Mỗi Ngày Một Chuyện
Chuyện email
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu …
Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là
chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay. Tuy nhiên lời bản
nhạc chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều, vì nhà nghệ sĩ sẽ không gửi theo lá
thư màu xanh ái ân. Những người mười tám hai mươi tuổi trở lên ở đầu
thiên kỷ 21 chẳng còn ai viết thư bằng giấy để gửi cho người yêu của họ
nữa. Người ta dùng email, vừa nhanh, vừa gọn. Email còn nhanh hơn cả
gió, và không màu.
Hôm 5 tháng 3 vừa rồi, nhiều hãng thông tấn đã đưa tin về sự ra đi của một nhà khoa học. Ông Raymond Tomlinson.
Raymond Tomlinson là người đã phát minh ra email năm 1971. Ngày ấy,
ông Tomlinson chưa có internet giống như bây giờ. Ông đã gửi được email
đầu tiên từ một máy điện toán này sang một máy khác trong hệ thống
Advanced Research Projects Agency Network (ARPANET), một hệ thống mạng
điện toán được Bộ Quốc phòng Hoa kỳ tài trợ và là tiền thân của internet
ngày nay.
Cái email đầu tiên đó đi qua một khoảng cách rất gần – máy gửi và máy
nhận được đặt sát nhau, nhưng đã tạo ra một bước tiến rất xa cho việc
liên lạc của nhân loại, từ tình cảm đến làm ăn thương mại.
Vẫn theo các bản tin, và trang Wikipedia về ông Raymond Tomlinson, ông
là người đầu tiên đã dùng ký hiệu @ để thể hiện chữ “at”, nghĩa là “ở,
tại”. Trang wikipedia viết, “Đây là hệ thống đầu tiên có thể gửi thư
giữa những người sử dụng ở nhiều máy nối kết với ARPANET. Trước đó,
mail chỉ có thể được gửi đến những người cùng sử dụng chung một máy điện
toán. Để làm được điều này, ông dùng ký hiệu @ để tách tên người sử
dụng khỏi tên cái máy của người ấy, một cách làm đã được dùng trong các
địa chỉ email từ đó đến nay.”
Lúc phát minh ra email, ông Raymond Tomlinson đang làm việc cho công ty
công nghệ Bolt, Beranek and Newman (nay là công ty BBN Technologies),
tham gia vào việc phát triển hệ điều hành TENEX trong đó có chương trình
chạy hệ thống ARPANET.
Tomlinson không nhớ nội dung của email đầu tiên mà ông gửi, nhưng hình
như nó là “qwertyuiop”, nguyên một loạt các phím của hàng phím chữ đầu
tiên. Với thông điệp đó, ký hiệu @ vô danh tiểu tốt đã trở thành cái
chốt điểm của cuộc cách mạng trong phương cách con người kết nối với
nhau.
Phát minh và tranh chấp
Trong khoa học, có những phát minh, sáng chế dẫn đến nhiều tranh chấp.
Phát minh Email là một trong những thí dụ điển hình về sự tranh chấp đó,
mặc dù chẳng bao nhiêu người biết đến màn tranh chấp này. Bởi vậy, hầu
như tất cả mọi người đều mặc nhiên chấp nhận ông Tomlinson là cha đẻ của
email.
Một số các nhà khoa bảng và khoa học lừng danh, và cả những cơ quan
truyền thông lừng lẫy, đã quả quyết, và có chứng cớ rằng, email được
phát minh bởi một người khác, một khoa học gia người Mỹ gốc Ấn tên là VA
Shiva Ayyadurai.
Theo chính ông Ayyadurai và các nhân vật ủng hộ cho ông, trong số đó có
nhà ngữ học nổi tiếng Noam Chomsky. Ayyadurai phát minh ra email và soạn
đầy đủ mọi trình tự, dạng thức của email lúc nhân vật này mới có 14
tuổi đầu!
Năm 1979, trong lúc đang theo học một chương trình đặc biệt về điện toán
của đại học New York (NYU), và làm thiện nguyện tại Đại học Y-Nha New
Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey – UMDNJ),
Ayyadurai đã soạn thảo một hệ thống email hoàn chỉnh cho trường UMDNJ.
Năm 1982, ông đăng ký bản quyền (copyright) nhu liệu của mình tên là
“EMAIL”, và tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình này cho người dùng.
Hai năm sau, ông đăng ký bản quyền chương trình EMS, trong đó có EMAIL
và một số chương trình khác.
Tranh chấp về vị trí người phát minh ra email ồn ào đến nỗi ngoài các
nhà/tổ chức khoa học, cả đến các tổ chức truyền thông cũng tham gia.
Smithsonian Institution, tạp chí Time, báo Washington Post… từng có bài
viết ghi nhận công trình và bản quyền của Ayyadurai. Nhưng rồi sau đó,
với những nghiên cứu sâu rộng, các tổ chức này đã phải cáo lỗi, rút bài.
Họ xác nhận rằng email đã được phát minh và sử dụng trước chương trình
EMAIL của Ayyadurai gần một chục năm và người có công chính là ông
Raymond Tomlinson.
Nhưng chuyện ai đẻ ra email, giờ phút này, chắc không quan trọng với
chúng ta cho bằng chuyện email ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.
Email gây thiệt hại những gì, cho những ai?
Xin hỏi bạn một câu hỏi nhỏ mà lớn, năm 2015 vừa qua, bạn gửi đi bằng
bưu điện – cái mà nay người ta kêu bằng snail mail – thư ốc sên, rùa bò,
bao nhiêu cái thư?
Sau khi trả lời xong câu trên, bạn cho hỏi, từ đầu năm 2016 tới giờ, bạn đã gửi đi, trả lời và… xóa đi bao nhiêu cái email?
Chắc các bạn đã thấy có câu trả lời cho cái tựa nhỏ ở trên. Thiệt hại
đầu tiên là các hệ thống bưu điện trên toàn thế giới, nơi công việc
truyền thống là nhận và chuyển thư từ.
Người sử dụng email, như bạn và tôi, cũng bị thiệt hại.
Lấy thí dụ, hệ thống bưu điện Hoa kỳ – US Postal Service (USPS) và công
ty Bưu điện quốc gia Canada – Canada Post (CP), hai tổ chức dịch vụ quốc
gia kiêu hãnh.
Làm việc cho Bưu điện là mơ ước của các anh lười – như người viết bài
này ngày mới đến Canada, lương cao, việc “công chức” liên bang, phúc lợi
dồi dào, hưu bổng ngon lành, trên đời này chỉ sợ có… chó.
Thế nhưng cả hai đại công ty này đều đã ngất ngư từ lâu.
USPS là một cơ quan độc lập của liên bang Hoa kỳ, một trong số rất ít cơ
quan được chính Quốc hội Mỹ lập ra. Lịch sử của Nhà bưu điện Hoa kỳ đã
có từ năm 1775, khi ông Benjamin Franklin được bổ nhiệm Giám đốc Bưu
điện (postmaster general) đầu tiên của nước Mỹ.
Từ năm 1998 đến năm 2008, số lượng thư chuyển qua USPS đã xuống mất
29%. Năm 2012, USPS lỗ 15.9 tỷ đô la. Sau nhiều cải cách, chuyển động,
đa dạng hóa – và giảm bớt, dịch vụ… tới năm 2014, USPS “chỉ còn lỗ” có
5.5 tỷ Mỹ kim.
Canada Post khá hơn một chút. Công ty quốc doanh (crown corporation)
này, thành lập từ năm 1867 dưới tên Royal Mail Canada hoặc Bộ Bưu chính.
Tuy cũng thấy sự suy giảm của lượng thư từ nhưng CP nhờ tăng giá tem,
đa dạng hóa dịch vụ – như lãnh giao thư rác, quảng cáo và bưu phẩm đến
từng nhà, đã tránh được lỗ lã nhưng lợi nhuận giảm thấy rõ. Hồi năm
2015, CP đã bị cả nước phản đối khi công bố việc cắt giảm giao thư tại
nhà để bắt dân phải lội ra các thùng thư cộng đồng.
Đó là chuyện của các nhà bưu điện, còn chuyện hại cho người sử dụng?
Nhiều bạn đọc sẽ cho rằng làm gì có, chỉ thấy có lợi. Nhanh như điện tử,
thoải mái ngồi nhà, chẳng tốn kém gì (ngoài tiền thuê bao dịch vụ
internet)…
Đúng thế, nhưng người sử dụng, trong đó có bạn, có tôi vẫn lãnh đủ những
cái hại của email, do việc bị nhận những email rác – spam mail. Theo
một phúc trình an ninh của Microsoft năm 2009, có đến 97% tất cả các
email gửi qua net là thư người nhận không cần.
Nhưng bên cạnh đó, bạn và tôi còn bị khổ sở, vất vả và thiệt hại vì sự
lạm dụng và không biết sử dụng email của người khác, và của chính mình.
Mỗi buổi sáng, ngồi vào bàn làm việc với cái computer, việc đầu tiên của
người kể chuyện này là lọc email và xóa email, mặc dầu mỗi ngày đã
“dạy” cho chương trình email của mình lọc trước hàng chục cái địa chỉ.
Reply all, forward và cc
Chắc hẳn bạn đã có lần, hoặc nhiều lần, nhận được email của những người
hoàn toàn không quen biết. Email này có thể là thư trả lời của người này
cho một người nào đó (mà bạn không quen biết) về một chuyện chẳng ăn
nhập gì tới bạn.
Chắc có lần bạn đã nhận được một bài viết, một đoạn clip video mà bạn cho là vớ vẩn, nhạt nhách hay… dị hợm.
Chắc có lần chẳng hiểu sao máy điện toán của mình bị nhiễm virus, phải
đem đi sửa hay nhờ người biết cách trị để trừ khử con siêu vi này.
Đó là bạn còn may, chưa bị vướng vào một cuộc cãi vã, tranh luận, xung
đột thật vô duyên hoặc mất tiền vì có ai đó đã dùng số Visa, Mastercard
của bạn để mua sắm.
Tất cả những thứ đó đều có thể (và đa phần) đến từ email.
Bạn cũng thế thôi, và tại sao thế?
Câu trả lời rất dễ: vì một người nào đó (nhiều lắm) đã cố tình lạm dụng
email, hoặc thấy việc sử dụng quá dễ, để vô tình, gây phiền hà và thiệt
hại cho bạn.
Đúng là dùng email hiện nay thực sự quá dễ dàng.
Này nhé, muốn gửi cho ai cứ việc gõ địa chỉ của người đó vào chữ To:
Nhiều chương trình email còn tự động đoán ra người bạn muốn gửi để tự
động thêm đúng chóc địa chi của người này khi bạn mới gõ chữ cái đầu
tiên.
Muốn hồi âm cho ai, chỉ việc bấm vào chữ Reply, hoặc cho tất cả mọi
người thì bấm Reply all, muốn chuyển một email nào được người ta gửi đến
cho mình cho ai đó chỉ cần bấm Forward.
Ngó vậy mà không dễ.
Người kể chuyện dám chắc rằng không ít lần, bạn đã nhận được những email
được Forward đến, hay đến qua Reply all, với hàng chục, đôi khi hàng
trăm địa chỉ email.
Khi Reply all hay Forward, bạn có chắc rằng trong số những người nằm
trong danh sách nhận cái email mà bạn đang sắp sửa Reply all đều là
những người cần đọc thư trả lời của bạn không?
Nếu không, xin coi lại danh sách đó, và chỉ chọn để Reply cho những người cần đọc.
Forward cũng thế, khi bạn Forward một email đi, người nhận sẽ lập tức
có tất cả địa chỉ email của những người nằm trong danh sách đã nhận thư
này cùng với bạn. Bạn có chắc rằng họ, và cái người mà bạn sẽ forward
cái email này tới, đều yêu thương nhau, là bạn của nhau hay ít nhất, cần
biết nhau không? Đừng trở thành người mà giới sử dụng email trên thế
giới gọi là Serial Forwarder (kẻ chuyển thư hàng loạt, nhại chữ serial
killer).
Nếu không chắc, xin làm ơn xóa hết tất cả các địa chỉ email này trước khi Forward, chỉ mất vài giây thôi. Điện tử mà.
Trên mạng không chỉ toàn thân hữu và những người tử tế, lương thiện. Cứ
cho rằng cái nhóm mà bạn Forward đó đều là thân quen cả mà, Forward vẫn
là một tai họa về mặt an ninh. Nó tiết lộ những gì mà nhóm của bạn lưu
tâm cùng email của cả nhóm. Nó còn tiết lộ chi tiết thành phần của bạn
nữa. Thí dụ như đó là một chuyện tiếu lâm về tuổi già thì nó cho thấy
cái nhóm này đa phần là dân đã về hưu. Nếu một kẻ hay một công ty chuyên
gửi thư rác nhận được cái email quý báu đó của bạn, hắn/nó có thể bán
cái danh sách này và rồi Inbox của tất cả những người đó sẽ ngập được
thư rác. Bạn sẽ được mời mua …Viagra.
Rồi đến cc. Chữ này là carbon copy, nghĩa là bản sao (bản in qua giấy
than) gửi. Xin cẩn thận trước khi gửi cc. và phải thật chắc chắn là
người được cc là người có liên quan đến đề tài của email đó và cần thiết
đọc thông tin đó.
Một trong những chọn lựa hữu dụng nhất trong chương trình gửi email (nhưng vẫn phải cẩn thận với nó) là Bcc.
Bcc
Bcc trong tiếng Anh là Blind carbon copy, sao gửi kín.
Đây là cách mà bạn có thể gửi email cho nhiều người, và tất cả những
người nhận đều biết rằng thư này được gửi đến cho nhiều người khác,
nhưng họ không thấy địa chỉ email của những người đó. Thật dễ, khỏi
phiền nhiễu, và bảo mật quá tốt phải không bạn?
Hãy tập thói quen dùng Bcc. để bảo vệ chính mình và bảo vệ sự riêng tư
của những người nằm trong danh sách Liên lạc (contact list) của bạn.
Một trường hợp sử dụng Bcc rất thích hợp: Bạn vừa đổi dịch vụ email từ
Gmail qua Yahoo, hay đổi công ty cung cấp internet từ Bell qua ATT. Hãy
gửi địa chỉ email mới của mình cho tất cả những người trong danh sách
Contact list của bạn, nhưng bằng Bcc.
Về mặt bảo mật, những tên gian rình rập trên mạng – các spam bot,
malware nếu đã hiện diện sẵn trong một computer của một trong những
người này, sẽ mất cái dịp bằng vàng để hốt một hơi hàng trăm cái địa chỉ
email quý giá. Rồi cả khi nếu một người trong số này có muốn hồi âm cho
bạn hay hỏi hạn bạn điều gì đó, họ cũng sẽ không thể vì sơ xuất mà làm
phiền hàng trăm người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp ở nơi làm việc, cần cẩn thận cân nhắc trước
khi gửi Bcc. Bạn có thể sẽ tạo ra, hay tham gia một chiến dịch ngồi lê
đôi mách hay “méc bu” đồng nghiệp.
