió điêu luyện, nghe như có nhiều loại chim đang bay đậu quanh tôi, những con chim hót đêm khuya! Đúng hơn nó chính là chim, hôm nay chờ lãnh lương xong chim bay biền biệt. Tối nay tôi không còn nghe tiếng chim hót.

Ngày 26 tháng 4, trong ngày an lành, không có nhiệm vụ gì làm, tôi lang thang bên triền đồi. Đồi núi vắng lặng, gió hiu hiu, tôi muốn ngủ nhưng không dám ngủ. Tôi chợt nhớ về trường, về bè bạn. Giờ tôi cô đơn thật, không bạn bè chọc cho nó chưởi, cho nó cười…. Có mất đi nhưng sinh hoạt hằng ngày, đùng một cái thay đổi hoàn cảnh thấy luyến tiếc nhớ thương. Nhớ cô đào mà cách đây một tháng vẫn còn tay trong tay, nhớ da diết. Tối 26, cộng quân bắt đầu pháo kích đến trung tâm Vạn Kiếp, thị xã Phước Tuy và vào Trường Thiết Giáp. Tôi không biết trường này bị bao nhiêu trái nhưng tôi biết bị nhiều lắm, hình như Trường Thiếu Sinh Quân cũng bị lây.

Đạn pháo kích lẫn đại bác được bắn đi từ hướng Long Khánh. Cả đại đội, kẻ đứng người ngồi nhìn bất động. Tôi nghe được tiếng đạn xé gió rào rào đến mục tiêu, tôi không nghe tiếng ai kêu khóc chỉ nghe tiếng đạn bay, lằn chớp, tiếng nổ.

Sáng 27, đại đội lục đục kéo xuống quốc lộ. Sau hai ngày ‘do not thing’ và ngắm pháo bông tối qua, tới rã rời . Vừa tới quốc lộ bị ngay những tên cộng quân đóng chốt bắn loạn cào cào. Cũng may không ai bị thương, tôi cũng không biết trung đội nào ở phía trước đã bứng cái chốt ấy, như tôi đã nói, tôi chưa được giao nhiệm vụ gì ngoài đi theo sau lưng ông đại đội trưởng, nên không biết gì nhiều ngoài cái lưng của ổng. Băng qua quốc lộ, có những tiếng súng dồn dập, tôi không đoán được AK hay M16 và… ô hay, ông Đại Úy bùa hộ mạng của tôi biến đâu mất tiêu! Tôi nhìn thằng đệ tử (cũng may còn có nó) hỏi nó có thấy ổng ở đâu không? Nó nhìn tôi lắc đầu và lắc đầu. Tôi biết khuôn mặt tôi lúc bấy giờ chắc khó coi lắm cho nên nó cứ nhìn tôi mà lắc đầu hoài. Không biết ổng đã qua bên này chưa? Trở lại bên đó, eo ơi chắc bỏ mạng. Nhìn quanh tôi thấy ổng từ xa sau những gò đất. Mẹ, ổng lẹ thiệt! Mới đó rẹt rẹt băng qua quốc lộ, đã ở tuốt đàng xa. Tôi thật lờ quờ! Có những tiếng nổ lớn trên quốc lộ hướng về Vũng Tàu. Tôi được biết Thủy Quân Lục Chiến đã đánh sập cầu Cỏ May để chận tanks địch vào Vũng Tàu. Họ được lệnh ở đó chờ toán cuối cùng của Tiểu Đoàn 8 qua cầu rồi đánh sâp. Tiểu Đoàn 8 đi qua nhưng Đại Đội 83 thì không vì bị địch đóng chốt ngăn cản phải khựng lại lúc sang. Mon men đến chân cầu hy vọng có phương tiện nào đó còn sót lại để qua sông chợt thấy bóng dáng địch quân, mà là quân chính quy (chúng mặc đồng phục).

Đơn vị được lệnh tháo lui, địch quân cũng nhận ra sự có mặt của lính Dù không quên tiễn chúng tôi bằng những tràng đạn dòn tan. Chừ tôi đã phân biệt được đâu là AK và đâu là M16. Đơn vị lẩn nhanh vào cánh rừng sau lưng chạy dọc theo con sông (sông Cỏ May?). Cánh rừng có rất nhiều cây không lớn lắm, cành lá khẳng khiu, được cái rậm rạp đủ che chở cho đơn vị lẩn tránh. Giá như đơn vị giờ này chạy ra quốc lộ chắc chắn địch quân đang dàn hàng ngang chờ đợi. Có lẽ chúng cho rằng một con sông trước mặt nước chảy xiết, bên kia sông khu rừng sát, lính Dù không đường lựa chọn phải ra lại quốc lộ và đầu hàng. Đầu hàng lúc này đồng nghĩa với tự sát!

Do đó chúng ‘enjoy’ nằm chờ trên quốc lộ không thèm truy kíck chăng? Dọc theo con sông một lúc khá lâu khi biết khoảng cách đã rất xa với chân cầu Cỏ May, Đại Úy Hiệu ra dấu cho toán quân dừng lại sau khi tìm được chỗ thích hợp để qua sông. Bây giờ trời đã bắt đầu về chiều, ánh nắng không còn gay gắt soi mói chui vào lớp áo Dù ướt đẫm mồ hôi của tôi nữa. Tôi hờ hững nhìn dòng sông dưới chân, giờ tôi mới có dịp ngắm nó. Nó đục ngầu như hồ Than Thở nhưng không nhu mì hiền dịu. Nó mạnh bạo cuốn trôi những chiếc lá úa vàng và tàn nhẫn dập vùi vào lòng nước. Trong ngày chưa có cái gì vào bụng, tôi đói nhưng không muốn ăn mà cũng đâu có rảnh rỗi. Đại Úy Hiệu rất ít nói, lúc ổng nói thường kèm theo cái lệnh:

- Thiếu úy, coi chuẩn bị qua sông. Tối đến mình vào rừng sát.

Tôi “dạ” nhỏ rồi phóng nhìn khoảng cách giữa hai bờ, cũng không xa lắm, đôi bờ cách nhau mươi thước.

Chuyện nhỏ, tôi chuyển lời của đại úy lại cho thằng đệ tử, mặt nó xanh như tàu lá chuối run giọng:

- Phải bơi qua sông hả Thiếu Úy?

-Em… em không biết bơi!

- Cái gì? Mầy không biết bơi?

- Thôi chết, tôi chỉ biết bơi đại khái chớ đâu có giỏi. Quân đội của mình huấn luyện ở mỗi một người quân nhân phải biết học lăn lộn, bò trường, bắn đủ loại súng nhưng không dạy người quân nhân qua lấy một lần học bơi căn bản. Nó không biết bơi, mẹ nó, làm sao đây? Bài học vượt sông từ trường Võ Bị chợt đến, tôi áp dụng ngay: – Mầy mở ba lô lấy poncho trải ra, thêm cái của tao nữa cho chắc ăn, gom đồ bỏ hết trên đó. Mầy nhớ ôm túm đầu poncho cho chặt tao sẽ bơi kéo mầy qua sông. Nhớ ôm chặt đó! Thấy có nhiều người làm theo như tôi nhưng cũng có nhiều không làm. Họ tự mình ên lội chậm chạp mò mẫm qua sông. Nước khá sâu và chảy xiết.

Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy!

Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn!

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho.

Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’.

Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới.

Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta:

- Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy?

Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường trung học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt:

- Dạ thưa em…

Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại:

- Dạ thưa em, Thiếu Úy!

Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới:

- Đ.M. ai cho mầy ngủ? Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả.

Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm:

- ….tôi không thể bỏ đám con ở đây được… không… không phải đem đi hết… chúng tôi sẽ chết tại đây… tôi cho nó về còn tôi ở lại đây…

Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái ‘enjoy’ đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này.

Tử thủ! Ôi Phan Nhật Nam ơi! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. Câu chuyện điện đàm của Trung Tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng. Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. ‘One way ticket’ cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại.

Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông Trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo.

Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn:

- Có ‘đề lô’ trên núi.

Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ:

- Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu.

- Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo? Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công:

- Sao rồi, gia đình ông đâu?

- Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười:

- Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu.

Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp. Sáng 30 tháng 4 Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù.

Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề…

Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh.

Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục – bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới -

Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Chua chát thay! Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng chung một số phần.

Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó:

-Ê Vinh, Vương Khắc Vinh.

Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4. Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi:

- Mấy ông đi Cần Thơ?

Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn:

- Ông tài ơi nhổ neo!

Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mĩm cười chào lại nói nhỏ:

- Cám ơn! Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay.

Ngày 1 tháng 5 năm 75 Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt!

Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4? Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống… Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước.

Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không ‘welcome’? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. Vẫn còn nhiều tàu thường dân “hớt hải” chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy ‘chỉ lối đưa đường’. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi.

Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ.

Ngày 02/05/1975 Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá… nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt!

Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhận được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu ‘mới’ nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít.

Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật… nhưng mà… ơ kìa… những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá.

Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt ‘order ‘ những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới ‘lai rai’ nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Phạm Văn Hùng
SVSQVBĐL K28

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện Kể Thiếu Uý 9 Ngày _Phạm Văn Hùng ( Sinh Tồn chuyển )

<p><span style="color:#000080;font-family:verdana;"><em>Khi giặc chiếm S&agrave;ig&ograve;n th&aacute;ng 4/75, mỗi người l&iacute;nh miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh ri&ecirc;ng: kẻ tự vẫn, người bu&ocirc;ng s&uacute;ng, kẻ t&igrave;m đường về nh&agrave;, người t&igrave;m đường ra khơi v.v&hellip;.</em></span></p>

Khi giặc chiếm Sàigòn tháng 4/75, mỗi người lính miền Nam đều phải đối mặt với những nghịch cảnh riêng: kẻ tự vẫn, người buông súng, kẻ tìm đường về nhà, người tìm đường ra khơi v.v….

Bài viết, Chuyện Kể Thiếu Úy 9 Ngày của Phạm Văn Hùng SVSQVBĐL K28 cung cấp cho chúng ta những chi tiết thật về việc đơn vị của anh đã buông súng như thế nào, và những gì đã diễn ra ngoài khơi vào các ngày 30/4, 1/5, và 2/5 năm 1975.

Câu chuyện tôi sắp kể cũ xưa lắm rồi những gần 35 năm chớ ít gì. Ngày 30 tháng 4 năm 2010 tới là đánh dấu 35 năm tính từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lẹ quá! Tôi có thằng bạn chung khóa tên Trần Hiệp về cùng Lữ Đoàn 1 Dù. Theo như lời nó nói, có 6 Thiếu úy về mỗi tiểu đoàn, chia đều 3 cho khóa 28 và 3 cho khóa 29. Khóa 28 có nó và Lê Phước Nhuận, còn thằng thứ ba tụi nó không nhớ ra ai, tôi nhận bừa, tôi chứ ai. Nhưng nếu là tôi, sao tôi không về Tiểu Đoàn 1 mà lọt chọt về Tiểu Đoàn 8/Đại đội 83. Như đúng lời nó nói, vậy Tiểu Đoàn 8 hẳn phải còn 2 ông khoá 28 nữa. Hai người đó là ai và còn người thứ ba bên Tiểu Đoàn 1. Chúng tôi tranh luận và bắt đầu ghi nhớ lại khởi điểm từ Núi Đất, Phước Tuy, với hy vọng quí niên trưởng và các bạn nào có góp mặt vào thời điểm ấy cho chúng tôi biết tin thêm.

Cám ơn! Như tôi nói biến chuyển thời cuộc đã qua 35 năm, mọi sai sót ắt phải có mong quí vị bỏ qua cũng như với cấp bậc Thiếu Úy mới ra trường, ăn chưa no lo chưa tới, xin quí vị thứ lỗi luôn. Phải bắt đầu như thế nào đây? Ừm, cho tôi nói về Trần Hiệp trước. Sau khi trưởng toán Lê Phước Nhuận trình diện các tân thiếu úy 28, 29 lên Tham Mưu Ban 3 Tiểu Đoàn 1 Dù, niên trưởng Thể K24 còn chấn chỉnh trưởng toán trình diện với quân phục không được gọn gàng, cũng may không bị hít đất. Sau đó cả toán được trình diện lên Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Ngô Tùng Châu K18.

May mắn cho tụi nó hôm đó la Thiếu Tá Châu có người nhà ra thăm nên được ưu ái đãi ăn một bữa cơm dã chiến gồm bánh hỏi và thịt heo quay trước khi ra đại đội trình diện. Hiệp nhà ta ra đại đội mừng húm gặp lại niên trưởng Thọ K25 đang làm đại đội trưởng. Chả là hồi ở trong trường hai người cùng chung Đại Đội H. Ngày vui không bao lâu, nó và đơn vị phải gian khổ mới kéo nhau về trình diện Vũng Tàu kể từ khi chân cầu Cỏ May bị giựt sập. Đơn vị nó được chỉ định đóng ở bãi sau Vũng Tàu. Chưa yên, qua ngày 29 tháng 4 bị ăn đạn pháo ở Bến Đá, Vũng Tàu, khi đơn vị nó định theo chân Lữ Đoàn rời về Vàm Láng, Gò Công. Vì đi ghe nhỏ, nó chậm chạp vào Gò Công ngày 30 tháng 4, chuyện tan đàn xảy nghé đã diễn ra tại đây và nó bơ vơ từ dạo đó.

Đúng là ngày vui qua mau, thời gian 9 ngày Thiếu Úy ray rứt nó mãi trong lao tù cộng sản. Tại sao ngày đó không đi tha phương để khỏi bị cảnh đày đọa ngay trên quê hương? Nó hối hận chọn lầm đường ở lại. Quay sang Lê Phước Nhuận, Thiếu Úy 9 ngày của nó thật oanh liệt. Nó về Đại Đội 15 thuộc Tiểu Đoàn 1, nắm chức Đại Đội Phó. Tối 25 tháng 4 được dự lễ khao quân ở tiểu khu Phước Tuy nhưng qua tối 26 lãnh trọn đêm đạn địch pháo kích, và ngày 27 bị địch quân vây hãm trong đồn Nhà Đá. Trung đội của nó phải mở đường máu thoát ra ngoài và nhờ liên lạc được với niên trưởng Thể mới tìm đường về Bến Đá vào ngày 28. Sau một đêm yên bình trên tàu đánh cá, ngày 29 chiếc tàu của nó lại phải chạy tránh né đạn pháo kích nơi này. Ngày 30 tàu nó vẫn còn lang thang trên biển không biết Lữ Đoàn 1 đã về Vàm Láng, Gò Công.

Sau cùng, nó được Mỹ vớt ngày 1 tháng 5 và từ đó nó bắt đầu cuộc đời lưu vong. Còn tôi, cũng Thiếu Úy 9 ngày nhưng không có lấy một ngày oanh liệt như bạn tôi, Lê Phước Nhuận. Và đây, câu chuyện của tôi. Ngày 21 tháng 4 năm 1975, khóa 28, 29 rủ nhau ra trường một lượt. Lễ mãn khóa với quân phục và nón sắt, chúng tôi hăm hở lên đường. Có điều trùng hợp, ngày lịch sử của hai khóa chúng tôi cũng là ngày lịch sử cho đất nước Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 24 tháng 4, toán Nhảy Dù chúng tôi ra trình diện Lữ Đoàn 1 tại Núi Đất, Phước Tuy sau nhiều ngày nằm chờ dài cổ ở trai Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Tôi về Tiểu Đoàn 8, Đại Đội 83, Đại Úy Hiệu đại đội trưởng.

Đêm đó, theo lệnh cấp trên, Đại Úy Hiệu đưa đại đội lên ngọn đồi cao nhất của Phước Tuy trú đóng. Tôi chưa có chức vụ gì trong đại đội, chỉ theo sau lưng để quan sát lối hành quân của ông ta. Trời khá khuya, dưới ánh trăng mờ nhạt bỗng ai cũng nghe hai tiếng bịch, bịch rổi im lặng sau đó. Ổng đang đi ngon trớn, khựng lại hơi khòm xuống và hỏi nhanh về phía trước:

- Đ.M. cái gì đó? Chừng mươi giây sau có tiếng khàn khàn rất nhỏ vọng lại từ phía trước: – Dạ… thưa… có thằng hái đu đủ!

- Đ.M. kêu nó tới đây. Giọng ổng đanh lại và đứng thẳng người lên. Đằng trước có dáng dấp một người nhỏ con hơi lùn chạy lom khom đến và chuẩn bị trình diện thì bình, bịch, bình , bịch. Ổng, không nhiều tay, giơ chân đá hai ba cái lên thân hình người lính gây tội ấy:

- Đ.M. mầy muốn giết cả đám hả? Đã biểu im lặng mà. Những tiếng động mà ổng giáng xuống người lính, còn lớn hơn trái đu đủ rớt. Vậy mà ổng kêu im lặng. Tôi quì ở phía sau ở thế thủ nghĩ thầm. Mẹ, Nhảy Dù kỷ luật quá xá và đây là lần đầu tôi thấy sĩ quan đánh lính. Rồi thì cũng lên tới đồi, bây chừ ổng mới nói chuyện với tôi, đại khái đại đội tạm thời đang đầy đủ quân số, tôi cho thiếu úy một thằng lo ăn ngủ trước, sau đó sẽ tính. Tôi biểu thằng tà lọt trải poncho ngủ gần ổng. Ổng ngủ võng, tôi mới ra làm gì có võng. Cứ bám theo gần ổng, tuổi thọ của tôi biết đâu có thể nâng lên được một cấp!’

Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 4, gần trưa có thượng sĩ phát lương từ Sài Gòn ra, ông ta phải trèo lên chỗ đóng quân mà phát lương. Thế ông ta từ Sài Gòn ra và lên ngọn đồi này bằng cách nào, tôi không biết! Ai cũng có phần, cũng có tiền nhưng tôi thì không. Mẹ, mới ra binh chủng Dù có một đêm làm gì có tên trong sổ quân đòi lương với phạn! Thấy tôi đứng xớ rớ gần đó, đại úy của tôi ngoắc lại hỏi còn tiền xài không? Tôi đang đói meo đây, ngày ra trường chọn về Nhảy Dù, hết mẹ nó tiền, chơi luôn chiếc nhẩn Võ Bị vào tiệm cầm đồ, mua ngay bộ đồ Dù và những thứ lỉnh kỉnh khác. Bây giờ đứng trước mặt ông, tôi chỉ có tờ giấy cầm đồ, giấy chứng nhận tại ngũ, bằng Dù, căn cước Sinh Viên Sĩ Quan, và thẻ lãnh lương củ rích của trường. Nói tới thẻ lãnh lương này mới ngán ngẫm, lương tháng nào ra cũng bị anh Ba Râu chủ câu lạc bộ trong trường thò bàn tay vào và ngắt đi hơn một nửa. Đại úy thấy tôi khổ sở ca bài con cá, bèn nói ông thượng sĩ phát lương, cho tôi mượn trước 5000 đồng.

Úi chà, Nhảy Dù số một, Đại Úy Hiệu của tôi ‘number one’!’

Có tiền, tôi và thằng đệ tử xuống ngay xóm dưới chân đồi mua sắm liền. Chẳng mua gì ngoài ba thứ như mì gói, tôm khô, thuốc lá. Thiếu gì thì thiếu chớ không thể thiếu được thuốc lá. Tối đó, tôi có một đêm huy hoàng. Mà lạ, kế bên chỗ tôi nằm có thằng đệ tử của Đai Úy Hiệu đào ngũ mất tiêu. Tôi quên nói Đại Úy Hiệu có tới ba bốn thằng đệ tử lận. Cái thằng tía lia tối qua nghe nó kể chuyện rất rành rọt về tiếng chim kêu, chim hót. Chỉ cần nghe tiếng con chim kêu hót là nó biết tỏng ngay con chim gì. Nó kể ra vanh vách tên những loại chim ở dưới quê của nó, thân thể, màu sắc, lông lá. Nó diễn tả qua tiếng huýt gió điêu luyện, nghe như có nhiều loại chim đang bay đậu quanh tôi, những con chim hót đêm khuya! Đúng hơn nó chính là chim, hôm nay chờ lãnh lương xong chim bay biền biệt. Tối nay tôi không còn nghe tiếng chim hót.

Ngày 26 tháng 4, trong ngày an lành, không có nhiệm vụ gì làm, tôi lang thang bên triền đồi. Đồi núi vắng lặng, gió hiu hiu, tôi muốn ngủ nhưng không dám ngủ. Tôi chợt nhớ về trường, về bè bạn. Giờ tôi cô đơn thật, không bạn bè chọc cho nó chưởi, cho nó cười…. Có mất đi nhưng sinh hoạt hằng ngày, đùng một cái thay đổi hoàn cảnh thấy luyến tiếc nhớ thương. Nhớ cô đào mà cách đây một tháng vẫn còn tay trong tay, nhớ da diết. Tối 26, cộng quân bắt đầu pháo kích đến trung tâm Vạn Kiếp, thị xã Phước Tuy và vào Trường Thiết Giáp. Tôi không biết trường này bị bao nhiêu trái nhưng tôi biết bị nhiều lắm, hình như Trường Thiếu Sinh Quân cũng bị lây.

Đạn pháo kích lẫn đại bác được bắn đi từ hướng Long Khánh. Cả đại đội, kẻ đứng người ngồi nhìn bất động. Tôi nghe được tiếng đạn xé gió rào rào đến mục tiêu, tôi không nghe tiếng ai kêu khóc chỉ nghe tiếng đạn bay, lằn chớp, tiếng nổ.

Sáng 27, đại đội lục đục kéo xuống quốc lộ. Sau hai ngày ‘do not thing’ và ngắm pháo bông tối qua, tới rã rời . Vừa tới quốc lộ bị ngay những tên cộng quân đóng chốt bắn loạn cào cào. Cũng may không ai bị thương, tôi cũng không biết trung đội nào ở phía trước đã bứng cái chốt ấy, như tôi đã nói, tôi chưa được giao nhiệm vụ gì ngoài đi theo sau lưng ông đại đội trưởng, nên không biết gì nhiều ngoài cái lưng của ổng. Băng qua quốc lộ, có những tiếng súng dồn dập, tôi không đoán được AK hay M16 và… ô hay, ông Đại Úy bùa hộ mạng của tôi biến đâu mất tiêu! Tôi nhìn thằng đệ tử (cũng may còn có nó) hỏi nó có thấy ổng ở đâu không? Nó nhìn tôi lắc đầu và lắc đầu. Tôi biết khuôn mặt tôi lúc bấy giờ chắc khó coi lắm cho nên nó cứ nhìn tôi mà lắc đầu hoài. Không biết ổng đã qua bên này chưa? Trở lại bên đó, eo ơi chắc bỏ mạng. Nhìn quanh tôi thấy ổng từ xa sau những gò đất. Mẹ, ổng lẹ thiệt! Mới đó rẹt rẹt băng qua quốc lộ, đã ở tuốt đàng xa. Tôi thật lờ quờ! Có những tiếng nổ lớn trên quốc lộ hướng về Vũng Tàu. Tôi được biết Thủy Quân Lục Chiến đã đánh sập cầu Cỏ May để chận tanks địch vào Vũng Tàu. Họ được lệnh ở đó chờ toán cuối cùng của Tiểu Đoàn 8 qua cầu rồi đánh sâp. Tiểu Đoàn 8 đi qua nhưng Đại Đội 83 thì không vì bị địch đóng chốt ngăn cản phải khựng lại lúc sang. Mon men đến chân cầu hy vọng có phương tiện nào đó còn sót lại để qua sông chợt thấy bóng dáng địch quân, mà là quân chính quy (chúng mặc đồng phục).

Đơn vị được lệnh tháo lui, địch quân cũng nhận ra sự có mặt của lính Dù không quên tiễn chúng tôi bằng những tràng đạn dòn tan. Chừ tôi đã phân biệt được đâu là AK và đâu là M16. Đơn vị lẩn nhanh vào cánh rừng sau lưng chạy dọc theo con sông (sông Cỏ May?). Cánh rừng có rất nhiều cây không lớn lắm, cành lá khẳng khiu, được cái rậm rạp đủ che chở cho đơn vị lẩn tránh. Giá như đơn vị giờ này chạy ra quốc lộ chắc chắn địch quân đang dàn hàng ngang chờ đợi. Có lẽ chúng cho rằng một con sông trước mặt nước chảy xiết, bên kia sông khu rừng sát, lính Dù không đường lựa chọn phải ra lại quốc lộ và đầu hàng. Đầu hàng lúc này đồng nghĩa với tự sát!

