Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐÊM SƯƠNG HÀ NỘI - CAO MỴ NHÂN
ĐÊM SƯƠNG HÀ NỘI - CAO MỴ NHÂN
Đó
là buổi cuối cùng bố tôi cho cả nhà đi Hanoi, thăm họ hàng và nhất là nhìn lại
cái thành phố, mà trước đó, đã khắc sâu trong lòng ông khá nhiều kỷ niệm .
Bấy
giờ, 1954, ông đang làm phó giám đốc phi trường Cát Bi Haiphong,
nên thường đi Hanoi chơi, tất nhiên cho cả nhà theo, vào những ngày chủ nhật .
Từ
Haiphong về Hanoi có 100km, chạy trên quốc lộ số 5, chỉ qua thành phố Haiduong,
ghé nhà chú ruột tôi ở số 1 phố Hàng Đồng, rồi " lên Hanoi " như
chương trình bố tôi đã định .
Bố
tôi xuất thân từ trường Bưởi , sau đổi Chu Văn An, từng làm giám đốc sở máy đèn
kiêm sở máy nước ở Chapa, nơi đã sinh chị em tôi ra đời, để bây giờ các nhóm
bạn văn nghệ cứ gọi đùa tôi là "Mỵ Sa Pa".
Trở
lại buổi cuối cùng về Hanoi, sau đó xuống lại Haiphong, rồi di cư vào nam 25 -9
- 1954, trên chiếc phi cơ nhỏ 2 hay 4 cánh quạt, không biết có phải là DC3 ,
DC4 dân sự.
Nhưng
chỉ hơn 10 năm sau, tôi đã bay như bươm bướm trên trời, khi làm công tác xã hội
trong Quân Đội VNCH, qua những chuyến bay của nhiều loại phi cơ khác nhau như
cessna, trực thăng, HUIB, C46, C47, C119, C123, C130. Thậm chí có khi còn phải
quá giang L19, L20, quý vị đi thả truyền đơn trên vùng xôi đậu, để được mau
chóng về nhà, khi đã xong công tác tiền đồn, lũ lụt vv...
Mục
đích tôi muốn kể quý vị nghe về đêm sương Hanoi. Lẽ ra cái ấn tượng này chỉ có
ở những quý vị vừa quá cố như nhà văn Mai Thảo, hay thi sĩ Cao Tiêu tức cố đại
tá Hoàng Ngọc Tiêu, nguyên Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến QL/VNCH.
Tôi
đoan chắc thế, vì tôi không được thân nhà văn trưởng thượng Mai Thảo, nhưng
trong văn chương ông có những đêm sương Hanoi.
Còn
thi sĩ đại tá Cao Tiêu, thì ông là niên trưởng của ...tôi, ông đã từng cho tôi
xem những bức hình ông hay ông bà chụp ở Hồ Gươm Hanoi.
Gia
đình ông bà ở Hanoi, nên đêm sương Hanoi trong ánh điện đường mầu vàng thời Tây
thuộc, là một hình ảnh rõ nét, nhưng lại mơ hồ, vì cái lạnh nó len vào thân áo
lãng tử, giai nhân day dứt lắm .
Bố
tôi chắc chắn trọng tuổi hơn nhị vị tên tuổi nêu trên , vì buổi âm thầm từ giã
Hanoi, bố tôi 44
tuổi . Số tuổi quanh 40 ở một trung niên hào hoa, phong nhã, hẳn phải đẹp thế
nào rồi.
Nhưng
thời thượng bấy giờ không phải dấu ấn Mỹ với quần Jean áo thung như ngày nay, mà
vết tích Tây, là bộ đồ vest sang trọng, lúc nào cũng kèm cravat, đôi khi còn có
áo gilet bên trong, mặc cho đứng thân áo, không hẳn cho ấm áp thôi đâu.
Buổi
cuối cùng để sẽ " lìa xa thành đô yêu dấu " như trong bài hát của
nhạc sĩ Vũ Thành, bố tôi để gia đình chơi với họ hàng, rồi ông vội vã đi Khâm
Thiên cầm trống chầu, nghe hát ả đào.
Thế
nên, sau này, khi gia đình tôi đã di cư vô nam, thủa ban "cổ nhạc Bắc phần
" hát trên đài phát thanh Saigon, với những nghệ sĩ Kim Bảng, Huệ Đăng
vv...là giờ cao điểm của bố tôi, để ông nhớ Bắc Kỳ quốc của ông.
Chúng
tôi không được nghe nhạc dân ca đầu tiên ở miền Nam như Tình ca, Thuyền Viễn Xứ
vv... của Phạm Duy.
Vì
bấy giờ cả nhà chỉ có một cái radio, không phải như hiện nay, ở nhà tôi từ con
tới cháu, mỗi người một Iphone, Ipad kể cả tôi xử dụng tiện lợi.
Thành
ai trong nhà cũng có 2 món chơi văn minh vừa nêu, mỗi người tha hồ chui vào
phòng riêng, thả hồn mơ mộng nghe thơ, nhạc theo sở thích của mình .
Nhất
là tôi bây giờ, còn mặc sức " tung hoành " coi và nghe HNPD.COM, hay HNPD.NET, hầu "
mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây ", để viết thơ Tình Muộn riêng cho anh
...huyễn hoặc tâm tư tình cảm mình.
Chị
gái tôi năm ấy, buổi từ giã Hanoi, còn vị thành niên, nên đứng ở Hồ Hoàn Kiếm,
tên khác của Hồ Gươm, còn khóc theo một kỷ niệm bỏ lại .
Có
lẽ trong nhà, chỉ có tôi duy nhất là giận bố, vì vẫn chưa
đưa đi ăn kem ở Bờ Hồ, và khi ngồi trên xe traction về lại Haiphong, tôi đã ngủ
khò một mạch.
Qua
cầu Thượng Lý cao vời, chợt nghe tiếng bố tôi nói : " Ơ hay, cái con Mỵ
này, lúc nào đi xe, nó cũng ngủ mới lạ " .
Buổi
cuối cùng ở Hanoi theo như bố tôi diễn tả, là ông nhớ nhất cái đêm sương, cũng
chỉ để giữ lại trong lòng một kỷ niệm ướt át .
So
ra với tôi hôm nay, thì bố tôi ...khổ quá chứ, là ông không biết đẩy cái kỷ
niệm, hay văn vẻ hơn là cái nỗi nhớ thương xa xót của ông đi đâu, vô một góc
khuất nào trong tâm hồn chẳng hạn.
Thế
nên bây giờ, tôi chẳng cảm thấy ngại ngùng khi viết ra những bài thơ tình tưởng
là khốn khổ, hoá rất êm đềm, huyễn ảo, huyền mơ.
Nhất
là giữ được hình ảnh anh trong hàng chục tập thơ, chu choa, kể ra anh lại giận
bây giờ, anh sẽ lớn giọng : " ai cho phép tự tung tự tán tình cảm rứa
", mới là lạ lẫm .
Anh
bảo ở miền anh, tức miền Trung mộng mơ, không cần cái đêm sương ẩm lạnh như
Hanoi của quý vị đâu, với Huế đúng nghĩa phải kể đêm mưa.
Muốn
rõ rệt hơn thì " Đêm mưa Huế ". Có buồn bao nhiêu đi nữa , vẫn là
những đêm mưa xót dạ ở hoàng thành ...
Mà
thôi đừng nói mưa Huế xót xa, day dứt chi nhiều, bởi nghe mưa Huế, không thất
tình, vẫn cứ buồn thương, tuyệt vọng lắm nờ.
Rứa
thôi, ta bỏ Hanoi, Hue đi, vô hẳn Saigon, để hưởng thụ những đêm say tuyệt hảo,
say men bia rượu, hay say đắm tình người.
Quả
vậy, chỉ ở Saigon mới dám sống thực, yêu hết lòng, cạn liệt tình thơ, vẫn còn
nhiều điều kiện để yêu thương rồi chấm dứt, thường đùa là chết bỏ vậy đó .
Quê
hương VN,mỗi miền, mỗi thành phố, có một sắc thái riêng, như đêm sương Hanoi,
đêm mưa Huế, đêm say Saigon.
Với
tôi, còn có những đêm khí núi hơi rừng mù mịt Chapa, thời Pháp còn ghi chú thêm
nơi bản khai sinh tôi là:xã Xuân Viên, làng Chapa ( village Chapa), tỉnh
Laokay.
Lý
do Chapa là làng nghỉ mát của tất cả những ông tây bà đầm tứ xứ trên đất nước
VN, mỗi năm đều có thể về Village Chapa an dưỡng .
Nói
một cách khác, Chapa là làng nghỉ mát ở Đông Dương do Tây thành lập để an dưỡng
người già và người bịnh thời Pháp chiếm cứ miền Bắc VN nửa đầu thế kỷ 20 vừa
qua .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐÊM SƯƠNG HÀ NỘI - CAO MỴ NHÂN
ĐÊM SƯƠNG HÀ NỘI - CAO MỴ NHÂN
Đó
là buổi cuối cùng bố tôi cho cả nhà đi Hanoi, thăm họ hàng và nhất là nhìn lại
cái thành phố, mà trước đó, đã khắc sâu trong lòng ông khá nhiều kỷ niệm .
Bấy
giờ, 1954, ông đang làm phó giám đốc phi trường Cát Bi Haiphong,
nên thường đi Hanoi chơi, tất nhiên cho cả nhà theo, vào những ngày chủ nhật .
Từ
Haiphong về Hanoi có 100km, chạy trên quốc lộ số 5, chỉ qua thành phố Haiduong,
ghé nhà chú ruột tôi ở số 1 phố Hàng Đồng, rồi " lên Hanoi " như
chương trình bố tôi đã định .
Bố
tôi xuất thân từ trường Bưởi , sau đổi Chu Văn An, từng làm giám đốc sở máy đèn
kiêm sở máy nước ở Chapa, nơi đã sinh chị em tôi ra đời, để bây giờ các nhóm
bạn văn nghệ cứ gọi đùa tôi là "Mỵ Sa Pa".
Trở
lại buổi cuối cùng về Hanoi, sau đó xuống lại Haiphong, rồi di cư vào nam 25 -9
- 1954, trên chiếc phi cơ nhỏ 2 hay 4 cánh quạt, không biết có phải là DC3 ,
DC4 dân sự.
Nhưng
chỉ hơn 10 năm sau, tôi đã bay như bươm bướm trên trời, khi làm công tác xã hội
trong Quân Đội VNCH, qua những chuyến bay của nhiều loại phi cơ khác nhau như
cessna, trực thăng, HUIB, C46, C47, C119, C123, C130. Thậm chí có khi còn phải
quá giang L19, L20, quý vị đi thả truyền đơn trên vùng xôi đậu, để được mau
chóng về nhà, khi đã xong công tác tiền đồn, lũ lụt vv...
Mục
đích tôi muốn kể quý vị nghe về đêm sương Hanoi. Lẽ ra cái ấn tượng này chỉ có
ở những quý vị vừa quá cố như nhà văn Mai Thảo, hay thi sĩ Cao Tiêu tức cố đại
tá Hoàng Ngọc Tiêu, nguyên Cục trưởng Cục Tâm Lý Chiến QL/VNCH.
Tôi
đoan chắc thế, vì tôi không được thân nhà văn trưởng thượng Mai Thảo, nhưng
trong văn chương ông có những đêm sương Hanoi.
Còn
thi sĩ đại tá Cao Tiêu, thì ông là niên trưởng của ...tôi, ông đã từng cho tôi
xem những bức hình ông hay ông bà chụp ở Hồ Gươm Hanoi.
Gia
đình ông bà ở Hanoi, nên đêm sương Hanoi trong ánh điện đường mầu vàng thời Tây
thuộc, là một hình ảnh rõ nét, nhưng lại mơ hồ, vì cái lạnh nó len vào thân áo
lãng tử, giai nhân day dứt lắm .
Bố
tôi chắc chắn trọng tuổi hơn nhị vị tên tuổi nêu trên , vì buổi âm thầm từ giã
Hanoi, bố tôi 44
tuổi . Số tuổi quanh 40 ở một trung niên hào hoa, phong nhã, hẳn phải đẹp thế
nào rồi.
Nhưng
thời thượng bấy giờ không phải dấu ấn Mỹ với quần Jean áo thung như ngày nay, mà
vết tích Tây, là bộ đồ vest sang trọng, lúc nào cũng kèm cravat, đôi khi còn có
áo gilet bên trong, mặc cho đứng thân áo, không hẳn cho ấm áp thôi đâu.
Buổi
cuối cùng để sẽ " lìa xa thành đô yêu dấu " như trong bài hát của
nhạc sĩ Vũ Thành, bố tôi để gia đình chơi với họ hàng, rồi ông vội vã đi Khâm
Thiên cầm trống chầu, nghe hát ả đào.
Thế
nên, sau này, khi gia đình tôi đã di cư vô nam, thủa ban "cổ nhạc Bắc phần
" hát trên đài phát thanh Saigon, với những nghệ sĩ Kim Bảng, Huệ Đăng
vv...là giờ cao điểm của bố tôi, để ông nhớ Bắc Kỳ quốc của ông.
Chúng
tôi không được nghe nhạc dân ca đầu tiên ở miền Nam như Tình ca, Thuyền Viễn Xứ
vv... của Phạm Duy.
Vì
bấy giờ cả nhà chỉ có một cái radio, không phải như hiện nay, ở nhà tôi từ con
tới cháu, mỗi người một Iphone, Ipad kể cả tôi xử dụng tiện lợi.
Thành
ai trong nhà cũng có 2 món chơi văn minh vừa nêu, mỗi người tha hồ chui vào
phòng riêng, thả hồn mơ mộng nghe thơ, nhạc theo sở thích của mình .
Nhất
là tôi bây giờ, còn mặc sức " tung hoành " coi và nghe HNPD.COM, hay HNPD.NET, hầu "
mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây ", để viết thơ Tình Muộn riêng cho anh
...huyễn hoặc tâm tư tình cảm mình.
Chị
gái tôi năm ấy, buổi từ giã Hanoi, còn vị thành niên, nên đứng ở Hồ Hoàn Kiếm,
tên khác của Hồ Gươm, còn khóc theo một kỷ niệm bỏ lại .
Có
lẽ trong nhà, chỉ có tôi duy nhất là giận bố, vì vẫn chưa
đưa đi ăn kem ở Bờ Hồ, và khi ngồi trên xe traction về lại Haiphong, tôi đã ngủ
khò một mạch.
Qua
cầu Thượng Lý cao vời, chợt nghe tiếng bố tôi nói : " Ơ hay, cái con Mỵ
này, lúc nào đi xe, nó cũng ngủ mới lạ " .
Buổi
cuối cùng ở Hanoi theo như bố tôi diễn tả, là ông nhớ nhất cái đêm sương, cũng
chỉ để giữ lại trong lòng một kỷ niệm ướt át .
So
ra với tôi hôm nay, thì bố tôi ...khổ quá chứ, là ông không biết đẩy cái kỷ
niệm, hay văn vẻ hơn là cái nỗi nhớ thương xa xót của ông đi đâu, vô một góc
khuất nào trong tâm hồn chẳng hạn.
Thế
nên bây giờ, tôi chẳng cảm thấy ngại ngùng khi viết ra những bài thơ tình tưởng
là khốn khổ, hoá rất êm đềm, huyễn ảo, huyền mơ.
Nhất
là giữ được hình ảnh anh trong hàng chục tập thơ, chu choa, kể ra anh lại giận
bây giờ, anh sẽ lớn giọng : " ai cho phép tự tung tự tán tình cảm rứa
", mới là lạ lẫm .
Anh
bảo ở miền anh, tức miền Trung mộng mơ, không cần cái đêm sương ẩm lạnh như
Hanoi của quý vị đâu, với Huế đúng nghĩa phải kể đêm mưa.
Muốn
rõ rệt hơn thì " Đêm mưa Huế ". Có buồn bao nhiêu đi nữa , vẫn là
những đêm mưa xót dạ ở hoàng thành ...
Mà
thôi đừng nói mưa Huế xót xa, day dứt chi nhiều, bởi nghe mưa Huế, không thất
tình, vẫn cứ buồn thương, tuyệt vọng lắm nờ.
Rứa
thôi, ta bỏ Hanoi, Hue đi, vô hẳn Saigon, để hưởng thụ những đêm say tuyệt hảo,
say men bia rượu, hay say đắm tình người.
Quả
vậy, chỉ ở Saigon mới dám sống thực, yêu hết lòng, cạn liệt tình thơ, vẫn còn
nhiều điều kiện để yêu thương rồi chấm dứt, thường đùa là chết bỏ vậy đó .
Quê
hương VN,mỗi miền, mỗi thành phố, có một sắc thái riêng, như đêm sương Hanoi,
đêm mưa Huế, đêm say Saigon.
Với
tôi, còn có những đêm khí núi hơi rừng mù mịt Chapa, thời Pháp còn ghi chú thêm
nơi bản khai sinh tôi là:xã Xuân Viên, làng Chapa ( village Chapa), tỉnh
Laokay.
Lý
do Chapa là làng nghỉ mát của tất cả những ông tây bà đầm tứ xứ trên đất nước
VN, mỗi năm đều có thể về Village Chapa an dưỡng .
Nói
một cách khác, Chapa là làng nghỉ mát ở Đông Dương do Tây thành lập để an dưỡng
người già và người bịnh thời Pháp chiếm cứ miền Bắc VN nửa đầu thế kỷ 20 vừa
qua .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)