Văn Học & Nghệ Thuật
Cung Tích Biền ngày tháng phiêu bồng
Những buổi chiều im vắng thường hay lọt thỏm giữa những tiếng ồn bất thường của ngày cùng tháng tận, nó làm cho người ta không thể ngồi yên khi mà ngoài kia nắng đang rưng rưng đến mùa chia biệt,
Cung Tích Biền ngày tháng phiêu bồng
Những buổi chiều im vắng thường hay lọt thỏm giữa những tiếng ồn bất thường của ngày cùng tháng tận, nó làm cho người ta không thể ngồi yên khi mà ngoài kia nắng đang rưng rưng đến mùa chia biệt, những lúc nầy người ta chỉ muốn ra đi muốn chạy đến một nơi nào đó,nơi mà ta có cảm giác là vẫn còn có một ai đó trong thời khắc nầy cũng đang chiêm nghiệm một cái gì đó đang đến, rằng hình như vẫn có bước chân của thời gian đang trở về rằng vẫn có những người muôn năm cũ đang thong dong đón chờ ta rong chơi trong những ngày sắp tới…
Những buổi chiều vẫn đi chầm chậm, người vẫn ngồi như tượng mục sương khói bia bọt vẫn lai rai nơi quán cũ, cái lưng vẫn dựa vào hướng đông dâu bể, nơi con người đang hối hả chạy nước rút ngược xuôi để tranh giành một chút sống bọt bèo trong cuộc đời cuồng điên hư ảo – nơi mà hướng Tây vẫn để dành cho đôi mắt ấy chú dẫn, nơi ấy không có gì ngoài mặt trời đang lặn – chỉ là một khu vườn của bụi trúc ngày xưa và một gốc cây già. Ánh mắt cô độc mê mang ấy vẫn nhìn về một cõi xa mù, một mình một ghế một bàn vài ba chai bia hiu hắt. Không biết lão đã ngồi như vậy bao năm rồi, lão đang chờ một ai đó hoặc giả lão cũng không còn ai để chờ đợi ngoài ánh nắng chiều ngoài sân đang vàng úa. Lão ngồi một mình giữa đám đông ồn ào huyên náo, trong phong thái an nhiên tự tại, không biết lão nghĩ gì trong cái cõi người ta phù phiếm nầy…
Có lần, vào khoảng thập niên 90, tôi đánh bạo đến ngồi cùng vì thú thực trong cái đám đông xa lạ hỗn mang kia tôi cũng không biết ngồi với ai, tôi có cảm giác lạc lõng khi phải trần trụi giữa những con người cũng giông giống như tôi kia, tôi sợ hãi khi biết chắc rằng mình sẽ không làm vừa lòng được ai nếu phải ngồi chung bàn chung mâm với họ. Tôi rụt rè khi mở lời “Anh cho tôi ngồi với nhé !” Tôi chờ đợi một sự im lặng chết người hay một một lời từ chối sấm sét hay chí ít cũng là cú lắc đầu cực nhọc, nhưng không, đáp lại là một nụ cười “vi tiếu” của đôi mắt hấp háy tinh quái sau đôi kính cận dày cộp. Lão nói nhè nhẹ thân tình, “Mời em cứ tự nhiên cho, anh em cả, mình biết Nguyễn Tấn Cứ mà.” Tôi quen biết Cung Tích Biền như vậy, anh em nhau cả, văn chương đã làm cái công việc “chi giao” đó mà không cần phải qua một thủ tục nào ngoài chuyện “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình.” Nhà thơ Phù Hư người đã từng “Ngậm Thẻ Qua Sông” thời trận mạc chinh chiến, người đã từng thu mua buôn bán ve chai răng vàng bạc vụn thời hàn vi khó khổ sau 75 với Cung Tích Biền nói với tôi rằng, “Lão Cung Tích Biền khó bỏ mẹ, lão mà chịu ngồi với mầy thì đúng mầy phải là thứ gì đó đấy nhé.”
Cung Tích Biền là một nhà văn thuộc loại “hàng độc, hàng hiếm,” tiền bối trong làng văn chương miền Nam Sài Gòn khoảng thập niên 60, 70. Tên thật là Trần Ngọc Thao, bút danh Cung Tích Biền, một cây bút của chiến cuộc cô đơn máu me cay đắng dữ dội. Theo như hồi ức của nhiều nhà văn trước 75 thì lão đã từng là một trong vài ba cây bút viết truyện ngắn và feuillton ăn khách trên các báo của Sài Gòn cũ, một trang viết của lão các chủ báo phải trả cao ngất ngưởng theo thời giá hồi ấy là một đến hai ngàn đồng – trong khi vàng lúc ấy mấy trăm đồng một chỉ. Lão đã từng là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mang hàm đại úy phát lương cho quân đoàn thiết giáp, có xe jeep kèm theo cần vụ riêng. Nghe đồn rằng thời chiến tranh lão là tay ăn chơi lang bạt kỳ hồ, có lần trong một quán bar vũ trường nọ hứng chí thế nào không biết lão móc súng Colt 45 bắn đùng đùng làm mấy em cave dân chơi lính tráng chạy tán loạn. “Tao chỉ bắn lên trời thôi, nhắm vào mấy cái bóng đèn mấy chai rượu thôi.” Hỏi sao vậy, lão bảo, “Cũng không nhớ nữa , đi phát lương cho lính tráng ngoài trận địa thấy chết sống tùm lum, nhiều khi đem lương tới phát thì có người đã “báo tử” phân thây rồi, về thành phố buồn quá, thấy chúng nó ăn chơi ngứa mắt nổ chơi.” Chuyện thời chiến là vậy, trúng trật không biết thế nào nhưng sau 1975 với nhiều chuyện nhiễu nhương thế sự, tôi cũng đã từng nghe đồn lão phải dính vào những chuyện “không đâu” với mấy tay quan văn nghệ cộng sản của chính quyền cách mạng. Lão cũng đã từng mùng mền mắm muối khăn gói “học tập cải tạo” và khi ra trại lão cũng đã từng tổ chức vượt biển nhưng không bao giờ đi xa quá bờ một hải lí.
Cung Tích Biền nói chuyện rất có duyên và lôi cuốn, anh em trong nghề nể lão ở sự uyên bác thông kim bác cổ. Những khi thù tạc ít khi nào thấy lão khoe khoang văn chương chữ nghĩa nhưng đụng trận lão nói đâu ra đó, khúc chiết rành mạch. Mấy tay phê bình, Hán học, Tây học và cả Phật học nữa lỡ gặp Biền thì hãy coi chừng “ăn nói cho cẩn thận,” coi chừng lão “bắt giò” như không. Có lần một tay ngôn ngữ học ở hải ngoại về, khi nói về ý nghĩa của cái tràng hạt mà Cung Tích Biền đang đeo trên tay, ăn nói không biết sao bị lão cật vấn lại đến nỗi tay này phải chịu thua, đề nghị lão “lý giải về ý nghĩa của cái tràng hạt ấy là như thế nào,” và lão đã trình bày thật tường tận đến nỗi bây giờ tôi cũng không nhớ nỗi nó là cái gì. Vì nó bát nhã mông lung chi địa quá. Ngồi nhậu chơi với lão có cái hay là học được nhiều điều, vì cái gì Cung Tích Biền cũng thích nói cho cạn nguồn cơn cuộc rõ ràng hết nghĩa và thường là không trật vào đâu được. Vậy mà đọc văn của Cung Tích Biền người ta không thấy đâu là bóng dáng bí hiểm chập chùng, đâu là chữ nghĩa triết thuyết của những điều lão đã từng nói cho nghe, vì như lão nói: “Cái nầy không thể áp dụng vào sáng tạo văn chương được.” Lão định nghĩa: “Văn chương là cái sáng tạo, vì nhà văn thì làm chữ, nó sáng lập ra một đời sống mới, nó không phải như nhà viết sử là người “dùng chữ,” là thư kí ghi chép sử lịch, và càng không giống các nhà phê bình báo chí.”
Văn chương quán xá rong chơi phiêu bồng là cuộc lữ không bao giờ dừng lại của Cung Tích Biền, và hình như là của tất cả bọn văn nghệ, nên viết về những kẻ ngoài vòng pháp luật của “gia giáo” không thể thiếu Cung Tích Biền. Nhưng có một điều lạ, họ vẫn có một gia đình đàng hoàng, và hình bóng trụ cột không thể thiếu đó là những người vợ luôn đứng sau lưng mấy tay “gươm đàn nữa gánh, văn chương một bồ nầy.” Những người phụ nữ mà nhà văn cung kính gọi là “Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát.” Thiếu họ chắc chắn mấy “ông thần” nầy đã hết linh và xuống địa ngục từ lâu rồi. Hãy tưởng tượng bạn đang chạy trên đường đời đông đúc tấp nập kia, tự nhiên có một thằng cha nào đó lái xe chạy vèo vèo trước mặt, hắn chạy một chiếc DD màu đỏ thắm, đã vậy hắn còn “đánh võng” trước đầu xe bạn nữa, thấy ngứa mắt quá, điên tiết tôi phóng xe theo định “nạt” một trận, nhưng trời đất ơi, trước mặt tôi là ông bạn già Cung Tích Biền. Lão rũ rũ cái đầu bạc phơ cười he he bảo, “Đi đâu vậy chú em, muốn đi nhậu không theo ‘qua’?” Đến nước nầy thì tôi không biết như thế nào là lễ độ nữa, “Ừ thì chơi với ông anh luôn sợ gì.” Chưa dứt lời lão đã phóng xe tới luôn bác tài, tôi chạy theo muốn hụt hơi trong khi lão vẫn lăng ba vi bộ dzòng dzòng lạng lách. Bãi đáp là một phòng trà giữa trưa ở đường Lê Lợi, quận Một, Sài Gòn. Lão dựng xe điệu nghệ kéo tôi chui tọt vào trong cái mê cung mù mịt chớp sáng khói ảo kia, vừa đi lão vừa giới thiệu, “Đây là nơi nhảy nhót của quí bà U 30, 40 trở lên và chỉ có vào buổi trưa thôi, chú em vào đây vui lắm.”
Suốt buổi trưa tôi chỉ ngồi lai rai và nhìn lão dìu từng “em” lịch sự đi những bước lả lướt. Lúc nầy trông lão như một chàng thiếu niên đôi mươi. Lão nhảy đẹp và chuyên nghiệp đến nỗi “em” nào cũng muốn lướt đi trong vòng tay của lão. Lợi dụng lúc nghỉ giải lao, chung quanh là các em, tôi khều khều: “Rồi có… ‘thơ mộng’ không?” Lão cười cười, “Qua cũng không biết nữa, nhưng chị em ở đây dễ thương chịu chơi lắm, em muốn thì ở lại chơi tiếp, còn qua phải về với bà nhà nữa, hề hề.” Nói xong lão biến mất như chưa từng bao giờ biết đến cái cõi ta bà nầy.
Cung Tích Biền là một nhà văn đúng chữ của nó, nghĩa là lao động cật lực cô độc cho đến chết, buồn thảm mơ mộng với tác phẩm của mình cho đến rách gáy, mà không cần biết nó sẽ ra sao. Sau 1975 anh em tưởng lão tắt tiếng sau những thị phi ngộ nhận trời ơi dập dày trầy trật, buồn khủng khiếp nhưng càng buồn lão càng lao vào trang viết như cơn bão ngầm. Lão vẫn âm thầm đều đều sáng tác. Thập niên 90 ở Việt Nam với làn gió của thời kỳ “đổi mới,” những cây bút như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương xuất hiện, lúc ấy người ta bỗng thấy hai cuốn sách của lão chễm chệ trên thị trường sách như một dạng tác phẩm có vấn đề – không hiểu sao lại lách qua và được hai nhà xuất bản Long An và nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Hai tác phẩm có tên là Chim Cánh Cụt và Những Ngày Lưu Lạc, cùng với vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, Văn Nghệ. Xuất hiện chưa được bao lâu không hiểu sao lão bị cả hai phe nội ngoại qui chụp bắn phá đủ thứ. Tự nhiên phải đứng giữa hai lằn đạn, sợ quá lão trốn biệt trên văn đàn.
Sau trận thoát chết bơ vơ giữa những cuộc đụng độ hoang vu thời hậu chiến đó, Cung Tích Biền lui về ẩn dật mở nhà xuất bản “một mình,” tự viết tự in tự phát hành cho anh em đọc chơi. Lão bây giờ làm việc khủng khiếp, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà. Từ ngày vợ con đi định cư ở Mỹ, cũng cả năm rồi, lão ở nhà một mình với cái computer. Lão chỉ xê dịch từ nhà ra quán Mai Rừng Phú Nhuận gần đó khi cần phải hẹn với anh em văn nghệ nhậu lai rai thơ mộng, còn không lão rất ngại đi xa. Có lần lão đã bị tụi quái xế tung cho một phát “bán mạng” phải nằm viện gần cả tháng. Lão cười khà khà cảm thán, “Chưa xong việc nên ông trời chưa cho qua đi đâu được!” Nghe anh em kể rằng: lão cũng có visa và tên trong gia đình cùng đi xuất cảnh, nhưng khi ra đến Tân Sơn Nhất, lúc vào phòng cách ly, lão đã lẻn trốn ra ngoài rồi dông thẳng tới 81 ngồi nhậu ngơ ngác một mình, và ở lại cho đến tận bây giờ. Hỏi sao không đi, lão cười đọc hai câu thơ Bùi Giáng, “Hỏi Quê rằng ở nơi đâu. Thưa rằng tôi ở… rất lâu quê nhà.” “Đi làm quái gì khi mà ở đó anh không đi quá khỏi cái mép bàn của mình, ở đây vui hơn.”
Và lão ở đây thật với những chuyến đi rong ta bà mà lão biết rằng đôi khi cái gì đến cũng không ai lường trước được, như cuộc ra đi của người bạn Nguyễn Tôn Nhan, trẻ hơn và thân thiết của lão, và bây giờ là nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Nên lúc nào trong bóp của lão cũng có ba ngăn đựng tiền kèm theo số phone nhà và bạn bè, lão bảo, “Lỡ có mệnh hệ gì người ta sẽ lấy tiền ấy mà làm phúc cho thằng già nầy.” Cụ thể như sau: ngăn thứ nhất có tờ 50 đô, nếu đụng chuyện lớn thì họ sẽ dùng số tiền nầy để kêu taxi hay xe cấp cứu chuyển dùm đến nhà thương. Ngăn thứ hai đựng 30 đô, nếu bị nhẹ hơn thì họ dùng nó để phone cho người thân và có phương tiện xích lô hay xe ôm đưa về nhà. Và ngăn thứ ba đựng 10 đô, cái nầy là để đi nhậu lai rai với anh em. Anh em gọi ngăn nầy là ngăn “đặc biệt,” tiền sinh tử của Cung Tích Biền nên hình như nó… không bao giờ hết?!?
Nói vui vậy thôi chứ mỗi lần ngồi với nhau anh em đều thấy lão đóng góp đàng hoàng. Nhưng nhiều khi vui quá khi nghe lão nói chuyện văn chuyện làng anh em quên khuấy mất, dĩ nhiên anh em gọi đây là “nhuận nói” cho ông bạn già của mình. Gần đây Cung Tích Biền và Lão Họa Sĩ Trịnh Cung không biết có chuyện gì vui mà hay phone nhau hoài – và hình như có lúc cũng giận nhau nữa – trời đất ơi hai con sói già của cánh rừng văn chương miền Nam còn sót lại giữa Sài Gòn bụi bặm nầy, giận nhau làm chi hở trời. Lão than litviet mời tham gia bàn tròn gì đó mà lão không thể tham gia được, bây giờ sức yếu quá nên muốn làm chuyện gì cũng phải suy nghĩ chắc chắn cái đã bạn tui ơi, lão Trịnh Cung quặc lại, tay đó mà già yếu cái gì, còn nhậu nhẹt với tụi bây um sùm, xạo quá! Cuộc đời lão đã trải qua hai cuộc chiến bao nhiêu cuộc thị phi, bao nhiêu nỗi buồn u mặc, người mà lão tự nhận là không bao giờ có quê hương, không có đồng hương, đồng môn, đồng chí, người đã khước từ tất cả mối quan hệ, trừ mối quan hệ phiêu bồng cà tưng quán xá, để có thể có một chỗ đứng “độc lập” trong cõi đời “văn chương tối hạ” nầy. Lão đã nhiều lần rờ râu thần chết và lần nào hắn cũng chê bảo “thôi về đi chưa tới phiên ngươi,” chắc vì vậy mà lão vẫn sống nhăn ăn nhậu phiêu bồng thơ mộng trong khi nhiều người cùng thời đã ra đi về miền tịch mịch. Trong người của lão toàn những căn bệnh nan y khủng khiếp chỉ nghe nói thôi là đã thấy ngã ba đường hư vô rồi. Vậy mà khi lão hứng lên là anh em chạy theo muốn hụt hơi. Gần đây nghe lão hú qua phone, câu cửa miệng lúc nào cũng là “đang lai rai ở đâu đó.” Bảo đảm nếu gần nhà lão sẽ bay tới ngay. Đến khi tàn cuộc, chia tay, bao giờ lão cũng đọc hai câu thơ của Bùi Giáng, “Chào nhau ở giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau.” Rồi thì lão lửng thửng như một lãn ông, cà tưng đánh mông đi bộ tà tà về nhà, ngồi vào bàn và viết.
Nhưng mà viết gì nữa bây giờ anh Biền ơi, khi mà nắng ngoài hiên đang liếm dần lên thềm nhà, khi ngoài kia cuộc đời vẫn đang ồn ào trôi theo những buổi chiều hiu hắt, khi mặt trời không bao giờ mọc từ hướng Tây – tôi biết rằng anh vẫn ngồi xoay về hướng đó dù đang ở bất cứ nơi đâu – khi mà cuộc đời vẫn dài ra thăm thẳm, quán ngày xưa giờ đã thành phế tích, nếu có cũng không còn ai đến nữa, vì bạn bè giờ cũng không còn ai nữa. Nhưng với Cung Tích Biền thì, “Mình bây giờ chỉ muốn nhìn mặt trời lặn. Tau phải nhìn thấy nó lặn lần cuối cùng!” Lão nói chắc nịch. Vâng hãy nhìn nó một lần nữa cho đến khi tắt bóng – bóng ấy là bóng tà ác – bóng của những kỉ niệm hoang vu và khói của một thời rong chơi lưu lạc ngay trên xứ sở thân yêu nầy. Dù mưa hay nắng chúng ta cũng đã ngủ qua đêm trên đất nước đầy bom rơi đạn lạc và cả sợ hãi ngay trong thời bình nầy. Cuộc đời dài quá những cơn đau những phiền muộn cay đắng lưu lạc ngay trên chính quê hương của mình, đành thôi vậy anh Cung Tích Biền à, dù gì vẫn phải cố gắng yêu thương cho hết cái trần gian điên dại nầy cho dù phải đày đọa cam lai cho đến tàn phai kiếp nạn. Và tôi nữa, tôi đâu biết gì cái cõi trầm luân văn chương triết lí chữ nghĩa của anh ngoài những câu chuyện vu vơ rong ruổi cùng anh trên đường đời bất chợt, chỉ ghi lại cho vui thôi, để mà nhớ trong cõi đời mù mịt nầy, nơi cái chợ đời điêu linh tang tóc mà anh đã thỏng tay sống chết lầm lủi đi qua với quá nhiều nghi kị, ngộ nhận, cùng với những cuộc chiến tranh tương tàn, nơi mà anh vẫn ở lại cho đến tận bây giờ cùng với nỗi cô đơn trập trùng của ngữ ngôn bất tuyệt.
*
Viết về một người văn chương như Cung Tích Biền cực kì khó vì phải đụng vào rất nhiều thứ, nhất là những vấn nạn của cuộc chiến tranh tương tàn thảm khốc mà nó đã để lại cho những người còn sống, cho những thế hệ tiếp theo. Văn chương Cung Tích Biền thì đã có nhiều người viết, nhiều người luận bàn. Nhưng viết về một con người thật “đời” thật “thường” nhưng cũng cực kì tự trọng đúng như con người của Cung Tích Biền trong cái xã hội bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực nầy thì ít người viết. Đã có bao nhiêu cây bút trước 1975 phải đầu hàng, phải “thay danh đổi họ” để được sống, được tồn tại, và cuối cùng đã bị làm cho “mềm oặt” và nuốt luôn không còn “một cái xương.” Cung Tích Biền thì không, sau những “tai họa” mà anh vướng phải, Cung Tích Biền đã đứng dậy và bước đi “một mình” cho đến tận bây giờ. Anh đã không phải xấu hổ vì thỏa hiệp với một ai, một thế lực nào. Bài viết chỉ là những chuyện đời vụn vặt vui chơi, nhưng hy vọng cho thấy niềm lạc quan “bất khả luận” về con người nhà văn Cung Tích Biền.
Nguyễn Tấn Cứ
KhoaiLang Post
Bàn ra tán vào (0)
Cung Tích Biền ngày tháng phiêu bồng
Những buổi chiều im vắng thường hay lọt thỏm giữa những tiếng ồn bất thường của ngày cùng tháng tận, nó làm cho người ta không thể ngồi yên khi mà ngoài kia nắng đang rưng rưng đến mùa chia biệt,
Cung Tích Biền ngày tháng phiêu bồng
Những buổi chiều im vắng thường hay lọt thỏm giữa những tiếng ồn bất thường của ngày cùng tháng tận, nó làm cho người ta không thể ngồi yên khi mà ngoài kia nắng đang rưng rưng đến mùa chia biệt, những lúc nầy người ta chỉ muốn ra đi muốn chạy đến một nơi nào đó,nơi mà ta có cảm giác là vẫn còn có một ai đó trong thời khắc nầy cũng đang chiêm nghiệm một cái gì đó đang đến, rằng hình như vẫn có bước chân của thời gian đang trở về rằng vẫn có những người muôn năm cũ đang thong dong đón chờ ta rong chơi trong những ngày sắp tới…
Những buổi chiều vẫn đi chầm chậm, người vẫn ngồi như tượng mục sương khói bia bọt vẫn lai rai nơi quán cũ, cái lưng vẫn dựa vào hướng đông dâu bể, nơi con người đang hối hả chạy nước rút ngược xuôi để tranh giành một chút sống bọt bèo trong cuộc đời cuồng điên hư ảo – nơi mà hướng Tây vẫn để dành cho đôi mắt ấy chú dẫn, nơi ấy không có gì ngoài mặt trời đang lặn – chỉ là một khu vườn của bụi trúc ngày xưa và một gốc cây già. Ánh mắt cô độc mê mang ấy vẫn nhìn về một cõi xa mù, một mình một ghế một bàn vài ba chai bia hiu hắt. Không biết lão đã ngồi như vậy bao năm rồi, lão đang chờ một ai đó hoặc giả lão cũng không còn ai để chờ đợi ngoài ánh nắng chiều ngoài sân đang vàng úa. Lão ngồi một mình giữa đám đông ồn ào huyên náo, trong phong thái an nhiên tự tại, không biết lão nghĩ gì trong cái cõi người ta phù phiếm nầy…
Có lần, vào khoảng thập niên 90, tôi đánh bạo đến ngồi cùng vì thú thực trong cái đám đông xa lạ hỗn mang kia tôi cũng không biết ngồi với ai, tôi có cảm giác lạc lõng khi phải trần trụi giữa những con người cũng giông giống như tôi kia, tôi sợ hãi khi biết chắc rằng mình sẽ không làm vừa lòng được ai nếu phải ngồi chung bàn chung mâm với họ. Tôi rụt rè khi mở lời “Anh cho tôi ngồi với nhé !” Tôi chờ đợi một sự im lặng chết người hay một một lời từ chối sấm sét hay chí ít cũng là cú lắc đầu cực nhọc, nhưng không, đáp lại là một nụ cười “vi tiếu” của đôi mắt hấp háy tinh quái sau đôi kính cận dày cộp. Lão nói nhè nhẹ thân tình, “Mời em cứ tự nhiên cho, anh em cả, mình biết Nguyễn Tấn Cứ mà.” Tôi quen biết Cung Tích Biền như vậy, anh em nhau cả, văn chương đã làm cái công việc “chi giao” đó mà không cần phải qua một thủ tục nào ngoài chuyện “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình.” Nhà thơ Phù Hư người đã từng “Ngậm Thẻ Qua Sông” thời trận mạc chinh chiến, người đã từng thu mua buôn bán ve chai răng vàng bạc vụn thời hàn vi khó khổ sau 75 với Cung Tích Biền nói với tôi rằng, “Lão Cung Tích Biền khó bỏ mẹ, lão mà chịu ngồi với mầy thì đúng mầy phải là thứ gì đó đấy nhé.”
Cung Tích Biền là một nhà văn thuộc loại “hàng độc, hàng hiếm,” tiền bối trong làng văn chương miền Nam Sài Gòn khoảng thập niên 60, 70. Tên thật là Trần Ngọc Thao, bút danh Cung Tích Biền, một cây bút của chiến cuộc cô đơn máu me cay đắng dữ dội. Theo như hồi ức của nhiều nhà văn trước 75 thì lão đã từng là một trong vài ba cây bút viết truyện ngắn và feuillton ăn khách trên các báo của Sài Gòn cũ, một trang viết của lão các chủ báo phải trả cao ngất ngưởng theo thời giá hồi ấy là một đến hai ngàn đồng – trong khi vàng lúc ấy mấy trăm đồng một chỉ. Lão đã từng là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mang hàm đại úy phát lương cho quân đoàn thiết giáp, có xe jeep kèm theo cần vụ riêng. Nghe đồn rằng thời chiến tranh lão là tay ăn chơi lang bạt kỳ hồ, có lần trong một quán bar vũ trường nọ hứng chí thế nào không biết lão móc súng Colt 45 bắn đùng đùng làm mấy em cave dân chơi lính tráng chạy tán loạn. “Tao chỉ bắn lên trời thôi, nhắm vào mấy cái bóng đèn mấy chai rượu thôi.” Hỏi sao vậy, lão bảo, “Cũng không nhớ nữa , đi phát lương cho lính tráng ngoài trận địa thấy chết sống tùm lum, nhiều khi đem lương tới phát thì có người đã “báo tử” phân thây rồi, về thành phố buồn quá, thấy chúng nó ăn chơi ngứa mắt nổ chơi.” Chuyện thời chiến là vậy, trúng trật không biết thế nào nhưng sau 1975 với nhiều chuyện nhiễu nhương thế sự, tôi cũng đã từng nghe đồn lão phải dính vào những chuyện “không đâu” với mấy tay quan văn nghệ cộng sản của chính quyền cách mạng. Lão cũng đã từng mùng mền mắm muối khăn gói “học tập cải tạo” và khi ra trại lão cũng đã từng tổ chức vượt biển nhưng không bao giờ đi xa quá bờ một hải lí.
Cung Tích Biền nói chuyện rất có duyên và lôi cuốn, anh em trong nghề nể lão ở sự uyên bác thông kim bác cổ. Những khi thù tạc ít khi nào thấy lão khoe khoang văn chương chữ nghĩa nhưng đụng trận lão nói đâu ra đó, khúc chiết rành mạch. Mấy tay phê bình, Hán học, Tây học và cả Phật học nữa lỡ gặp Biền thì hãy coi chừng “ăn nói cho cẩn thận,” coi chừng lão “bắt giò” như không. Có lần một tay ngôn ngữ học ở hải ngoại về, khi nói về ý nghĩa của cái tràng hạt mà Cung Tích Biền đang đeo trên tay, ăn nói không biết sao bị lão cật vấn lại đến nỗi tay này phải chịu thua, đề nghị lão “lý giải về ý nghĩa của cái tràng hạt ấy là như thế nào,” và lão đã trình bày thật tường tận đến nỗi bây giờ tôi cũng không nhớ nỗi nó là cái gì. Vì nó bát nhã mông lung chi địa quá. Ngồi nhậu chơi với lão có cái hay là học được nhiều điều, vì cái gì Cung Tích Biền cũng thích nói cho cạn nguồn cơn cuộc rõ ràng hết nghĩa và thường là không trật vào đâu được. Vậy mà đọc văn của Cung Tích Biền người ta không thấy đâu là bóng dáng bí hiểm chập chùng, đâu là chữ nghĩa triết thuyết của những điều lão đã từng nói cho nghe, vì như lão nói: “Cái nầy không thể áp dụng vào sáng tạo văn chương được.” Lão định nghĩa: “Văn chương là cái sáng tạo, vì nhà văn thì làm chữ, nó sáng lập ra một đời sống mới, nó không phải như nhà viết sử là người “dùng chữ,” là thư kí ghi chép sử lịch, và càng không giống các nhà phê bình báo chí.”
Văn chương quán xá rong chơi phiêu bồng là cuộc lữ không bao giờ dừng lại của Cung Tích Biền, và hình như là của tất cả bọn văn nghệ, nên viết về những kẻ ngoài vòng pháp luật của “gia giáo” không thể thiếu Cung Tích Biền. Nhưng có một điều lạ, họ vẫn có một gia đình đàng hoàng, và hình bóng trụ cột không thể thiếu đó là những người vợ luôn đứng sau lưng mấy tay “gươm đàn nữa gánh, văn chương một bồ nầy.” Những người phụ nữ mà nhà văn cung kính gọi là “Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát.” Thiếu họ chắc chắn mấy “ông thần” nầy đã hết linh và xuống địa ngục từ lâu rồi. Hãy tưởng tượng bạn đang chạy trên đường đời đông đúc tấp nập kia, tự nhiên có một thằng cha nào đó lái xe chạy vèo vèo trước mặt, hắn chạy một chiếc DD màu đỏ thắm, đã vậy hắn còn “đánh võng” trước đầu xe bạn nữa, thấy ngứa mắt quá, điên tiết tôi phóng xe theo định “nạt” một trận, nhưng trời đất ơi, trước mặt tôi là ông bạn già Cung Tích Biền. Lão rũ rũ cái đầu bạc phơ cười he he bảo, “Đi đâu vậy chú em, muốn đi nhậu không theo ‘qua’?” Đến nước nầy thì tôi không biết như thế nào là lễ độ nữa, “Ừ thì chơi với ông anh luôn sợ gì.” Chưa dứt lời lão đã phóng xe tới luôn bác tài, tôi chạy theo muốn hụt hơi trong khi lão vẫn lăng ba vi bộ dzòng dzòng lạng lách. Bãi đáp là một phòng trà giữa trưa ở đường Lê Lợi, quận Một, Sài Gòn. Lão dựng xe điệu nghệ kéo tôi chui tọt vào trong cái mê cung mù mịt chớp sáng khói ảo kia, vừa đi lão vừa giới thiệu, “Đây là nơi nhảy nhót của quí bà U 30, 40 trở lên và chỉ có vào buổi trưa thôi, chú em vào đây vui lắm.”
Suốt buổi trưa tôi chỉ ngồi lai rai và nhìn lão dìu từng “em” lịch sự đi những bước lả lướt. Lúc nầy trông lão như một chàng thiếu niên đôi mươi. Lão nhảy đẹp và chuyên nghiệp đến nỗi “em” nào cũng muốn lướt đi trong vòng tay của lão. Lợi dụng lúc nghỉ giải lao, chung quanh là các em, tôi khều khều: “Rồi có… ‘thơ mộng’ không?” Lão cười cười, “Qua cũng không biết nữa, nhưng chị em ở đây dễ thương chịu chơi lắm, em muốn thì ở lại chơi tiếp, còn qua phải về với bà nhà nữa, hề hề.” Nói xong lão biến mất như chưa từng bao giờ biết đến cái cõi ta bà nầy.
Cung Tích Biền là một nhà văn đúng chữ của nó, nghĩa là lao động cật lực cô độc cho đến chết, buồn thảm mơ mộng với tác phẩm của mình cho đến rách gáy, mà không cần biết nó sẽ ra sao. Sau 1975 anh em tưởng lão tắt tiếng sau những thị phi ngộ nhận trời ơi dập dày trầy trật, buồn khủng khiếp nhưng càng buồn lão càng lao vào trang viết như cơn bão ngầm. Lão vẫn âm thầm đều đều sáng tác. Thập niên 90 ở Việt Nam với làn gió của thời kỳ “đổi mới,” những cây bút như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương xuất hiện, lúc ấy người ta bỗng thấy hai cuốn sách của lão chễm chệ trên thị trường sách như một dạng tác phẩm có vấn đề – không hiểu sao lại lách qua và được hai nhà xuất bản Long An và nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Hai tác phẩm có tên là Chim Cánh Cụt và Những Ngày Lưu Lạc, cùng với vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, Văn Nghệ. Xuất hiện chưa được bao lâu không hiểu sao lão bị cả hai phe nội ngoại qui chụp bắn phá đủ thứ. Tự nhiên phải đứng giữa hai lằn đạn, sợ quá lão trốn biệt trên văn đàn.
Sau trận thoát chết bơ vơ giữa những cuộc đụng độ hoang vu thời hậu chiến đó, Cung Tích Biền lui về ẩn dật mở nhà xuất bản “một mình,” tự viết tự in tự phát hành cho anh em đọc chơi. Lão bây giờ làm việc khủng khiếp, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà. Từ ngày vợ con đi định cư ở Mỹ, cũng cả năm rồi, lão ở nhà một mình với cái computer. Lão chỉ xê dịch từ nhà ra quán Mai Rừng Phú Nhuận gần đó khi cần phải hẹn với anh em văn nghệ nhậu lai rai thơ mộng, còn không lão rất ngại đi xa. Có lần lão đã bị tụi quái xế tung cho một phát “bán mạng” phải nằm viện gần cả tháng. Lão cười khà khà cảm thán, “Chưa xong việc nên ông trời chưa cho qua đi đâu được!” Nghe anh em kể rằng: lão cũng có visa và tên trong gia đình cùng đi xuất cảnh, nhưng khi ra đến Tân Sơn Nhất, lúc vào phòng cách ly, lão đã lẻn trốn ra ngoài rồi dông thẳng tới 81 ngồi nhậu ngơ ngác một mình, và ở lại cho đến tận bây giờ. Hỏi sao không đi, lão cười đọc hai câu thơ Bùi Giáng, “Hỏi Quê rằng ở nơi đâu. Thưa rằng tôi ở… rất lâu quê nhà.” “Đi làm quái gì khi mà ở đó anh không đi quá khỏi cái mép bàn của mình, ở đây vui hơn.”
Và lão ở đây thật với những chuyến đi rong ta bà mà lão biết rằng đôi khi cái gì đến cũng không ai lường trước được, như cuộc ra đi của người bạn Nguyễn Tôn Nhan, trẻ hơn và thân thiết của lão, và bây giờ là nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Nên lúc nào trong bóp của lão cũng có ba ngăn đựng tiền kèm theo số phone nhà và bạn bè, lão bảo, “Lỡ có mệnh hệ gì người ta sẽ lấy tiền ấy mà làm phúc cho thằng già nầy.” Cụ thể như sau: ngăn thứ nhất có tờ 50 đô, nếu đụng chuyện lớn thì họ sẽ dùng số tiền nầy để kêu taxi hay xe cấp cứu chuyển dùm đến nhà thương. Ngăn thứ hai đựng 30 đô, nếu bị nhẹ hơn thì họ dùng nó để phone cho người thân và có phương tiện xích lô hay xe ôm đưa về nhà. Và ngăn thứ ba đựng 10 đô, cái nầy là để đi nhậu lai rai với anh em. Anh em gọi ngăn nầy là ngăn “đặc biệt,” tiền sinh tử của Cung Tích Biền nên hình như nó… không bao giờ hết?!?
Nói vui vậy thôi chứ mỗi lần ngồi với nhau anh em đều thấy lão đóng góp đàng hoàng. Nhưng nhiều khi vui quá khi nghe lão nói chuyện văn chuyện làng anh em quên khuấy mất, dĩ nhiên anh em gọi đây là “nhuận nói” cho ông bạn già của mình. Gần đây Cung Tích Biền và Lão Họa Sĩ Trịnh Cung không biết có chuyện gì vui mà hay phone nhau hoài – và hình như có lúc cũng giận nhau nữa – trời đất ơi hai con sói già của cánh rừng văn chương miền Nam còn sót lại giữa Sài Gòn bụi bặm nầy, giận nhau làm chi hở trời. Lão than litviet mời tham gia bàn tròn gì đó mà lão không thể tham gia được, bây giờ sức yếu quá nên muốn làm chuyện gì cũng phải suy nghĩ chắc chắn cái đã bạn tui ơi, lão Trịnh Cung quặc lại, tay đó mà già yếu cái gì, còn nhậu nhẹt với tụi bây um sùm, xạo quá! Cuộc đời lão đã trải qua hai cuộc chiến bao nhiêu cuộc thị phi, bao nhiêu nỗi buồn u mặc, người mà lão tự nhận là không bao giờ có quê hương, không có đồng hương, đồng môn, đồng chí, người đã khước từ tất cả mối quan hệ, trừ mối quan hệ phiêu bồng cà tưng quán xá, để có thể có một chỗ đứng “độc lập” trong cõi đời “văn chương tối hạ” nầy. Lão đã nhiều lần rờ râu thần chết và lần nào hắn cũng chê bảo “thôi về đi chưa tới phiên ngươi,” chắc vì vậy mà lão vẫn sống nhăn ăn nhậu phiêu bồng thơ mộng trong khi nhiều người cùng thời đã ra đi về miền tịch mịch. Trong người của lão toàn những căn bệnh nan y khủng khiếp chỉ nghe nói thôi là đã thấy ngã ba đường hư vô rồi. Vậy mà khi lão hứng lên là anh em chạy theo muốn hụt hơi. Gần đây nghe lão hú qua phone, câu cửa miệng lúc nào cũng là “đang lai rai ở đâu đó.” Bảo đảm nếu gần nhà lão sẽ bay tới ngay. Đến khi tàn cuộc, chia tay, bao giờ lão cũng đọc hai câu thơ của Bùi Giáng, “Chào nhau ở giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau.” Rồi thì lão lửng thửng như một lãn ông, cà tưng đánh mông đi bộ tà tà về nhà, ngồi vào bàn và viết.
Nhưng mà viết gì nữa bây giờ anh Biền ơi, khi mà nắng ngoài hiên đang liếm dần lên thềm nhà, khi ngoài kia cuộc đời vẫn đang ồn ào trôi theo những buổi chiều hiu hắt, khi mặt trời không bao giờ mọc từ hướng Tây – tôi biết rằng anh vẫn ngồi xoay về hướng đó dù đang ở bất cứ nơi đâu – khi mà cuộc đời vẫn dài ra thăm thẳm, quán ngày xưa giờ đã thành phế tích, nếu có cũng không còn ai đến nữa, vì bạn bè giờ cũng không còn ai nữa. Nhưng với Cung Tích Biền thì, “Mình bây giờ chỉ muốn nhìn mặt trời lặn. Tau phải nhìn thấy nó lặn lần cuối cùng!” Lão nói chắc nịch. Vâng hãy nhìn nó một lần nữa cho đến khi tắt bóng – bóng ấy là bóng tà ác – bóng của những kỉ niệm hoang vu và khói của một thời rong chơi lưu lạc ngay trên xứ sở thân yêu nầy. Dù mưa hay nắng chúng ta cũng đã ngủ qua đêm trên đất nước đầy bom rơi đạn lạc và cả sợ hãi ngay trong thời bình nầy. Cuộc đời dài quá những cơn đau những phiền muộn cay đắng lưu lạc ngay trên chính quê hương của mình, đành thôi vậy anh Cung Tích Biền à, dù gì vẫn phải cố gắng yêu thương cho hết cái trần gian điên dại nầy cho dù phải đày đọa cam lai cho đến tàn phai kiếp nạn. Và tôi nữa, tôi đâu biết gì cái cõi trầm luân văn chương triết lí chữ nghĩa của anh ngoài những câu chuyện vu vơ rong ruổi cùng anh trên đường đời bất chợt, chỉ ghi lại cho vui thôi, để mà nhớ trong cõi đời mù mịt nầy, nơi cái chợ đời điêu linh tang tóc mà anh đã thỏng tay sống chết lầm lủi đi qua với quá nhiều nghi kị, ngộ nhận, cùng với những cuộc chiến tranh tương tàn, nơi mà anh vẫn ở lại cho đến tận bây giờ cùng với nỗi cô đơn trập trùng của ngữ ngôn bất tuyệt.
*
Viết về một người văn chương như Cung Tích Biền cực kì khó vì phải đụng vào rất nhiều thứ, nhất là những vấn nạn của cuộc chiến tranh tương tàn thảm khốc mà nó đã để lại cho những người còn sống, cho những thế hệ tiếp theo. Văn chương Cung Tích Biền thì đã có nhiều người viết, nhiều người luận bàn. Nhưng viết về một con người thật “đời” thật “thường” nhưng cũng cực kì tự trọng đúng như con người của Cung Tích Biền trong cái xã hội bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực nầy thì ít người viết. Đã có bao nhiêu cây bút trước 1975 phải đầu hàng, phải “thay danh đổi họ” để được sống, được tồn tại, và cuối cùng đã bị làm cho “mềm oặt” và nuốt luôn không còn “một cái xương.” Cung Tích Biền thì không, sau những “tai họa” mà anh vướng phải, Cung Tích Biền đã đứng dậy và bước đi “một mình” cho đến tận bây giờ. Anh đã không phải xấu hổ vì thỏa hiệp với một ai, một thế lực nào. Bài viết chỉ là những chuyện đời vụn vặt vui chơi, nhưng hy vọng cho thấy niềm lạc quan “bất khả luận” về con người nhà văn Cung Tích Biền.
Nguyễn Tấn Cứ
KhoaiLang Post