Do đó chúng ‘enjoy’ nằm chờ trên quốc lộ không thèm truy kíck chăng? Dọc theo con sông một lúc khá lâu khi biết khoảng cách đã rất xa với chân cầu Cỏ May, Đại Úy Hiệu ra dấu cho toán quân dừng lại sau khi tìm được chỗ thích hợp để qua sông. Bây giờ trời đã bắt đầu về chiều, ánh nắng không còn gay gắt soi mói chui vào lớp áo Dù ướt đẫm mồ hôi của tôi nữa. Tôi hờ hững nhìn dòng sông dưới chân, giờ tôi mới có dịp ngắm nó. Nó đục ngầu như hồ Than Thở nhưng không nhu mì hiền dịu. Nó mạnh bạo cuốn trôi những chiếc lá úa vàng và tàn nhẫn dập vùi vào lòng nước. Trong ngày chưa có cái gì vào bụng, tôi đói nhưng không muốn ăn mà cũng đâu có rảnh rỗi. Đại Úy Hiệu rất ít nói, lúc ổng nói thường kèm theo cái lệnh:

- Thiếu úy, coi chuẩn bị qua sông. Tối đến mình vào rừng sát.

Tôi “dạ” nhỏ rồi phóng nhìn khoảng cách giữa hai bờ, cũng không xa lắm, đôi bờ cách nhau mươi thước.

Chuyện nhỏ, tôi chuyển lời của đại úy lại cho thằng đệ tử, mặt nó xanh như tàu lá chuối run giọng:

- Phải bơi qua sông hả Thiếu Úy?

-Em… em không biết bơi!

- Cái gì? Mầy không biết bơi?

- Thôi chết, tôi chỉ biết bơi đại khái chớ đâu có giỏi. Quân đội của mình huấn luyện ở mỗi một người quân nhân phải biết học lăn lộn, bò trường, bắn đủ loại súng nhưng không dạy người quân nhân qua lấy một lần học bơi căn bản. Nó không biết bơi, mẹ nó, làm sao đây? Bài học vượt sông từ trường Võ Bị chợt đến, tôi áp dụng ngay: – Mầy mở ba lô lấy poncho trải ra, thêm cái của tao nữa cho chắc ăn, gom đồ bỏ hết trên đó. Mầy nhớ ôm túm đầu poncho cho chặt tao sẽ bơi kéo mầy qua sông. Nhớ ôm chặt đó! Thấy có nhiều người làm theo như tôi nhưng cũng có nhiều không làm. Họ tự mình ên lội chậm chạp mò mẫm qua sông. Nước khá sâu và chảy xiết.

Qua gần giữa giòng, trắc trở bắt đầu xảy ra. Vài người yếu sức la cầu cứu và sự hỗn loạn đã đến. Lên được bờ bên kia rồi tôi trở lại cứu thêm một hai người khác. Thật quái ác trên bờ sông bên này không có nhánh cây nào đủ dài để có thể đưa ra dòng sông cho họ nắm kéo vào. Tôi đuối sức nhìn những cánh tay tuyệt vọng từ từ chìm vào dòng nước… Tội nghiệp cho những người lính Dù tôi không biết tên đã vĩnh viễn nằm lại nơi nầy! Bên nầy sông là cánh rừng thưa, cây cối rất thấp. Đây rồi rừng sát, cây cao không quá đầu người, trời nước bao la, giang sơn của loài cò. Xa xa sau những hàng dừa xanh, vài căn nhà tranh lưa thưa dọc theo quốc lộ. Đơn vị phải đi vào chỗ chết tiệt này để tìm ra con đường sống sao đây. Đợi trời thật tối chúng tôi bắt đầu đi vào rừng sát, nước lúc đầu còn thấp chưa ngập quá giầy nhưng mau chóng cao dần. Những bước chân của tôi từ từ nặng nhọc, hai tay bắt đầu thấy mỏi và cây súng M16 trở nên nặng hơn, cuối cùng nó nằm trên nón sắt ngon ơ. Trời về khuya, mực nước cao hơn thêm có chỗ cao tới rún. Cuộc đời tôi không lẽ phải chấm hết nơi nầy!

Đại úy Hiệu cho dừng quân, mọi người tự tìm cho mình những thân cây và bám vào. Khổ nổi ở đây không có cây nào cao hết, cho dù có tìm được cũng không đủ cao mà ngồi rút chân ra khỏi nước. Tôi trông thấy Đại Úy Hiệu ngoắc thằng đệ tử của ổng lại gần và thấy nó đưa cho ổng chai rượu Cognac, ổng tu một hơi dài sảng khoái. Tôi không thèm rượu nhưng lúc này nếu được mời tôi cũng làm một ngụm cho ấm lòng, bỗng dưng tôi thèm một hơi thuốc, khói thuốc có lẽ sẽ tăng thêm nghị lực cho tôi trong hoàn cảnh này. Cái cảnh ở trong nước như thế này rõ thật chán, nằm không được ngồi cũng không xong mà đứng một chỗ sẽ bị lún. Cha mẹ ơi! Tân Khóa Sinh đã khổ, cảnh này còn khổ hơn!

Đêm thật tĩnh mịch! Chỉ có những tiếng động do lính Dù gây ra, nhưng sau đó nhanh chóng trả lại sự yên tĩnh. Có tiếng mái chèo khua đâu đây nhịp nhàng khuấy động, âm thanh của một con thuyền đang lướt trên nước. Thuyền ai đi trong khuya trên biển nước mênh mông này nhỉ? Dưới ngọn đèn bấc mù mờ treo đu đưa bên mạn thuyền, con thuyền từ từ hiện ra, tiếng mái chèo vẫn đều đều khua động trên nước. Người trên thuyền chưa biết có sự hiện diện của lính Dù đang trố mắt ngạc nhiên nhìn nó đến. Nó không đến vì chúng tôi, nó chỉ tình cờ đi ngang qua và tiếng mái chèo vẫn đều vang trên sóng nước. Tôi nhìn Đại Úy Hiệu thăm dò, chắc ổng đang suy nghĩ tính toán dử lắm, và ổng quyết định cho lính ra chận thuyền. Nếu là thuyền của dân sẽ nhờ họ đưa lính Dù vào bờ, thuyền nhỏ vô ra hai ba chuyến rồi cũng vận chuyển hết toán lính vào bờ. Nếu là thuyền của địch quân, tất nhiên lính Dù sẽ tấn chiếm thuyền và dùng thuyền làm sinh lộ. Đằng nào cũng phải có thuyền. Đang lúc khát nước gặp trời mưa, buồn ngủ gặp chiếu manh, đang lúc chết đuối có thuyền ra giúp. Ối giời! Đặc ân đó trời ban cho.

Thế nhưng… trên thuyền có hai vợ chồng già và một xác chết đàn bà, họ nói đưa cái xác đó vào làng trước khi trời sáng nên họ phải rời nhà lúc giữa khuya và chỗ họ đi không phải chỗ chúng tôi đến. Đại úy Hiệu cho họ đi có lẽ vì xác chết kia chăng? Ổng không muốn bị dây dưa báo oán hay ổng tội nghiệp cho đôi vợ chồng già nọ. Tôi biết người lính trên chiến trường thường hay tin vào huyền bí của những người khuất mặt, khuất mày phù hộ họ, cho người còn sống được tai bay nạn khỏi. Chúng tôi cũng mau chóng rời địa điểm, đâu biết được nếu họ là người phía bên kia. Thủy triều hạ xuống khi trời gần sáng, đơn vị không gặp những trở ngại nào khác và bình yên vào Vũng Tàu trưa ngày 28 tháng 4. Vũng Tàu, thành phố lần đầu tôi đặt chân đến, cái tên thật bình dị, mộc mạc. Không khí chiến tranh chưa tràn đến, người dân vẫn sống, vẫn buôn bán, vẫn ăn uống nhưng chưa đến không có nghĩa không đến. Trên khuôn mặt mọi người ai cũng hoang mang, tin chiến sự nóng dồn dập trên những nẻo đường mà toàn tin bất lợi cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhảy Dù cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Lính Dù bị dồn nén co cụm không lối thoát khi đi vào Vũng Tàu, những cấp chỉ huy Dù chắc cũng thấy vậy nên hành động đầu tiên khi đến đây là kiểm soát hết tàu bè trong vùng. Địch quân chưa bao giờ kiểm soát được vùng biển, vùng duyên hải, họ không có khả năng đó. Đường bộ hầu như địch quân đã hoàn toàn kiểm soát, quốc lộ bị đứt đoạn, bầm dập chia từng mảnh nhỏ. Đường trên trời, coi như mộng tưởng, mọi trực thăng vận đang bận rộn cho những cuộc di tản hành trình ra hạm đội đâu có dư cho Nhảy Dù, nếu có chỉ một chiếc nhưng là’one way ticket’.

Tại sao lính Dù phải đi vào Vũng Tàu? Cho đến bây giờ tôi vẫn vương vấn hoài câu hỏi đó. Binh pháp ngàn xưa không bao giờ hành quân vào ngỏ cụt ngoài dụng tâm dụ địch hoặc có những phương kế thần sầu. Vũng Tàu, một ngày êm dịu nhưng cũng là điềm báo trước cho những ngày oi bức sắp tới. Tôi không có gì làm, lang thang trong bộ chỉ huy hoài cũng chán (đã nói tôi chưa có nhiệm vụ mà). Bộ chỉ huy tạm thời nằm trong một trường trung học, tên gì (?) không tài nào nhớ nổi. Đại đội tôi là đơn vị cuối cùng bị thất lạc một ngày một đêm trong rừng sát. Về muộn không có nơi cư ngụ nên được nằm gần Đại Bàng. Tôi và thằng đệ tử lẻn ra ngoài tìm đến các trại tạm cư cho những người ngoài Trung vào, nhất là những khu tạm cư người Đà Nẵng. Thời buổi tao loạn, ai đi tìm người thân cũng được những ánh mắt thiện cảm nhưng tiếp theo đó chỉ là những chuỗi lắc đầu. Họ được chỉ định tạm trú ở Vũng Tàu từ sau cuộc di tản kinh hoàng ngoài Đà Nẵng, những ai có thân nhân ở miền Nam họ đã sum hợp và tá túc nơi khác. Những người còn lại rất khổ nếu không nói là thê thảm, chính quyền lúc đó bề bộn bởi chiến cuộc cáng đáng nào xuể, cũng chẳng cơ quan từ thiện nào lưu tâm tới.

Không tìm ra một ai quen, tôi lững thững quay lại bộ chỉ huy, ngoài chuyện tìm thân nhân tôi chẳng có mục đích nào khác. Vũng Tàu quá mới mẻ với tôi, người trên đường ai cũng bước vội, dưới đường Honda ngược xuôi như mắc cửi chở đầy đồ đạc. Sắp sửa có di tản như tôi đã thấy từ Đà Lạt về Bình Tuy, ở đây quốc lộ đã bị cắt rồi, di tản cách nào khác hơn đường biển. Xa xa tôi nghe tiếng đại bác vọng về. Tối 28 tháng 4, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tuần tiểu. Chuyện dễ dàng, không phải tôi vẫn thường hay tuần tiểu trong trường ở năm thứ 3 khi lên ca trực hay sao! Đêm nay trời mưa dai dẳng, cùng đi tuần với tôi là một Hạ Sĩ Quan, mang lon trung sĩ, tôi không nhớ tên. Đến một vọng gác không thấy lính gác, tôi quay sang anh ta:

- Mày vô trong coi ai gác ở đây vậy?

Người trung sĩ cùng tuần tra với tôi chưa kịp nhón gót, từ trong phòng học của trường trung học nay lính Dù biến thành nơi ăn ngủ, phóng nhanh ra một dáng người hấp tấp chưa kịp đội nón sắt:

- Dạ thưa em…

Lúc này anh ta nheo mắt, không nhìn vào tôi nhưng nhìn vào cổ áo của tôi và lặp lại:

- Dạ thưa em, Thiếu Úy!

Tôi chưa nói câu nào, người trung sĩ xấn tới:

- Đ.M. ai cho mầy ngủ? Kế đó là những cú đấm đá tới tấp lên người lính gát chểnh mảng ấy. Tôi vội bước đi, vì tôi biết như thế người trung sĩ sẽ theo tôi và người lính gát kia đở bị đòn hơn. Thưa quí vị, tôi kể chuyện nhỏ nhặt này để thấy kỷ luật cứng rắn không kém phần tàn bạo trong binh chủng Dù, người lính Dù ngoài trận tuyến rất tuân thủ lệnh thương cấp, cho dù biết tuân lệnh đi vào chỗ hiểm có thể không còn mạng trở ra. Chẳng lẽ sau này tôi cũng trở nên thô bạo như vậy hay sao? Kỷ luật trong trường là hình phạt, ngoài chiến trường kỷ luật cho lính dưới quyền phải là những trận đòn ư? Hạ sĩ quan đã có quyền hạn của một võ sĩ thử hỏi người lính Dù nào dám cãi lệnh cấp trên. Oai hùng nào cũng có cái giá phải trả.

Sáng 29 tháng 4, Sài Gòn cho ra một trực thăng đậu trong sân trường, tôi thấy có trung tá nói chuyện qua máy bực dọc hơi lớn tiếng (có thể Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh, Lữ Đoàn Trưởng?). Người đối thoại bên kia máy là ai tôi không biết, chỉ nghe trung tá hằn học nói nhiều thứ lắm, tôi không thể nào nhớ hết được. Đại khái có câu quan trọng tôi nghe lõm bõm:

- ….tôi không thể bỏ đám con ở đây được… không… không phải đem đi hết… chúng tôi sẽ chết tại đây… tôi cho nó về còn tôi ở lại đây…

Tôi lặng người ngồi thừ ra mông lung suy nghĩ. Vậy là tử thủ, cuộc đời tôi đọc nhiều truyện hể có tử thủ trong đó, tôi sản khoái ‘enjoy’ đọc người hùng tử thủ, xem thử người hùng phải chết như thế nào. Có biết đâu lát nữa đây tôi sẽ là một trong những vai chính tử thủ chốn này.

Tử thủ! Ôi Phan Nhật Nam ơi! Chuyện của ông viết mùa hè năm nào, mùa hè năm này có tên tôi đó ông! Toàn thân nghe lạnh tôi biết tôi đang run cũng may tôi đương ngồi. Câu chuyện điện đàm của Trung Tá tôi có thể đoán già đoán non. Ổng không thể bỏ lại để ra đi một mình, một là bốc hết Lữ Đoàn về Sài Gòn, hai là tử thủ Vũng Tàu. Đường bộ coi như không thể nào. Giá như vài hôm trước thay vì rút vào Vũng Tàu, di chuyển toàn thể xuôi theo quốc lộ về Sài Gòn may ra còn kịp. Một khi đã vào Vũng Tàu, cầu Cỏ May mình không giựt sập, địch quân cũng giựt sập và an tâm nhốt Lữ Đoàn 1 trong Vũng Tàu. Vô hình chung địch quân đã loại Lữ Đoàn 1 ra khỏi cuộc chơi. Giờ thì địch quân rảnh tay dốc toàn lực tiến về thủ đô. Cho vài quân canh chừng bên kia cầu Cỏ May, không cần truy kích, vài hôm sau lính Dù sẽ tìm đường vượt biển và họ không động thủ cũng chiếm được Vũng Tàu như chiếm Đà Nẵng. Giây lát sau, chiếc UH1 bỏ đi mất hút sau những hàng cây xanh. Đây là chiếc trực thăng cuối cùng đến từ Sài Gòn. ‘One way ticket’ cho những ai đi trên đó và không bao giờ trở lại.

Vài giờ sau chúng tôi di chuyển ra Bến Đá bằng xe GMC. Bến Đá, cảnh tượng nhốn nháo ồn ào. Dân chúng bị chận lại từ phía ngoài, tôi thấy rõ vẻ hoảng hốt lo âu trên từng khuôn mặt. Tình cảnh này giống như mấy tháng trước, chúng tôi, những sinh viên sĩ quan từ Đà Lạt di tản về và được ưu tiên vào Bình Tuy. Tôi xót xa nhìn họ, đọc được những gì họ mong mỏi trong ánh mắt, họ mong được như chúng tôi, đi theo chúng tôi. Người ta gọi là Bến Đá, phải rồi đá nhiều quá nằm kế bên ngọn núi nhỏ cũng đá nhiều hơn cây, có những tảng đá lớn rải rác đây đó. Trên bờ ngổn ngang những xe quân đội, một ít xe tư nhân nằm bơ vơ hứng bụi. Chủ nhân của những chiếc xe ấy chắc đã đi rồi nếu không cũng loanh quanh đâu đây trên thuyền. Toàn thuyền đánh cá, lớn nhỏ có đủ, trên ghe có bóng dáng lính Dù. Bây giờ tôi đã biết, chuyện tử thủ hồi sáng là không có thật, ông Trung tá chỉ dùng nó hù người Sài Gòn. Mọi chuyện lui quân đã có chuẩn bị từ trước, nếu không được trực thăng bốc về cũng còn đường biển nên hai hôm trước Dù chận hết tất cả các tàu đánh cá nào còn sót lại trên Bến Đá, cho dầu nhớt đầy đủ và lính Dù ăn ngủ trên tàu với người tài công cũng như với gia đình của họ nếu có. Và họ chờ đợi cho ngày hôm nay. Chờ khi Lữ Đoàn kéo ra Bến Đá gần đầy đủ, địch quân bắt đầu chào mừng tới tấp những cơn mưa pháo.

Lần này đạn pháo không bay ngang đầu tôi như ba hôm trước mà nó rót xuống ngay trên đầu tôi. Trái nổ bên này, trái nổ bên kia. Phó thác cho ông bà phù hộ, tôi ôm nón sắt mà phóng không định hướng. Loáng thoáng thấy có cái gì trước mắt tôi nhào vô núp không suy nghĩ, và từ đó định thần quan sát coi có vật thể nào khá hơn mà thay đổi. Kia rồi có tảng đá lớn đàng xa, tôi như bay chạy tới. Nhiều tiếng la lớn:

- Có ‘đề lô’ trên núi.

Tôi ráng mắt nhìn lên núi, chả thấy ai, có lẽ bị lộ nên họ đã ẩn núp đâu đó. Tiếp theo lính Dù phản pháo. Nào súng cối, B40, M16 bắn túi bụi lên núi. Đằng sau những tảng đá lớn, đá nhỏ, thân cây lớn bé, chơi tuốt. Nhờ vậy pháo địch thưa dần, lính Dù được lệnh lên tàu và cấp tốc rời bến. Tôi lạc mất Đại Úy Hiệu từ đây. Chiếc tàu tôi và thằng đệ tử nhảy lên chỉ có một trung đội trưởng Thiếu Úy Thủ Đức, tôi không nhớ tên, anh ta cùng đại đội với tôi, ngoài ra toàn lính Dù và vài hạ sĩ quan. Thấy tôi tiến vào buồng lái, có anh lính Dù kề tai tôi nói nhỏ:

- Ở trỏng có một chuẩn úy Thủy Quân Lục Chiến, tôi đuổi hắn lên bờ nhưng hắn không chịu lên! Sau một hồi nói chuyện tôi biết anh ta đã bỏ ngũ muốn rời Vũng Tàu.

- Anh có biết chúng tôi đi đâu không mà đòi đi theo? Tôi nói thế chứ thật ra tôi cũng đâu biết Lữ Đoàn sẽ đi về đâu? Ở bộ chỉ huy được lệnh ra Bến Đá, tới Bến Đá chưa nhận chỉ thị gì bị ăn pháo tùm lum, rồi có lệnh lên tàu. Tàu hấp tấp rời bến, chiếc sau chạy theo chiếc trước, có những chiếc đã tự ý rời cảng lúc bị pháo kích thấy chúng tôi ra vội nhập đoàn. Tôi dặn ông chuẩn úy ngồi trong góc đừng có đi lộn xộn, cấp trên mà thấy giụt ông xuống biển ráng chịu, còn tôi quay ra bắt chuyện với lão tài công:

- Sao rồi, gia đình ông đâu?

- Mấy ông có cho tôi rời tàu đâu mà rước. Thì ra hai hôm trước Dù làm áp lực, giam lỏng lão tài công. Lão nói, lão năn nỉ quá trời nhưng họ không cho, sợ ông lên bờ rồi trốn biệt lấy ai lái tàu ra khơi. Trời về chiều, gió biển hiu hiu tôi thật sự thoải mái. Tay vịn thành tàu tôi nhìn lại Vũng Tàu. Tôi chỉ thấy Bến Đá, vẫn còn bóng dáng nhiều người qua lại trên bến, vẫn còn nhiều chiếc thuyền con chòng chành trên sóng biển và lưa thưa vài tàu đánh cá còn sót lại gật gù theo chiều gió. Có một lính Dù lân la đến gần tôi tươi cười:

- Chào Thiếu Úy, em cám ơn Thiếu Úy đã cứu em khi bơi qua sông, em đâu có ngờ quần áo mặc trên người thắm nước nặng chình chịch, bơi quải quá chịu không thấu.

Tôi không nhớ anh ta nhưng có nhớ trên sông Cỏ May thấy có người sắp sửa chết chìm, tôi thuận tay nắm cổ áo kéo anh ta vào bờ. Lần đầu tiên tôi ra tay nghĩa hiệp. Sáng 30 tháng 4 Tàu cập bến tôi cũng vừa thức dậy. Tôi hỏi lão tài công đây là đâu, ông ta cộc lốc trả lời Gò Công. Rảo mắt nhìn quanh, trên nước đủ loại lưới cá giăng mắc đó đây, có loại như những hàng rào trên bờ đứng xiêu vẹo, nghiêng ngã không theo một thứ tự nào, có loại là một mảnh lưới to lớn vuông vắn được treo trên mặt nước qua bốn góc bởi những cây sào tre dài, kế bên là một cái chòi có mái lưa thưa phủ rơm rạ, chắc nơi này dùng nơi hạ lưới hay kéo lưới lên sau một thời gian nào đó ngâm lưới sâu dưới nước. Đó đây một vài chiếc xuồng con, có chiếc neo gần bờ, có chiếc trên bờ nằm trơ trọi đưa lưng phơi nắng. Bước chân lên bờ tôi cảm thấy lạc lõng trong đám lính Dù.

Hôm qua ở Bến Đá Tiểu Đoàn 1, 8, 9, 3, Pháo Binh Dù và Đại Đội 1 trinh sát vì tình hình lộn xộn mạnh ai nấy lên tàu, bây giờ đang tìm nhau về điểm họp. Từ lúc theo Đại Đội 83 xuống núi Phước Tuy, ở mỗi thời khắc trôi qua là những biến chuyển lớn tôi phải đón nhận. Những người cùng chung đại đội tôi còn chưa nhận diện đầy đủ huống hồ nguyên cả Lữ Đoàn. Những tiếng động va chạm của vũ khí hòa lẫn với những tiếng bước chân, tiếng gọi nhau, những tiếng chưởi thề…

Tất cả như đang tìm cách khuấy nhiễu cảnh vắng lặng buổi sáng trên miền đất Gò Công hiền hoà. Chung quanh chúng tôi không một người dân qua lại nhưng chắc chắn họ đang dán mắt theo dõi đoàn lính Dù này đằng sau tấm vách, sau khung cửa, từ trong những mái nhà tranh op ẹp và dĩ nhiên sẽ không thiếu những câu hỏi: Họ từ đâu đến, đến đây làm gì và sẽ đi đâu? Tôi nhìn những lối mòn đưa vào làng, những lối mòn uốn cong theo bờ mương, con rạch nhỏ dẫn đến những hàng cau xanh và mất hút sau dãy dừa nước chen lấn với những cây bần. Chừng ngần những thứ đó đang bao bọc, ấp ủ những mái nhà tranh bên kia, có người dân quê lam lũ qua nhiều năm vẫn còn lặn hụp trong chiến tranh.

Quê tôi ở gần đây, cách Gò Công một giòng sông sâu phải qua một lần phà, nước quanh năm chảy xiết chất chứa muôn vàn lục bình lúc nào cũng nhảy múa trên sóng nước. Cần Đước, quê tôi, cái tên nghe rất quen mà cũng thật xa lạ, chả là ba tôi tài xế công nhân hỏa xa bị đì đổi ra Đà Nẵng từ năm 1958. Tôi sống và lớn lên tại xứ Đà, Quảng Nam. Dạo trước khi vào Võ Bị, tôi có về quê nội Cần Đước đôi ba lần nhưng lần nào cũng sáng đi chiều về, vì lý do an ninh trong khu vực tôi không thể ở lại qua đêm. Nắng đã lên cao có thêm những chiếc tàu đánh cá từ Bến Đá chạy lạc chậm chạp tiến vào bờ. Khoảng trưa, theo chân thằng đệ tử về điểm tập họp của tiểu đoàn, tôi không gặp Đại Úy Hiệu chỉ thấy Thiếu Tá Thanh (Nguyễn Viết Thanh?) lên bục – bục, tiếng thường hay gọi trong Trường Võ Bị dùng ám chỉ người cán bộ tân khóa sinh đứng trên cao chấn chỉnh hành tội đám Tân Khóa Sinh phía dưới -

Thiếu Tá nói nhiều nhưng tôi không thể nào nhớ hết được. Giọng ông buồn pha lẫn xót xa, đằng sau ở những lời nói âm thanh nghe như nất nghẹn, thỉnh thoảng ông nhẹ ngước mặt lên cao như cố ngăn không cho đôi hàng nước mắt tuôn. Riêng tôi không biết tự lúc nào nước mắt tôi đã tuôn. Tôi không thể che dấu những giòng nước mắt tủi nhục đầu đời lính. Quanh tôi ai cũng sụt sùi, thằng đệ tử tôi rống to hơn bao giờ hết. Ôi! Việt Nam ai gây ra bao nhiêu điêu tàn, miền Nam Việt Nam chúng tôi ai gây tang thương! Dương Văn Minh, năm 63 tháng 11 ngày 2, trên làn sóng phát thanh Sài Gòn tuyên cáo chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Cũng ổng, hôm nay 30 tháng 4, khai tử nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Chua chát thay! Sau giây phút xúc động, thiếu tá chậm rãi, Dương Văn Minh kêu gọi chúng ta buông súng nhưng chúng tôi thì không. Lữ Đoàn quyết định giao cho mọi người tự giải quyết, ai muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về, cứ coi như chúng ta tan hàng. Riêng Lữ Đoàn sẽ về vùng 4 cùng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lập phòng tuyến cuối cùng. Ai ở lại sẽ cùng Lữ Đoàn rời nơi này vào chập tối. Tôi tìm một mô đất ngồi nghỉ chân. Tôi muốn ghi lại tất cả những gì nghe và thấy hôm nay nhưng không thể nào, đầu óc tôi vẫn còn đặc quánh lại bởi những chữ đầu hàng, mất nước. Chao ơi! Bi thảm quá, đời người có bao lần mất nước. Năm 54 miền Bắc di cư (di tản cũng thế thôi), họ còn cơ hội làm lại cuộc đời trong miền Nam. Bây giờ miền Nam cũng mất nốt, người của hai miền Bắc Nam mai này rồi cũng cùng chung một số phần.

Miên man suy nghĩ chưa tìm lối thoát, chợt thấy có thằng bạn cùng khóa đang khật khưởng đi ngang. Tôi biết nó cũng về Nhảy Dù nhưng không nhớ nó về đơn vị nào. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh khất khưởng của nó ngày nào trong trường, ngồi trên bàn trong phòng ôm cây đàn chơi classic, nhìn những ngón tay của nó loáng thoáng bún nhẹ dây đàn, miệng ngậm ống vố phì phèo khói thuốc, trông như lãng tử nhân. Hôm nay phong độ ấy không thấy ở nơi nó nữa, tôi hấp tấp gọi tên nó:

-Ê Vinh, Vương Khắc Vinh.

Nó quay nhìn tôi, tôi nhìn nó, hai thằng nhìn nhau thay cho câu chào hỏi, nó chọn con đường về Sài Gòn. Ừ, thôi mày về. Ít ra mày cũng còn một gia đình để về, tao bây giờ con bà phước theo Dù về vùng 4. Chuyện mai sau hẳn tính. Tôi nhớ có gặp Nguyễn Văn Nghị (cũng bạn cùng khóa) sau đó nhưng không nhớ đã nói với nhau những lời nào. Mẹ, lúc đó đầu óc có còn tỉnh táo đâu mà hàn huyên tâm sự. Vậy là tôi dứt khoát theo Dù về vùng 4, thằng đệ tử cũng thế. Chờ đến tối khuya chưa thấy Lữ Đoàn nhúc nhích gì hết, tôi bàn với nó lên tàu đánh cá ngủ cho chắc ăn. Người tài công gặp lại tôi vội hỏi:

- Mấy ông đi Cần Thơ?

Tôi nhún vai ra chìu không biết, mà thiệt tôi đâu có biết đi chỗ nào, chỉ nghe nói về vùng 4. Tối nay những người còn lại chuẩn bị ra khơi không chia canh gác. Tôi chợp mắt ngủ được một lát chợt có nhiều tiếng bước chân lên tàu, tôi choàng tỉnh dậy và nghe giọng nói lớn:

- Ông tài ơi nhổ neo!

Lên tàu là một Thiếu Tá (tôi không nhớ tên, có thể là Hồng), một Đại Úy (Huệ?) và những lính Dù thân tín của mấy ổng. Tôi vội đứng lên chào tay nhưng không xưng danh. Vị thiếu tá mĩm cười chào lại nói nhỏ:

- Cám ơn! Và kể từ đó cho đến cuối cuộc hành trình ông không nói hay ra lệnh cho tôi làm chuyện gì cả. Còn tôi, tôi không có lý do gì để bắt chuyện với ông ta. Có một trục trặc nhỏ, khi tàu bắt đầu chạy vì trời còn tối, không thấy dàn lưới đánh cá của dân nên ủi sập, cũng may lưới cá không vướng chân vịt và đoàn tàu tiếp tục ra đi. Nhìn lại Gò Công, tối đen không một ánh đèn, vài con đom đóm lập loè trong đêm khuya. Tôi đâu ngờ đây là lần cuối nhìn Vàm Láng, Gò Công. Hình như ông trời đã sắp đặt những gì tôi đã và đang gặp từ đầu năm 75 đều là lần cuối, đều là chia tay.

Ngày 1 tháng 5 năm 75 Lênh đênh trên biển cho tới gần trưa, tôi thấy lạ, tàu không có biểu hiện gần bờ, cứ nối đuôi nhau mà chạy. Trời trong xanh không gợn áng mây, từ chân trời về hướng mủi tàu có một chấm đen, rồi hai chấm đen. Nhanh chóng hai chấm đen ấy nhắm chúng tôi bay tới và hiện ra hai chiến đấu cơ phản lực. Họ bay thật gần, dường như để quan sát, tôi thấy có hàng chữ Navy trên thân máy bay. Chúng tôi được lệnh hạ nòng súng không được chĩa lên máy bay hay lên trời. Sau khi bay qua đầu chúng tôi một khoảng xa họ quay trở lại, khi bay tới đoạn giữa của đoàn tàu chúng tôi, họ chuyển đường bay và bay đi hướng 10 giờ. Họ đến thật mau ra đi cũng thật lẹ, không lời từ biệt!

