Mỗi Ngày Một Chuyện
Chuyện xưa: Người tính không bằng Trời tính
Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác chịu thiệt thòi mà chiếm lợi về mình thì cuối cùng lại bị mất nhiều hơn. Người ta nói đó là “Người tính không bằng Trời tính”!
Cổ ngữ có câu: “Họa do ác tác, phúc do đức sinh” (Họa là do làm việc ác mà ra, phúc là do Đức sinh ra). Cổ nhân cho rằng, thế sự là vô thường, nhân sinh như mộng, nên họ không hao tổn tâm sức vào việc tranh danh đoạt lợi – những vật được cho là ngoại thân. Họ tin rằng chỉ có tích đức làm việc thiện, hướng đạo hướng thiện mới là con đường đời cần đi, bởi vì Thiên đạo là bảo hộ người lương thiện. Ngược lại, người ham lợi, chỉ luôn nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì sẽ thường chiêu mời họa, bởi vì ““Họa do ác tác”.
Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần ông phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm người phụ tá.
Sau khi hoàn thành xong sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm mà Triều Tiên biếu tặng. Ông ủy thác lại tất cả cho Dư Anh xử lý.
Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Vì thế, ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.
Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy, vì con thuyền quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.
Không còn cách nào khác, người thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, bảo đảm an toàn cho mọi người, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.
Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió nhẹ hơn và dần dần ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.
Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện ra những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi. Cuối cùng thuyền về tới nơi an toàn.
Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Lý Sỹ Hành bởi vì “không quan tâm chú ý”, kết quả lại hoàn toàn chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và kết quả lại hoàn toàn chẳng được gì.
Kỳ thực, có thể thấy rằng, sự việc ấy xảy ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được, là bởi vì ông bình thường xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người ngay thẳng, chính trực, không toan tính vụ lợi. Dư Anh mất, chính là bởi vì ông ta quá mê chuộng tài vật, chỉ tính toán điều có lợi cho mình, làm người không phúc hậu. Loại suy nghĩ, tâm tính ích kỷ ấy cuối cùng đã làm hại ông.
Cảnh giới tư tưởng của hai người họ là khác xa nhau nên làm việc sẽ sinh ra kết quả khác nhau, “Người tính không bằng Trời tính”. Điều này chẳng phải cũng minh chứng rằng đạo lý: “Thưởng thiện phạt ác, hết thảy đều là Thiên lý” của người xưa là vô cùng chính xác sao?
An Hòa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Chuyện xưa: Người tính không bằng Trời tính
Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác chịu thiệt thòi mà chiếm lợi về mình thì cuối cùng lại bị mất nhiều hơn. Người ta nói đó là “Người tính không bằng Trời tính”!
Cổ ngữ có câu: “Họa do ác tác, phúc do đức sinh” (Họa là do làm việc ác mà ra, phúc là do Đức sinh ra). Cổ nhân cho rằng, thế sự là vô thường, nhân sinh như mộng, nên họ không hao tổn tâm sức vào việc tranh danh đoạt lợi – những vật được cho là ngoại thân. Họ tin rằng chỉ có tích đức làm việc thiện, hướng đạo hướng thiện mới là con đường đời cần đi, bởi vì Thiên đạo là bảo hộ người lương thiện. Ngược lại, người ham lợi, chỉ luôn nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì sẽ thường chiêu mời họa, bởi vì ““Họa do ác tác”.
Vào triều đại nhà Tống, Lý Sỹ Hành đảm nhận chức vụ tại Viện hàn lâm. Trong một lần ông phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm người phụ tá.
Sau khi hoàn thành xong sứ mệnh, Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm mà Triều Tiên biếu tặng. Ông ủy thác lại tất cả cho Dư Anh xử lý.
Lúc lên thuyền trở về nước, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Vì thế, ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng lót ở đáy thuyền, sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.
Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên, như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy, vì con thuyền quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.
Không còn cách nào khác, người thuyền trưởng vội vàng thỉnh cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt, bảo đảm an toàn cho mọi người, nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết.
Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn, liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển. Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió nhẹ hơn và dần dần ngừng lại, thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.
Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện ra những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào, chỉ bị ướt một chút mà thôi. Cuối cùng thuyền về tới nơi an toàn.
Đối với những thứ tặng phẩm ấy, hai người họ đã có hai loại thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Lý Sỹ Hành bởi vì “không quan tâm chú ý”, kết quả lại hoàn toàn chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và kết quả lại hoàn toàn chẳng được gì.
Kỳ thực, có thể thấy rằng, sự việc ấy xảy ra hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Lý Sỹ Hành được, là bởi vì ông bình thường xem nhẹ, không màng danh lợi và làm người ngay thẳng, chính trực, không toan tính vụ lợi. Dư Anh mất, chính là bởi vì ông ta quá mê chuộng tài vật, chỉ tính toán điều có lợi cho mình, làm người không phúc hậu. Loại suy nghĩ, tâm tính ích kỷ ấy cuối cùng đã làm hại ông.
Cảnh giới tư tưởng của hai người họ là khác xa nhau nên làm việc sẽ sinh ra kết quả khác nhau, “Người tính không bằng Trời tính”. Điều này chẳng phải cũng minh chứng rằng đạo lý: “Thưởng thiện phạt ác, hết thảy đều là Thiên lý” của người xưa là vô cùng chính xác sao?
An Hòa