Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐÊM BUỒN THÀNH SAN - CAO MỴ NHÂN
ĐÊM BUỒN THÀNH SAN - CAO MỴ NHÂN
Đúng
mùa này cách đây 15 năm, theo cách nói của quý cụ VN xưa, là đã qua một thế hệ.
Tôi
không biết tại sao " thế hệ " đông tây lại cách nhau nhiều thế, một
vị cao niên tây học ở Pháp, đã cười một cách kẻ cả, rằng thế hệ phương tây, tới
35 năm lận .
Như
vậy thời gian thế hệ đông tây sai biệt tới 20 năm, đủ để cho cô gái vị thành
niên (dưới 21 tuổi) trưởng thành trong nhiều khía cạnh ở đời .
Nhà
văn hoá kia thì bảo: "Chao ôi, 15 năm, thế hệ đông phương, bằng đúng thời
gian cô Kiều gặp lại chàng Kim trong rã rời, héo hắt " .
Tôi
đã xa cách thành San 15 năm về mặt " hiện diện " trước một xã hội thu
nhỏ nơi nhà "cộng đồng", về mặt giao tế văn chương chữ nghĩa, chứ tôi
vẫn thỉnh thoảng tới lui San thành thăm viếng họ hàng, bạn hữu xưa nay.
Quý
vị sẽ hỏi thành San nào thế? Dọc bang Cali có tới 3 thành San chính, theo thứ
tự từ bắc xuống nam, là San Francisco, San Jose và cuối cùng là San Diego.
Tôi
đang nói về vùng biển tận cùng tây nam nước Mỹ.
Nơi
mà những lần tới lui trước đây 15 năm, tôi đã ngợi ca không hết lời, khi tới
lượt lên sân khấu, mỗi dịp "Ra mắt
sách"
ở trung tâm thành San đó, rằng:
San
Diego, nơi tập trung những tinh hoa của một nền văn hoá Âu Mỹ hỗn hợp .
Bởi
vì đến San Diego, khách du có thể liên tưởng đến miền nam nước Pháp xa vời, Tây
Ban Nha tiên tiến hơn, rộng lớn hơn trong tư tưởng cùng sinh hoạt.
Lần
sau cùng, nếu tôi không có dịp trở lại thành San, là mùa hè năm 2003.
Kỹ
sư Lê Công Nghiệp giữ chức Chủ tịch Cộng Đồng San Diego thời gian đó .
Buổi
tối thứ bảy, trước ngày ra mắt 2 tập thơ Đưa Người Tình Đi Tu và Lãng Đãng Vào
Thu hôm sau, cụ bà Lễ, mà tôi quen gọi là "Chị Thuý", hơn tôi khoảng
2 giáp, nhưng có dịp cùng sinh hoạt trong nhóm "Duy Dân", đã muốn tôi
về nghỉ đêm tại tư thất con gái cụ, nguyên là một nữ bác sĩ mới lập gia đình.
Nhà
toạ lạc trên đỉnh một vòng đồi khá cao, không xa thành phố San Diego mấy.
Tôi
nhớ chiếc xe hơi thật đẹp, chạy hết con đường lớn, lâu quá tôi cũng quên tên
phố xá, rẽ lên vòng núi, xe cứ bò quanh đường trôn ốc...
Nửa
chừng là tư gia cụ Chủ tịch Lê Tộc Hội hải ngoại, danh tiếng ở San thành và
dòng họ Lê trên thế giới .
Cụ
Lê Duy Hồng và cụ bà rất khiêm tốn, hoà nhã, đức độ. Chúng tôi ngừng lại vấn an
sức khoẻ 2 cụ một lúc, rồi tiếp tục lên xe leo cao dần.
Tới
vạt đất đúng nghĩa đỉnh đồi, ngôi nhà được xây cất rất lạ, mang vẻ dinh thự Á
Âu hoà hợp từ sân trước, tới liếp cửa sau...
Những
khóm hoa đang thấp thoáng nở vài bông thanh tú.
Tôi
chưa kịp ngắm nhìn không gian bát ngát bao quanh ngôi nhà trang trại trên
khoảnh đất cao nhất núi, dưới xa kia là thành phố San Diego, một nửa phố xá
đang ngập nắng hoàng hôn.
Cụ
" Chị Thuý " của tôi mỉm cười, chỉ cho tôi 2 chiếc võng dệt lụa hoa
Ấn Độ, móc trên các thanh gỗ bóng quang dầu, chặn thành một góc vuông
tại giữa sân lộ thiên đó .
Cụ
bảo : " Nằm võng nghỉ đi, lát nữa thành phố lên đèn, đẹp lắm ..."
Ôi,
sao tôi bỗng nhớ nhà chi lạ .
Có
điều gì vướng víu cái không gian này mà tôi nhung nhớ thế chứ ?
Cho
dẫu nhà con trai tôi ở Los Angeles, hay nhà tôi một thời ở Đà Nẵng xa xôi, hoặc
giả tít tắp mù sương Chapa, nơi tôi chào đời, với nhiều lũng sâu dĩ vãng, ở cận
tây bắc VN, tôi cũng không thể nhớ đến não nùng thế được.
Có
lẽ tôi nhớ tôi với quá khứ êm đềm chăng ?
Khi
cụ Thuý và tôi mỗi người một chiếc võng, chỉ nằm yên, không đu đưa, và nhất là,
bóng tối của thời gian buổi chiều đang như từ dưới thấp dâng lên cao, thành phố
đã sáng đèn khắp chỗ.
Tôi
thấy ngôi nhà như biến mất trong biển tối, kể cả 2 chiếc võng hoa, có lẽ chỉ
còn " Chị Thuý " và tôi hiện diện trong vô cùng ấy, bởi vì tiếng nói
phát ra, chứ im lặng, chắc chúng tôi cũng hoà lẫn vào không gian mất .
Cảm
giác như tôi đang trôi âm thầm trong đêm bát ngát, tôi bỗng sợ quá, thiếu đường
hét lên hốt hoảng, nhưng trong đầu vẫn nhớ là tôi đang đi chơi, đi ra mắt thơ
ngày mai, tôi hoàn hồn, nhỏ giọng :
"
Chị ơi, em muốn vô nhà thôi, trời đêm bắt đầu lạnh..."
Cụ
Thuý cười thành tiếng luôn:
"
Sợ độ cao trong đêm tối câm hả ? Lúc mới ở đây, tôi cũng vậy, cứ tưởng hễ bước
chân ra sân này, là té xuống cái vực đen mù mịt đấy . Thôi vô nhà tốt
hơn..."
Sáng
hôm sau, về hẳn thành phố để chờ trưa " Ra mắt thơ " , Giáo sư, tiến
sĩ dược khoa Lê Phục Thuỷ và hiền thê ông , Đào Giao Chi bạn học Trưng Vương
với tôi xưa, đi ăn ở tiệm ngay trên đại lộ mà tôi kể ở phần xe chưa lên vùng
đồi có nhà " Chị Thuý " .
Nhị
vị không có ý hỏi thăm tôi đêm qua nghỉ ở đâu, nhưng tôi vẫn vui miệng kể lại
nỗi kinh hoàng của tôi, xuất xứ từ miền núi Fansipan ( còn gọi Fang xi Păng )
cao nhất 3 nước VN , Laos, Cambodge với 3142 m, nhưng lại sợ rơi xuống chân đồi
X ở San Diego.
Nhị vị gia tộc họ Lê đương nêu, có cuộc
sống ôn hoà mẫu mực nhất ...xứ, bởi vì họ chỉ cười nhẹ trong suốt bữa ăn, còn
tôi quên béng là lát nữa, tôi sẽ phải " ba hoa chích choè " trả lời
với khách yêu thơ về tập Đưa Người Tình Đi Tu, để rồi Lãng Đãng Vào Thu cho tới
...bây giờ.
Từ
đó đến nay, 15 năm lưu lạc chữ nghĩa văn vần, tôi đã in thêm 5 tập thơ ...tình,
mà chưa trở lại
thành San để ...
"
ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây..."
như
lời một nhà thơ danh tiếng tiền chiến đã hứng cảm.
Có
lẽ cảm giác " Đêm Buồn Thành San " đã chợt ẩn, chợt hiện trong tâm tư
tình cảm tôi, như một mất mát hay lãng quên... để còn lại âm hưởng những tập
thơ tình chưa ráo mực .. . chứa đựng ít nhiều kỷ niệm San thành quyến rũ:
Sương Khói
Thành San (2015)
Nhịp Tim Thơ (2016)
Tình Muộn (2018) vv...
gọi
là vốn liếng riêng tư, tâm tình mộng mị đầy ắp trong thơ ca mơ màng diễm tuyệt
của mình...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐÊM BUỒN THÀNH SAN - CAO MỴ NHÂN
ĐÊM BUỒN THÀNH SAN - CAO MỴ NHÂN
Đúng
mùa này cách đây 15 năm, theo cách nói của quý cụ VN xưa, là đã qua một thế hệ.
Tôi
không biết tại sao " thế hệ " đông tây lại cách nhau nhiều thế, một
vị cao niên tây học ở Pháp, đã cười một cách kẻ cả, rằng thế hệ phương tây, tới
35 năm lận .
Như
vậy thời gian thế hệ đông tây sai biệt tới 20 năm, đủ để cho cô gái vị thành
niên (dưới 21 tuổi) trưởng thành trong nhiều khía cạnh ở đời .
Nhà
văn hoá kia thì bảo: "Chao ôi, 15 năm, thế hệ đông phương, bằng đúng thời
gian cô Kiều gặp lại chàng Kim trong rã rời, héo hắt " .
Tôi
đã xa cách thành San 15 năm về mặt " hiện diện " trước một xã hội thu
nhỏ nơi nhà "cộng đồng", về mặt giao tế văn chương chữ nghĩa, chứ tôi
vẫn thỉnh thoảng tới lui San thành thăm viếng họ hàng, bạn hữu xưa nay.
Quý
vị sẽ hỏi thành San nào thế? Dọc bang Cali có tới 3 thành San chính, theo thứ
tự từ bắc xuống nam, là San Francisco, San Jose và cuối cùng là San Diego.
Tôi
đang nói về vùng biển tận cùng tây nam nước Mỹ.
Nơi
mà những lần tới lui trước đây 15 năm, tôi đã ngợi ca không hết lời, khi tới
lượt lên sân khấu, mỗi dịp "Ra mắt
sách"
ở trung tâm thành San đó, rằng:
San
Diego, nơi tập trung những tinh hoa của một nền văn hoá Âu Mỹ hỗn hợp .
Bởi
vì đến San Diego, khách du có thể liên tưởng đến miền nam nước Pháp xa vời, Tây
Ban Nha tiên tiến hơn, rộng lớn hơn trong tư tưởng cùng sinh hoạt.
Lần
sau cùng, nếu tôi không có dịp trở lại thành San, là mùa hè năm 2003.
Kỹ
sư Lê Công Nghiệp giữ chức Chủ tịch Cộng Đồng San Diego thời gian đó .
Buổi
tối thứ bảy, trước ngày ra mắt 2 tập thơ Đưa Người Tình Đi Tu và Lãng Đãng Vào
Thu hôm sau, cụ bà Lễ, mà tôi quen gọi là "Chị Thuý", hơn tôi khoảng
2 giáp, nhưng có dịp cùng sinh hoạt trong nhóm "Duy Dân", đã muốn tôi
về nghỉ đêm tại tư thất con gái cụ, nguyên là một nữ bác sĩ mới lập gia đình.
Nhà
toạ lạc trên đỉnh một vòng đồi khá cao, không xa thành phố San Diego mấy.
Tôi
nhớ chiếc xe hơi thật đẹp, chạy hết con đường lớn, lâu quá tôi cũng quên tên
phố xá, rẽ lên vòng núi, xe cứ bò quanh đường trôn ốc...
Nửa
chừng là tư gia cụ Chủ tịch Lê Tộc Hội hải ngoại, danh tiếng ở San thành và
dòng họ Lê trên thế giới .
Cụ
Lê Duy Hồng và cụ bà rất khiêm tốn, hoà nhã, đức độ. Chúng tôi ngừng lại vấn an
sức khoẻ 2 cụ một lúc, rồi tiếp tục lên xe leo cao dần.
Tới
vạt đất đúng nghĩa đỉnh đồi, ngôi nhà được xây cất rất lạ, mang vẻ dinh thự Á
Âu hoà hợp từ sân trước, tới liếp cửa sau...
Những
khóm hoa đang thấp thoáng nở vài bông thanh tú.
Tôi
chưa kịp ngắm nhìn không gian bát ngát bao quanh ngôi nhà trang trại trên
khoảnh đất cao nhất núi, dưới xa kia là thành phố San Diego, một nửa phố xá
đang ngập nắng hoàng hôn.
Cụ
" Chị Thuý " của tôi mỉm cười, chỉ cho tôi 2 chiếc võng dệt lụa hoa
Ấn Độ, móc trên các thanh gỗ bóng quang dầu, chặn thành một góc vuông
tại giữa sân lộ thiên đó .
Cụ
bảo : " Nằm võng nghỉ đi, lát nữa thành phố lên đèn, đẹp lắm ..."
Ôi,
sao tôi bỗng nhớ nhà chi lạ .
Có
điều gì vướng víu cái không gian này mà tôi nhung nhớ thế chứ ?
Cho
dẫu nhà con trai tôi ở Los Angeles, hay nhà tôi một thời ở Đà Nẵng xa xôi, hoặc
giả tít tắp mù sương Chapa, nơi tôi chào đời, với nhiều lũng sâu dĩ vãng, ở cận
tây bắc VN, tôi cũng không thể nhớ đến não nùng thế được.
Có
lẽ tôi nhớ tôi với quá khứ êm đềm chăng ?
Khi
cụ Thuý và tôi mỗi người một chiếc võng, chỉ nằm yên, không đu đưa, và nhất là,
bóng tối của thời gian buổi chiều đang như từ dưới thấp dâng lên cao, thành phố
đã sáng đèn khắp chỗ.
Tôi
thấy ngôi nhà như biến mất trong biển tối, kể cả 2 chiếc võng hoa, có lẽ chỉ
còn " Chị Thuý " và tôi hiện diện trong vô cùng ấy, bởi vì tiếng nói
phát ra, chứ im lặng, chắc chúng tôi cũng hoà lẫn vào không gian mất .
Cảm
giác như tôi đang trôi âm thầm trong đêm bát ngát, tôi bỗng sợ quá, thiếu đường
hét lên hốt hoảng, nhưng trong đầu vẫn nhớ là tôi đang đi chơi, đi ra mắt thơ
ngày mai, tôi hoàn hồn, nhỏ giọng :
"
Chị ơi, em muốn vô nhà thôi, trời đêm bắt đầu lạnh..."
Cụ
Thuý cười thành tiếng luôn:
"
Sợ độ cao trong đêm tối câm hả ? Lúc mới ở đây, tôi cũng vậy, cứ tưởng hễ bước
chân ra sân này, là té xuống cái vực đen mù mịt đấy . Thôi vô nhà tốt
hơn..."
Sáng
hôm sau, về hẳn thành phố để chờ trưa " Ra mắt thơ " , Giáo sư, tiến
sĩ dược khoa Lê Phục Thuỷ và hiền thê ông , Đào Giao Chi bạn học Trưng Vương
với tôi xưa, đi ăn ở tiệm ngay trên đại lộ mà tôi kể ở phần xe chưa lên vùng
đồi có nhà " Chị Thuý " .
Nhị
vị không có ý hỏi thăm tôi đêm qua nghỉ ở đâu, nhưng tôi vẫn vui miệng kể lại
nỗi kinh hoàng của tôi, xuất xứ từ miền núi Fansipan ( còn gọi Fang xi Păng )
cao nhất 3 nước VN , Laos, Cambodge với 3142 m, nhưng lại sợ rơi xuống chân đồi
X ở San Diego.
Nhị vị gia tộc họ Lê đương nêu, có cuộc
sống ôn hoà mẫu mực nhất ...xứ, bởi vì họ chỉ cười nhẹ trong suốt bữa ăn, còn
tôi quên béng là lát nữa, tôi sẽ phải " ba hoa chích choè " trả lời
với khách yêu thơ về tập Đưa Người Tình Đi Tu, để rồi Lãng Đãng Vào Thu cho tới
...bây giờ.
Từ
đó đến nay, 15 năm lưu lạc chữ nghĩa văn vần, tôi đã in thêm 5 tập thơ ...tình,
mà chưa trở lại
thành San để ...
"
ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây..."
như
lời một nhà thơ danh tiếng tiền chiến đã hứng cảm.
Có
lẽ cảm giác " Đêm Buồn Thành San " đã chợt ẩn, chợt hiện trong tâm tư
tình cảm tôi, như một mất mát hay lãng quên... để còn lại âm hưởng những tập
thơ tình chưa ráo mực .. . chứa đựng ít nhiều kỷ niệm San thành quyến rũ:
Sương Khói
Thành San (2015)
Nhịp Tim Thơ (2016)
Tình Muộn (2018) vv...
gọi
là vốn liếng riêng tư, tâm tình mộng mị đầy ắp trong thơ ca mơ màng diễm tuyệt
của mình...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)