Mỗi Ngày Một Chuyện
DẤU CHÂN CHIÊN LẠC - CAO MỴ NHÂN
DẤU CHÂN CHIÊN LẠC - CAO MỴ NHÂN
Bà
bạn tôi vừa được vợ chồng người con út bao đi chơi 6 nước Âu Châu trong 3 tuần.
Câu
đầu tiên khi bà trở về Hoa Kỳ, nói với tôi là:
"
Bạn ạ, có đi các nơi rồi mới thấy người VN mình giỏi thật .
Chỉ
cần nhắm vào 2 điểm thôi: Nói được tiếng nước địa phương, và cơ sở làm ăn buôn
bán."
Thay
vì tôi hỏi lại bà " Như thế nào ? ", thì tôi lại hỏi thẳng:
"
Bà đi được những nước nào ? "
Cái
tua đó bao gọn 6 nước trung Âu, nên chúng tôi chỉ đi 6 nước nhỏ theo tua đó
thôi: Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan, Hungary, Rumany.
Đi
Ba Lan, sao không đi Tiệp Khắc ?
Ai
mà biết, nó dẫn mình đi đâu thì mình theo đi đó.
Rồi
thì hình ảnh, đồ kỷ niệm, một chút quà đưa ra cho phải phép xã giao...
Đoạn
bà nói câu ghi trên là người Việt ở khắp nơi, đi nước nào, nói được tiếng nước
đó, rồi học, rồi làm ăn đủ ngành nghề.
Tôi
suy nghĩ xong hỏi bà: " Bà thấy đa phần là từ đâu đi tới các nơi đó?
Nói
đủ giọng bắc, nam, trung VN. Thậm chí bây giờ nó pha trộn vào nhau nữa, nó biến
thành người...tạp lục. Vì không pha trộn thì người đối thoại không hiểu, OK,
Thank you, Hỉ, Bye...là phổ thông rồi, dù bạn ở Ba Lan hay Đan Mạch.
Tất
nhiên có dùng tiếng địa phương, nhưng đại khái, họ thấy tôi ở Mỹ tới, nên phải
mau chóng OK, Thank you thôi, có gì đâu phiền phức .
Với
lại đa phần du khách là USA cơ mà.
Nhưng
tôi, bà bạn đó, tạm hiểu như thế này: Trước tiên là người tị nạn chúng ta ra đi
di tản, vượt biên, rồi bảo lãnh .
Kế
tới là số thanh niên nam nữ đi xuất khẩu lao động do Cộng sản VN cho thuê
lao động trốn lại, một số nhỏ không nhiều là đi du học rồi tìm cách ở lỳ hay
xin được việc làm ở các nước đó.
Hiện nay số người tạp lục này có thể
bằng mặt nhưng không bằng lòng. Cũng có thể tranh chấp, mâu thuẫn, nhưng tránh
gặp gỡ ...
Có
một điều phức tạp là họ dốc lòng vào chuyện buôn bán, làm lụng, đôi khi bất hợp
pháp, nên cái chính của họ bây giờ là kinh tế .
Những
người sống đã tạm gọi hợp pháp thì không nói. Có số ở bất hợp pháp thì lăn lóc,
len lỏi vào nhau, kiếm được đồng nào hay đồng nấy.
Họ,
sống nơm nớp lo âu, sợ hãi , nhưng lại không chịu về VN, có ý kiếm được chút
tiền gởi về cho gia đình .
Bà
bạn tôi kể rằng đó là những người bình dân tả pí lù thôi, còn đám con ông cháu
cha tư bản đỏ, thì hoặc là đi học nếu có chút lương thiện, hoặc đi chơi , hoặc
đi trốn, vì bọn chúng gây tội ở quê hương, rồi cha mẹ kiếm cách cho đi dấu diếm
ở nước ngoài, chu choa , nhiều lắm ...
Một
vài nơi họ lập được cái chợ, chắc là hợp pháp, chính quyền địa phương mới để
cho tồn tại chứ.
Những
người tị nạn Cộng sán như bà với tôi ở Mỹ là đúng "gu" rồi, chứ qua
các quốc gia kia, hơi thiếu thốn phương tiện thi thố lòng ...yêu nước tự do một
cách triệt để.
Tôi
nói nếu bà có dịp đi Nga, tức Liên Sô thời Cộng Sản, bà vẫn thấy sự lép vế của
đám CSVN, bọn Nga La Tư, Bạch Nga họ vẫn đồng hoá cái chất da vàng đông nam châu Á.
Đừng
nói nhược tiểu, chán vạn tiểu quốc trên thế giới họ vẫn sống hùng, sống mạnh
với lương tri, trí thức của quốc gia họ.
Đã
tới Ba Lan, sao không đi Tiệp Khắc ?
Tại
Tiệp Khắc họ có cách sinh hoạt lạ lắm, bây giờ họ khai thác kỹ nghệ du lịch gần
như dễ dàng hơn các tiểu quốc châu Âu đấy .
Cứ
nhìn vào lịch sử họ, thấy bát nháo chi lạ, đa sắc dân tự có, chứ không phải từ
đâu di dân tới nhé. Rồi ba chìm bảy nổi với 2 cuộc chiến tranh thế giới, còn
mặc nhiên bị các nước hàng xóm " giải tán " họ là cái gì ?
Sau
hình thành được quốc gia, mới kiện toàn, phải kể là năm 1993, nhờ "cách mạng
nhung" 1989, bỏ Cộng sản.
Và,
hơn một năm sau, 11/1994, phái đoàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do thi sĩ Viên
Lính, chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VNHN, hướng dẫn tham dự theo lời mời của
" Văn Bút Thế Giới " kỳ thứ 61 ở Praha , Tiệp Khắc.
Nhưng
họ ổn định được là nhờ không khí ... Châu Âu đấy.
Hồi
đó, tôi đi Tiệp Khắc, theo phái đoàn nêu trên, tôi thấy phụ nữ Tiệp thì thanh
tú, chứ phụ nữ Đức cao và thô...
Không
biết có phải thời gian đại hội PEN Thế Giới năm đó 1994, vào mùa thu không, mà
sương khói cứ bay suốt ngày, chỉ từ con đường dưới ngó lên con đường trên, đã thấy mơ màng, không tỏ mặt người rồi .
Thế
nên ngày tôi theo đoàn đi thăm Karlovy Vary, là một thành phố khuất trong rừng
thưa...cảm tưởng như thấy lại dấu chân chiên đi lạc, có những ngôi nhà để tượng
hình Chúa, Đức Mẹ trên tường nhà cao, những ngôi nhà cũng nhỏ thôi, lẫn vào cây
lá .
Đó
là cái nôi của Bohemian, heo hút buồn...
Chỉ
vui được một chút là vô một đại sảnh, có những chiếc kệ kê sát chung quanh
tường, ở giữa là những vòi nước khoáng thiên nhiên được hệ thống hoá, dành cho
quý khách thưởng thức, giải khát .
Muốn
dùng nước uống như vậy, chúng tôi phải mua mỗi người một cái ấm nhỏ, lép xẹp,
bằng sứ có vẽ hoa lá vv...thay cho ly, tách để hứng nước uống.
Hứng
nước rồi ra ngồi trên cái kệ vừa nêu, nhâm nhi cho vui , khát thì uống thêm...
Thủa
đó, nếu gặp anh, mình sẽ nói anh cho mượn cái bình bi đông của lính VNCH xưa,
mình hứng nước khoáng Karlovy Vary, đem về cho anh nấu mà ngâm chân, vì những
thương tật thời chinh chiến, sẽ thoải mái vô cùng, thay vì nấu nước muối hột
như ở Huế, mỗi mùa giá rét xa lắc xa lơ...
Bà
bạn hỏi sao không nghe nói chuyện làm ăn, mà cứ rong chơi hoài vậy?
À,
chúng tôi hồi đó đi Tiệp cũng may là có cặp vợ chồng gốc sinh viên VN đã không
về Hà Nội nữa, họ ở lại Tiệp, ngay tại thủ đô Praha, làm được một chương trình
phát thanh, đặt tại nhà họ, tất nhiên làm chương trình cho những người xa xứ,
không về lại quê hương cộng sản nữa .
Họ
có vẻ thân tình với Tổng Thống Tiệp Vaclav Havel, thời bấy giờ, cũng là người
chủ đạo "cách mạng nhung " Tiệp Khắc, 1989.
Tổng
thống Tiệp đã trò chuyện với chúng tôi qua cặp sinh viên này, bởi ông ngoài
tiếng Tiệp, thì nói tiếng Đức hay tiếng Pháp .
Họ
cho chúng tôi biết là chẳng những cái chợ của người Việt ở Tiệp bị phá sập, mà
nhà tư của những người VN buôn bán đó, còn bị bất trắc khi đêm về.
Song,
nghe nói bây giờ đã không còn tình trạng phá hoại ấy nữa, và số người Việt qua
Tiệp định cư cũng tăng lên nhiều.
Như
vậy người VN vì miếng cơm manh áo đã tràn lan đông đảo trên thế giới.
Thế
cho nên, đã hết thời chiến tranh vũ khí, mà trở về lương thực, kinh tế ...thế
giới phải có những cuộc "cách mạng xanh" cho " nhân loại "
giữ vững chủ nghĩa dạ dày, mới vực được lý tưởng sinh tồn ...
Bà bạn tôi cười buồn: "Sao tôi
thấy những người đó, sống như dân du mục ấy...Đã du mục, thì đồng cỏ, lúa ngô,
rau đậu ...là lý tưởng ở đời ..."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
DẤU CHÂN CHIÊN LẠC - CAO MỴ NHÂN
DẤU CHÂN CHIÊN LẠC - CAO MỴ NHÂN
Bà
bạn tôi vừa được vợ chồng người con út bao đi chơi 6 nước Âu Châu trong 3 tuần.
Câu
đầu tiên khi bà trở về Hoa Kỳ, nói với tôi là:
"
Bạn ạ, có đi các nơi rồi mới thấy người VN mình giỏi thật .
Chỉ
cần nhắm vào 2 điểm thôi: Nói được tiếng nước địa phương, và cơ sở làm ăn buôn
bán."
Thay
vì tôi hỏi lại bà " Như thế nào ? ", thì tôi lại hỏi thẳng:
"
Bà đi được những nước nào ? "
Cái
tua đó bao gọn 6 nước trung Âu, nên chúng tôi chỉ đi 6 nước nhỏ theo tua đó
thôi: Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan, Hungary, Rumany.
Đi
Ba Lan, sao không đi Tiệp Khắc ?
Ai
mà biết, nó dẫn mình đi đâu thì mình theo đi đó.
Rồi
thì hình ảnh, đồ kỷ niệm, một chút quà đưa ra cho phải phép xã giao...
Đoạn
bà nói câu ghi trên là người Việt ở khắp nơi, đi nước nào, nói được tiếng nước
đó, rồi học, rồi làm ăn đủ ngành nghề.
Tôi
suy nghĩ xong hỏi bà: " Bà thấy đa phần là từ đâu đi tới các nơi đó?
Nói
đủ giọng bắc, nam, trung VN. Thậm chí bây giờ nó pha trộn vào nhau nữa, nó biến
thành người...tạp lục. Vì không pha trộn thì người đối thoại không hiểu, OK,
Thank you, Hỉ, Bye...là phổ thông rồi, dù bạn ở Ba Lan hay Đan Mạch.
Tất
nhiên có dùng tiếng địa phương, nhưng đại khái, họ thấy tôi ở Mỹ tới, nên phải
mau chóng OK, Thank you thôi, có gì đâu phiền phức .
Với
lại đa phần du khách là USA cơ mà.
Nhưng
tôi, bà bạn đó, tạm hiểu như thế này: Trước tiên là người tị nạn chúng ta ra đi
di tản, vượt biên, rồi bảo lãnh .
Kế
tới là số thanh niên nam nữ đi xuất khẩu lao động do Cộng sản VN cho thuê
lao động trốn lại, một số nhỏ không nhiều là đi du học rồi tìm cách ở lỳ hay
xin được việc làm ở các nước đó.
Hiện nay số người tạp lục này có thể
bằng mặt nhưng không bằng lòng. Cũng có thể tranh chấp, mâu thuẫn, nhưng tránh
gặp gỡ ...
Có
một điều phức tạp là họ dốc lòng vào chuyện buôn bán, làm lụng, đôi khi bất hợp
pháp, nên cái chính của họ bây giờ là kinh tế .
Những
người sống đã tạm gọi hợp pháp thì không nói. Có số ở bất hợp pháp thì lăn lóc,
len lỏi vào nhau, kiếm được đồng nào hay đồng nấy.
Họ,
sống nơm nớp lo âu, sợ hãi , nhưng lại không chịu về VN, có ý kiếm được chút
tiền gởi về cho gia đình .
Bà
bạn tôi kể rằng đó là những người bình dân tả pí lù thôi, còn đám con ông cháu
cha tư bản đỏ, thì hoặc là đi học nếu có chút lương thiện, hoặc đi chơi , hoặc
đi trốn, vì bọn chúng gây tội ở quê hương, rồi cha mẹ kiếm cách cho đi dấu diếm
ở nước ngoài, chu choa , nhiều lắm ...
Một
vài nơi họ lập được cái chợ, chắc là hợp pháp, chính quyền địa phương mới để
cho tồn tại chứ.
Những
người tị nạn Cộng sán như bà với tôi ở Mỹ là đúng "gu" rồi, chứ qua
các quốc gia kia, hơi thiếu thốn phương tiện thi thố lòng ...yêu nước tự do một
cách triệt để.
Tôi
nói nếu bà có dịp đi Nga, tức Liên Sô thời Cộng Sản, bà vẫn thấy sự lép vế của
đám CSVN, bọn Nga La Tư, Bạch Nga họ vẫn đồng hoá cái chất da vàng đông nam châu Á.
Đừng
nói nhược tiểu, chán vạn tiểu quốc trên thế giới họ vẫn sống hùng, sống mạnh
với lương tri, trí thức của quốc gia họ.
Đã
tới Ba Lan, sao không đi Tiệp Khắc ?
Tại
Tiệp Khắc họ có cách sinh hoạt lạ lắm, bây giờ họ khai thác kỹ nghệ du lịch gần
như dễ dàng hơn các tiểu quốc châu Âu đấy .
Cứ
nhìn vào lịch sử họ, thấy bát nháo chi lạ, đa sắc dân tự có, chứ không phải từ
đâu di dân tới nhé. Rồi ba chìm bảy nổi với 2 cuộc chiến tranh thế giới, còn
mặc nhiên bị các nước hàng xóm " giải tán " họ là cái gì ?
Sau
hình thành được quốc gia, mới kiện toàn, phải kể là năm 1993, nhờ "cách mạng
nhung" 1989, bỏ Cộng sản.
Và,
hơn một năm sau, 11/1994, phái đoàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại do thi sĩ Viên
Lính, chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VNHN, hướng dẫn tham dự theo lời mời của
" Văn Bút Thế Giới " kỳ thứ 61 ở Praha , Tiệp Khắc.
Nhưng
họ ổn định được là nhờ không khí ... Châu Âu đấy.
Hồi
đó, tôi đi Tiệp Khắc, theo phái đoàn nêu trên, tôi thấy phụ nữ Tiệp thì thanh
tú, chứ phụ nữ Đức cao và thô...
Không
biết có phải thời gian đại hội PEN Thế Giới năm đó 1994, vào mùa thu không, mà
sương khói cứ bay suốt ngày, chỉ từ con đường dưới ngó lên con đường trên, đã thấy mơ màng, không tỏ mặt người rồi .
Thế
nên ngày tôi theo đoàn đi thăm Karlovy Vary, là một thành phố khuất trong rừng
thưa...cảm tưởng như thấy lại dấu chân chiên đi lạc, có những ngôi nhà để tượng
hình Chúa, Đức Mẹ trên tường nhà cao, những ngôi nhà cũng nhỏ thôi, lẫn vào cây
lá .
Đó
là cái nôi của Bohemian, heo hút buồn...
Chỉ
vui được một chút là vô một đại sảnh, có những chiếc kệ kê sát chung quanh
tường, ở giữa là những vòi nước khoáng thiên nhiên được hệ thống hoá, dành cho
quý khách thưởng thức, giải khát .
Muốn
dùng nước uống như vậy, chúng tôi phải mua mỗi người một cái ấm nhỏ, lép xẹp,
bằng sứ có vẽ hoa lá vv...thay cho ly, tách để hứng nước uống.
Hứng
nước rồi ra ngồi trên cái kệ vừa nêu, nhâm nhi cho vui , khát thì uống thêm...
Thủa
đó, nếu gặp anh, mình sẽ nói anh cho mượn cái bình bi đông của lính VNCH xưa,
mình hứng nước khoáng Karlovy Vary, đem về cho anh nấu mà ngâm chân, vì những
thương tật thời chinh chiến, sẽ thoải mái vô cùng, thay vì nấu nước muối hột
như ở Huế, mỗi mùa giá rét xa lắc xa lơ...
Bà
bạn hỏi sao không nghe nói chuyện làm ăn, mà cứ rong chơi hoài vậy?
À,
chúng tôi hồi đó đi Tiệp cũng may là có cặp vợ chồng gốc sinh viên VN đã không
về Hà Nội nữa, họ ở lại Tiệp, ngay tại thủ đô Praha, làm được một chương trình
phát thanh, đặt tại nhà họ, tất nhiên làm chương trình cho những người xa xứ,
không về lại quê hương cộng sản nữa .
Họ
có vẻ thân tình với Tổng Thống Tiệp Vaclav Havel, thời bấy giờ, cũng là người
chủ đạo "cách mạng nhung " Tiệp Khắc, 1989.
Tổng
thống Tiệp đã trò chuyện với chúng tôi qua cặp sinh viên này, bởi ông ngoài
tiếng Tiệp, thì nói tiếng Đức hay tiếng Pháp .
Họ
cho chúng tôi biết là chẳng những cái chợ của người Việt ở Tiệp bị phá sập, mà
nhà tư của những người VN buôn bán đó, còn bị bất trắc khi đêm về.
Song,
nghe nói bây giờ đã không còn tình trạng phá hoại ấy nữa, và số người Việt qua
Tiệp định cư cũng tăng lên nhiều.
Như
vậy người VN vì miếng cơm manh áo đã tràn lan đông đảo trên thế giới.
Thế
cho nên, đã hết thời chiến tranh vũ khí, mà trở về lương thực, kinh tế ...thế
giới phải có những cuộc "cách mạng xanh" cho " nhân loại "
giữ vững chủ nghĩa dạ dày, mới vực được lý tưởng sinh tồn ...
Bà bạn tôi cười buồn: "Sao tôi
thấy những người đó, sống như dân du mục ấy...Đã du mục, thì đồng cỏ, lúa ngô,
rau đậu ...là lý tưởng ở đời ..."
CAO MỴ NHÂN (HNPD)