Đỗ Quân
http://thoibao.com/chuyen-email/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyện email
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu …
Nếu Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra đời trễ hơn chừng 60, 70 năm, có thể là
chúng ta vẫn sẽ có bản nhạc Gửi gió cho mây ngàn bay. Tuy nhiên lời bản
nhạc chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều, vì nhà nghệ sĩ sẽ không gửi theo lá
thư màu xanh ái ân. Những người mười tám hai mươi tuổi trở lên ở đầu
thiên kỷ 21 chẳng còn ai viết thư bằng giấy để gửi cho người yêu của họ
nữa. Người ta dùng email, vừa nhanh, vừa gọn. Email còn nhanh hơn cả
gió, và không màu.
Hôm 5 tháng 3 vừa rồi, nhiều hãng thông tấn đã đưa tin về sự ra đi của một nhà khoa học. Ông Raymond Tomlinson.
Raymond Tomlinson là người đã phát minh ra email năm 1971. Ngày ấy,
ông Tomlinson chưa có internet giống như bây giờ. Ông đã gửi được email
đầu tiên từ một máy điện toán này sang một máy khác trong hệ thống
Advanced Research Projects Agency Network (ARPANET), một hệ thống mạng
điện toán được Bộ Quốc phòng Hoa kỳ tài trợ và là tiền thân của internet
ngày nay.
Cái email đầu tiên đó đi qua một khoảng cách rất gần – máy gửi và máy
nhận được đặt sát nhau, nhưng đã tạo ra một bước tiến rất xa cho việc
liên lạc của nhân loại, từ tình cảm đến làm ăn thương mại.
Vẫn theo các bản tin, và trang Wikipedia về ông Raymond Tomlinson, ông
là người đầu tiên đã dùng ký hiệu @ để thể hiện chữ “at”, nghĩa là “ở,
tại”. Trang wikipedia viết, “Đây là hệ thống đầu tiên có thể gửi thư
giữa những người sử dụng ở nhiều máy nối kết với ARPANET. Trước đó,
mail chỉ có thể được gửi đến những người cùng sử dụng chung một máy điện
toán. Để làm được điều này, ông dùng ký hiệu @ để tách tên người sử
dụng khỏi tên cái máy của người ấy, một cách làm đã được dùng trong các
địa chỉ email từ đó đến nay.”
Lúc phát minh ra email, ông Raymond Tomlinson đang làm việc cho công ty
công nghệ Bolt, Beranek and Newman (nay là công ty BBN Technologies),
tham gia vào việc phát triển hệ điều hành TENEX trong đó có chương trình
chạy hệ thống ARPANET.
Tomlinson không nhớ nội dung của email đầu tiên mà ông gửi, nhưng hình
như nó là “qwertyuiop”, nguyên một loạt các phím của hàng phím chữ đầu
tiên. Với thông điệp đó, ký hiệu @ vô danh tiểu tốt đã trở thành cái
chốt điểm của cuộc cách mạng trong phương cách con người kết nối với
nhau.
Phát minh và tranh chấp
Trong khoa học, có những phát minh, sáng chế dẫn đến nhiều tranh chấp.
Phát minh Email là một trong những thí dụ điển hình về sự tranh chấp đó,
mặc dù chẳng bao nhiêu người biết đến màn tranh chấp này. Bởi vậy, hầu
như tất cả mọi người đều mặc nhiên chấp nhận ông Tomlinson là cha đẻ của
email.
Một số các nhà khoa bảng và khoa học lừng danh, và cả những cơ quan
truyền thông lừng lẫy, đã quả quyết, và có chứng cớ rằng, email được
phát minh bởi một người khác, một khoa học gia người Mỹ gốc Ấn tên là VA
Shiva Ayyadurai.
Theo chính ông Ayyadurai và các nhân vật ủng hộ cho ông, trong số đó có
nhà ngữ học nổi tiếng Noam Chomsky. Ayyadurai phát minh ra email và soạn
đầy đủ mọi trình tự, dạng thức của email lúc nhân vật này mới có 14
tuổi đầu!
Năm 1979, trong lúc đang theo học một chương trình đặc biệt về điện toán
của đại học New York (NYU), và làm thiện nguyện tại Đại học Y-Nha New
Jersey (University of Medicine and Dentistry of New Jersey – UMDNJ),
Ayyadurai đã soạn thảo một hệ thống email hoàn chỉnh cho trường UMDNJ.
Năm 1982, ông đăng ký bản quyền (copyright) nhu liệu của mình tên là
“EMAIL”, và tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình này cho người dùng.
Hai năm sau, ông đăng ký bản quyền chương trình EMS, trong đó có EMAIL
và một số chương trình khác.
Tranh chấp về vị trí người phát minh ra email ồn ào đến nỗi ngoài các
nhà/tổ chức khoa học, cả đến các tổ chức truyền thông cũng tham gia.
Smithsonian Institution, tạp chí Time, báo Washington Post… từng có bài
viết ghi nhận công trình và bản quyền của Ayyadurai. Nhưng rồi sau đó,
với những nghiên cứu sâu rộng, các tổ chức này đã phải cáo lỗi, rút bài.
Họ xác nhận rằng email đã được phát minh và sử dụng trước chương trình
EMAIL của Ayyadurai gần một chục năm và người có công chính là ông
Raymond Tomlinson.
Nhưng chuyện ai đẻ ra email, giờ phút này, chắc không quan trọng với
chúng ta cho bằng chuyện email ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.
Email gây thiệt hại những gì, cho những ai?
Xin hỏi bạn một câu hỏi nhỏ mà lớn, năm 2015 vừa qua, bạn gửi đi bằng
bưu điện – cái mà nay người ta kêu bằng snail mail – thư ốc sên, rùa bò,
bao nhiêu cái thư?
Sau khi trả lời xong câu trên, bạn cho hỏi, từ đầu năm 2016 tới giờ, bạn đã gửi đi, trả lời và… xóa đi bao nhiêu cái email?
Chắc các bạn đã thấy có câu trả lời cho cái tựa nhỏ ở trên. Thiệt hại
đầu tiên là các hệ thống bưu điện trên toàn thế giới, nơi công việc
truyền thống là nhận và chuyển thư từ.
Người sử dụng email, như bạn và tôi, cũng bị thiệt hại.
Lấy thí dụ, hệ thống bưu điện Hoa kỳ – US Postal Service (USPS) và công
ty Bưu điện quốc gia Canada – Canada Post (CP), hai tổ chức dịch vụ quốc
gia kiêu hãnh.
Làm việc cho Bưu điện là mơ ước của các anh lười – như người viết bài
này ngày mới đến Canada, lương cao, việc “công chức” liên bang, phúc lợi
dồi dào, hưu bổng ngon lành, trên đời này chỉ sợ có… chó.
Thế nhưng cả hai đại công ty này đều đã ngất ngư từ lâu.
USPS là một cơ quan độc lập của liên bang Hoa kỳ, một trong số rất ít cơ
quan được chính Quốc hội Mỹ lập ra. Lịch sử của Nhà bưu điện Hoa kỳ đã
có từ năm 1775, khi ông Benjamin Franklin được bổ nhiệm Giám đốc Bưu
điện (postmaster general) đầu tiên của nước Mỹ.
Từ năm 1998 đến năm 2008, số lượng thư chuyển qua USPS đã xuống mất
29%. Năm 2012, USPS lỗ 15.9 tỷ đô la. Sau nhiều cải cách, chuyển động,
đa dạng hóa – và giảm bớt, dịch vụ… tới năm 2014, USPS “chỉ còn lỗ” có
5.5 tỷ Mỹ kim.
Canada Post khá hơn một chút. Công ty quốc doanh (crown corporation)
này, thành lập từ năm 1867 dưới tên Royal Mail Canada hoặc Bộ Bưu chính.
Tuy cũng thấy sự suy giảm của lượng thư từ nhưng CP nhờ tăng giá tem,
đa dạng hóa dịch vụ – như lãnh giao thư rác, quảng cáo và bưu phẩm đến
từng nhà, đã tránh được lỗ lã nhưng lợi nhuận giảm thấy rõ. Hồi năm
2015, CP đã bị cả nước phản đối khi công bố việc cắt giảm giao thư tại
nhà để bắt dân phải lội ra các thùng thư cộng đồng.
Đó là chuyện của các nhà bưu điện, còn chuyện hại cho người sử dụng?
Nhiều bạn đọc sẽ cho rằng làm gì có, chỉ thấy có lợi. Nhanh như điện tử,
thoải mái ngồi nhà, chẳng tốn kém gì (ngoài tiền thuê bao dịch vụ
internet)…
Đúng thế, nhưng người sử dụng, trong đó có bạn, có tôi vẫn lãnh đủ những
cái hại của email, do việc bị nhận những email rác – spam mail. Theo
một phúc trình an ninh của Microsoft năm 2009, có đến 97% tất cả các
email gửi qua net là thư người nhận không cần.
Nhưng bên cạnh đó, bạn và tôi còn bị khổ sở, vất vả và thiệt hại vì sự
lạm dụng và không biết sử dụng email của người khác, và của chính mình.
Mỗi buổi sáng, ngồi vào bàn làm việc với cái computer, việc đầu tiên của
người kể chuyện này là lọc email và xóa email, mặc dầu mỗi ngày đã
“dạy” cho chương trình email của mình lọc trước hàng chục cái địa chỉ.
Reply all, forward và cc
Chắc hẳn bạn đã có lần, hoặc nhiều lần, nhận được email của những người
hoàn toàn không quen biết. Email này có thể là thư trả lời của người này
cho một người nào đó (mà bạn không quen biết) về một chuyện chẳng ăn
nhập gì tới bạn.
Chắc có lần bạn đã nhận được một bài viết, một đoạn clip video mà bạn cho là vớ vẩn, nhạt nhách hay… dị hợm.
Chắc có lần chẳng hiểu sao máy điện toán của mình bị nhiễm virus, phải
đem đi sửa hay nhờ người biết cách trị để trừ khử con siêu vi này.
Đó là bạn còn may, chưa bị vướng vào một cuộc cãi vã, tranh luận, xung
đột thật vô duyên hoặc mất tiền vì có ai đó đã dùng số Visa, Mastercard
của bạn để mua sắm.
Tất cả những thứ đó đều có thể (và đa phần) đến từ email.
Bạn cũng thế thôi, và tại sao thế?
Câu trả lời rất dễ: vì một người nào đó (nhiều lắm) đã cố tình lạm dụng
email, hoặc thấy việc sử dụng quá dễ, để vô tình, gây phiền hà và thiệt
hại cho bạn.
Đúng là dùng email hiện nay thực sự quá dễ dàng.
Này nhé, muốn gửi cho ai cứ việc gõ địa chỉ của người đó vào chữ To:
Nhiều chương trình email còn tự động đoán ra người bạn muốn gửi để tự
động thêm đúng chóc địa chi của người này khi bạn mới gõ chữ cái đầu
tiên.
Muốn hồi âm cho ai, chỉ việc bấm vào chữ Reply, hoặc cho tất cả mọi
người thì bấm Reply all, muốn chuyển một email nào được người ta gửi đến
cho mình cho ai đó chỉ cần bấm Forward.
Ngó vậy mà không dễ.
Người kể chuyện dám chắc rằng không ít lần, bạn đã nhận được những email
được Forward đến, hay đến qua Reply all, với hàng chục, đôi khi hàng
trăm địa chỉ email.
Khi Reply all hay Forward, bạn có chắc rằng trong số những người nằm
trong danh sách nhận cái email mà bạn đang sắp sửa Reply all đều là
những người cần đọc thư trả lời của bạn không?
Nếu không, xin coi lại danh sách đó, và chỉ chọn để Reply cho những người cần đọc.
Forward cũng thế, khi bạn Forward một email đi, người nhận sẽ lập tức
có tất cả địa chỉ email của những người nằm trong danh sách đã nhận thư
này cùng với bạn. Bạn có chắc rằng họ, và cái người mà bạn sẽ forward
cái email này tới, đều yêu thương nhau, là bạn của nhau hay ít nhất, cần
biết nhau không? Đừng trở thành người mà giới sử dụng email trên thế
giới gọi là Serial Forwarder (kẻ chuyển thư hàng loạt, nhại chữ serial
killer).
Nếu không chắc, xin làm ơn xóa hết tất cả các địa chỉ email này trước khi Forward, chỉ mất vài giây thôi. Điện tử mà.
Trên mạng không chỉ toàn thân hữu và những người tử tế, lương thiện. Cứ
cho rằng cái nhóm mà bạn Forward đó đều là thân quen cả mà, Forward vẫn
là một tai họa về mặt an ninh. Nó tiết lộ những gì mà nhóm của bạn lưu
tâm cùng email của cả nhóm. Nó còn tiết lộ chi tiết thành phần của bạn
nữa. Thí dụ như đó là một chuyện tiếu lâm về tuổi già thì nó cho thấy
cái nhóm này đa phần là dân đã về hưu. Nếu một kẻ hay một công ty chuyên
gửi thư rác nhận được cái email quý báu đó của bạn, hắn/nó có thể bán
cái danh sách này và rồi Inbox của tất cả những người đó sẽ ngập được
thư rác. Bạn sẽ được mời mua …Viagra.
Rồi đến cc. Chữ này là carbon copy, nghĩa là bản sao (bản in qua giấy
than) gửi. Xin cẩn thận trước khi gửi cc. và phải thật chắc chắn là
người được cc là người có liên quan đến đề tài của email đó và cần thiết
đọc thông tin đó.
Một trong những chọn lựa hữu dụng nhất trong chương trình gửi email (nhưng vẫn phải cẩn thận với nó) là Bcc.
Bcc
Bcc trong tiếng Anh là Blind carbon copy, sao gửi kín.
Đây là cách mà bạn có thể gửi email cho nhiều người, và tất cả những
người nhận đều biết rằng thư này được gửi đến cho nhiều người khác,
nhưng họ không thấy địa chỉ email của những người đó. Thật dễ, khỏi
phiền nhiễu, và bảo mật quá tốt phải không bạn?
Hãy tập thói quen dùng Bcc. để bảo vệ chính mình và bảo vệ sự riêng tư
của những người nằm trong danh sách Liên lạc (contact list) của bạn.
Một trường hợp sử dụng Bcc rất thích hợp: Bạn vừa đổi dịch vụ email từ
Gmail qua Yahoo, hay đổi công ty cung cấp internet từ Bell qua ATT. Hãy
gửi địa chỉ email mới của mình cho tất cả những người trong danh sách
Contact list của bạn, nhưng bằng Bcc.
Về mặt bảo mật, những tên gian rình rập trên mạng – các spam bot,
malware nếu đã hiện diện sẵn trong một computer của một trong những
người này, sẽ mất cái dịp bằng vàng để hốt một hơi hàng trăm cái địa chỉ
email quý giá. Rồi cả khi nếu một người trong số này có muốn hồi âm cho
bạn hay hỏi hạn bạn điều gì đó, họ cũng sẽ không thể vì sơ xuất mà làm
phiền hàng trăm người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp ở nơi làm việc, cần cẩn thận cân nhắc trước
khi gửi Bcc. Bạn có thể sẽ tạo ra, hay tham gia một chiến dịch ngồi lê
đôi mách hay “méc bu” đồng nghiệp.
Đỗ Quân
http://thoibao.com/chuyen-email/