Truyện Ngắn & Phóng Sự
ĐẤT NƯỚC TÔI ĐÊM NAY NGƯỜI NGHÈO KHÔNG ĐẾM HẾT = Trần Đình Thu
Tôi ngồi ở một quán vỉa hè. Hai mẹ con người bán vé số vừa đi tới, chào hỏi với người chủ quán. Người mẹ còm cõi đen đúa như thể đã 60 nhưng về sau tôi mới biết là chỉ 37..
11h30, tôi ngồi ở một quán vỉa hè. Hai mẹ con người bán vé số vừa đi tới, chào hỏi với người chủ quán. Người mẹ còm cõi đen đúa như thể đã 60 nhưng về sau tôi mới biết là chỉ 37, còn đứa con gái 5 tuổi thì như trẻ lên 3. Hai mẹ con từ Long An lên Sài Gòn bán vé số dạo.
Lắng nghe câu chuyện giữa người mẹ và chủ quán tôi giật mình, vì đứa con đang rất mệt, nó đòi mẹ bế nhưng bà mẹ bế không nổi. Và tôi kinh ngạc hơn nữa khi biết 2 mẹ con sẽ về tới bến xe Chợ Lớn trong khi nơi tôi ngồi là đường Cây Trâm ở Gò Vấp. Với khoảng cách khoảng 20 km, họ sẽ đi bằng gì vào lúc 11h30?
Tôi nói để tôi gọi một chuyến Grab xe ôm cho 2 mẹ con về, tôi trả tiền. Và tôi cho họ thêm 1 chút tiền, mua thêm mấy cái hột vịt lộn cho 2 mẹ con cầm về nhà.
Năm phút sau chiếc Grab trờ tới, 2 mẹ con mừng rỡ leo lên xe.
Bóng họ vụt khuất sau màn đêm.
Đêm nay họ sẽ ngủ lại ở một chỗ thuê trọ trả tiền từng đêm trong bến xe Chợ Lớn.
“Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng”
…
“Những em thơ còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu”
Tôi ngồi bần thần nhớ câu thơ của Phùng Quán.
Chị chủ quán nói là trung bình 2,3 ngày họ đi xe buýt từ Chợ Lớn qua Gò Vấp bán vé số, lúc nào qua cũng đều ghé quán chị. Tôi đã dặn họ là lần sau đi bán ngang qua đây thì nói người chủ quán gọi điện cho tôi ra. Tôi sẽ mua cho họ một cái điện thoại “cùi bắp” để liên lạc và tôi sẽ suy nghĩ cách nào đó để giúp họ.
“Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo.
Thiếu cơm thiếu áo...”
Tôi lại bần thần nhớ câu thơ của Phùng Quán.
Tôi có hẹn với Nguyễn Thùy Dương uống cà phê tuần này và bàn xem có cách gì giúp những trường hợp như thế này không.
Những trẻ nhỏ như thế hiện nay khá nhiều, nhưng dường như chưa có tổ chức nào giúp cho các cháu. Thường thì người ta chỉ giúp cho những cháu bé mồ côi hoặc không gia đình mà thôi. Còn những cháu bé cùng mưu sinh với mẹ thì không có nơi nào giúp.
Đất nước không chiến tranh mà sao tang thương như thời chiến! Ngày xưa Phùng Quán làm thơ trong thời chiến mới như thế, bây giờ thời bình mà sao thế này? Bao giờ nước tôi có dân chủ để nhân dân tôi bớt khổ? Chờ tới khi đó thì những phận người như thế này sẽ sống ra sao?
Tôi đang suy nghĩ về một dự án giúp cho các cháu bé đang mưu sinh cùng mẹ.
Ảnh: Cháu bé mệt mỏi nhìn ra ngoài đường với tương lai vô định đang chờ đón nó trên đường đời mưu sinh
Trần Đình Thu Dan Dao chuyen
ĐẤT NƯỚC TÔI ĐÊM NAY NGƯỜI NGHÈO KHÔNG ĐẾM HẾT = Trần Đình Thu
Tôi ngồi ở một quán vỉa hè. Hai mẹ con người bán vé số vừa đi tới, chào hỏi với người chủ quán. Người mẹ còm cõi đen đúa như thể đã 60 nhưng về sau tôi mới biết là chỉ 37..
11h30, tôi ngồi ở một quán vỉa hè. Hai mẹ con người bán vé số vừa đi tới, chào hỏi với người chủ quán. Người mẹ còm cõi đen đúa như thể đã 60 nhưng về sau tôi mới biết là chỉ 37, còn đứa con gái 5 tuổi thì như trẻ lên 3. Hai mẹ con từ Long An lên Sài Gòn bán vé số dạo.
Lắng nghe câu chuyện giữa người mẹ và chủ quán tôi giật mình, vì đứa con đang rất mệt, nó đòi mẹ bế nhưng bà mẹ bế không nổi. Và tôi kinh ngạc hơn nữa khi biết 2 mẹ con sẽ về tới bến xe Chợ Lớn trong khi nơi tôi ngồi là đường Cây Trâm ở Gò Vấp. Với khoảng cách khoảng 20 km, họ sẽ đi bằng gì vào lúc 11h30?
Tôi nói để tôi gọi một chuyến Grab xe ôm cho 2 mẹ con về, tôi trả tiền. Và tôi cho họ thêm 1 chút tiền, mua thêm mấy cái hột vịt lộn cho 2 mẹ con cầm về nhà.
Năm phút sau chiếc Grab trờ tới, 2 mẹ con mừng rỡ leo lên xe.
Bóng họ vụt khuất sau màn đêm.
Đêm nay họ sẽ ngủ lại ở một chỗ thuê trọ trả tiền từng đêm trong bến xe Chợ Lớn.
“Những bà mẹ quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng”
…
“Những em thơ còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu”
Tôi ngồi bần thần nhớ câu thơ của Phùng Quán.
Chị chủ quán nói là trung bình 2,3 ngày họ đi xe buýt từ Chợ Lớn qua Gò Vấp bán vé số, lúc nào qua cũng đều ghé quán chị. Tôi đã dặn họ là lần sau đi bán ngang qua đây thì nói người chủ quán gọi điện cho tôi ra. Tôi sẽ mua cho họ một cái điện thoại “cùi bắp” để liên lạc và tôi sẽ suy nghĩ cách nào đó để giúp họ.
“Đất nước đêm nay không đếm hết người nghèo.
Thiếu cơm thiếu áo...”
Tôi lại bần thần nhớ câu thơ của Phùng Quán.
Tôi có hẹn với Nguyễn Thùy Dương uống cà phê tuần này và bàn xem có cách gì giúp những trường hợp như thế này không.
Những trẻ nhỏ như thế hiện nay khá nhiều, nhưng dường như chưa có tổ chức nào giúp cho các cháu. Thường thì người ta chỉ giúp cho những cháu bé mồ côi hoặc không gia đình mà thôi. Còn những cháu bé cùng mưu sinh với mẹ thì không có nơi nào giúp.
Đất nước không chiến tranh mà sao tang thương như thời chiến! Ngày xưa Phùng Quán làm thơ trong thời chiến mới như thế, bây giờ thời bình mà sao thế này? Bao giờ nước tôi có dân chủ để nhân dân tôi bớt khổ? Chờ tới khi đó thì những phận người như thế này sẽ sống ra sao?
Tôi đang suy nghĩ về một dự án giúp cho các cháu bé đang mưu sinh cùng mẹ.
Ảnh: Cháu bé mệt mỏi nhìn ra ngoài đường với tương lai vô định đang chờ đón nó trên đường đời mưu sinh
Trần Đình Thu Dan Dao chuyen