Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐÊM BUỒN ĐỢI CHÚA - CAO MỴ NHÂN
Bệnh viện đêm về sáng 26/12 năm ấy, bà y tá trực, người Trung đông kể lại, ông
B đưa tay khua yếu ớt cái chụp dưỡng khí trước mặt, trong căn phòng khá đẹp khu
ICU, bà y tá vội quan sát người bệnh ...
Ông B giơ tay chào khoảng không, rồi nấc lên một tiếng nhỏ, từ từ lịm đi, bất
tỉnh rất nhanh, tim ngừng hẳn dấu hiệu trên màn hình máy theo dõi ...
Bà y tá nói: "tôi đã từng theo dõi những cái chết của hàng chục bệnh nhân,
không có ai như ông B. Ông ta không mở mắt nhưng giơ tay chào vĩnh biệt chúng
ta .
Mọi người nhìn tôi, mắt môi tôi như tê đi, tôi đưa tay lên ôm đôi má tôi, lạnh
giá ...
Bà y tá ngẩn ngơ, vẫn không rời ngó đôi mắt tôi, chưa có giọt lệ nào rơi ra,
tôi thổn thức trong lòng: "Tại sao thế M ơi, sao không khóc thoải mái đi
..."
Khi trái tim ông ta ngừng hẳn, bà y tá nhìn đồng hồ , đúng 1: 45 am ngày
26/12/2006 .
Hai người con trai lặng thinh, người dâu trưởng tỉnh bơ , người dâu thứ, duy
nhất cô khóc nghẹn ngào ...
Ông B đã chết thực sự, đang trong nhà vãng sanh của bệnh viện đẹp nhất vùng tôi
ở, Mary ' s Hospital, căn phòng riêng biệt ông nằm cũng thật đẹp, nhỏ, có
bộ salon xinh xắn, và nhất là có chiếc sofa beds bọc vải nỉ mầu hồng lợt,
thật ấm áp ...
Nơi chiếc sofa đó, chỉ có người con trai út ở lại ban đêm gần một tuần trông
ông bố ...cô đơn, nhưng đúng đêm chót, cậu ta về nhà ngủ, thì ông bố B ấy ra đi
.
Bà y tá vẫn không cười, và vẫn nhìn tôi :" Ô, lạy Chúa , ông ấy nghe
chuông Thánh Lễ Christmas từ nhà nguyện ( bên phải cửa lớn vô khu cấp cứu
) ngoài kia,
Làm dấu thánh, Chúa ôi, tôi chưa thấy người bệnh nào bình thản và hân hoan chờ
ngày Christmas như ông B của gia đình bà .
Bấy giờ tôi mới nói : " Ngay từ đầu tháng Dec, ông ấy đã nói với mọi người
trong nhà, là ông muốn đợi Chúa về đêm Noel ở..."
Ở đâu thưa bà ? Bà y tá hỏi : "tôi tò mò quá, vì bệnh nhân này đặc
biệt quá ..."
Tôi trả lời : "ông ấy muốn nói chuyện với tôi suốt đêm Giáng sinh, ở một
không gian nào thật vắng vẻ , chao ơi, mùa đông giá lạnh thế này, tôi từ khước
buổi nói chuyện mà ông đợi chờ từ 1972 tới năm 2006 đó " .
Bà y tá lớn giọng : "tôi không chịu được , 34 năm không nói với nhau gì à
? Tại sao ? Tại sao? "
Bấy giờ tôi mới nghẹn ngào, nhưng thấy mấy người nhà và vài nhân viên
bệnh viện ngó tôi dữ quá , chính tôi mới là người muốn hét lên, nên tôi bình
tĩnh tiếp lời: "vì ông ấy luôn luôn vắng nhà, và tôi luôn luôn bận rộn
...chúng tôi sống trong chiến tranh ..."
Tôi không làm được gì, một khối sầu tư to tướng cứ ụp lên đầu tôi ...
Vị hoà thượng thân quen tôi trong văn chương, tôi chưa hề đến chùa ngài nghe
pháp bao giờ, ngài nói qua điện thoại, như chính người mệnh chung thân thuộc
với hoà thượng, còn tôi chỉ là người bàng quang , rằng ngài sẽ đọc cái bản chi
tiết tang lễ, nếu nhà đám có rồi thì thôi, mà không thì ...chùa lo cho .
Trước tiên phải liên lạc với một nhà quàn, để xác thân người quá cố được
đưa về đó chuẩn bị ...tống biệt .
Nhà quàn sẽ lo cho, gia đình không phải đụng một ngón tay.
Điều này giải quyết được những ưu tư của tôi lâu nay , tôi lớn nhất trong mấy
người trong nhà, không tiến hành ma chay ông B, thì ai lo cho đây ?
Sau đó hoà thượng đọc mười bốn mục từ Lễ phát tang tới khi tiễn biệt, từ ban
thờ Phật, đến bàn thờ linh ..,
Tất cả như những chi tiết từ bao quát đến rất nhỏ .
Cứ liên tiếp những câu trả lời rằng :" Không ,
không có . .."
Tóm lại Chùa Diệu Pháp của hoà thượng Thích Viên Lý ( bấy giờ là thượng
tọa ) lo cho hết .
Vài ngày sau, thứ 6, phát tang , thứ 7 ,hoả táng . Mẹ con, bà cháu, chỉ phải
dẫn cái thân trong Lễ phục cần thiết tới Peek ...dự lễ đám, khăn trắng quấn
quanh những mái tóc, mũ mấn che mặt buồn ơi .
3 vị thượng tọa đều tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ về, là quý chư tăng Thích Viên Lý,
Thích Viên Huy, Thích Viên Thông và sư cô Ấn Chơn, nguyên đại uý thuộc cấp của
mình, trong quân đội xưa đã tới ...
Cùng dàn quý vị Phật tử thuộc khuôn hội chùa Diệu Pháp ở tận San Gabriel về
Westminster , làm tang lễ cho ông B, một Phật tử mang pháp danh Tâm Mật, đúng
với tâm tính ông B ...suốt cả đời .
Hoà thượng Thích Viên Lý ngoài bằng cấp tiến sĩ , cao học Phật giáo Ấn Độ, ngài
còn tốt nghiệp học vị tiến sĩ X ngoài đời, cùng bạn Triết học giáo sư Phạm Công
Thiện, quá cố ít năm nay .
Hôm sau ngày phát tang ông B, hoà thượng còn giúp cho buổi tiễn xác ông B về
Tây trúc, cho mọi sự được bình yên, đưa di ảnh ông B về thờ ở chùa, để ông ấy
được hằng ngày nghe kinh, hầu an hưởng phần số vĩnh cửu ở Niết Bàn .
Một phần sợ hãi thế giới hiển linh, hư huyễn vạn cổ, một phần bản tính
và tâm tư tôi còn quá nhiều phức tạp, lo ra trong cuộc sống này,
tôi hoàn toàn ký thác người xưa nơi cõi Phật từ bi hỉ xả ...
Ngày xưa đã chẳng mấy khi ở cạnh nhau, thì nay âm dương càng cách biệt vô cùng.
Hay là, nếu chỉ qua thơ, tâm tư tình cảm đầy lòng, thì cũng qua thơ...ngưỡng mộ
đời nhau trong ước nguyện đời thường ...
Tôi ngó về thăm thẳm buồn thương, biết nhau mong chờ những buổi hạnh ngộ
...Nhưng vẫn đứng lại ở điểm khởi hành hứa hẹn ...
Bên thềm ngày Chúa Giáng Sinh, sao tôi không hoan ca trọn vẹn, kỷ niệm mười năm
cách biệt muôn trùng ...
Mà tôi cứ riêng một cõi lòng, mình chung thuỷ với chính mình, mải miết đi tìm
một ánh lửa cuối trời xa
Nửa đêm nghe động ngọn rừng
Hoa sao không rụng cho mừng , A men
Cúi mình, nghe động trong Tim
Hoa sao không rụng cho tìm dấu chân ...
Thôi nhé, nguyện cầu ...bình an cả ở kiếp này, lẫn đời khác ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐÊM BUỒN ĐỢI CHÚA - CAO MỴ NHÂN
Bệnh viện đêm về sáng 26/12 năm ấy, bà y tá trực, người Trung đông kể lại, ông
B đưa tay khua yếu ớt cái chụp dưỡng khí trước mặt, trong căn phòng khá đẹp khu
ICU, bà y tá vội quan sát người bệnh ...
Ông B giơ tay chào khoảng không, rồi nấc lên một tiếng nhỏ, từ từ lịm đi, bất
tỉnh rất nhanh, tim ngừng hẳn dấu hiệu trên màn hình máy theo dõi ...
Bà y tá nói: "tôi đã từng theo dõi những cái chết của hàng chục bệnh nhân,
không có ai như ông B. Ông ta không mở mắt nhưng giơ tay chào vĩnh biệt chúng
ta .
Mọi người nhìn tôi, mắt môi tôi như tê đi, tôi đưa tay lên ôm đôi má tôi, lạnh
giá ...
Bà y tá ngẩn ngơ, vẫn không rời ngó đôi mắt tôi, chưa có giọt lệ nào rơi ra,
tôi thổn thức trong lòng: "Tại sao thế M ơi, sao không khóc thoải mái đi
..."
Khi trái tim ông ta ngừng hẳn, bà y tá nhìn đồng hồ , đúng 1: 45 am ngày
26/12/2006 .
Hai người con trai lặng thinh, người dâu trưởng tỉnh bơ , người dâu thứ, duy
nhất cô khóc nghẹn ngào ...
Ông B đã chết thực sự, đang trong nhà vãng sanh của bệnh viện đẹp nhất vùng tôi
ở, Mary ' s Hospital, căn phòng riêng biệt ông nằm cũng thật đẹp, nhỏ, có
bộ salon xinh xắn, và nhất là có chiếc sofa beds bọc vải nỉ mầu hồng lợt,
thật ấm áp ...
Nơi chiếc sofa đó, chỉ có người con trai út ở lại ban đêm gần một tuần trông
ông bố ...cô đơn, nhưng đúng đêm chót, cậu ta về nhà ngủ, thì ông bố B ấy ra đi
.
Bà y tá vẫn không cười, và vẫn nhìn tôi :" Ô, lạy Chúa , ông ấy nghe
chuông Thánh Lễ Christmas từ nhà nguyện ( bên phải cửa lớn vô khu cấp cứu
) ngoài kia,
Làm dấu thánh, Chúa ôi, tôi chưa thấy người bệnh nào bình thản và hân hoan chờ
ngày Christmas như ông B của gia đình bà .
Bấy giờ tôi mới nói : " Ngay từ đầu tháng Dec, ông ấy đã nói với mọi người
trong nhà, là ông muốn đợi Chúa về đêm Noel ở..."
Ở đâu thưa bà ? Bà y tá hỏi : "tôi tò mò quá, vì bệnh nhân này đặc
biệt quá ..."
Tôi trả lời : "ông ấy muốn nói chuyện với tôi suốt đêm Giáng sinh, ở một
không gian nào thật vắng vẻ , chao ơi, mùa đông giá lạnh thế này, tôi từ khước
buổi nói chuyện mà ông đợi chờ từ 1972 tới năm 2006 đó " .
Bà y tá lớn giọng : "tôi không chịu được , 34 năm không nói với nhau gì à
? Tại sao ? Tại sao? "
Bấy giờ tôi mới nghẹn ngào, nhưng thấy mấy người nhà và vài nhân viên
bệnh viện ngó tôi dữ quá , chính tôi mới là người muốn hét lên, nên tôi bình
tĩnh tiếp lời: "vì ông ấy luôn luôn vắng nhà, và tôi luôn luôn bận rộn
...chúng tôi sống trong chiến tranh ..."
Tôi không làm được gì, một khối sầu tư to tướng cứ ụp lên đầu tôi ...
Vị hoà thượng thân quen tôi trong văn chương, tôi chưa hề đến chùa ngài nghe
pháp bao giờ, ngài nói qua điện thoại, như chính người mệnh chung thân thuộc
với hoà thượng, còn tôi chỉ là người bàng quang , rằng ngài sẽ đọc cái bản chi
tiết tang lễ, nếu nhà đám có rồi thì thôi, mà không thì ...chùa lo cho .
Trước tiên phải liên lạc với một nhà quàn, để xác thân người quá cố được
đưa về đó chuẩn bị ...tống biệt .
Nhà quàn sẽ lo cho, gia đình không phải đụng một ngón tay.
Điều này giải quyết được những ưu tư của tôi lâu nay , tôi lớn nhất trong mấy
người trong nhà, không tiến hành ma chay ông B, thì ai lo cho đây ?
Sau đó hoà thượng đọc mười bốn mục từ Lễ phát tang tới khi tiễn biệt, từ ban
thờ Phật, đến bàn thờ linh ..,
Tất cả như những chi tiết từ bao quát đến rất nhỏ .
Cứ liên tiếp những câu trả lời rằng :" Không ,
không có . .."
Tóm lại Chùa Diệu Pháp của hoà thượng Thích Viên Lý ( bấy giờ là thượng
tọa ) lo cho hết .
Vài ngày sau, thứ 6, phát tang , thứ 7 ,hoả táng . Mẹ con, bà cháu, chỉ phải
dẫn cái thân trong Lễ phục cần thiết tới Peek ...dự lễ đám, khăn trắng quấn
quanh những mái tóc, mũ mấn che mặt buồn ơi .
3 vị thượng tọa đều tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ về, là quý chư tăng Thích Viên Lý,
Thích Viên Huy, Thích Viên Thông và sư cô Ấn Chơn, nguyên đại uý thuộc cấp của
mình, trong quân đội xưa đã tới ...
Cùng dàn quý vị Phật tử thuộc khuôn hội chùa Diệu Pháp ở tận San Gabriel về
Westminster , làm tang lễ cho ông B, một Phật tử mang pháp danh Tâm Mật, đúng
với tâm tính ông B ...suốt cả đời .
Hoà thượng Thích Viên Lý ngoài bằng cấp tiến sĩ , cao học Phật giáo Ấn Độ, ngài
còn tốt nghiệp học vị tiến sĩ X ngoài đời, cùng bạn Triết học giáo sư Phạm Công
Thiện, quá cố ít năm nay .
Hôm sau ngày phát tang ông B, hoà thượng còn giúp cho buổi tiễn xác ông B về
Tây trúc, cho mọi sự được bình yên, đưa di ảnh ông B về thờ ở chùa, để ông ấy
được hằng ngày nghe kinh, hầu an hưởng phần số vĩnh cửu ở Niết Bàn .
Một phần sợ hãi thế giới hiển linh, hư huyễn vạn cổ, một phần bản tính
và tâm tư tôi còn quá nhiều phức tạp, lo ra trong cuộc sống này,
tôi hoàn toàn ký thác người xưa nơi cõi Phật từ bi hỉ xả ...
Ngày xưa đã chẳng mấy khi ở cạnh nhau, thì nay âm dương càng cách biệt vô cùng.
Hay là, nếu chỉ qua thơ, tâm tư tình cảm đầy lòng, thì cũng qua thơ...ngưỡng mộ
đời nhau trong ước nguyện đời thường ...
Tôi ngó về thăm thẳm buồn thương, biết nhau mong chờ những buổi hạnh ngộ
...Nhưng vẫn đứng lại ở điểm khởi hành hứa hẹn ...
Bên thềm ngày Chúa Giáng Sinh, sao tôi không hoan ca trọn vẹn, kỷ niệm mười năm
cách biệt muôn trùng ...
Mà tôi cứ riêng một cõi lòng, mình chung thuỷ với chính mình, mải miết đi tìm
một ánh lửa cuối trời xa
Nửa đêm nghe động ngọn rừng
Hoa sao không rụng cho mừng , A men
Cúi mình, nghe động trong Tim
Hoa sao không rụng cho tìm dấu chân ...
Thôi nhé, nguyện cầu ...bình an cả ở kiếp này, lẫn đời khác ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)