Tôi thấy chiếc tàu dẫn đầu chuyển hướng 10 giờ mà đi và tất cả những chiếc còn lại chạy theo. Hai chiếc phản lực cơ đến chỉ hướng ra hạm đội, thế còn vùng 4? Non hai giờ sau, quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt mọi người. Giữa biển khơi có chừng 5 chiếc tàu buôn to lớn chứa đầy người tị nạn, vài chiến hạm của Hải Quân Việt Nam (không nhớ ra HQ mấy) nhưng không còn giương cờ Việt Nam nữa, thay vào là cờ Hải Quân Hoa Kỳ, trên những chiến hạm này cũng đầy người tị nạn. Còn những chiến hạm của Mỹ không thấy bóng dáng tị nạn nhưng đầy lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Ngoài ra còn có vài tàu buôn của Việt Nam, có chiếc đầy người, có chiếc thưa. Vài chiếc xà lan không người lềnh bềnh trên nước. Nhiều tàu đánh cá không người lái cũng đang trôi nổi bềnh bồng chung quanh, họ đã di chuyển qua tàu lớn để lại trên boong, trên mui nhiều đồ hộp, thùng mì gói, nước uống… Có những tàu đánh cá, lớn có nhỏ có, ra muộn chở đầy người, già trẻ, đàn ông, đàn bà, con nít có đủ. Trên khuôn mặt mọi người ai tôi cũng thấy như họ vừa đến từ cõi chết. Tàu của họ chạy chậm ngang qua tàu chúng tôi, họ nhìn chúng tôi nhưng như không thấy chúng tôi, những con mắt không thần sắc, những con mắt đỏ hoe hết nước mắt, những gương mặt hốc hác, những thân người rã rời ngồi tựa bên những thân xác lạc hồn. Thật không còn cảnh ly tán nào bi thương hơn mà người dân miền Nam phải gánh chịu. Tàu nào vừa đến đều có ca nô Thủy Quân Lục Chiến Mỹ kè theo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu kiểm soát rồi hướng dẫn họ qua tàu buôn lớn của Mỹ. Cầu thang trên tàu lớn từ từ hạ xuống, mọi người tuần tự được mang hành trang lên tàu lớn nhưng đồ ăn thức uống phải bỏ lại, dĩ nhiên đàn bà con nít lên trước.

Riêng với đoàn tàu của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đối xử cách khác. Họ không xua đuổi lính Dù nhưng cũng không cho lính Dù lên tàu lớn. Khi tàu chúng tôi tới gần tàu lớn, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên tàu lớn xua tay đi ra và khi chúng tôi chạy vòng quanh tàu, họ ở trển cũng vòng quanh theo, súng trên tay họ lúc nào cũng chĩa vào tàu lính Dù. Chỉ cần một tiếng súng vô ý thức nào đó những Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trên kia cũng như bên chiến hạm của họ sẽ đưa chúng tôi đi tàu ngầm ngay tại chỗ. Thế này là thế nào, Navy hướng dẫn chúng tôi ra đây, đến rồi Thủy Quân Lục Chiến không ‘welcome’? Chạy tới chạy lui thấy cũng không phải cách, tàu lính Dù dồn lại nằm gần bên nhau và cứ thế chúng tôi ngồi đó ngắm lưu thông trên biển. Vẫn còn nhiều tàu thường dân “hớt hải” chạy ra, một số do may mắn, một số do trực thăng Navy ‘chỉ lối đưa đường’. Tôi nghĩ trên biển bây giờ chắc cũng có nhiều điểm tập trung như thế này để cứu vớt những người ra biển. Ít ra người Mỹ, họ vẫn còn một tấm lòng cho dù mọi chuyện bây giờ đang diễn ra cũng đều do phép biến hóa thần thông quảng đại của họ. Hậu quả miền Nam như bầy ong vỡ tổ, tấm lòng này không biết vì nhân đạo hay sám hối, mua chuộc phần nào lầm lỗi.

Bất cứ người nào ra ngoài hải phận, đều được Mỹ cứu vớt, ngoài Nhảy Dù. Tối đến mọi chuyện thưa dần rồi ngưng hẳn. Những chiếc ca nô của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ biến mất, trên biển chỉ còn lại chúng tôi với những chiếc tàu không người lái, chúng tôi tìm cách cột chung lại với nhau. Một ít lính Dù nhảy qua những tàu trống tìm đồ ăn. Đèn trên những tàu lớn bắt đầu cháy sáng, những ánh đèn pha từ trên tàu lớn cũng như bên chiến hạm đều rọi thẳng vào chúng tôi. Một đêm an bình có người rọi đèn cho ngủ.

Ngày 02/05/1975 Trời gần sáng chúng tôi được đánh thức qua một loa phóng thanh từ tàu lớn. Hồi đó tiếng Mỹ của tôi cũng hay quá… nghe ba chớp ba nháng, đại khái lính Dù muốn được lên tàu của họ phải quăng bỏ tất cả vũ khí xuống biển luôn cả nón sắt!

Chúng tôi nhìn nhau, tôi nhìn Thiếu Tá, ổng nhìn qua tàu bên kia. Không biết người nào chủ động quăng vũ khí xuống trước nhưng sau đó tất cả đều cho vào lòng biển.Tôi cầm cây M16 lưỡng lự vài giây, chưa một lần bắn từ khi lãnh nó, giờ thôi cũng đành. Còn cái nón nữa, tôi không quăng úp nó xuống biển, tôi cho nó nằm ngửa để nó được trôi và trôi mãi vào bờ. Ai kia nhận được coi như chứng tích chiến tranh Việt Nam còn sót lại. Ca nô đưa toán Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên tàu xem xét coi vũ khí, nón sắt đã quăng hết chưa và cho thêm tin mới. Ai muốn đi (đi đâu, không một ai biết lúc đó đi đến đâu) thì lên tàu lớn, còn như ai muốn về, họ sẽ cung cấp cho xăng dầu, đồ ăn cùng thức uống và những người quyết định đi về được tự chọn những chiếc tàu ở đây còn tốt mà lái về. Những chiếc khác còn lại sẽ bị đánh chìm. Mọi người trên tàu đều đồng lòng ra đi ngoại trừ lão tài công. Không phải Nhảy Dù đã cưỡng bức lão ta ra ngoài này hay sao? Được đi về còn được lựa tàu ‘mới’ nữa, lão mừng nhảy tưng tưng. Chúng tôi gom hết tiền bạc Việt Nam Cộng Hoà cho lão, không biết những số tiền nho nhỏ đó có giúp ích gì chăng? Lão cám ơn rối rít.

Lên trên tàu lớn, trời cũng vừa sáng. Bình minh trên biển thiệt đẹp. Mặt trời hồng chậm rãi vươn lên từ chân trời xa. Tôi như quên bao nhọc nhằn những ngày qua, đi một vòng quan sát, tôi quay dặn thằng đệ tử đừng đi đâu kẻo lạc và tôi rảo bước nhìn quanh. Tàu buôn của Mỹ lớn thật… nhưng mà… ơ kìa… những gian hầm tàu thay vì chứa hàng, tôi thấy toàn người với người. Hầm nào cũng đầy nhóc người, kẻ đứng người ngồi. Tiếng nói, tiếng cười pha lẫn tiếng la khóc con nít, âm thanh ồn ào vang vọng echo lên boong tàu. Những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nhìn tôi thân thiện. Mới hôm qua nhìn nhau còn e ngại. Tàu chạy rồi tôi vẫn chưa hay, tàu lớn chạy êm quá.

Nhìn xuống dưới biển thấy nó đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi ngồi bệt xuống boong tàu suy nghĩ. Thì ra những ngày qua tôi không biết gì hết! Người Mỹ đã sắp đặt hết tất cả. Từ tin đồn mất nước, tin đồn trại tị nạn bên Guam, bây giờ với những tàu hàng này tôi đã hiểu ra phần nào. Người Mỹ đặt ‘order ‘ những tàu hàng trống trơn ít nhứt phải hơn một tháng về trước. Họ chuẩn bị cho tàu hàng ở ngoài khơi như tôi đang thấy ít ra cũng cả tuần lễ, có như vậy họ mới ‘lai rai’ nhận người di tản từ trước 30 tháng 4. Người nào đến trước xuống hầm tàu (tàu trống mà) và người nào lên sau cùng sẽ ở trên boong như chúng tôi. Chúng tôi là những người tị nạn chót lên tàu và nhổ neo đi tức thì. Tôi vịn thành tàu đứng dậy nhìn về Việt Nam, giơ tay chào vĩnh biệt trước con mắt ngỡ ngàng của những người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ.

Phạm Văn Hùng
SVSQVBĐL K28

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm