Nhân Vật

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”.

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình.

George Frost Kennan sinh trưởng trong một gia đình luật sư. Lớn lên ông vào học trường ĐH Quân sự John, năm 1921 học ĐH Princeton. Sau khi tốt nghiệp, Kennan học thêm môn ngoại giao ở trường Quan hệ đối ngoại tại Washington, rồi làm việc trong ngành ngoại giao.

Chức vụ đầu tiên Kennan được nhận là Phó Lãnh sự tại Geneva, Thuỵ Sĩ, về sau chuyển đến công tác tại Hamburg, Đức. Năm 1929, ông bắt đầu chương trình trau dồi kiến thức lịch sử, chính trị, văn hoá và tiếng Nga tại Học viện Phương Đông thuộc ĐH Tổng hợp Berlin. Nhờ quá trình học tập bền bỉ, Kennan thông thạo tiếng Đức, Pháp, Nga, Tiệp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Na Uy.

Năm 1931, Kennan làm Bí thứ thứ ba Lãnh sự quán Mỹ tại Riga (Latvia) và nghiên cứu về kinh tế Liên Xô. Từ đó ông bắt đầu đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của Liên Xô. Năm 1933, sau khi Franklin D. Roosevelt đắc cử Tổng thống, Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Kennan theo đại sứ William C. Bullitt tới Moskva làm việc trong Sứ quán Mỹ tại đây. Ông nhanh chóng trở thành một trong các chuyên gia hàng đầu về vấn đề Liên Xô, có ảnh hưởng đáng kể tới việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Liên Xô.

Tháng 9/1938, Kennan được cử làm lãnh sự Mỹ tại Praha, Tiệp Khắc. Khi Thế chiến II nổ ra, Tiệp Khắc bị Đức chiếm, Kennan được cử tới Berlin. Sau khi Mỹ tham chiến chống Đức (12/1941), ông bị người Đức giam giữ 6 tháng. Tháng 9/1942 Kennan được cử làm Lãnh sự tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Tháng 1/1944 ông được cử tới London làm thành viên trong phái đoàn Mỹ tại Uỷ ban Cố vấn châu Âu, cơ quan hoạch định chính sách đồng minh chống phát xít.

Vài tháng sau, Kennan được Đại sứ Mỹ tại Liên Xô W. Averell Harriman đề nghị cử làm phó cho mình. Nhưng trong thời gian ở Moskva, Kennan luôn cảm thấy các ý kiến của ông không được Harriman và Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kennan cố thuyết phục Chính phủ Mỹ từ bỏ đường lối hợp tác với Liên Xô, mà chủ trương nên tìm kiếm một liên minh ở châu Âu nhằm chống lại ảnh hưởng và sức mạnh của Liên Xô ở khu vực này.

Nổi tiếng nhờ một bức điện

Khi Kennan sắp kết thúc nhiệm kỳ làm việc tại Liên Xô thì Sứ quán Mỹ ở Moskva nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính Mỹ đề nghị giải thích vì sao Liên Xô lại không ủng hộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF và WB). Thời gian đó Đại sứ Harriman về nước nghỉ phép, Kennan trở thành Đại biện Mỹ tại Liên Xô và có trách nhiệm trả lời câu hỏi nói trên. Không ngờ đây là dịp may hiếm có để Kennan thể hiện tài năng của mình.

Ngày 22 tháng 2 năm 1946, Kennan đọc miệng cho viên thư ký đánh máy bức điện báo gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington trả lời vấn đề trên. Bức điện lịch sử này dài tới 5542 từ tiếng Anh, trình bày sự phân tích của ông về chính sách ngoại giao của chính phủ Liên Xô và đề xuất chiến lược lâu dài của Mỹ đối với Liên Xô.

Nội dung bức điện dài (Long telegram) ấy về sau được Chính phủ Mỹ tán thành, chấp nhận dùng làm chính sách kiềm chế ngăn chặn Liên Xô.

Giới báo chí nói đây là bức điện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Mỹ. Từ đó trở đi người ta gọi Kennan là “Cha đẻ của chính sách ngăn chặn” mà nước Mỹ thi hành cho tới ngày Liên Xô sụp đổ.

Bài báo ký tên “X.”

Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Truman trình bày trước Quốc hội Mỹ Học thuyết Truman  (Truman Doctrine); trong đó ông sử dụng những lời cảnh báo của Kennan viết trong Bức điện dài làm cơ sở cho học thuyết của mình.

Bức điện dài ấy cũng nhận được sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ Hải quân James Forrestal, một nhân vật hàng đầu thân cận với Tổng thống Truman, người chủ trương áp dụng chính sách cứng rắn với Liên Xô. Forrestal kéo Kennan về Washington và tác động lớn đến Kennan khi ông quyết định viết bài báo công bố học thuyết ngăn chặn, ký tên tác giả là “X”.

Tạp chí Quan hệ đối ngoại (Foreign Affairs, của Mỹ) số tháng 7 năm 1947 có đăng bài báo dưới đầu đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” (The Sources of Soviet Conduct), ký tên X., chính là Kennan, lúc này đang làm Giám đốc Cơ quan hoạch định chính sách của chính phủ Mỹ.

Bài báo đã phân tích tình hình và nêu ra chủ trương Mỹ nên sử dụng sức mạnh chính trị ngăn chặn sự phát triển của Liên Xô, một chủ trương được coi là cơ sở tư tưởng chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô. Bài báo ngắn này đã gây phản ứng lớn trong dư luận quốc tế.

Bài báo viết: “Một khi đảng Cộng sản Liên Xô bị chia rẽ và tê liệt thì các rối loạn và nhược điểm của xã hội Nga sẽ bộc lộ ra với hình thức khó tả”, vì thế, nếu xảy ra những sự việc như sự đoàn kết và hiệu lực của công cụ chính trị là Đảng (Cộng sản Liên Xô) bị phá hoại thì có thể chỉ trong một đêm, Liên Xô sẽ từ một nước mạnh nhất biến thành một trong những nước yếu nhất và đáng thương nhất.” Tại sao lại thế? Đó là do an ninh và sự lớn mạnh của Liên Xô “được thực hiện dưới điều kiện cuộc sống và niềm tin cũng như sức lực của người dân nước này phải trả một cái giá quá kinh khủng… nó làm cho các mặt khác của đời sống kinh tế Liên Xô bị coi nhẹ và xảy ra nhiều tệ nạn, nhất là về sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, nhà ở và giao thông vận tải.”

Kennan đề nghị: chỉ cần nước Mỹ thường xuyên duy trì sức ép đối với Liên Xô và luôn tỏ ra nước Mỹ có sức sống mạnh mẽ, chỉ cần ngăn chặn được sự bành trướng của Liên Xô thì điều đó cuối cùng sẽ làm cho Liên Xô tan rã hoặc từ bỏ thái độ cứng rắn với Mỹ.

Kennan kiến nghị gửi gắm hy vọng vào thế hệ trẻ ở Liên Xô, vì họ sẽ từ cuộc sống trẻ thơ không ổn định và từ sự phồn vinh của xã hội phương Tây mà hiểu rằng Liên Xô cần tự thay đổi. Thật kỳ lạ là mọi biến đổi xảy ra ở Liên Xô 40 năm sau đấy hoàn toàn giống như dự kiến nói trên của Kennan. Đọc tự truyện của Gorbachev, Yeltsin, thậm chí của Chernomyrdin, người ta thấy rõ nguyên nhân xảy ra điều đó. Mấy vị lãnh đạo này thuộc thế hệ trẻ ra đời vào thập niên 1930 đầy biến động ở nước Nga. Thủ tướng CHLB Nga Chernomyrdin từng kể cho các nhà báo nghe câu chuyện khó ai tin: “Khi tốt nghiệp lớp 10, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn một quả trứng rán do mẹ tôi làm cho.” … “Không phải vì nhà tôi không nuôi gà, mà vì toàn bộ gà và trứng đều phải giao cho nhà nước.”

Mất dần ảnh hưởng

Trong thời kỳ George Marshal làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (4/1947-12/1948), Kennan được ông này trọng dụng, nhờ thế Kennan đã phát huy ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hoạch định chính sách ngoại giao. Marshal cử Kennan làm Giám đốc đầu tiên của Cơ quan Hoạch định Chính sách (Policy Planning), một think-tank nội bộ của Chính phủ Mỹ. Kennan trở thành kiến trúc sư của Kế hoạch Marshal nổi tiếng, giúp Tây Âu vực dậy nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

Nhưng từ khi Dean Acheson thay chân G. Marshal ở Bộ Ngoại giao thì ảnh hưởng của Kennan bị giảm đáng kể. Bộ trưởng Acheson không coi trọng các quan điểm của Kennan, thậm chí hai người còn mâu thuẫn nhau về chính sách ngoại giao.

Tháng 12 năm 1951, Tổng thống Truman cử Kennan làm Đại sứ tại Liên Xô. Đề cử này được Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ. Khi trở lại Moskva, Kennan cảm thấy bầu không khí bây giờ khác trước rất nhiều. Ông đi đâu cũng có cảnh sát Liên Xô đi kèm, các cuộc tiếp xúc với người Nga bị ngăn cản, hạn chế. Trong một lần trả lời nhà báo nước ngoài, Kennan đã phạm sai lầm “lỡ miệng” khi so sánh cuộc sống của mình ở Moskva với mấy tháng bị người Đức giam giữ ở Berlin hồi cuối năm 1941, sau khi nước Mỹ tuyên bố tham chiến chống Đức. Vì vậy Bộ Ngoại giao Liên Xô tuyên bố Kennan là persona non grata (nhân vật không được hoan nghênh) và từ chối cấp visa cho ông nhập cảnh Liên Xô. Và thế là chỉ 5 tháng sau khi được cử làm Đại sứ tại Liên Xô, Kennan buộc phải rời khỏi chức vụ khó khăn này.

Do cảm thấy khó hợp tác với bộ trưởng Dean Acheson, năm 1953 Kennan từ chức Giám đốc Policy Planning và nhận lời đề cử của Robert Oppenheimer làm Giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Nghiên cứu cấp cao Princeton (Institute for Advanced Study at Princeton).

Hiểu nước Nga hơn hiểu nước Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Harriman nói Kennan là người hiểu Liên Xô nhưng chưa hiểu nước Mỹ. Quả thật do suốt đời tập trung tìm hiểu Liên Xô và giỏi tiếng Nga nên ông am hiểu đất nước này.

Kennan viết về Liên bang Xô Viết như sau: “Đó là một đất nước không có mạng lưới đường cao tốc nhưng có thể chỉ dùng mạng lưới đường sắt nguyên thuỷ thô sơ mà nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá.”

Kennan có thái độ rất thận trọng đối với Liên Xô. Năm 1997 khi đa số chính khách Mỹ cho rằng nên mở rộng NATO về phía Đông, thì Kennan vẫn giữ quan điểm cho đó “là sai lầm lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh”, bởi lẽ làm như vậy “rất có thể sẽ tái thổi bùng tình cảm dân tộc của người Nga, khiến nước Nga lùi bước trên con đường dân chủ hoá.” Giờ đây dự kiến này của ông vẫn khiến người ta vô cùng kinh ngạc, nó chứng tỏ ông am hiểu sâu sắc về Liên Xô và nước Nga, dân tộc Nga.

Hồi thập niên 60 thế kỷ trước, ông chủ trương hoà dịu quan hệ Mỹ với Liên Xô và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước.

Năm 1975, trong một lần trả lời chất vấn tại Thượng viện Mỹ, Kennan nói việc ông đề nghị nước Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh chính trị” chống Liên Xô là sai lầm lớn nhất trong đời ông. Hồi thập niên 1980, Kennan thường xuyên phê phán chính sách cứng rắn của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô.

Về sau, được sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, Kennan sáng lập Viện Nghiên cứu Nga cấp cao mang tên Kennan. Có thể coi đây là món quà quan trọng nhất ông để lại cho nước Mỹ.

Luôn cho mình là người ngoài cuộc với chính phủ Mỹ

Thời báo New York gọi Kennan là nhà “quý tộc” ngoại giao cuối cùng của thế giới cũ, “người có cống hiến lớn nhất cho việc giữ địa vị của nước Mỹ thời gian sau chiến tranh.” Ông luôn khuyên  người Mỹ cần khiêm tốn học hỏi các nước khác, chớ có đi khắp nơi xuất khẩu dân chủ, chớ có làm sen đầm quốc tế. Quan điểm này đã làm ông không thể hoà hợp với chính quyền Mỹ.

Năm 1953, tức một năm sau khi giã từ Liên Xô, Kennan cũng giã từ chính phủ Mỹ, lui về Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton làm công việc nghiên cứu ông vốn ưa thích. Thực ra thời gian 1950-1952 ông đã là thành viên của Viện này và năm 1956 ông thường xuyên tham gia công việc ở Trường Nghiên cứu lịch sử (thuộc Viện đó).

Tuy vậy năm 1960 Kennan lại nhận lời đề cử của Tổng thống Kennedy làm đại sứ Mỹ tại Nam Tư, song sứ mạng của ông tại Belgrad cũng không suôn sẻ vì chính phủ Kennedy thi hành chính sách chống Nam Tư. Bởi vậy 3 năm sau, Kennan từ chức đại sứ và lần này ông về hẳn Princeton làm công tác học thuật cho đến cuối đời.

Tuy là người có ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của chính phủ, nhưng Kennan chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi làm việc trong chính phủ Mỹ. Ông suốt đời cho rằng mình là kẻ ngoài cuộc (outsider) và ít kiên nhẫn đối với những lời phê bình mình.

Kennan thì cho rằng chính phủ Mỹ luôn hiểu sai các quan điểm của ông. Thí dụ ông chỉ chủ trương ngăn chặn Liên Xô về chính trị, nhưng chính phủ lại mở rộng ra ngăn chặn cả về quân sự, gây ra cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước và mấy lần suýt xảy ra xung đột quân sự.

Giữa thập niên 1960, chính phủ Mỹ sử dụng chính sách ngăn chặn do Kennan phát minh để giải thích lý do Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Thấy vậy Kennan liền lên tiếng phản đối, nói là kiến nghị ban đầu của ông đã bị hiểu lầm. Ông nói ngăn chặn không có nghĩa là nước Mỹ phải biến thành sen đầm quốc tế. Kennan tán thành chiến tranh Triều Tiên nhưng phản đối chiến tranh Việt Nam vì ông cho rằng nó không liên quan tới lợi ích của nước Mỹ.

Cây bút nổi tiếng nước Mỹ

Kennan viết nhiều tác phẩm và giành nhiều giải thưởng về sách. Trong đời mình ông đã xuất bản khoảng hai chục đầu sách chủ yếu về đề tài quan hệ quốc tế, tất cả đều nổi tiếng. Ông đã được tặng giải thưởng Pulitzer, giải thưởng Sách Quốc gia (National Book), giải Bancroft và giải Francis Parkman cho cuốn Russia Leaves the War (Nước Nga từ giã chiến tranh, xuất bản 1956). Năm 1968 ông lại được tặng giải Pulitzer và giải Sách Quốc gia cho cuốn Memoirs, 1925-1950 (Hồi ký, xuất bản 1967). Ngoài ra ông còn được tặng giải thưởng Ambassador Book. Nhiều tác phẩm của ông được bạn đọc ưa thích, như cuốn American Diplomacy, 1900-1950 (Ngoại giao Mỹ, xuất bản 1951), Sketches from a Life (Vài nét cuộc đời, xuất bản 1989).

Kennan còn nhận được rất nhiều vinh dự khác như giải thưởng hoà bình Albert Eistein (1981), huy chương vàng của Viện Nghệ thuật và Văn học Mỹ (1984), huy chương Tự do của Tổng thống (1989) … cùng 29 học vị, bằng cấp danh dự các loại./.

http://nghiencuuquocte.org/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”.

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình.

George Frost Kennan sinh trưởng trong một gia đình luật sư. Lớn lên ông vào học trường ĐH Quân sự John, năm 1921 học ĐH Princeton. Sau khi tốt nghiệp, Kennan học thêm môn ngoại giao ở trường Quan hệ đối ngoại tại Washington, rồi làm việc trong ngành ngoại giao.

Chức vụ đầu tiên Kennan được nhận là Phó Lãnh sự tại Geneva, Thuỵ Sĩ, về sau chuyển đến công tác tại Hamburg, Đức. Năm 1929, ông bắt đầu chương trình trau dồi kiến thức lịch sử, chính trị, văn hoá và tiếng Nga tại Học viện Phương Đông thuộc ĐH Tổng hợp Berlin. Nhờ quá trình học tập bền bỉ, Kennan thông thạo tiếng Đức, Pháp, Nga, Tiệp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Na Uy.

Năm 1931, Kennan làm Bí thứ thứ ba Lãnh sự quán Mỹ tại Riga (Latvia) và nghiên cứu về kinh tế Liên Xô. Từ đó ông bắt đầu đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của Liên Xô. Năm 1933, sau khi Franklin D. Roosevelt đắc cử Tổng thống, Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Kennan theo đại sứ William C. Bullitt tới Moskva làm việc trong Sứ quán Mỹ tại đây. Ông nhanh chóng trở thành một trong các chuyên gia hàng đầu về vấn đề Liên Xô, có ảnh hưởng đáng kể tới việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Liên Xô.

Tháng 9/1938, Kennan được cử làm lãnh sự Mỹ tại Praha, Tiệp Khắc. Khi Thế chiến II nổ ra, Tiệp Khắc bị Đức chiếm, Kennan được cử tới Berlin. Sau khi Mỹ tham chiến chống Đức (12/1941), ông bị người Đức giam giữ 6 tháng. Tháng 9/1942 Kennan được cử làm Lãnh sự tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Tháng 1/1944 ông được cử tới London làm thành viên trong phái đoàn Mỹ tại Uỷ ban Cố vấn châu Âu, cơ quan hoạch định chính sách đồng minh chống phát xít.

Vài tháng sau, Kennan được Đại sứ Mỹ tại Liên Xô W. Averell Harriman đề nghị cử làm phó cho mình. Nhưng trong thời gian ở Moskva, Kennan luôn cảm thấy các ý kiến của ông không được Harriman và Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kennan cố thuyết phục Chính phủ Mỹ từ bỏ đường lối hợp tác với Liên Xô, mà chủ trương nên tìm kiếm một liên minh ở châu Âu nhằm chống lại ảnh hưởng và sức mạnh của Liên Xô ở khu vực này.

Nổi tiếng nhờ một bức điện

Khi Kennan sắp kết thúc nhiệm kỳ làm việc tại Liên Xô thì Sứ quán Mỹ ở Moskva nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính Mỹ đề nghị giải thích vì sao Liên Xô lại không ủng hộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF và WB). Thời gian đó Đại sứ Harriman về nước nghỉ phép, Kennan trở thành Đại biện Mỹ tại Liên Xô và có trách nhiệm trả lời câu hỏi nói trên. Không ngờ đây là dịp may hiếm có để Kennan thể hiện tài năng của mình.

Ngày 22 tháng 2 năm 1946, Kennan đọc miệng cho viên thư ký đánh máy bức điện báo gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington trả lời vấn đề trên. Bức điện lịch sử này dài tới 5542 từ tiếng Anh, trình bày sự phân tích của ông về chính sách ngoại giao của chính phủ Liên Xô và đề xuất chiến lược lâu dài của Mỹ đối với Liên Xô.

Nội dung bức điện dài (Long telegram) ấy về sau được Chính phủ Mỹ tán thành, chấp nhận dùng làm chính sách kiềm chế ngăn chặn Liên Xô.

Giới báo chí nói đây là bức điện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Mỹ. Từ đó trở đi người ta gọi Kennan là “Cha đẻ của chính sách ngăn chặn” mà nước Mỹ thi hành cho tới ngày Liên Xô sụp đổ.

Bài báo ký tên “X.”

Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Truman trình bày trước Quốc hội Mỹ Học thuyết Truman  (Truman Doctrine); trong đó ông sử dụng những lời cảnh báo của Kennan viết trong Bức điện dài làm cơ sở cho học thuyết của mình.

Bức điện dài ấy cũng nhận được sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ Hải quân James Forrestal, một nhân vật hàng đầu thân cận với Tổng thống Truman, người chủ trương áp dụng chính sách cứng rắn với Liên Xô. Forrestal kéo Kennan về Washington và tác động lớn đến Kennan khi ông quyết định viết bài báo công bố học thuyết ngăn chặn, ký tên tác giả là “X”.

Tạp chí Quan hệ đối ngoại (Foreign Affairs, của Mỹ) số tháng 7 năm 1947 có đăng bài báo dưới đầu đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” (The Sources of Soviet Conduct), ký tên X., chính là Kennan, lúc này đang làm Giám đốc Cơ quan hoạch định chính sách của chính phủ Mỹ.

Bài báo đã phân tích tình hình và nêu ra chủ trương Mỹ nên sử dụng sức mạnh chính trị ngăn chặn sự phát triển của Liên Xô, một chủ trương được coi là cơ sở tư tưởng chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô. Bài báo ngắn này đã gây phản ứng lớn trong dư luận quốc tế.

Bài báo viết: “Một khi đảng Cộng sản Liên Xô bị chia rẽ và tê liệt thì các rối loạn và nhược điểm của xã hội Nga sẽ bộc lộ ra với hình thức khó tả”, vì thế, nếu xảy ra những sự việc như sự đoàn kết và hiệu lực của công cụ chính trị là Đảng (Cộng sản Liên Xô) bị phá hoại thì có thể chỉ trong một đêm, Liên Xô sẽ từ một nước mạnh nhất biến thành một trong những nước yếu nhất và đáng thương nhất.” Tại sao lại thế? Đó là do an ninh và sự lớn mạnh của Liên Xô “được thực hiện dưới điều kiện cuộc sống và niềm tin cũng như sức lực của người dân nước này phải trả một cái giá quá kinh khủng… nó làm cho các mặt khác của đời sống kinh tế Liên Xô bị coi nhẹ và xảy ra nhiều tệ nạn, nhất là về sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, nhà ở và giao thông vận tải.”

Kennan đề nghị: chỉ cần nước Mỹ thường xuyên duy trì sức ép đối với Liên Xô và luôn tỏ ra nước Mỹ có sức sống mạnh mẽ, chỉ cần ngăn chặn được sự bành trướng của Liên Xô thì điều đó cuối cùng sẽ làm cho Liên Xô tan rã hoặc từ bỏ thái độ cứng rắn với Mỹ.

Kennan kiến nghị gửi gắm hy vọng vào thế hệ trẻ ở Liên Xô, vì họ sẽ từ cuộc sống trẻ thơ không ổn định và từ sự phồn vinh của xã hội phương Tây mà hiểu rằng Liên Xô cần tự thay đổi. Thật kỳ lạ là mọi biến đổi xảy ra ở Liên Xô 40 năm sau đấy hoàn toàn giống như dự kiến nói trên của Kennan. Đọc tự truyện của Gorbachev, Yeltsin, thậm chí của Chernomyrdin, người ta thấy rõ nguyên nhân xảy ra điều đó. Mấy vị lãnh đạo này thuộc thế hệ trẻ ra đời vào thập niên 1930 đầy biến động ở nước Nga. Thủ tướng CHLB Nga Chernomyrdin từng kể cho các nhà báo nghe câu chuyện khó ai tin: “Khi tốt nghiệp lớp 10, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn một quả trứng rán do mẹ tôi làm cho.” … “Không phải vì nhà tôi không nuôi gà, mà vì toàn bộ gà và trứng đều phải giao cho nhà nước.”

Mất dần ảnh hưởng

Trong thời kỳ George Marshal làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (4/1947-12/1948), Kennan được ông này trọng dụng, nhờ thế Kennan đã phát huy ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hoạch định chính sách ngoại giao. Marshal cử Kennan làm Giám đốc đầu tiên của Cơ quan Hoạch định Chính sách (Policy Planning), một think-tank nội bộ của Chính phủ Mỹ. Kennan trở thành kiến trúc sư của Kế hoạch Marshal nổi tiếng, giúp Tây Âu vực dậy nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

Nhưng từ khi Dean Acheson thay chân G. Marshal ở Bộ Ngoại giao thì ảnh hưởng của Kennan bị giảm đáng kể. Bộ trưởng Acheson không coi trọng các quan điểm của Kennan, thậm chí hai người còn mâu thuẫn nhau về chính sách ngoại giao.

Tháng 12 năm 1951, Tổng thống Truman cử Kennan làm Đại sứ tại Liên Xô. Đề cử này được Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ. Khi trở lại Moskva, Kennan cảm thấy bầu không khí bây giờ khác trước rất nhiều. Ông đi đâu cũng có cảnh sát Liên Xô đi kèm, các cuộc tiếp xúc với người Nga bị ngăn cản, hạn chế. Trong một lần trả lời nhà báo nước ngoài, Kennan đã phạm sai lầm “lỡ miệng” khi so sánh cuộc sống của mình ở Moskva với mấy tháng bị người Đức giam giữ ở Berlin hồi cuối năm 1941, sau khi nước Mỹ tuyên bố tham chiến chống Đức. Vì vậy Bộ Ngoại giao Liên Xô tuyên bố Kennan là persona non grata (nhân vật không được hoan nghênh) và từ chối cấp visa cho ông nhập cảnh Liên Xô. Và thế là chỉ 5 tháng sau khi được cử làm Đại sứ tại Liên Xô, Kennan buộc phải rời khỏi chức vụ khó khăn này.

Do cảm thấy khó hợp tác với bộ trưởng Dean Acheson, năm 1953 Kennan từ chức Giám đốc Policy Planning và nhận lời đề cử của Robert Oppenheimer làm Giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Nghiên cứu cấp cao Princeton (Institute for Advanced Study at Princeton).

Hiểu nước Nga hơn hiểu nước Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Harriman nói Kennan là người hiểu Liên Xô nhưng chưa hiểu nước Mỹ. Quả thật do suốt đời tập trung tìm hiểu Liên Xô và giỏi tiếng Nga nên ông am hiểu đất nước này.

Kennan viết về Liên bang Xô Viết như sau: “Đó là một đất nước không có mạng lưới đường cao tốc nhưng có thể chỉ dùng mạng lưới đường sắt nguyên thuỷ thô sơ mà nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá.”

Kennan có thái độ rất thận trọng đối với Liên Xô. Năm 1997 khi đa số chính khách Mỹ cho rằng nên mở rộng NATO về phía Đông, thì Kennan vẫn giữ quan điểm cho đó “là sai lầm lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh”, bởi lẽ làm như vậy “rất có thể sẽ tái thổi bùng tình cảm dân tộc của người Nga, khiến nước Nga lùi bước trên con đường dân chủ hoá.” Giờ đây dự kiến này của ông vẫn khiến người ta vô cùng kinh ngạc, nó chứng tỏ ông am hiểu sâu sắc về Liên Xô và nước Nga, dân tộc Nga.

Hồi thập niên 60 thế kỷ trước, ông chủ trương hoà dịu quan hệ Mỹ với Liên Xô và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước.

Năm 1975, trong một lần trả lời chất vấn tại Thượng viện Mỹ, Kennan nói việc ông đề nghị nước Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh chính trị” chống Liên Xô là sai lầm lớn nhất trong đời ông. Hồi thập niên 1980, Kennan thường xuyên phê phán chính sách cứng rắn của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô.

Về sau, được sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, Kennan sáng lập Viện Nghiên cứu Nga cấp cao mang tên Kennan. Có thể coi đây là món quà quan trọng nhất ông để lại cho nước Mỹ.

Luôn cho mình là người ngoài cuộc với chính phủ Mỹ

Thời báo New York gọi Kennan là nhà “quý tộc” ngoại giao cuối cùng của thế giới cũ, “người có cống hiến lớn nhất cho việc giữ địa vị của nước Mỹ thời gian sau chiến tranh.” Ông luôn khuyên  người Mỹ cần khiêm tốn học hỏi các nước khác, chớ có đi khắp nơi xuất khẩu dân chủ, chớ có làm sen đầm quốc tế. Quan điểm này đã làm ông không thể hoà hợp với chính quyền Mỹ.

Năm 1953, tức một năm sau khi giã từ Liên Xô, Kennan cũng giã từ chính phủ Mỹ, lui về Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton làm công việc nghiên cứu ông vốn ưa thích. Thực ra thời gian 1950-1952 ông đã là thành viên của Viện này và năm 1956 ông thường xuyên tham gia công việc ở Trường Nghiên cứu lịch sử (thuộc Viện đó).

Tuy vậy năm 1960 Kennan lại nhận lời đề cử của Tổng thống Kennedy làm đại sứ Mỹ tại Nam Tư, song sứ mạng của ông tại Belgrad cũng không suôn sẻ vì chính phủ Kennedy thi hành chính sách chống Nam Tư. Bởi vậy 3 năm sau, Kennan từ chức đại sứ và lần này ông về hẳn Princeton làm công tác học thuật cho đến cuối đời.

Tuy là người có ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của chính phủ, nhưng Kennan chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi làm việc trong chính phủ Mỹ. Ông suốt đời cho rằng mình là kẻ ngoài cuộc (outsider) và ít kiên nhẫn đối với những lời phê bình mình.

Kennan thì cho rằng chính phủ Mỹ luôn hiểu sai các quan điểm của ông. Thí dụ ông chỉ chủ trương ngăn chặn Liên Xô về chính trị, nhưng chính phủ lại mở rộng ra ngăn chặn cả về quân sự, gây ra cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước và mấy lần suýt xảy ra xung đột quân sự.

Giữa thập niên 1960, chính phủ Mỹ sử dụng chính sách ngăn chặn do Kennan phát minh để giải thích lý do Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Thấy vậy Kennan liền lên tiếng phản đối, nói là kiến nghị ban đầu của ông đã bị hiểu lầm. Ông nói ngăn chặn không có nghĩa là nước Mỹ phải biến thành sen đầm quốc tế. Kennan tán thành chiến tranh Triều Tiên nhưng phản đối chiến tranh Việt Nam vì ông cho rằng nó không liên quan tới lợi ích của nước Mỹ.

Cây bút nổi tiếng nước Mỹ

Kennan viết nhiều tác phẩm và giành nhiều giải thưởng về sách. Trong đời mình ông đã xuất bản khoảng hai chục đầu sách chủ yếu về đề tài quan hệ quốc tế, tất cả đều nổi tiếng. Ông đã được tặng giải thưởng Pulitzer, giải thưởng Sách Quốc gia (National Book), giải Bancroft và giải Francis Parkman cho cuốn Russia Leaves the War (Nước Nga từ giã chiến tranh, xuất bản 1956). Năm 1968 ông lại được tặng giải Pulitzer và giải Sách Quốc gia cho cuốn Memoirs, 1925-1950 (Hồi ký, xuất bản 1967). Ngoài ra ông còn được tặng giải thưởng Ambassador Book. Nhiều tác phẩm của ông được bạn đọc ưa thích, như cuốn American Diplomacy, 1900-1950 (Ngoại giao Mỹ, xuất bản 1951), Sketches from a Life (Vài nét cuộc đời, xuất bản 1989).

Kennan còn nhận được rất nhiều vinh dự khác như giải thưởng hoà bình Albert Eistein (1981), huy chương vàng của Viện Nghệ thuật và Văn học Mỹ (1984), huy chương Tự do của Tổng thống (1989) … cùng 29 học vị, bằng cấp danh dự các loại./.

http://nghiencuuquocte.org/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm