Đoạn Đường Chiến Binh

Chuyện tình không đợi - Đồi Bắc

Lâm vừa ngồi yên trên chiếc ghế, đã có mấy em bé bán hàng rong mang quà bánh tới mời. Ít khi ăn hàng trên xe, thói quen từ khi còn học tại trường Võ Bị, Lâm thích khi ăn uống phải vào quán, nhất là khi trên người còn bộ quân phục, ăn uống nhồm nhoàm

Hai ngày ở Qui Nhơn, đi bộ hết phố này sang phố khác, kể cả các quán cà phê ngoài biển, Lâm mệt mỏi lên chiếc xe đò, tuyến đường Qui Nhơn -Quảng Ngãi, giữa trưa nắng chói. Thường khi về thành phố, Lâm hay quá giang xe mua thực phẩm tiếp tế cho tiểu đoàn, nhưng lần này Lâm tới không đúng giờ nên chiếc xe đã rời bến đậu. Không muốn trễ phép, Lâm bất đắc dĩ lên chiếc xe đò, chỉ còn mấy ghế trống, rồi ngồi vào ghế phía sau, sát bên cửa sổ. Lâm chép miệng, lẩm bẩm,

- Thôi lần sau xin chừa. Làm gì thì làm, không bao giờ trễ như hôm nay nữa.

Lâm vừa ngồi yên trên chiếc ghế, đã có mấy em bé bán hàng rong mang quà bánh tới mời. Ít khi ăn hàng trên xe, thói quen từ khi còn học tại trường Võ Bị, Lâm thích khi ăn uống phải vào quán, nhất là khi trên người còn bộ quân phục, ăn uống nhồm nhoàm, coi không đẹp chút nào, chưa kể hàng bán trên xe thường không sạch sẽ. Thói quen thế mà hay. Lâm từ chối mấy lần, nhưng xe chưa chạy, mấy em vẫn cứ mang tới nài nỉ. Một em mời “Chú mua cho cháu ghim mía nghe, mía ngọt lắm.” Lâm không muốn mua nhưng khi nhìn em bé lấm tấm mồ hôi vì trời nóng, xe ồn ào, chật chội, cũng tội nghiệp. Mới 7, 8 tuổi em đã phải bon chen, bán từng xâu mía, kiếm sống, Đáng lẽ em phải được cắp sách đến trường, hồn nhiên, bên cạnh các bạn bè, thầy cô. Lâm lấy hai xâu mía, đưa tiền cho em bé, thì em khác lại tới so bì,

- Chú mua cho nó, chú không mua cho con.

Lâm mỉm cười dễ dãi,

- Thôi đưa chú một ghim.

Lâm tay cầm 3 ghim mía, không dám nhìn chung quanh vì sợ phải mua thêm quà bánh. Nhớ ngày xưa, khi còn học tiểu học, lên lớp nhì, Lâm phải đi Đa Thành cách nhà hơn 5 cấy số để học vì trường cũ không có lớp. Hàng ngày mấy đứa cùng lớp đi chung, mang theo một gô cơm, thêm chút đậu phụng giã. Tới trưa, mấy đứa rủ nhau ra tận vườn cây của sở canh nông Thánh Mẫu ăn, rồi tập bơi bên dòng suối nhỏ, tới giờ học buổi chiều, mới trở lại trường. Tới khi lên Trung học, may mắn, Lâm được học trường công, lại gần nhà, cứ như thế hết thời trung học. Cũng may, không phải ở lại lớp năm nào. Sau khi đậu tú tài 2 xong, Lâm vào Sàigòn học đại học, chứng chỉ MPC. Khó ôi là khó. Cuối cùng, trường đóng cửa liên tục vì sinh viên biểu tình chống Tổng Thống Diệm. Lâm không tham gia các phong trào này nhưng cũng chung số phận, cuối cùng tình nguyện đi Võ Bị Dalat, chấm dứt đời sinh viên. Cuộc đời như qua một quãng rẽ mới, không còn mơ mộng, mà là đầy bất trắc, nay đây mai đó.

Lấy chiếc mũ beret bỏ vào ba lô, kéo chiếc mũ đi rừng ra chụp lên trán che khuất mắt, Lâm cố tìm một giấc ngủ cho mau hết thời giờ. Lâm để 3 xâu mía trên chiếc balô, định bụng khi xe chạy thì ăn. Những lần trước Lâm cũng mua kiểu này, nhưng vừa về tới trạm gác ngay ngã ba Cầu Vợi, Lâm lại đưa cho mấy người lính gác. Đang chập chờn, nửa thức, nửa ngủ, Lâm nghe tiếng người phụ xe nói lớn,

- Bà con, ai chưa lên xe, lên ngay đi. Xe chạy không nghỉ, không dừng đấy. Chuyến này là chuyến xe chót, chạy tới Sa Huỳnh. Ai không kịp là mai về nghe.

Lâm buồn cười, xe đò mà không nghỉ, không dừng, thì lạ thật. Lâm biết, người phụ la lớn để vớt thêm được người nào hay người đó. Xe còn vài chỗ trống, không đến nỗi chật trội lắm. Những lần trước đi xa, Lâm đã bị nhồi vào xe chật ních người, ồn ào, ngộp thở. Sau mấy lần hò hét, người phụ đập vào thành, tài xế biết ý, bắt đầu rời bến.

Lâm liếc nhìn đồng hồ, mới hơn một giờ trưa. Dù xe chạy ỳ ạch, cũng chỉ hơn 3 giờ là Lâm về tới đơn vị. Mùa này phải 6, 7 giờ trời mới tối, nhưng Lâm không muốn đi trễ quá, vì tình hình không được an ninh lắm. Đường xá dạo này, ít khi bị VC chặn, tuy vậy ai mà biết được.

Xe mới ra khỏi bến vài trăm thước, lại nghe tiếng đập vào thành xe. Một ông già lên xe, không có hàng hóa, chỉ một xắc tay nhỏ. Khi xe chạy, tuy có bụi một chút nhưng Lâm cảm thấy bớt ngột ngạt.

Trên xe, đủ thành phần, mùi mồ hôi, mùi nước hoa rẻ tiền làm khổ những người ít đi xe đò như Lâm. Xe chạy ngang một đoạn đường nữa là bắt đầu theo quốc lộ, chạy thẳng về phía Bắc. Trước mắt sắp tới là ngã ba cầu Bà Di, Lâm nghe tiếng người phụ xe la thật lớn,

- Cô kia có đi không?

Lâm lại nghe tiếng đập thình thình. Chiếc xe dừng, Lâm nghe tiếng hỏi cuả phụ xe, rồi tiếng trả lời, giọng nhỏ nhẹ như tiếng con gái, ngay phía sau xe,

- Chỉ có một chiếc giỏ nhỏ và một chiếc xắc tay thôi.

Xe dừng thật mau, rồi chạy. Chợt nhớ tới người phụ xe nói rằng xe không dừng, không đậu, Lâm mỉm cười một mình.

Càng chạy xa thành phố, quang cảnh hai bên càng trống trải. Lâm đã thấy những đồng lúa xanh, xen lẫn những rẫy mía, và cả khoai mì, rồi bắp. Thật khác xa với cảnh từ Di Linh, Lâm Đồng đi Dalat gồm những đồn điền trà và cà phê nối tiếp nhau, mà Lâm đã qua. Những hàng cà phê nặng trĩu hoa màu trắng, mọc từng chùm, dày đặc theo cành, nhìn thật quí phái. Hết mùa hoa tới mùa quả, trái cà phê màu xanh khi chưa chin, màu đỏ rực khi gần tới ngày hái bẻ oằn cành. Rồi tới những đồi trà bạt ngàn, màu xanh, kéo dài tới tận cuối chân trời. Có lần đi ngang vào buổi sáng, Lâm thấy những cô gái, đi theo hàng, che kín mặt mũi, tay áo dài tới tận bàn tay, thoăn thoắt hái những lá trà, quăng vào gùi sau lưng. Tới lúc này, Lâm mới biết tại sao các cô gái hái trà lại mang gùi, vì như vậy rất tiện và mau. Nhưng Lâm không hiểu tại sao việc hái trà lại là việc chỉ dành riêng cho các cô?

Chiếc xe rời thành phố, người phụ xe, bước giữa hai hàng ghế, lên tận đầu xe, nói thật lớn,

- Cô bác chuẩn bị cho tiền nghe.

Ai đã đi xe đò mới thấy bất tiện, vì tiếng ồn ào, nóng, xe dừng liên tục nhiều lần. Lâm nhiều khi bực mình với mấy anh chàng phụ xe, ăn nói lỗ mãng, tục tĩu, coi khách đi xe như người nợ, lại thêm tiếng kèo nèo, thêm một, bớt hai. Phía chủ xe muốn nhiếu tiền, phía khách thì muốn giảm bớt. Trên xe, đa số đều là dân lao động, ít tiền, kèo nèo bớt chút nào, đỡ chút nấy, mặc dù ai cũng biết giá mỗi chuyến xe mình đi hàng ngày là bao nhiêu rồi.

Lâm quay mặt vào trong xe khi nghe tiếng hỏi,

- Trung Úy về đâu?

- Về trạm kiểm soát ngã ba cầu Vợi.

- Trung úy xuống ngay đó hay đi lên tới cầu Bồng Sơn?

- Ngay trạm. Lâm trả lời.

- Trung úy cho 80$. Người phụ xe nhỏ nhẹ.

Lâm móc túi đếm tiền đưa người phụ xe. Lấy tiền xong, anh ta ghé sang bên cạnh và dừng ngay phía sau xe, Lâm nghe hắn hỏi, không nhìn lại nhưng Lâm đoán, chắc là cô gái mới lên xe “Cô đi đâu?“ Lâm nghe giọng nhỏ nhẹ, đúng tiếng lúc nãy của cô gái lên xe.

- Tôi về Bồng Sơn, gần nhà thờ.

- Cô cho 90$.

Không nghe trả lời, có lẽ cô gái lục tiền để trả. Một lúc sau, Lâm nghe tiếng cằn nhằn. Rồi tiếng phụ xe hỏi tiếp mấy người khách chung quanh. Cuối cùng, không còn khách nào nữa, phụ xe trở lại, hỏi cô gái,

- Cô cho tiền xe. Không nghe tiếng trả lời, phụ xe, lên giọng. Trời ơi, có tiền không? Sao bắt tôi chờ hoài vậy.

- Anh chờ tôi lục một chút. Cuối cùng hình như không tìm ra tiền, cô gái nói. Tôi bị mất túi tiền rồi, chắc lúc nãy, chờ xe, mấy đứa bé đã móc mất rồi. Anh thông cảm, về tới nhà, anh dừng xe, tôi chạy vào nhà lấy tiền. Nhà tôi ngay mặt đường, chỉ mấy phút thôi. Tôi bị mất chứ tôi đâu cố ý. Tiếng cô gái hốt hoảng.

- Trời ơi, đi xe mà về nhà mới trả tiền. Có tiền thì đi, chứ ai cho cô về nhà mới trả tiền.Tên phụ xe giọng thật lớn.

- Anh làm ơn mà. Giọng cô gái năn nỉ.

- Anh Hai, cô này không có tiền, nói về Bồng Sơn trả này. Tên lơ xe nói lớn ý cho tài xế biết.

- Cho cô ấy xuống xe. Người tài xế trả lời đanh gọn, hơi chút tàn ác, thiếu suy nghĩ.

Nghe tiếng tài xế trả lời, Lâm bực mình lắm, nhưng cũng ngồi im, xem sao. Hy vọng không ai nỡ làm như vậy, nhưng trong bụng Lâm đã có ý định giúp cô này rồi.

- Cô nghe chưa? Chuẩn bị xuống xe đi. Phụ xe được thể, lại tiếp.

- Tôi không xuống xe, anh muốn tôi xuống ngay tại đây hả? Tôi không xuống giữa đồng không, mông quạnh. Tôi lỡ mất tiền chứ có phải ăn cắp, ăn cướp gì đâu. Anh muốn tôi xuống, anh lái trở lại chỗ anh đón tôi, tôi xuống liền.

- Trời ơi trời, tôi phải đưa xe lại chỗ cũ, cô mới xuống hả? Cho cô biết, chút nữa, có ai xuống là tôi đẩy cô xuống đó.

Tên phụ xe biết gặp cô gái cứng đầu, ngưng tay, không kéo nữa, nhưng giọng cũng vẫn bực tức. Cô gái im lặng, không trả lời. Từ nãy tới giờ, cả xe đều nghe tiếng cãi cọ. Nhiều người nói lớn,

- Mấy ông có xe đừng làm tàng. Người ta lỡ độ đường, mất tiền, chứ ai muốn như vậy. Mấy ông phải thông cảm chứ.

- Tội con bé, mất tiền. Mà nó có chạy đâu, nó đã hứa, về tới chỗ lấy tiền trả. Thêm mấy người khác tiếp theo.

- Tới nơi, nó không trả, tụi tôi góp tiền trả dùm cho. Nhiều tiếng khác họa thêm.

- Mấy bà, mấy ông xuống mất đất hết rồi. Ai trả? Tài xế nhắc phụ xe. Mày chờ tới trạm cảnh sát, cho cô ta xuống, có gì tao chịu cho.

Tài xế từ nãy lắng nghe câu chuyện cười lớn. Lâm biết không thể chờ thêm, nên quay lại kêu người phụ xe,

- Anh lại tôi nói này.

Nhìn Lâm, mặc bộ rằn, đội chiếc mũ đi rừng, phụ xe lưỡng lự, chưa đoán ra Lâm muốn gì, giả lả.

- Trung úy gọi em hả?

Lâm dằn giọng “Ừ.

- Phải vậy chứ, cứ ai cũng bắt nạt, đâu được. Không chừng, không có tiền xe, mà còn bị ăn mấy đá nữa. Nhiều khách thầm thì.

Nghe mấy tiếng như vậy, phụ xe càng nhăn nhó, chưa biết phải làm gì, tay gãi đầu. Lâm không phải là hạng người đó, là sĩ quan tác chiến, nhưng rất kỷ luật, Lâm luôn tự hào khi được mặc trên người bộ quân phục, được chiến đấu. Lâm luôn đắn đo giữ tác phong, khi đi chơi trong phố, khi vào quán cà phê, kể cả những lúc vui vẻ với bạn bè bên vài ly rượu. Nói theo tiếng hay dùng của lính, Lâm không phải là lính “phá làng phá xóm”. Lâm nhắc lại,

- Anh tới tôi nói chuyện cho nghe,

- Bảy, mày tới xem trung úy nói gì. Tài xế vẫn lắng nghe hai người qua lại, hắn không nhìn ra sau, vừa lái xe vừa nói.

Bảy bỏ cô gái vẫn đang cúi gầm mặt quay về hướng của Lâm, nhưng chàng biết cô ta đang lắng nghe. Lâm làm bộ không nghe tiếng trao đổi giữa hai người từ lúc đầu, và cũng làm như không biết nhà thờ ở chỗ nào, nhưng trong đầu Lâm hình dung rõ ràng, qua ngã ba Cầu Vợi, qua cầu Lại Giang, tiếp tục chạy khỏi thị trấn Bồng Sơn, chạy một đoạn là tới khu nhà thờ. Lâm biết rõ vì mấy lần chàng đã cùng vài người bạn đi nhà thờ nơi này.

Chàng thích con đường đất mới làm từ đường cái vào nhà thờ. Thứ bẩy hay chủ nhật, mấy bà, mấy cô đi lễ, chậm rãi trên đoạn đường có hàng cây mới trồng. Nhiều bà vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc kinh, trong khi vài cô gái ở tuổi cặp kê, mặc áo dài trắng vừa đi vừa nói chuyện. Theo chân mấy cô, bao giờ cũng có mấy em, chạy nhảy tung tăng. Lâm thích đi theo sau mấy chiếc áo dài trắng, không vội vã, để hưởng cảm giác thanh bình, mặc dù thành phố vừa trải qua nhiều trận đánh thật lớn vào mùa hè đỏ lửa. Nhiều nhà vẫn còn dấu đạn loang lổ, như vết thương chưa kịp lành da.

- Em đòi 90 đồng, trung úy nghĩ, đúng giá chứ đắt đỏ gì. Bảy vừa tới gần Lâm, nói thật nhỏ nhẹ.

- Tôi đâu nói đắt hay rẻ. Tôi cũng đâu nghe cô khách kèo nèo gì đâu. Cô nói bị mất tiền, về tới nhà cô trả. Lâm cười.

Mấy người khách cười. Cô gái tuy cúi mặt nhưng Lâm thấy hình như cô cũng cười.

- Tôi thấy chú em nói đúng đấy. Một bà già nói thật to.

Cả xe bỗng dưng hùa với Lâm.

- Mấy anh xử hơi tệ với cô gái. Tôi không quen biết với cô khách, nhưng hơi bất mãn vì mấy anh thiếu tình đồng bào. Thử hỏi nếu em của anh bị như vậy trên một chiếc xe nào đó, anh có buồn không?

Nói xong, Lâm rút tiền trong túi, đếm 90 đồng, đưa ch

o tên bảy, nhỏ nhẹ nói,

- Anh đếm xem đủ chưa? Tên Bảy nhẹ nhõm, chỉ chờ có vậy, đút tiền vào túi, chào Lâm rồi lên gần tài xế, bỏ cô gái sau lưng. Xe tiếp tục chạy, chuyện tiền bạc như xong, tuy vậy nhiều người khách vẫn thầm thì. Lâm kéo chiếc mũ đi rừng, che mắt, ngả người trên chiếc ghế, tính tìm một giấc ngủ giật dờ. Xe nhồi xóc, nóng nực, khó chịu. Lâm nghe tiếng ông khách sau lưng nói với cô khách,

- Trung úy trả tiền rồi, tiện còn chỗ trống ngay bên cạnh, em lại ngồi cho đỡ mệt.

Mọi người chung quanh như ủng hộ ý kiến ông khách, nói tiếp,

- Em tới ngồi đi vì em đi xa mà. Không lên ngồi, chút nữa, khách mới lên, họ dành mất.

Lâm nghe, cũng quay mặt lại, tự nhiên hai đôi mắt chạm nhau, đôi mắt cô gái đen láy, to tròn, Lâm nhìn như thầm nói,

- Phải đó, cô lên ngồi đi.

Không biết, có phải vì cô bé hiểu được tiếng mời của đôi mắt Lâm không nhưng bước lên chiếc ghế trống bên cạnh. Lâm nhìn cô bé, khẽ chào. Tới giờ này, Lâm mới có dịp nhìn rõ, cô bé mặc chiếc áo sơ mi vàng lạt, chiếc quần tây khá vừa vặn, đôi giầy cao, tay đeo chiếc đồng hồ nhỏ, mái tóc phủ ngay vai. Lâm thầm nghĩ, lại gặp Sylvi Vartan* Cô gái chào Lâm, vừa lí nhí,

- Cảm ơn trung úy. Nếu không gặp trung úy, em không biết làm gì.

Lâm khôi hài,

- Thì bắt chiếc xe trả lại chỗ cũ chứ lo gì,

Cô bé biết Lâm chọc mình, cũng cười theo. Cô có vẻ dạn dĩ, nhìn xuống hàng ghế, thấy mấy ghim mía, miệng mỉm cười hỏi Lâm,

- Trung úy cũng thích ăn hàng trên xe nhỉ.

- Mua dùm mấy em bé. Lâm nhìn, chợt nhớ là từ nãy mình quên ghim mía, nói nhỏ.

Chắc tại Lâm nói nhỏ, thêm tiếng xe chạy ồn ào , mặt cô gái khựng lại, cố tránh nhìn Lâm, nói để che bớt bối rối, rồi nói tiếp,

- Ồ, trung úy có em bé ở nhà hả?

- Trời ơi, không ai hiểu lầm tôi hơn cô nữa. Lâm cười. Tôi thấy trời nóng, xe chật chội, mà mấy em bưng rổ mía xuôi ngược, nên tôi mua dùm. Tôi chợt nhớ tới ngày còn nhỏ, bằng tuổi mấy em, tôi được đi học, mặc dù nhà nghèo, phải mang một gô cơm để ăn trưa, đi bộ mấy cây số mới tới trường, nhưng dù sao vẫn được tới trường, cũng may mắn hơn mấy em bé vừa rồi. Tôi có bao giờ ăn hàng như vầy đâu.

- Trung úy giàu tình cảm quá. Nói xong cô hỏi Lâm. Em còn nợ trung úy. Xin cho biết đơn vị, hay địa chỉ để ngày mai em trả lại tiền. Cô gái lắng nghe, mặt hơi buồn, liếc nhìn Lâm.

- Chút tiền xe, cô trả lại làm gì, ba má tôi, ngày xưa hay nói ”Nợ đồng lần“. Lâm nhìn cô bé, thành thực.

- Ba má nói như vậy là sao? Em không hiểu. Cô gái lắc đầu.

Lâm ngạc nhiên thầm nghĩ, “Cô này thật hay, ba má tôi chứ đâu phải ba má cô mà cô nói ba má trống không”. Tuy nghĩ vậy nhưng Lâm cắt nghĩa, ý nói “mình giúp người này, thì người khác giúp lại, mà không ai giúp lại cũng chẳng sao, chẳng mất mát gì“, rồi nói tiếp cho cô bé khỏi nghĩ ngợi,

- Cô mà nghe chuyện tôi thiếu nợ, cô mới sợ,

- Trung úy kể cho em nghe được không? Cô bé tò mò.

- Được nhưng với một điều kiện, nói đúng ra, hai điều kiện.

- Coi bộ khó ghê đi, một điều kiện chưa chắc trả xong mà tới hai. Khó nhận lời quá, nhưng trung úy cứ nói. Cô bé khôn ngoan, hỏi.

- Trước khi, tôi kể truyện, thứ nhất, cô phải cho biết tên gì? Nói xong, Lâm tự giới thiệu tên mình “Tôi tên Lâm”, rồi im lặng, nhìn mặt cô gái.

- Em tên Quỳnh, Thúy Quỳnh. Cô gái đỏ mặt, nhìn phía trước xe, nói nhỏ.

Lâm khen tên đẹp và lạ, rồi bỏ lửng không nói nữa,

- Sao trung úy nói lạ, em không hiểu tại sao lạ? Cô gái không chờ được, hỏi liền.

- Tôi ít nghe tên Thúy Quỳnh, nên lạ chứ sao.

-Như vậy tên gì thì trung úy nghe quen? Cô thật lanh, hỏi dồn dập.

- Ồ, tên quen thì nhiều lắm. Nhưng thôi, tôi không nói đâu. Lâm chọc tiếp.

- Còn điều thứ hai, anh nói tiếp đi. Quỳnh nhắc.

- Lúc nãy anh muốn nói, nhưng bây giờ thì được rồi. Lâm nói. Em đã bỏ tiếng trung úy, thay bằng tiếng anh nhẹ nhàng hơn, dễ nói chuyện và gần gũi hơn.

- Gần gủi hơn, sao em thấy khó quá.

Quỳnh khẽ liếc nhìn Lâm, nghĩ thầm, “Ông trung úy này thật khéo nói. Lính gì mà mặt mũi hơi thư sinh, chẳng giống lính chút nào.” Cô gái vừa nghĩ vừa dấu một nụ cười. Lâm cầm xâu mía, từ nãy giờ.

- Chắc em cũng mệt, ăn mía nghe,

Quỳnh thay vì trả lời lại dành cầm ghim mía,

- Hôm nay em về nhà, em ở Qui Nhơn hay chỉ đi chơi thôi?

- Em học sư phạm Qui Nhơn, còn vài tháng nữa ra trường. Hôm nay nhân nghỉ nhiều ngày, em về nhà, không ngờ xui quá. Quỳnh thành thật.

- Em nói xui, anh lại thấy hên. Đó em thấy không, cùng một chuyện, mà mỗi người nhìn một cách khách nhau. Lâm nhắc Quỳnh.

- Em chẳng hiểu tại sao anh thấy hên? Quỳnh khéo léo,

- Em không hiểu hay không chịu hiểu. Lâm khẽ hỏi.

Quỳnh cười, Lâm nói khẽ nhưng cố để cô gái cùng nghe “Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu”. Không nhìn Lâm, nàng ngoảnh mặt ra ngoài xe làm bộ nhìn phong cảnh.

- Còn anh, anh đi đâu, xuống Qui Nhơn làm gì? Quỳnh quay mặt lại nhìn Lâm.

- Lâu lâu, anh xin một hai ngày phép xuống Qui Nhơn, đi vòng vòng, rửa mắt, uống cà phê, rồi lại về. Lâm nói.

- Đi “rửa mắt” là làm gì? Quỳnh nhìn Lâm.

- Ồ! Đi rửa mắt là ngắm mấy người đẹp, như em vậy.

Quỳnh cười, “cũng hay”, rồi lập lại “ rửa mắt “. Chiếc xe vẫn chạy, nhiều lúc nhồi xóc, quanh quẹo. Khách lần lượt xuống xe. Thỉnh thoảng mới có người lên nên xe bắt đầu trống.

- Còn em, em học Sư phạm, chắc cũng có bạn chứ? Lâm nhìn Quỳnh.

- Em có nhiều bạn lắm. Tụi em có 4, 5 đứa học chung, quậy hết sẩy luôn. Quỳnh biết Lâm hỏi bạn trai, nhưng làm bộ ngây thơ.

- Không, anh muốn hỏi Quỳnh có bạn trai chưa? Hay có ông nào quen chưa? Anh hỏi bạn gái làm gì.

- Bạn học sinh ấy mà, còn bạn lớn như... Quỳnh ngưng, nhưng cuối cùng cũng nói. Bạn lớn như anh, em sợ lắm. Quỳnh úp mở.

- Sao lại sợ. Lâm hỏi.

- Sợ thì sợ chứ sao. Cô nhìn ra chỗ khác.

- Anh còn nợ em một chuyện. Quỳnh chợt như nhớ ra điều gì, quay sang hỏi Lâm.

- Chút xíu nữa. Lâm chút nữa buột miệng, “Em nợ anh, chứ anh nợ gì.” cũng may Lâm chưa nói, hỏi trớ,

- Em nhắc lại xem.

- Anh kể chuyện nợ nần của anh cho em nghe. Quỳnh nói.

Lâm cười, lấy một miếng mía từ tay Quỳnh - Em có thường đi Saigòn không?

Quỳnh trả lời, từ nhỏ tới giờ nàng mới đi hai lần. Lâm nói tiếp,

- Saigon nhiều phòng trà, mỗi lần được về thành phố này, anh thường thích nghe nhạc, nhưng tiền lính, đâu có nhiều, thỉnh thoảng mới có một lần. Một hôm, thằng bạn mời anh đi nghe nhạc, anh hết tiền nhưng đinh ninh là thằng bạn có tiền, tất nhiên nó có thật nhưng...

- Nhưng làm sao? Quỳnh lật đật hỏi.

Lâm tiếp tục,

- Buổi nghe nhạc thật vui, nhưng khoảng 11 giờ đêm, bồi bàn bắt đầu tính tiền. Như mọi khi phòng trà thật tối, người bồi bàn cầm đèn pin nhỏ, vừa đủ để rọi tờ giấy tính tiền, đọc:

“- 2 chai cô ca, một dĩa đậu phụng, $1200”.

Thằng bạn anh móc tiền ra khỏi túi đếm đi, đếm lại. Thiếu tiền. Anh còn hơn một trăm, vẫn thiếu. Hai đứa nhìn nhau, cuối cùng đưa tất cả số tiền, thiếu hơn 300, vừa nói với người bồi bàn, “Anh làm ơn đưa ông chủ. Tụi tôi không cố tình, nhưng lỡ bị thiếu. Nay mai, tụi tôi sẽ trở lại trả đủ.” Người bồi bàn vẫn lễ độ, cầm tiền về quầy. Một lúc sau, anh ta trở lại, trả lại số tiền, không lấy đồng nào, vừa nói, “Ông chủ biết hai trung úy không còn tiền. Hai trung úy cầm số tiền này để đi xe, đừng nghĩ ngợi gì cả.”

Thật tình anh hơi mắc cỡ. Cũng may vì trời tối, không ai thấy được mặt anh đỏ gay, và những người khách chung quanh cũng chẳng biết gì. Sau đêm đó, khi đi đâu, nhất là vào phòng trà, anh đều coi lại túi tiền, hỏi giá cả trước khi kêu.

- Lúc nào, nơi nào, cũng có người tốt anh nhỉ? Quỳnh nghe xong, nói khẽ, vừa nói vừa hóm hỉnh nhìn Lâm.

Lâm im lặng không nói, hiểu Quỳnh muốn ám chỉ tới mình. Quỳnh nhìn ra ngoài xe, nói với Lâm,

- Xe chạy mau ghê, mới đấy mà gần tới chỗ anh xuống xe rồi,

Lâm cười,

- Xe chạy như rùa bò mà em nói mau,

Lâm dư biết Quỳnh muốn nói chuyện nhiều, nhưng chẳng lẽ nói như vậy khi lần đầu mới quen, Quỳnh lại tiếp,

- Anh có em bé rồi mà. Lâm biết cô này cố tình hỏi để biết thêm về mình, bèn vừa nhìn Quỳnh vừa trả lời ngay cho cô ta khỏi hỏi thêm,

- Em bé, em lớn gì, ai lấy lính?

- Thời này, không lấy lính thì lấy ai? Riêng em, em thấy lính “hay hay”. Cô bé vẻ mặt đăm chiêu, hỏi lại.

Lâm làm bộ, vô tình, nắm tay Quỳnh, Quỳnh để yên bàn tay. Lâm mạnh bạo,

- Hay hay, anh mới nghe lần đầu.

- Mới nghe lần đầu của hôm nay, còn nghe nhiều lần từ lâu rồi phải “hôn”. Cô gái giả giọng Nam cho vui. Vẫn để tay trong tay Lâm, nàng hỏi. Hỏi thật, anh có nhiều bạn gái lắm phải không? Anh nhận em làm em gái được không?

Tới giờ này, Lâm mới nhìn thật rõ Quỳnh. Nàng có khuôn mặt, không đẹp sắc sảo nhưng có duyên, dáng người uyển chuyển, cân đối. Biết Lâm nhìn mình thật kỹ, Quỳnh vẫn giả bộ không để ý, nhắc lại câu hỏi,

- Sao chịu chưa? Anh sắp xuống xe rồi đó.

- Nhận em là em, anh không dám rồi. Thôi mình cứ quen tới đâu hay tới đó, được chưa? Lâm nói.

- Sao cũng được. Quỳnh chỉ chờ có vậy, gật đâu.

- Anh không xuống xe tại Phù Củ, theo em về nhà được không? Anh còn mấy ngày phép mà. Tiện thể đang vui, Lâm hỏi Quỳnh, thật bất ngờ.

- Ba má em dễ chịu lắm, em mà nói anh trả tiền dùm em, chắc ông bà vui liền. Quỳnh reo vui.

- Thôi em kể cho ba má em như vậy, anh không theo em đâu. Lâm làm bộ.

Lâm nghĩ, Quỳnh dạn dĩ thật, nhưng có lẽ nàng tin cậy Lâm vì cử chỉ “hào hiệp” của mình. Cô này giống hệt Trâm ở Kontum, mới quen trên chuyến Air Viet Nam từ Đà Lạt về Kontum, mà dám mời mình theo về nhà ăn đám cưới người chị. Lần đó Lâm nhận lời, vì anh rể của Trâm là khóa đàn anh. Mối tình vậy mà kéo dài mấy năm, rồi xa nhau, chẳng giận, chẳng hờn. Lâm muốn thử cho biết tình cảm của cô bé lần nữa, kéo tay Quỳnh về phía mình,

- Hay em về đơn vị với anh?

- Không, không được rồi. Cô bé giãy nảy. - Nói vậy chứ, anh thử hỏi thôi. Nhưng ngày nào, đẹp trời, em lên tiền đồn nơi anh ở vài tiếng đồng hồ. Thăm anh, thăm đơn vị, cho biết đời lính chiến ra sao? Anh hỏi thật, từ đó tới nay, em chỉ biết đời lính qua đài phát thanh, qua báo chí, em đã tới thăm lính tại những giao thông hào, họ đang ở, hay ăn với họ một bữa cơm nào chưa? Lâm giả lả.

Quỳnh dìu dịu, nhìn Lâm với cặp mắt thật dễ thương,

- Chuyện đó để khi nào tới, em cho anh biết. Anh đúng là lính, ào ào, làm em sợ quá.

- Em sợ gì, anh có ăn thịt ăn cá gì đâu mà sợ,

- Ai cũng nói lính như anh, lính mang đầu cọp, dữ lắm,

- Em thấy anh dữ không? Lâm chép miệng, từ nãy tới giờ.

Quỳnh nói lí nhí trong miệng “Ai biết?“, rồi nhìn ra ngoài xe, quay lại,

- Anh xuống xe rồi, ngày mai em tới ngay ngã ba, trả anh tiền? 10 giờ được không, anh?

- Anh xuống nói chuyện với em thì được. Chứ xuống em trả tiền xe rồi đi ngay, anh không xuống núi đâu. Lâm ngập ngừng.

- Chà, khó dữ. Thì anh cứ xuống, rồi tính sau. Quỳnh nắm tay Lâm.

Lâm biết trước sau, cô bé cũng chịu, nên tấn công,

- Chịu, anh mới xuống.

- Anh xuống nghe. Lâm không trả lời nên Quỳnh lập lại. Mai anh xuống, em chờ.

Người phụ xe nhắc,

- Trung úy, chuẩn bị xuống nghe, tới chỗ rồi.

Khi chiếc xe dừng ngay trạm gác gần cầu, Lâm kéo chiếc ba lô để trên vai, quay về phiá Quỳnh, mỉm cười. Quỳnh ngồi trên ghế, tay vẫn nắm tay Lâm, ngước mắt nhìn lên, khẽ nhắc,

- Anh nhớ nghe, 10 giờ.

Khi Lâm bước xuống xe, Quỳnh ngồi cùng phía, nhìn xuống đường, tay khẽ ngoắc. Lâm nói một mình, “Cô bé cũng dễ xiêu lòng, mới quen hơn hai tiếng đồng hồ mà có vẻ đam mê quá.” Chàng bước nhanh trên con đường đất nhỏ, theo con đường mòn, cong, lượn vòng theo ngọn đồi đầy trái sim, màu tím, nặng trĩu cành. Cũng hơi lạ, cây sim luôn mọc ở những đồi trọc cằn cỗi. Lâm nhớ tới câu thơ, nói lên sự nghèo nàn và nóng bỏng của những đồi sim,

“Gió Hạ Lào, thôi ngươi đừng thổi nữa,

những đồi sim, không đủ trái nuôi người“

Lâm bước vào cái lều nhỏ. Trời về chiều, đơn vị đang chuẩn bị cơm nước. Người lính giúp nấu cơm cho Lâm tới chào, khẽ hỏi,

- Alpha đi vui không? - Xuống uống cà phê, vòng vòng, cũng gọi là vui. Lâm trả lời.

Lâm khẽ ngả mình trên chiếc võng, ngay bên cạnh chiếc giường, dưới chân là giao thông hào gần ngập đầu. Từ đây Lâm có thể nhẩy xuống hầm theo ra ngoài, vì giao thông hào chạy khắp cả vòng phòng thủ của đơn vị. Vì đóng quân lâu nên chỗ ngủ có vẻ tươm tất. Hầm nào cũng có hai ống đạn pháo binh đựng nước dùng hàng ngày. Mỗi ngày lính xuống lưng chừng đồi lấy nước. Một ống nước nặng cả chục ký, dùng để nấu cơm, rửa mặt, kể cả tắm. Đời lính, nếu đóng đồn như vầy, ngày qua ngày, đều đều, cũng buồn.

Từ đồi, nhìn xuống, nhiều ruộng lúa và xóm làng ngay dưới chân, nên lính đơn vị cuả chàng có dịp xuống núi làm quen với dân. Cũng nhờ vậy, đơn vị Lâm không đụng độ với những toán du kích về làng kiếm lương thực. Vài người lính trẻ quen mấy cô gái trong làng, làm đám cưới, cũng vui. Lính Biệt Động Quân mà đóng kiểu này, chẳng khác nào Địa Phương Quân tại chỗ. Cũng vì vậy, hàng ngày, nhiều người xuống núi, theo xe, ra tận Bồng Sơn, mua thức ăn.

Tại Quận Bồng Sơn, sau năm 1972, dân chúng trở lại, càng ngày càng nhiều. Dân chúng ở các quận vùng xa như Hoài Ân, An Lão, không sống với Việt Cộng, cũng bỏ ra ngoài làm nhà, dọc theo quốc lộ, bắt đầu cuộc sống mới nhưng vẫn mang tên làng cũ ngay tại nơi mới lập nghiệp.

Nằm tòn ten trên chiếc võng, Lâm nhớ tới câu chuyện trên xe. Cố hình dung ra nhà Quỳnh, gần khu nhà thờ, không xa mấy phố chính. Lâm khá ngạc nhiên vì Quỳnh dễ làm quen. Chàng chợt thiếp vào giấc ngủ dễ dàng, sau một ngày trên chiếc xe, nhồi sóc. Thức dậy khoảng 9 giờ tối, Lâm theo thói quen, ngồi im.

Việc ngồi im lặng trong đêm rất quan trọng, vì qua kinh nghiệm cho Lâm biết, không bao giờ khi mới dậy mà ồn ào, vì biết đâu, chung quanh tuyến phòng thủ đã có Việt Cộng chực chờ. Ngồi chút xíu, theo thói quen Lâm đi dọc theo tuyến phòng thủ, nói chuyện với lính gác đêm. Nhờ những lời tâm sự của từng người lính, Lâm hiểu rõ họ. Mỗi câu chuyện là một mảnh cuộc đời. Lính xa nhà, nên lời tâm sự của họ rất tội nhiệp. Nói chung là con người, ai cũng có tình cảm, ai chẳng có người thân. Nghe họ nói chuyện, Lâm thông cảm. Nhưng trên cương vị chỉ huy, Lâm vẫn khuyến khích họ chấp nhận, nghĩ tới tương lai, khi đất nước thanh bình, rời quân ngũ, trở lại với gia đình, vợ con.

Ngày mới bắt đầu. Lâm nhấm nháp ly cà phê đậm, và môt ngụm trà thật nóng từ chiếc bi đông. Buổi sáng, nhìn một vài cụm khói tỏa ra từ mấy nhà dân dưới chân đồi, Lâm cảm thấy thân quen và gần gũi. Từ đây tới quốc lộ, thấy gần, nhưng hơn cả cây số. Lâm đã thấy xe đò đang chạy trên quốc lộ. 8 giờ, còn sớm chán. Lâm nhớ khuôn mặt Quỳnh, nhớ lời năn nỉ “Anh nhớ nghe. 10 giờ, em chờ anh“. Chẳng biết làm gì, Lâm mở chiếc radio, nghe nhạc, và tin tức. Như mọi ngày, không có gì đặc biệt. Lâm lại tắt máy, ngồi trên chiếc thùng đạn, nhìn xuống mấy con đường chạy dọc theo bờ ruộng. Không một bóng người. Lúc này lúa đã xanh mướt, cỏ đã làm sạch, không cần chăm sóc nên người dân có thể nghỉ ngơi không cần ra đồng. Thay quần áo xong, Lâm kêu người lính,

- Chuẩn bị đi, mang theo một máy truyền tin.

Dù muốn hay không, bao giờ xuống núi, Lâm cũng phải cho mang máy truyền tin theo vì lỡ có chuyện gì, Lâm còn có thể liên lạc được với đơn vị hay tiểu đoàn.

Xuống tới ven làng, Lâm để người truyền tin cùng vài người lính ở trạm kiểm soát rồi bước ra ngoài mặt lộ. Chàng lựa một quán nước khá xa trạm, ngồi chờ vì muốn biết Quỳnh đi với ai, hay đi xe nào. Chưa ngồi lâu, Quỳnh lái chiếc Honda dame xanh chạy tới. Cô bé mang kính mát, ăn mặc hợp thời trang. Quỳnh nhìn chung quanh, nhưng không xuống xe, khẽ lấy chân đưa xe vào sát đường. Lâm thấy Quỳnh nhìn quanh quẩn, rồi nhìn đồng hồ. Lâm cũng nhìn đồng hồ, 10 giờ 5 phút. Sợ cô bé vọt xe đi, Lâm bèn bước ra khỏi quán, đứng ngay bên vệ đường, dơ tay ngoắc. Quỳnh thấy, lật đật lái xe tới, cười thật tươi, hỏi,

- Anh chờ em lâu không?

- Anh cũng vừa xuống núi.

Lâm giúp Quỳnh dựng chiếc xe sát ngay quán. Gọi là quán, chứ thật chỉ là mấy tấm tranh dừng làm mái, vài chiếc ghế cho khách chờ xe. Thấy Quỳnh cầm chiếc bóp nhỏ và xách thêm một chiếc giỏ, Lâm hỏi,

- Em tính đi xa hay sao mà mang giỏ.

- Em có mấy bánh tráng dừa, mấy trái cây, hái ngoài vườn, mang cho anh. Chẳng lẽ đi thăm lính, mà đi tay không? Quỳnh cười.

- Ai bảo em, đi thăm lính phải mang giỏ theo. Lần sau đi tay không nghe? Lâm nhìn Quỳnh.

- Chắc gì có lần sau mà tay không với có. Quỳnh cũng vui trả lời, rồi nhìn Lâm.

- Em uống gì không? Lâm không trả lời, hỏi Quỳnh.

- Không, em không khát,

- Ngồi đây không tiện, mình vào nhà người quen trong xóm, ngồi nói chuyện hay hơn.

Quỳnh lưỡng lự, cuối cùng theo Lâm,

- Tùy anh, sao cũng được.

Lâm phụ giắt chiếc Honda, theo đường vào xóm, đường đủ rộng cho xe lớn đi, chạy thẳng tới chân đồi. Chàng dựng xe ngay nhà, nơi hàng ngày xuống núi, chàng thường nghỉ nhờ. Nhà chỉ có bà cụ, có con đi lính ngay quận. Lâm chào bà cụ, rồi như thường lệ, ngồi lên mấy chiếc ghế, ngay cạnh giếng nước và mấy cây ổi và dừa. Lâm cho lính đóng thêm mấy cây để cột võng. Chàng chọn chỗ này, vì có thể thấy chung quanh, ai tới ai đi, mà mát suốt ngày do gió từ ruộng lúa lùa vào, rất dễ chịu. Quỳnh ngạc nhiên,

- Sao anh có chỗ này? Thơ mộng ghê.

- Em thấy thơ mộng chứ, anh chẳng thấy chút nào. Tuy vậy được cái mát mẻ, muốn tắm, cứ thoải mái. Lâm cười.

Quỳnh vừa ngồi trên ghế, vừa lấy chiếc bóp, đưa Lâm chiếc phong bì, vừa nói, - Anh cho em trả lại tiền xe hôm qua. Em về nhà kể cho ba má nghe, hai ông bà khen anh tốt, lính dễ thương.

- Em nói lính dễ thương chứ ba má nào nói. Lâm buồn cười.

- Sao anh biết. Ừa, ba má nói anh tốt thôi. Quỳnh ngây thơ.

- Em giữ đi. Ai lại trả, còn gì là tình nghĩa. Lâm đẩy chiếc phong bì lại.

- Anh cứ cầm đi. Quỳnh tiếp.

Lâm không muốn giằng co, đút phong bì bỏ vào túi. Thấy hai chiếc võng cột gần nhau, Quỳnh hỏi,

- Ai cột võng vậy anh?

- Anh cột từ sáng, biết thể nào em cũng theo anh vào đây, nên cột cho em một cái, anh một cái. Lâm tỉnh bơ.

- Anh biết hết, em không nằm đâu. Quỳnh nhìn Lâm.

Tuy nói vậy cũng ngồi lên chiếc võng, khẽ đu đưa, Lâm cũng ngồi trên chiếc võng ngay cạnh, Quỳnh với tay kéo chiếc giỏ, lấy một gói kẹo dừa, đưa cho Lâm,

- Anh ăn thử xem, kẹo nhà em làm đấy

- Sao anh thấy ở Tam Kỳ, Quảng Ngãi cũng có kẹo này. Lâm liếc nhình gói giấy, ngạc nhiên hỏi.

- Nhà em bỏ mối kẹo dừa, kẹo mạch nha, kẹo gương tại nhiều nơi lắm. Khi nào anh ghé tiệm kẹo cho biết. Quỳnh trả lời.

- Ai quen em chắc ăn kẹo mệt nghỉ. Lâm khen.

- Nói vậy chứ, ăn vài cái là ớn ngay. Quỳnh gật đầu.

- Em nằm nói chuyện không hơn ư? Thấy Quỳnh mệt, Lâm nhắc.

Quỳnh làm theo, nằm trên chiếc võng, Lâm cũng nằm, hai người nằm cùng hướng, gió ngoài ruộng lùa vào mát rượi. Quỳnh hỏi,

- Hôm qua anh nói anh lên núi. Trại anh ở chỗ nào?

- Em thấy ngọn đồi đầy sim, kia không? Anh ở đó. Lâm chỉ tay,

- Chà, ở cao ghê. Đồi nhiều sim không anh?

- Ồ, sim nhiều vô kể, để anh hái cho em.

Quỳnh ngó theo tay chỉ.

- Sim ăn ngon không? Quỳnh tò mò,

- Ăn chừng chục trái thì ngon, nhưng ăn nhiều, khó lắm. Lâm thành thật

- Hằng ngày anh làm sao có nước uống, cơm ăn? Quỳnh hỏi tiếp.

- Nước thì ngay dưới chân đồi có mạch. Còn cơm, thì lính nấu. Ở đây em không nhìn rõ, khi tới gần, em thấy ngay. Hôm nào em lên thử xem. Lâm trả lời.

- Em biết ngay mà. Thể nào anh cũng rủ em lên trên chỗ anh đóng quân. Để em coi, bữa nào, em lên. Hôm nay thì không, ăn mặc như vầy không được. Phải mặc thật đơn giản để leo núi với anh chứ. Quỳnh cười.

Lâm không năn nỉ nhưng biết thể nào Quỳnh cũng lên thăm mình tại đồn, vì cô bé có vẻ rất xông xáo.

- Em còn ở nhà lâu không, sắp đi Qui Nhơn chưa? Lâm hỏi. Ngày mai, em tới thăm anh nữa không?

- Mấy ngày nữa, em mới đi Qui Nhơn. Nhưng ai rảnh như anh, ngày nào cũng tới. Người ta phải lo công chuyện chứ. Anh thật sướng, ngày nào, cũng như ngày nào. - Em đúng đấy, “Nuôi quân 3 năm, chỉ dùng một giờ.” Đời người lính nhàn nhã thật, nhưng, giữa cái sống và cái chết, không có thời gian, không đợi, chẳng chờ, và thật bất ngờ. Lâm nói.

Quỳnh biết mình lỡ lời, ái ngại,

- Em xin lỗi. Đáng lẽ, em không nên nói thế.

Quỳnh vừa nói vừa kéo chiếc võng thật gần vào người mình. Lâm nghe hơi thở thật nóng của Quỳnh, chút xíu nữa Lâm đã hôn Quỳnh, nhưng ngưng lại. Cô gái vội vã, buông chiếc võng, cả hai miễn cưỡng rời nhau. Quỳnh ngồi ngay trên võng, làm bộ nhìn đồng hồ, nói với Lâm,

- Em phải về, hôm nay em phải ngồi quán. Phải chi anh theo em tới nhà, hai đứa nói chuyện, vui biết mấy. Nhà em, vắng người lắm, mấy thợ làm kẹo ở nhà sau hết. Vừa nói xong, quay lại nhìn Lâm. Anh đi với em được không?

- Hôm nay không được, anh mới về hôm qua. Nhưng em yên chí, mai mốt khi em nghỉ hè, anh tới hàng ngày. Sợ em không chịu tiếp anh thôi. Lâm nói.

- Anh hứa thật nghe, nhớ hứa là nợ rồi đó. Thôi em về. Quỳnh nhìn Lâm.

- Mai em tới không? Lâm hỏi Quỳnh.

- Có, nhưng chừng một hai tiếng đồng hồ, em phải về. Quỳnh lưỡng lự.

- Mai em tới, chạy thẳng tới đây nghe. Lâm dùng chân chặn chiếc võng, nắm tay Quỳnh.

- Anh cần gì không? Quỳnh gật đầu, hỏi Lâm.

- Anh cần em thôi. Lâm cười.

- Vô duyên. Ai cho anh, mà cần. Quỳnh nguýt...

(Lời người viết: mái tóc thời trang, phỏng theo kiểu cô ca sĩ nổi tiếng người Pháp).


bietdongquan.com

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện tình không đợi - Đồi Bắc

Lâm vừa ngồi yên trên chiếc ghế, đã có mấy em bé bán hàng rong mang quà bánh tới mời. Ít khi ăn hàng trên xe, thói quen từ khi còn học tại trường Võ Bị, Lâm thích khi ăn uống phải vào quán, nhất là khi trên người còn bộ quân phục, ăn uống nhồm nhoàm

Hai ngày ở Qui Nhơn, đi bộ hết phố này sang phố khác, kể cả các quán cà phê ngoài biển, Lâm mệt mỏi lên chiếc xe đò, tuyến đường Qui Nhơn -Quảng Ngãi, giữa trưa nắng chói. Thường khi về thành phố, Lâm hay quá giang xe mua thực phẩm tiếp tế cho tiểu đoàn, nhưng lần này Lâm tới không đúng giờ nên chiếc xe đã rời bến đậu. Không muốn trễ phép, Lâm bất đắc dĩ lên chiếc xe đò, chỉ còn mấy ghế trống, rồi ngồi vào ghế phía sau, sát bên cửa sổ. Lâm chép miệng, lẩm bẩm,

- Thôi lần sau xin chừa. Làm gì thì làm, không bao giờ trễ như hôm nay nữa.

Lâm vừa ngồi yên trên chiếc ghế, đã có mấy em bé bán hàng rong mang quà bánh tới mời. Ít khi ăn hàng trên xe, thói quen từ khi còn học tại trường Võ Bị, Lâm thích khi ăn uống phải vào quán, nhất là khi trên người còn bộ quân phục, ăn uống nhồm nhoàm, coi không đẹp chút nào, chưa kể hàng bán trên xe thường không sạch sẽ. Thói quen thế mà hay. Lâm từ chối mấy lần, nhưng xe chưa chạy, mấy em vẫn cứ mang tới nài nỉ. Một em mời “Chú mua cho cháu ghim mía nghe, mía ngọt lắm.” Lâm không muốn mua nhưng khi nhìn em bé lấm tấm mồ hôi vì trời nóng, xe ồn ào, chật chội, cũng tội nghiệp. Mới 7, 8 tuổi em đã phải bon chen, bán từng xâu mía, kiếm sống, Đáng lẽ em phải được cắp sách đến trường, hồn nhiên, bên cạnh các bạn bè, thầy cô. Lâm lấy hai xâu mía, đưa tiền cho em bé, thì em khác lại tới so bì,

- Chú mua cho nó, chú không mua cho con.

Lâm mỉm cười dễ dãi,

- Thôi đưa chú một ghim.

Lâm tay cầm 3 ghim mía, không dám nhìn chung quanh vì sợ phải mua thêm quà bánh. Nhớ ngày xưa, khi còn học tiểu học, lên lớp nhì, Lâm phải đi Đa Thành cách nhà hơn 5 cấy số để học vì trường cũ không có lớp. Hàng ngày mấy đứa cùng lớp đi chung, mang theo một gô cơm, thêm chút đậu phụng giã. Tới trưa, mấy đứa rủ nhau ra tận vườn cây của sở canh nông Thánh Mẫu ăn, rồi tập bơi bên dòng suối nhỏ, tới giờ học buổi chiều, mới trở lại trường. Tới khi lên Trung học, may mắn, Lâm được học trường công, lại gần nhà, cứ như thế hết thời trung học. Cũng may, không phải ở lại lớp năm nào. Sau khi đậu tú tài 2 xong, Lâm vào Sàigòn học đại học, chứng chỉ MPC. Khó ôi là khó. Cuối cùng, trường đóng cửa liên tục vì sinh viên biểu tình chống Tổng Thống Diệm. Lâm không tham gia các phong trào này nhưng cũng chung số phận, cuối cùng tình nguyện đi Võ Bị Dalat, chấm dứt đời sinh viên. Cuộc đời như qua một quãng rẽ mới, không còn mơ mộng, mà là đầy bất trắc, nay đây mai đó.

Lấy chiếc mũ beret bỏ vào ba lô, kéo chiếc mũ đi rừng ra chụp lên trán che khuất mắt, Lâm cố tìm một giấc ngủ cho mau hết thời giờ. Lâm để 3 xâu mía trên chiếc balô, định bụng khi xe chạy thì ăn. Những lần trước Lâm cũng mua kiểu này, nhưng vừa về tới trạm gác ngay ngã ba Cầu Vợi, Lâm lại đưa cho mấy người lính gác. Đang chập chờn, nửa thức, nửa ngủ, Lâm nghe tiếng người phụ xe nói lớn,

- Bà con, ai chưa lên xe, lên ngay đi. Xe chạy không nghỉ, không dừng đấy. Chuyến này là chuyến xe chót, chạy tới Sa Huỳnh. Ai không kịp là mai về nghe.

Lâm buồn cười, xe đò mà không nghỉ, không dừng, thì lạ thật. Lâm biết, người phụ la lớn để vớt thêm được người nào hay người đó. Xe còn vài chỗ trống, không đến nỗi chật trội lắm. Những lần trước đi xa, Lâm đã bị nhồi vào xe chật ních người, ồn ào, ngộp thở. Sau mấy lần hò hét, người phụ đập vào thành, tài xế biết ý, bắt đầu rời bến.

Lâm liếc nhìn đồng hồ, mới hơn một giờ trưa. Dù xe chạy ỳ ạch, cũng chỉ hơn 3 giờ là Lâm về tới đơn vị. Mùa này phải 6, 7 giờ trời mới tối, nhưng Lâm không muốn đi trễ quá, vì tình hình không được an ninh lắm. Đường xá dạo này, ít khi bị VC chặn, tuy vậy ai mà biết được.

Xe mới ra khỏi bến vài trăm thước, lại nghe tiếng đập vào thành xe. Một ông già lên xe, không có hàng hóa, chỉ một xắc tay nhỏ. Khi xe chạy, tuy có bụi một chút nhưng Lâm cảm thấy bớt ngột ngạt.

Trên xe, đủ thành phần, mùi mồ hôi, mùi nước hoa rẻ tiền làm khổ những người ít đi xe đò như Lâm. Xe chạy ngang một đoạn đường nữa là bắt đầu theo quốc lộ, chạy thẳng về phía Bắc. Trước mắt sắp tới là ngã ba cầu Bà Di, Lâm nghe tiếng người phụ xe la thật lớn,

- Cô kia có đi không?

Lâm lại nghe tiếng đập thình thình. Chiếc xe dừng, Lâm nghe tiếng hỏi cuả phụ xe, rồi tiếng trả lời, giọng nhỏ nhẹ như tiếng con gái, ngay phía sau xe,

- Chỉ có một chiếc giỏ nhỏ và một chiếc xắc tay thôi.

Xe dừng thật mau, rồi chạy. Chợt nhớ tới người phụ xe nói rằng xe không dừng, không đậu, Lâm mỉm cười một mình.

Càng chạy xa thành phố, quang cảnh hai bên càng trống trải. Lâm đã thấy những đồng lúa xanh, xen lẫn những rẫy mía, và cả khoai mì, rồi bắp. Thật khác xa với cảnh từ Di Linh, Lâm Đồng đi Dalat gồm những đồn điền trà và cà phê nối tiếp nhau, mà Lâm đã qua. Những hàng cà phê nặng trĩu hoa màu trắng, mọc từng chùm, dày đặc theo cành, nhìn thật quí phái. Hết mùa hoa tới mùa quả, trái cà phê màu xanh khi chưa chin, màu đỏ rực khi gần tới ngày hái bẻ oằn cành. Rồi tới những đồi trà bạt ngàn, màu xanh, kéo dài tới tận cuối chân trời. Có lần đi ngang vào buổi sáng, Lâm thấy những cô gái, đi theo hàng, che kín mặt mũi, tay áo dài tới tận bàn tay, thoăn thoắt hái những lá trà, quăng vào gùi sau lưng. Tới lúc này, Lâm mới biết tại sao các cô gái hái trà lại mang gùi, vì như vậy rất tiện và mau. Nhưng Lâm không hiểu tại sao việc hái trà lại là việc chỉ dành riêng cho các cô?

Chiếc xe rời thành phố, người phụ xe, bước giữa hai hàng ghế, lên tận đầu xe, nói thật lớn,

- Cô bác chuẩn bị cho tiền nghe.

Ai đã đi xe đò mới thấy bất tiện, vì tiếng ồn ào, nóng, xe dừng liên tục nhiều lần. Lâm nhiều khi bực mình với mấy anh chàng phụ xe, ăn nói lỗ mãng, tục tĩu, coi khách đi xe như người nợ, lại thêm tiếng kèo nèo, thêm một, bớt hai. Phía chủ xe muốn nhiếu tiền, phía khách thì muốn giảm bớt. Trên xe, đa số đều là dân lao động, ít tiền, kèo nèo bớt chút nào, đỡ chút nấy, mặc dù ai cũng biết giá mỗi chuyến xe mình đi hàng ngày là bao nhiêu rồi.

Lâm quay mặt vào trong xe khi nghe tiếng hỏi,

- Trung Úy về đâu?

- Về trạm kiểm soát ngã ba cầu Vợi.

- Trung úy xuống ngay đó hay đi lên tới cầu Bồng Sơn?

- Ngay trạm. Lâm trả lời.

- Trung úy cho 80$. Người phụ xe nhỏ nhẹ.

Lâm móc túi đếm tiền đưa người phụ xe. Lấy tiền xong, anh ta ghé sang bên cạnh và dừng ngay phía sau xe, Lâm nghe hắn hỏi, không nhìn lại nhưng Lâm đoán, chắc là cô gái mới lên xe “Cô đi đâu?“ Lâm nghe giọng nhỏ nhẹ, đúng tiếng lúc nãy của cô gái lên xe.

- Tôi về Bồng Sơn, gần nhà thờ.

- Cô cho 90$.

Không nghe trả lời, có lẽ cô gái lục tiền để trả. Một lúc sau, Lâm nghe tiếng cằn nhằn. Rồi tiếng phụ xe hỏi tiếp mấy người khách chung quanh. Cuối cùng, không còn khách nào nữa, phụ xe trở lại, hỏi cô gái,

- Cô cho tiền xe. Không nghe tiếng trả lời, phụ xe, lên giọng. Trời ơi, có tiền không? Sao bắt tôi chờ hoài vậy.

- Anh chờ tôi lục một chút. Cuối cùng hình như không tìm ra tiền, cô gái nói. Tôi bị mất túi tiền rồi, chắc lúc nãy, chờ xe, mấy đứa bé đã móc mất rồi. Anh thông cảm, về tới nhà, anh dừng xe, tôi chạy vào nhà lấy tiền. Nhà tôi ngay mặt đường, chỉ mấy phút thôi. Tôi bị mất chứ tôi đâu cố ý. Tiếng cô gái hốt hoảng.

- Trời ơi, đi xe mà về nhà mới trả tiền. Có tiền thì đi, chứ ai cho cô về nhà mới trả tiền.Tên phụ xe giọng thật lớn.

- Anh làm ơn mà. Giọng cô gái năn nỉ.

- Anh Hai, cô này không có tiền, nói về Bồng Sơn trả này. Tên lơ xe nói lớn ý cho tài xế biết.

- Cho cô ấy xuống xe. Người tài xế trả lời đanh gọn, hơi chút tàn ác, thiếu suy nghĩ.

Nghe tiếng tài xế trả lời, Lâm bực mình lắm, nhưng cũng ngồi im, xem sao. Hy vọng không ai nỡ làm như vậy, nhưng trong bụng Lâm đã có ý định giúp cô này rồi.

- Cô nghe chưa? Chuẩn bị xuống xe đi. Phụ xe được thể, lại tiếp.

- Tôi không xuống xe, anh muốn tôi xuống ngay tại đây hả? Tôi không xuống giữa đồng không, mông quạnh. Tôi lỡ mất tiền chứ có phải ăn cắp, ăn cướp gì đâu. Anh muốn tôi xuống, anh lái trở lại chỗ anh đón tôi, tôi xuống liền.

- Trời ơi trời, tôi phải đưa xe lại chỗ cũ, cô mới xuống hả? Cho cô biết, chút nữa, có ai xuống là tôi đẩy cô xuống đó.

Tên phụ xe biết gặp cô gái cứng đầu, ngưng tay, không kéo nữa, nhưng giọng cũng vẫn bực tức. Cô gái im lặng, không trả lời. Từ nãy tới giờ, cả xe đều nghe tiếng cãi cọ. Nhiều người nói lớn,

- Mấy ông có xe đừng làm tàng. Người ta lỡ độ đường, mất tiền, chứ ai muốn như vậy. Mấy ông phải thông cảm chứ.

- Tội con bé, mất tiền. Mà nó có chạy đâu, nó đã hứa, về tới chỗ lấy tiền trả. Thêm mấy người khác tiếp theo.

- Tới nơi, nó không trả, tụi tôi góp tiền trả dùm cho. Nhiều tiếng khác họa thêm.

- Mấy bà, mấy ông xuống mất đất hết rồi. Ai trả? Tài xế nhắc phụ xe. Mày chờ tới trạm cảnh sát, cho cô ta xuống, có gì tao chịu cho.

Tài xế từ nãy lắng nghe câu chuyện cười lớn. Lâm biết không thể chờ thêm, nên quay lại kêu người phụ xe,

- Anh lại tôi nói này.

Nhìn Lâm, mặc bộ rằn, đội chiếc mũ đi rừng, phụ xe lưỡng lự, chưa đoán ra Lâm muốn gì, giả lả.

- Trung úy gọi em hả?

Lâm dằn giọng “Ừ.

- Phải vậy chứ, cứ ai cũng bắt nạt, đâu được. Không chừng, không có tiền xe, mà còn bị ăn mấy đá nữa. Nhiều khách thầm thì.

Nghe mấy tiếng như vậy, phụ xe càng nhăn nhó, chưa biết phải làm gì, tay gãi đầu. Lâm không phải là hạng người đó, là sĩ quan tác chiến, nhưng rất kỷ luật, Lâm luôn tự hào khi được mặc trên người bộ quân phục, được chiến đấu. Lâm luôn đắn đo giữ tác phong, khi đi chơi trong phố, khi vào quán cà phê, kể cả những lúc vui vẻ với bạn bè bên vài ly rượu. Nói theo tiếng hay dùng của lính, Lâm không phải là lính “phá làng phá xóm”. Lâm nhắc lại,

- Anh tới tôi nói chuyện cho nghe,

- Bảy, mày tới xem trung úy nói gì. Tài xế vẫn lắng nghe hai người qua lại, hắn không nhìn ra sau, vừa lái xe vừa nói.

Bảy bỏ cô gái vẫn đang cúi gầm mặt quay về hướng của Lâm, nhưng chàng biết cô ta đang lắng nghe. Lâm làm bộ không nghe tiếng trao đổi giữa hai người từ lúc đầu, và cũng làm như không biết nhà thờ ở chỗ nào, nhưng trong đầu Lâm hình dung rõ ràng, qua ngã ba Cầu Vợi, qua cầu Lại Giang, tiếp tục chạy khỏi thị trấn Bồng Sơn, chạy một đoạn là tới khu nhà thờ. Lâm biết rõ vì mấy lần chàng đã cùng vài người bạn đi nhà thờ nơi này.

Chàng thích con đường đất mới làm từ đường cái vào nhà thờ. Thứ bẩy hay chủ nhật, mấy bà, mấy cô đi lễ, chậm rãi trên đoạn đường có hàng cây mới trồng. Nhiều bà vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc kinh, trong khi vài cô gái ở tuổi cặp kê, mặc áo dài trắng vừa đi vừa nói chuyện. Theo chân mấy cô, bao giờ cũng có mấy em, chạy nhảy tung tăng. Lâm thích đi theo sau mấy chiếc áo dài trắng, không vội vã, để hưởng cảm giác thanh bình, mặc dù thành phố vừa trải qua nhiều trận đánh thật lớn vào mùa hè đỏ lửa. Nhiều nhà vẫn còn dấu đạn loang lổ, như vết thương chưa kịp lành da.

- Em đòi 90 đồng, trung úy nghĩ, đúng giá chứ đắt đỏ gì. Bảy vừa tới gần Lâm, nói thật nhỏ nhẹ.

- Tôi đâu nói đắt hay rẻ. Tôi cũng đâu nghe cô khách kèo nèo gì đâu. Cô nói bị mất tiền, về tới nhà cô trả. Lâm cười.

Mấy người khách cười. Cô gái tuy cúi mặt nhưng Lâm thấy hình như cô cũng cười.

- Tôi thấy chú em nói đúng đấy. Một bà già nói thật to.

Cả xe bỗng dưng hùa với Lâm.

- Mấy anh xử hơi tệ với cô gái. Tôi không quen biết với cô khách, nhưng hơi bất mãn vì mấy anh thiếu tình đồng bào. Thử hỏi nếu em của anh bị như vậy trên một chiếc xe nào đó, anh có buồn không?

Nói xong, Lâm rút tiền trong túi, đếm 90 đồng, đưa ch

o tên bảy, nhỏ nhẹ nói,

- Anh đếm xem đủ chưa? Tên Bảy nhẹ nhõm, chỉ chờ có vậy, đút tiền vào túi, chào Lâm rồi lên gần tài xế, bỏ cô gái sau lưng. Xe tiếp tục chạy, chuyện tiền bạc như xong, tuy vậy nhiều người khách vẫn thầm thì. Lâm kéo chiếc mũ đi rừng, che mắt, ngả người trên chiếc ghế, tính tìm một giấc ngủ giật dờ. Xe nhồi xóc, nóng nực, khó chịu. Lâm nghe tiếng ông khách sau lưng nói với cô khách,

- Trung úy trả tiền rồi, tiện còn chỗ trống ngay bên cạnh, em lại ngồi cho đỡ mệt.

Mọi người chung quanh như ủng hộ ý kiến ông khách, nói tiếp,

- Em tới ngồi đi vì em đi xa mà. Không lên ngồi, chút nữa, khách mới lên, họ dành mất.

Lâm nghe, cũng quay mặt lại, tự nhiên hai đôi mắt chạm nhau, đôi mắt cô gái đen láy, to tròn, Lâm nhìn như thầm nói,

- Phải đó, cô lên ngồi đi.

Không biết, có phải vì cô bé hiểu được tiếng mời của đôi mắt Lâm không nhưng bước lên chiếc ghế trống bên cạnh. Lâm nhìn cô bé, khẽ chào. Tới giờ này, Lâm mới có dịp nhìn rõ, cô bé mặc chiếc áo sơ mi vàng lạt, chiếc quần tây khá vừa vặn, đôi giầy cao, tay đeo chiếc đồng hồ nhỏ, mái tóc phủ ngay vai. Lâm thầm nghĩ, lại gặp Sylvi Vartan* Cô gái chào Lâm, vừa lí nhí,

- Cảm ơn trung úy. Nếu không gặp trung úy, em không biết làm gì.

Lâm khôi hài,

- Thì bắt chiếc xe trả lại chỗ cũ chứ lo gì,

Cô bé biết Lâm chọc mình, cũng cười theo. Cô có vẻ dạn dĩ, nhìn xuống hàng ghế, thấy mấy ghim mía, miệng mỉm cười hỏi Lâm,

- Trung úy cũng thích ăn hàng trên xe nhỉ.

- Mua dùm mấy em bé. Lâm nhìn, chợt nhớ là từ nãy mình quên ghim mía, nói nhỏ.

Chắc tại Lâm nói nhỏ, thêm tiếng xe chạy ồn ào , mặt cô gái khựng lại, cố tránh nhìn Lâm, nói để che bớt bối rối, rồi nói tiếp,

- Ồ, trung úy có em bé ở nhà hả?

- Trời ơi, không ai hiểu lầm tôi hơn cô nữa. Lâm cười. Tôi thấy trời nóng, xe chật chội, mà mấy em bưng rổ mía xuôi ngược, nên tôi mua dùm. Tôi chợt nhớ tới ngày còn nhỏ, bằng tuổi mấy em, tôi được đi học, mặc dù nhà nghèo, phải mang một gô cơm để ăn trưa, đi bộ mấy cây số mới tới trường, nhưng dù sao vẫn được tới trường, cũng may mắn hơn mấy em bé vừa rồi. Tôi có bao giờ ăn hàng như vầy đâu.

- Trung úy giàu tình cảm quá. Nói xong cô hỏi Lâm. Em còn nợ trung úy. Xin cho biết đơn vị, hay địa chỉ để ngày mai em trả lại tiền. Cô gái lắng nghe, mặt hơi buồn, liếc nhìn Lâm.

- Chút tiền xe, cô trả lại làm gì, ba má tôi, ngày xưa hay nói ”Nợ đồng lần“. Lâm nhìn cô bé, thành thực.

- Ba má nói như vậy là sao? Em không hiểu. Cô gái lắc đầu.

Lâm ngạc nhiên thầm nghĩ, “Cô này thật hay, ba má tôi chứ đâu phải ba má cô mà cô nói ba má trống không”. Tuy nghĩ vậy nhưng Lâm cắt nghĩa, ý nói “mình giúp người này, thì người khác giúp lại, mà không ai giúp lại cũng chẳng sao, chẳng mất mát gì“, rồi nói tiếp cho cô bé khỏi nghĩ ngợi,

- Cô mà nghe chuyện tôi thiếu nợ, cô mới sợ,

- Trung úy kể cho em nghe được không? Cô bé tò mò.

- Được nhưng với một điều kiện, nói đúng ra, hai điều kiện.

- Coi bộ khó ghê đi, một điều kiện chưa chắc trả xong mà tới hai. Khó nhận lời quá, nhưng trung úy cứ nói. Cô bé khôn ngoan, hỏi.

- Trước khi, tôi kể truyện, thứ nhất, cô phải cho biết tên gì? Nói xong, Lâm tự giới thiệu tên mình “Tôi tên Lâm”, rồi im lặng, nhìn mặt cô gái.

- Em tên Quỳnh, Thúy Quỳnh. Cô gái đỏ mặt, nhìn phía trước xe, nói nhỏ.

Lâm khen tên đẹp và lạ, rồi bỏ lửng không nói nữa,

- Sao trung úy nói lạ, em không hiểu tại sao lạ? Cô gái không chờ được, hỏi liền.

- Tôi ít nghe tên Thúy Quỳnh, nên lạ chứ sao.

-Như vậy tên gì thì trung úy nghe quen? Cô thật lanh, hỏi dồn dập.

- Ồ, tên quen thì nhiều lắm. Nhưng thôi, tôi không nói đâu. Lâm chọc tiếp.

- Còn điều thứ hai, anh nói tiếp đi. Quỳnh nhắc.

- Lúc nãy anh muốn nói, nhưng bây giờ thì được rồi. Lâm nói. Em đã bỏ tiếng trung úy, thay bằng tiếng anh nhẹ nhàng hơn, dễ nói chuyện và gần gũi hơn.

- Gần gủi hơn, sao em thấy khó quá.

Quỳnh khẽ liếc nhìn Lâm, nghĩ thầm, “Ông trung úy này thật khéo nói. Lính gì mà mặt mũi hơi thư sinh, chẳng giống lính chút nào.” Cô gái vừa nghĩ vừa dấu một nụ cười. Lâm cầm xâu mía, từ nãy giờ.

- Chắc em cũng mệt, ăn mía nghe,

Quỳnh thay vì trả lời lại dành cầm ghim mía,

- Hôm nay em về nhà, em ở Qui Nhơn hay chỉ đi chơi thôi?

- Em học sư phạm Qui Nhơn, còn vài tháng nữa ra trường. Hôm nay nhân nghỉ nhiều ngày, em về nhà, không ngờ xui quá. Quỳnh thành thật.

- Em nói xui, anh lại thấy hên. Đó em thấy không, cùng một chuyện, mà mỗi người nhìn một cách khách nhau. Lâm nhắc Quỳnh.

- Em chẳng hiểu tại sao anh thấy hên? Quỳnh khéo léo,

- Em không hiểu hay không chịu hiểu. Lâm khẽ hỏi.

Quỳnh cười, Lâm nói khẽ nhưng cố để cô gái cùng nghe “Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu”. Không nhìn Lâm, nàng ngoảnh mặt ra ngoài xe làm bộ nhìn phong cảnh.

- Còn anh, anh đi đâu, xuống Qui Nhơn làm gì? Quỳnh quay mặt lại nhìn Lâm.

- Lâu lâu, anh xin một hai ngày phép xuống Qui Nhơn, đi vòng vòng, rửa mắt, uống cà phê, rồi lại về. Lâm nói.

- Đi “rửa mắt” là làm gì? Quỳnh nhìn Lâm.

- Ồ! Đi rửa mắt là ngắm mấy người đẹp, như em vậy.

Quỳnh cười, “cũng hay”, rồi lập lại “ rửa mắt “. Chiếc xe vẫn chạy, nhiều lúc nhồi xóc, quanh quẹo. Khách lần lượt xuống xe. Thỉnh thoảng mới có người lên nên xe bắt đầu trống.

- Còn em, em học Sư phạm, chắc cũng có bạn chứ? Lâm nhìn Quỳnh.

- Em có nhiều bạn lắm. Tụi em có 4, 5 đứa học chung, quậy hết sẩy luôn. Quỳnh biết Lâm hỏi bạn trai, nhưng làm bộ ngây thơ.

- Không, anh muốn hỏi Quỳnh có bạn trai chưa? Hay có ông nào quen chưa? Anh hỏi bạn gái làm gì.

- Bạn học sinh ấy mà, còn bạn lớn như... Quỳnh ngưng, nhưng cuối cùng cũng nói. Bạn lớn như anh, em sợ lắm. Quỳnh úp mở.

- Sao lại sợ. Lâm hỏi.

- Sợ thì sợ chứ sao. Cô nhìn ra chỗ khác.

- Anh còn nợ em một chuyện. Quỳnh chợt như nhớ ra điều gì, quay sang hỏi Lâm.

- Chút xíu nữa. Lâm chút nữa buột miệng, “Em nợ anh, chứ anh nợ gì.” cũng may Lâm chưa nói, hỏi trớ,

- Em nhắc lại xem.

- Anh kể chuyện nợ nần của anh cho em nghe. Quỳnh nói.

Lâm cười, lấy một miếng mía từ tay Quỳnh - Em có thường đi Saigòn không?

Quỳnh trả lời, từ nhỏ tới giờ nàng mới đi hai lần. Lâm nói tiếp,

- Saigon nhiều phòng trà, mỗi lần được về thành phố này, anh thường thích nghe nhạc, nhưng tiền lính, đâu có nhiều, thỉnh thoảng mới có một lần. Một hôm, thằng bạn mời anh đi nghe nhạc, anh hết tiền nhưng đinh ninh là thằng bạn có tiền, tất nhiên nó có thật nhưng...

- Nhưng làm sao? Quỳnh lật đật hỏi.

Lâm tiếp tục,

- Buổi nghe nhạc thật vui, nhưng khoảng 11 giờ đêm, bồi bàn bắt đầu tính tiền. Như mọi khi phòng trà thật tối, người bồi bàn cầm đèn pin nhỏ, vừa đủ để rọi tờ giấy tính tiền, đọc:

“- 2 chai cô ca, một dĩa đậu phụng, $1200”.

Thằng bạn anh móc tiền ra khỏi túi đếm đi, đếm lại. Thiếu tiền. Anh còn hơn một trăm, vẫn thiếu. Hai đứa nhìn nhau, cuối cùng đưa tất cả số tiền, thiếu hơn 300, vừa nói với người bồi bàn, “Anh làm ơn đưa ông chủ. Tụi tôi không cố tình, nhưng lỡ bị thiếu. Nay mai, tụi tôi sẽ trở lại trả đủ.” Người bồi bàn vẫn lễ độ, cầm tiền về quầy. Một lúc sau, anh ta trở lại, trả lại số tiền, không lấy đồng nào, vừa nói, “Ông chủ biết hai trung úy không còn tiền. Hai trung úy cầm số tiền này để đi xe, đừng nghĩ ngợi gì cả.”

Thật tình anh hơi mắc cỡ. Cũng may vì trời tối, không ai thấy được mặt anh đỏ gay, và những người khách chung quanh cũng chẳng biết gì. Sau đêm đó, khi đi đâu, nhất là vào phòng trà, anh đều coi lại túi tiền, hỏi giá cả trước khi kêu.

- Lúc nào, nơi nào, cũng có người tốt anh nhỉ? Quỳnh nghe xong, nói khẽ, vừa nói vừa hóm hỉnh nhìn Lâm.

Lâm im lặng không nói, hiểu Quỳnh muốn ám chỉ tới mình. Quỳnh nhìn ra ngoài xe, nói với Lâm,

- Xe chạy mau ghê, mới đấy mà gần tới chỗ anh xuống xe rồi,

Lâm cười,

- Xe chạy như rùa bò mà em nói mau,

Lâm dư biết Quỳnh muốn nói chuyện nhiều, nhưng chẳng lẽ nói như vậy khi lần đầu mới quen, Quỳnh lại tiếp,

- Anh có em bé rồi mà. Lâm biết cô này cố tình hỏi để biết thêm về mình, bèn vừa nhìn Quỳnh vừa trả lời ngay cho cô ta khỏi hỏi thêm,

- Em bé, em lớn gì, ai lấy lính?

- Thời này, không lấy lính thì lấy ai? Riêng em, em thấy lính “hay hay”. Cô bé vẻ mặt đăm chiêu, hỏi lại.

Lâm làm bộ, vô tình, nắm tay Quỳnh, Quỳnh để yên bàn tay. Lâm mạnh bạo,

- Hay hay, anh mới nghe lần đầu.

- Mới nghe lần đầu của hôm nay, còn nghe nhiều lần từ lâu rồi phải “hôn”. Cô gái giả giọng Nam cho vui. Vẫn để tay trong tay Lâm, nàng hỏi. Hỏi thật, anh có nhiều bạn gái lắm phải không? Anh nhận em làm em gái được không?

Tới giờ này, Lâm mới nhìn thật rõ Quỳnh. Nàng có khuôn mặt, không đẹp sắc sảo nhưng có duyên, dáng người uyển chuyển, cân đối. Biết Lâm nhìn mình thật kỹ, Quỳnh vẫn giả bộ không để ý, nhắc lại câu hỏi,

- Sao chịu chưa? Anh sắp xuống xe rồi đó.

- Nhận em là em, anh không dám rồi. Thôi mình cứ quen tới đâu hay tới đó, được chưa? Lâm nói.

- Sao cũng được. Quỳnh chỉ chờ có vậy, gật đâu.

- Anh không xuống xe tại Phù Củ, theo em về nhà được không? Anh còn mấy ngày phép mà. Tiện thể đang vui, Lâm hỏi Quỳnh, thật bất ngờ.

- Ba má em dễ chịu lắm, em mà nói anh trả tiền dùm em, chắc ông bà vui liền. Quỳnh reo vui.

- Thôi em kể cho ba má em như vậy, anh không theo em đâu. Lâm làm bộ.

Lâm nghĩ, Quỳnh dạn dĩ thật, nhưng có lẽ nàng tin cậy Lâm vì cử chỉ “hào hiệp” của mình. Cô này giống hệt Trâm ở Kontum, mới quen trên chuyến Air Viet Nam từ Đà Lạt về Kontum, mà dám mời mình theo về nhà ăn đám cưới người chị. Lần đó Lâm nhận lời, vì anh rể của Trâm là khóa đàn anh. Mối tình vậy mà kéo dài mấy năm, rồi xa nhau, chẳng giận, chẳng hờn. Lâm muốn thử cho biết tình cảm của cô bé lần nữa, kéo tay Quỳnh về phía mình,

- Hay em về đơn vị với anh?

- Không, không được rồi. Cô bé giãy nảy. - Nói vậy chứ, anh thử hỏi thôi. Nhưng ngày nào, đẹp trời, em lên tiền đồn nơi anh ở vài tiếng đồng hồ. Thăm anh, thăm đơn vị, cho biết đời lính chiến ra sao? Anh hỏi thật, từ đó tới nay, em chỉ biết đời lính qua đài phát thanh, qua báo chí, em đã tới thăm lính tại những giao thông hào, họ đang ở, hay ăn với họ một bữa cơm nào chưa? Lâm giả lả.

Quỳnh dìu dịu, nhìn Lâm với cặp mắt thật dễ thương,

- Chuyện đó để khi nào tới, em cho anh biết. Anh đúng là lính, ào ào, làm em sợ quá.

- Em sợ gì, anh có ăn thịt ăn cá gì đâu mà sợ,

- Ai cũng nói lính như anh, lính mang đầu cọp, dữ lắm,

- Em thấy anh dữ không? Lâm chép miệng, từ nãy tới giờ.

Quỳnh nói lí nhí trong miệng “Ai biết?“, rồi nhìn ra ngoài xe, quay lại,

- Anh xuống xe rồi, ngày mai em tới ngay ngã ba, trả anh tiền? 10 giờ được không, anh?

- Anh xuống nói chuyện với em thì được. Chứ xuống em trả tiền xe rồi đi ngay, anh không xuống núi đâu. Lâm ngập ngừng.

- Chà, khó dữ. Thì anh cứ xuống, rồi tính sau. Quỳnh nắm tay Lâm.

Lâm biết trước sau, cô bé cũng chịu, nên tấn công,

- Chịu, anh mới xuống.

- Anh xuống nghe. Lâm không trả lời nên Quỳnh lập lại. Mai anh xuống, em chờ.

Người phụ xe nhắc,

- Trung úy, chuẩn bị xuống nghe, tới chỗ rồi.

Khi chiếc xe dừng ngay trạm gác gần cầu, Lâm kéo chiếc ba lô để trên vai, quay về phiá Quỳnh, mỉm cười. Quỳnh ngồi trên ghế, tay vẫn nắm tay Lâm, ngước mắt nhìn lên, khẽ nhắc,

- Anh nhớ nghe, 10 giờ.

Khi Lâm bước xuống xe, Quỳnh ngồi cùng phía, nhìn xuống đường, tay khẽ ngoắc. Lâm nói một mình, “Cô bé cũng dễ xiêu lòng, mới quen hơn hai tiếng đồng hồ mà có vẻ đam mê quá.” Chàng bước nhanh trên con đường đất nhỏ, theo con đường mòn, cong, lượn vòng theo ngọn đồi đầy trái sim, màu tím, nặng trĩu cành. Cũng hơi lạ, cây sim luôn mọc ở những đồi trọc cằn cỗi. Lâm nhớ tới câu thơ, nói lên sự nghèo nàn và nóng bỏng của những đồi sim,

“Gió Hạ Lào, thôi ngươi đừng thổi nữa,

những đồi sim, không đủ trái nuôi người“

Lâm bước vào cái lều nhỏ. Trời về chiều, đơn vị đang chuẩn bị cơm nước. Người lính giúp nấu cơm cho Lâm tới chào, khẽ hỏi,

- Alpha đi vui không? - Xuống uống cà phê, vòng vòng, cũng gọi là vui. Lâm trả lời.

Lâm khẽ ngả mình trên chiếc võng, ngay bên cạnh chiếc giường, dưới chân là giao thông hào gần ngập đầu. Từ đây Lâm có thể nhẩy xuống hầm theo ra ngoài, vì giao thông hào chạy khắp cả vòng phòng thủ của đơn vị. Vì đóng quân lâu nên chỗ ngủ có vẻ tươm tất. Hầm nào cũng có hai ống đạn pháo binh đựng nước dùng hàng ngày. Mỗi ngày lính xuống lưng chừng đồi lấy nước. Một ống nước nặng cả chục ký, dùng để nấu cơm, rửa mặt, kể cả tắm. Đời lính, nếu đóng đồn như vầy, ngày qua ngày, đều đều, cũng buồn.

Từ đồi, nhìn xuống, nhiều ruộng lúa và xóm làng ngay dưới chân, nên lính đơn vị cuả chàng có dịp xuống núi làm quen với dân. Cũng nhờ vậy, đơn vị Lâm không đụng độ với những toán du kích về làng kiếm lương thực. Vài người lính trẻ quen mấy cô gái trong làng, làm đám cưới, cũng vui. Lính Biệt Động Quân mà đóng kiểu này, chẳng khác nào Địa Phương Quân tại chỗ. Cũng vì vậy, hàng ngày, nhiều người xuống núi, theo xe, ra tận Bồng Sơn, mua thức ăn.

Tại Quận Bồng Sơn, sau năm 1972, dân chúng trở lại, càng ngày càng nhiều. Dân chúng ở các quận vùng xa như Hoài Ân, An Lão, không sống với Việt Cộng, cũng bỏ ra ngoài làm nhà, dọc theo quốc lộ, bắt đầu cuộc sống mới nhưng vẫn mang tên làng cũ ngay tại nơi mới lập nghiệp.

Nằm tòn ten trên chiếc võng, Lâm nhớ tới câu chuyện trên xe. Cố hình dung ra nhà Quỳnh, gần khu nhà thờ, không xa mấy phố chính. Lâm khá ngạc nhiên vì Quỳnh dễ làm quen. Chàng chợt thiếp vào giấc ngủ dễ dàng, sau một ngày trên chiếc xe, nhồi sóc. Thức dậy khoảng 9 giờ tối, Lâm theo thói quen, ngồi im.

Việc ngồi im lặng trong đêm rất quan trọng, vì qua kinh nghiệm cho Lâm biết, không bao giờ khi mới dậy mà ồn ào, vì biết đâu, chung quanh tuyến phòng thủ đã có Việt Cộng chực chờ. Ngồi chút xíu, theo thói quen Lâm đi dọc theo tuyến phòng thủ, nói chuyện với lính gác đêm. Nhờ những lời tâm sự của từng người lính, Lâm hiểu rõ họ. Mỗi câu chuyện là một mảnh cuộc đời. Lính xa nhà, nên lời tâm sự của họ rất tội nhiệp. Nói chung là con người, ai cũng có tình cảm, ai chẳng có người thân. Nghe họ nói chuyện, Lâm thông cảm. Nhưng trên cương vị chỉ huy, Lâm vẫn khuyến khích họ chấp nhận, nghĩ tới tương lai, khi đất nước thanh bình, rời quân ngũ, trở lại với gia đình, vợ con.

Ngày mới bắt đầu. Lâm nhấm nháp ly cà phê đậm, và môt ngụm trà thật nóng từ chiếc bi đông. Buổi sáng, nhìn một vài cụm khói tỏa ra từ mấy nhà dân dưới chân đồi, Lâm cảm thấy thân quen và gần gũi. Từ đây tới quốc lộ, thấy gần, nhưng hơn cả cây số. Lâm đã thấy xe đò đang chạy trên quốc lộ. 8 giờ, còn sớm chán. Lâm nhớ khuôn mặt Quỳnh, nhớ lời năn nỉ “Anh nhớ nghe. 10 giờ, em chờ anh“. Chẳng biết làm gì, Lâm mở chiếc radio, nghe nhạc, và tin tức. Như mọi ngày, không có gì đặc biệt. Lâm lại tắt máy, ngồi trên chiếc thùng đạn, nhìn xuống mấy con đường chạy dọc theo bờ ruộng. Không một bóng người. Lúc này lúa đã xanh mướt, cỏ đã làm sạch, không cần chăm sóc nên người dân có thể nghỉ ngơi không cần ra đồng. Thay quần áo xong, Lâm kêu người lính,

- Chuẩn bị đi, mang theo một máy truyền tin.

Dù muốn hay không, bao giờ xuống núi, Lâm cũng phải cho mang máy truyền tin theo vì lỡ có chuyện gì, Lâm còn có thể liên lạc được với đơn vị hay tiểu đoàn.

Xuống tới ven làng, Lâm để người truyền tin cùng vài người lính ở trạm kiểm soát rồi bước ra ngoài mặt lộ. Chàng lựa một quán nước khá xa trạm, ngồi chờ vì muốn biết Quỳnh đi với ai, hay đi xe nào. Chưa ngồi lâu, Quỳnh lái chiếc Honda dame xanh chạy tới. Cô bé mang kính mát, ăn mặc hợp thời trang. Quỳnh nhìn chung quanh, nhưng không xuống xe, khẽ lấy chân đưa xe vào sát đường. Lâm thấy Quỳnh nhìn quanh quẩn, rồi nhìn đồng hồ. Lâm cũng nhìn đồng hồ, 10 giờ 5 phút. Sợ cô bé vọt xe đi, Lâm bèn bước ra khỏi quán, đứng ngay bên vệ đường, dơ tay ngoắc. Quỳnh thấy, lật đật lái xe tới, cười thật tươi, hỏi,

- Anh chờ em lâu không?

- Anh cũng vừa xuống núi.

Lâm giúp Quỳnh dựng chiếc xe sát ngay quán. Gọi là quán, chứ thật chỉ là mấy tấm tranh dừng làm mái, vài chiếc ghế cho khách chờ xe. Thấy Quỳnh cầm chiếc bóp nhỏ và xách thêm một chiếc giỏ, Lâm hỏi,

- Em tính đi xa hay sao mà mang giỏ.

- Em có mấy bánh tráng dừa, mấy trái cây, hái ngoài vườn, mang cho anh. Chẳng lẽ đi thăm lính, mà đi tay không? Quỳnh cười.

- Ai bảo em, đi thăm lính phải mang giỏ theo. Lần sau đi tay không nghe? Lâm nhìn Quỳnh.

- Chắc gì có lần sau mà tay không với có. Quỳnh cũng vui trả lời, rồi nhìn Lâm.

- Em uống gì không? Lâm không trả lời, hỏi Quỳnh.

- Không, em không khát,

- Ngồi đây không tiện, mình vào nhà người quen trong xóm, ngồi nói chuyện hay hơn.

Quỳnh lưỡng lự, cuối cùng theo Lâm,

- Tùy anh, sao cũng được.

Lâm phụ giắt chiếc Honda, theo đường vào xóm, đường đủ rộng cho xe lớn đi, chạy thẳng tới chân đồi. Chàng dựng xe ngay nhà, nơi hàng ngày xuống núi, chàng thường nghỉ nhờ. Nhà chỉ có bà cụ, có con đi lính ngay quận. Lâm chào bà cụ, rồi như thường lệ, ngồi lên mấy chiếc ghế, ngay cạnh giếng nước và mấy cây ổi và dừa. Lâm cho lính đóng thêm mấy cây để cột võng. Chàng chọn chỗ này, vì có thể thấy chung quanh, ai tới ai đi, mà mát suốt ngày do gió từ ruộng lúa lùa vào, rất dễ chịu. Quỳnh ngạc nhiên,

- Sao anh có chỗ này? Thơ mộng ghê.

- Em thấy thơ mộng chứ, anh chẳng thấy chút nào. Tuy vậy được cái mát mẻ, muốn tắm, cứ thoải mái. Lâm cười.

Quỳnh vừa ngồi trên ghế, vừa lấy chiếc bóp, đưa Lâm chiếc phong bì, vừa nói, - Anh cho em trả lại tiền xe hôm qua. Em về nhà kể cho ba má nghe, hai ông bà khen anh tốt, lính dễ thương.

- Em nói lính dễ thương chứ ba má nào nói. Lâm buồn cười.

- Sao anh biết. Ừa, ba má nói anh tốt thôi. Quỳnh ngây thơ.

- Em giữ đi. Ai lại trả, còn gì là tình nghĩa. Lâm đẩy chiếc phong bì lại.

- Anh cứ cầm đi. Quỳnh tiếp.

Lâm không muốn giằng co, đút phong bì bỏ vào túi. Thấy hai chiếc võng cột gần nhau, Quỳnh hỏi,

- Ai cột võng vậy anh?

- Anh cột từ sáng, biết thể nào em cũng theo anh vào đây, nên cột cho em một cái, anh một cái. Lâm tỉnh bơ.

- Anh biết hết, em không nằm đâu. Quỳnh nhìn Lâm.

Tuy nói vậy cũng ngồi lên chiếc võng, khẽ đu đưa, Lâm cũng ngồi trên chiếc võng ngay cạnh, Quỳnh với tay kéo chiếc giỏ, lấy một gói kẹo dừa, đưa cho Lâm,

- Anh ăn thử xem, kẹo nhà em làm đấy

- Sao anh thấy ở Tam Kỳ, Quảng Ngãi cũng có kẹo này. Lâm liếc nhình gói giấy, ngạc nhiên hỏi.

- Nhà em bỏ mối kẹo dừa, kẹo mạch nha, kẹo gương tại nhiều nơi lắm. Khi nào anh ghé tiệm kẹo cho biết. Quỳnh trả lời.

- Ai quen em chắc ăn kẹo mệt nghỉ. Lâm khen.

- Nói vậy chứ, ăn vài cái là ớn ngay. Quỳnh gật đầu.

- Em nằm nói chuyện không hơn ư? Thấy Quỳnh mệt, Lâm nhắc.

Quỳnh làm theo, nằm trên chiếc võng, Lâm cũng nằm, hai người nằm cùng hướng, gió ngoài ruộng lùa vào mát rượi. Quỳnh hỏi,

- Hôm qua anh nói anh lên núi. Trại anh ở chỗ nào?

- Em thấy ngọn đồi đầy sim, kia không? Anh ở đó. Lâm chỉ tay,

- Chà, ở cao ghê. Đồi nhiều sim không anh?

- Ồ, sim nhiều vô kể, để anh hái cho em.

Quỳnh ngó theo tay chỉ.

- Sim ăn ngon không? Quỳnh tò mò,

- Ăn chừng chục trái thì ngon, nhưng ăn nhiều, khó lắm. Lâm thành thật

- Hằng ngày anh làm sao có nước uống, cơm ăn? Quỳnh hỏi tiếp.

- Nước thì ngay dưới chân đồi có mạch. Còn cơm, thì lính nấu. Ở đây em không nhìn rõ, khi tới gần, em thấy ngay. Hôm nào em lên thử xem. Lâm trả lời.

- Em biết ngay mà. Thể nào anh cũng rủ em lên trên chỗ anh đóng quân. Để em coi, bữa nào, em lên. Hôm nay thì không, ăn mặc như vầy không được. Phải mặc thật đơn giản để leo núi với anh chứ. Quỳnh cười.

Lâm không năn nỉ nhưng biết thể nào Quỳnh cũng lên thăm mình tại đồn, vì cô bé có vẻ rất xông xáo.

- Em còn ở nhà lâu không, sắp đi Qui Nhơn chưa? Lâm hỏi. Ngày mai, em tới thăm anh nữa không?

- Mấy ngày nữa, em mới đi Qui Nhơn. Nhưng ai rảnh như anh, ngày nào cũng tới. Người ta phải lo công chuyện chứ. Anh thật sướng, ngày nào, cũng như ngày nào. - Em đúng đấy, “Nuôi quân 3 năm, chỉ dùng một giờ.” Đời người lính nhàn nhã thật, nhưng, giữa cái sống và cái chết, không có thời gian, không đợi, chẳng chờ, và thật bất ngờ. Lâm nói.

Quỳnh biết mình lỡ lời, ái ngại,

- Em xin lỗi. Đáng lẽ, em không nên nói thế.

Quỳnh vừa nói vừa kéo chiếc võng thật gần vào người mình. Lâm nghe hơi thở thật nóng của Quỳnh, chút xíu nữa Lâm đã hôn Quỳnh, nhưng ngưng lại. Cô gái vội vã, buông chiếc võng, cả hai miễn cưỡng rời nhau. Quỳnh ngồi ngay trên võng, làm bộ nhìn đồng hồ, nói với Lâm,

- Em phải về, hôm nay em phải ngồi quán. Phải chi anh theo em tới nhà, hai đứa nói chuyện, vui biết mấy. Nhà em, vắng người lắm, mấy thợ làm kẹo ở nhà sau hết. Vừa nói xong, quay lại nhìn Lâm. Anh đi với em được không?

- Hôm nay không được, anh mới về hôm qua. Nhưng em yên chí, mai mốt khi em nghỉ hè, anh tới hàng ngày. Sợ em không chịu tiếp anh thôi. Lâm nói.

- Anh hứa thật nghe, nhớ hứa là nợ rồi đó. Thôi em về. Quỳnh nhìn Lâm.

- Mai em tới không? Lâm hỏi Quỳnh.

- Có, nhưng chừng một hai tiếng đồng hồ, em phải về. Quỳnh lưỡng lự.

- Mai em tới, chạy thẳng tới đây nghe. Lâm dùng chân chặn chiếc võng, nắm tay Quỳnh.

- Anh cần gì không? Quỳnh gật đầu, hỏi Lâm.

- Anh cần em thôi. Lâm cười.

- Vô duyên. Ai cho anh, mà cần. Quỳnh nguýt...

(Lời người viết: mái tóc thời trang, phỏng theo kiểu cô ca sĩ nổi tiếng người Pháp).


bietdongquan.com

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm